Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
112 KB
Nội dung
CHỦ ĐỀ 4 CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ Tiết 1-2 SO SÁNH I.Mục tiêu -Hiểu được thế nào là so sánh và mô hình cấu tạo của phép so sánh II.Nội dung Hoạt động Nội dung Hoạt động 1. Cho học sinh nhắc lại lý thuyết : -Thế nào là so sánh? -Mô hình cấu tạo của phép so sánh Hoạt động 2.Đưa ra bài tập cho học sinh áp dụng I.Lý thuyết -So sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt -Cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: +Vế A(nêu tên sự vật,sự việc được so sánh) +Vế B(sự vật,sự việc dùng để so sánh) +Từ ngữ chỉ phương diện so sánh +Từ ngữ chỉ ý so sánh * Mô hình của phép so sánh có thể bò biến đổi: -Các từ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt -Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh II.Thực hành Câu 1.Tìm các hình ảnh so sánh trong bài Bài học đường đời đầu tiên Câu 2.Hình ảnh so sánh trong câu cái chàng dế choắt,người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện,Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Câu 3. Hình ảnh so sánh trong câu Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc, Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Câu 4.Chọn đáp án đúng: 1.Câu Cái chàng dế choắt,người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện có mấy hình ảnh so sánh? a.1 b.2 c.3 d.4 2.Tìm từ so sánh điền vào chỗ trống trong câu sau: ‘Tốt gỗ…tốt nước sơn” a.như b.là c.kém d.hơn 3.Chọn từ so sánh nào dưới đây để điền vào các câu sau cho đúng: Năm anh em trên một chiếc xe tăng … năm bông hoa nở cùng một cội … năm ngón tay trên một bàn tay Đã xung trận là năm người như một a.giống b.khác c.như d.bằng Câu 5.Hãy viết tiếp các câu sau để tạo thành câu có hình ảnh so sánh a.Mặt trời………………………………………………… b.Mặt trăng……………………………………………… c.Con thuyền…………………………………………… d.Sóng biển……………………………………………… Câu 6.Viết một đoạn văn từ 3-5 câu tả cảnh bình minh trên biển, trong đó có sử dụng một hình ảnh so sánh *Gợi ý làm bài Câu 1. -Những ngọn cỏ gãy rạp,y như có nhát dao vừa lia qua. -Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc -Cái chàng dế choắt,người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện -Cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng,hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê … Câu 2.Nhấn mạnh:hình ảnh dế choắt gầy gò,ốm yếu, xấu xí… Câu 3.Nhấn mạnh vẻ cường tráng,khỏe mạnh của dế mèn. Câu 4. 1.a 2.d 3.c Câu 5 a.Mặt trời như lòng đỏ quả trứng b.Mặt trăng như bóng đèn khổng lồ c.con thuyền như những đứa con của biển cả d.Sóng biển đùa vui như trẻ con Câu 6. Ví dụ: bình minh thức dậy như đứa bé bừng tỉnh sau đêm ngủ dài Tiết 3-4 SO SÁNH (tt) I.Mục tiêu -Nắm được các kiểu so sánh cơ bản và tác dung của so sánh II.Nội dung Hoạt động Nội dung Hoạt động 1 Cho HS nhắc lại các kiểu so sánh thường gặp.Gọi HS cho vd Hoạt động2 p dụng làm bài tập I. Lý thuyết -Nắm được các kiểu so sánh cơ bản và tác dung của so sánh Có hai kiểu so sánh: -So sánh ngang bằng(thường dùng các từ so sánh: như, tựa như, giống như, như là, là, tựa…) -So sánh không ngang bằng(các từ dùng để so sánh:hơn, kém ,thua, không bằng, không hơn…) II.Bài tập Câu 1.Nối cột A và cột B cho đúng mẫu so sánh: A B 1.So sánh người với người 2.So sánh vật với vật 3.So sánh vật với người a.Nét phấn trắng của cô như những bông hoa tinh khiết bừng nở b.Dượng Hương Thư giống như một hiệp só của Trường Sơn oai linh, hùng vó. c.Thân em như dãi lụa đào Phấy phơ giữa chợ biết vào tay ai d.Lòng mẹ bao la 4.So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng như biển Thái Bình dạt dào. Câu 2.Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ở cột b câu 1 vào trong mô hình sau: Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B 1 2 3 4 Câu 3. Em hãy tìm những câu ca dao nói về tình cảm gia đình có sử dụng biện pháp so sánh Câu 4. Hãy cho biết hai hình ảnh so sánh sau đây: “Người đẹp như hoa” và “Hoa đẹp như người” giống và khác nhau ở điểm nào? Hãy nêu ý nghóa của sự khác nhau đó? Câu 5.Viết một đoạn văn miêu tả lại vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương ttrong đó có sửu dụng biện pháp so sánh (gạch chân dưới những hình ảnh so sánh đó) Gợi ý Câu 1. 1b 2a 3c 4d Câu 2. Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B 1 Nét phấn trắng của cô như những bông hoa tinh khiết bừng nở 2 Dượng Hương Thư giống như một hiệp só của Trường Sơn oai linh, hùng vó. 3 Thân em như dãi lụa đào 4 Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Câu 3. VD _ anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần _ Cơng cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra _ Chị em như chuối nhiều tàu Lá lành che lá rách đừng nói nhau nặng lời Câu 4. _ Giống nhau: cùng đối chiếu giữa vẻ đẹp của hoa và người _ Khác nhau: câu 1 thì vế A là người, còn vế B là hoa. Như vậy ở đây, câu tục ngữ lấy hoa ra làm chuẩn mực,để nhấn mạnh vẻ đẹp con người sánh ngang cùng thiên nhiên. _ Ở câu 2 thì vế A là hoa còn vế B là người.Ta thấy con người đã được đưa ra làm chuẩn mực để nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa. _Cách hiểu 1 thường phổ biến trong quan niệm của con người phương Đơng nói chung và trong văn học dưới thời trung đại nói riêng-khi con người còn được coi là một bộ phận của thiên nhiên.Cách hiểu 2 là cách hiểu chủ yếu của thời hiện đại, đề cao tơn vinh con người,lấy con người làm trung tâm và làm tiêu chuẩn cho mọi so sánh. Tiết 5-6 SO SÁNH (TT) I.Mục tiêu -Biết nhận diện các hình ảnh so sánh trong đoạn, bài văn II.Nội dung Hoạt động Nội dung Lần lượt cho học sinh làm các bài tập Bài tập Câu 1.Đoạn văn sau có mấy hình ảnh so sánh? “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại,cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.Tất ca đều lóng lánh, lung linh trong nắng.” A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 2. Trong đoạn văn trên có những sự vật nào được so sánh với nhau? A.Cây gạo với tháp đèn khổng lồ B.Bông hoa với ngọn lửa hồng tươi C.Búp nõn với ánh nến trong xanh D.Cả A,B,C Câu 3.Trong câu “Từ xa nhìn lại cây gạo như một tháp đèn khổng lồ” từ ngữ nào chỉ phương diện so sánh? A.cây gạo B.sừng sững C.như D.một tháp đèn Câu 4.Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vào nhữung chỗ trống sau để tạo thành phép so sánh A.chậm như… B.nhanh như… C.khỏe như… D.đen như… Câu 5.Hãy đặt 2 câu có chứa hình ảnh so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng Câu 6.Câu thơ sau có sử dụng kiểu so sánh nào? Quê hương là con đò nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che A. so sánh ngang bằng B. so sánh không ngang bằng C. so sánh đối lập D. so sánh trừu tượng Câu 7.Câu thơ sau sử dụng kiểu so sánh nào? Bóng Bác cao lồng lộng m hơn ngọn lửa hồng A.so sánh ngang bằng B.so sánh không ngang bằng C.so sánh đối lập D.so sánh trừu tượng Câu 8.Viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu kể về một người bạn tốt trong lớp đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập, trong đó có sử dụng 2 kiểu so sánh đã học. Gợi ý Câu 1.B Câu 2.D Câu 3.B Câu 4. A.chậm như…rùa B.nhanh như…gió C.khỏe như…voi D.đen như…than 5.Vd cô ấy đẹp như hoa 6. so sánh ngang bằng 7. so sánh không ngang bằng 8. yêu cầu -Đoạn văn viết đủ số câu qui đònh, nội dung kể phong phú -Sử dụng hai kiểu so sánh Tiết 7-8 LUYỆN TẬP Câu 1.Trong câu ca dao dưới đây điền từ so sánh nào cho đúng? Em như con hạc đầu đình Muốn bay….cất nổi mình mà bay A.không B.bằng C.chẳng D.hơn Câu 2.Trong câu ‘Quả măng cụt tròn như quả cam, toàn thân tím sẫm ngã sang đỏ”, từ nào chỉ phương diện so sánh? A.đỏ B.như C.tím D.tròn Câu 3.Hãy điền các từ so sánh ở cột A.vào chỗ trống trong các câu ở cột B để tạo thành các câu có hình ảnh so sánh A B a.chẳng bằng b.là c.như d.trông giống e.hơn 1.Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh … cắt. 2.Thầy thuốc … mẹ hiền 3.Trăng khuyết …con thuyền trôi 4.Mai cao … Lan Câu 4.Chỉ ra các phép so sánh trong các câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào.Nêu cảm nhận của em về một hình ảnh so sánh mà em thích nhất. a.Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy b.Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh c.Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó –mũi Cà Mau Cao hơn sóng gió một thành đồng Đây chốn đi về nơi ước vọng d.Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,đầu tóc,chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xua Câu 5.Phân tích tác dụng gợi hình,gợi cảm của những hình ảnh so sánh dưới đây Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng b.Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen Câu 6.Hãy viết một đoạn văn miêu tả Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em(trong đó có sử dụng cả hai kiểu so sánh) Câu 7.Từ bài sông nước Cà Mau, em hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh chợ trên sông(trong đó có sử dụng cả hai kiểu so sánh) Gợi ý Câu 1.A Câu 2.B Câu 3. 1.b 2.c 3.d 4.e Câu 4. a.Tóc bà trắng tựa mây bông-so sánh ngang bằng Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy- so sánh ngang bằng b. Tàu dừa-chiếc lược chải vào mây xanh- so sánh ngang bằng c. Tổ quốc tôi như một con tàu- so sánh ngang bằng Cao hơn sóng gió một thành đồng- so sánh không ngang bằng d.Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình- so sánh ngang bằng Câu 5.Quê hương là cánh diều biếc là hình ảnh so sánh độc đáo. Cánh diều biếc vốn là một hình ảnh đẹp,bay bổng và gần gũi với tuổi thơ.Quê hương với tác giả cũng thật gắn bó, thân quen và là nơi chắp cánh cho nhữung ước mơ của tuổi thơ.Tình cảm với quê hương được thể hiện thông qua cái nhìn hồn nhiên của trẻ thơ. Cho nên, hình ảnh quê hương trở nên thân thương và hiện hữu từ những sự vật bình dò nhất. Câu 6.Hs tự làm Tiết 9-10 ÔN TẬP SO SÁNH I.Mục tiêu Khái quát kiến thức về biện pháp tu từ so sánh II.Nội dung Câu 1.Chép các từ cho sẵn ở hai mục a,b sau đây để thấy rõ một số hiện tượng trong đời sống được so sánh như thế nào a. dắt, rẻ, cao, thấp, xấu, đẹp, sáng, tối, mềm, rắn, nặng, nhẹ, nhanh, chậm. b. B.như tôm tươi, như bèo, như ma, như ban ngày, như núi, như tiên, như vòt, như rùa, như bấc, như đá, như hũ nút, như bún, như chì, như cắt. Mẫu: Đắt như tôm tươi Rẽ như bèo Câu 2.Trong những câu văn sau đây tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào? a. Từ trên gác cao nhìn xuống, Hồ Gươm giống như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. c. Tầu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây. d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích. Câu 3.Gạch dưới những từ so sánh trong các đoạn văn dưới đây a.Làng nọ có một cô gái đẹp tên Hơ Bia, da trắng hơn hoa ê pang, môi đỏ hơn hoa vông, mắt sáng như mắt chim phí, ngón tay thon hình lá hành, tiếng nói của cô tựa nước đùa trong ống b.Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhòp,dạ em sầu bấy nhiêu Câu 4.Dùng các từ: là, như thế, tựa, giống để đặt câu so sánh Câu 5.Viết một đoạn văn ngắn miêu tả giờ ra chơi trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh Gợi ý Câu 1.Mẫu: Đắt như tôm tươi Rẽ như bèo Câu 2 a. Hồ Gươm giống như một chiếc gương bầu b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm c. Tầu lá dầu như cái quạt d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích Câu 3. như, hơn, tựa, bao nhiêu…bấy nhiêu Câu 4.Hs tự làm Câu 5.Hs tự làm Tiết 11-12 KIỂM TRA TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ Câu 1. Đặt hai câu văn có sử dụng phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng(2 đ) Câu 2. Chép 10 câu thơ hoặc ca dao có sử dụng phép so sánh (2 đ) Câu 3. So sánh là gì? Các kiểu so sánh? (2 đ) Câu 4.Viết một đoạn văn ngắn 8_10 câu miêu tả một loài vật mà em yêu thích có sử dụng phép so sánh.(4 đ) CHỦ ĐỀ 5 [...]... văn ngắn từ 5-7 câu có sử dụng ẩn dụ theo chủ đề em tự chọn *Gợi ý Câu 1.a Câu 2.b Câu 3 a.Go ã= chất lượng, phẩm chất bên trong Nước sơn = dáng vẻ, hình thức bên ngoài b.Nước = thành quả mà chúng ta hưởng thu.ï Nguồn = người tạo ra thành quả đó c.Nước gương trong = mặt nước trong và sáng Câu 4 a xúc giác =vò giác b thính giác = thò giác c thính giác = thò giác d thò giác = vò giác Câu 5 Học sinh tự. .. động của con người để chỉ hoạt động của vật” Câu 6 Tìm 5 câu có sử dụng phép nhân hóa theo kiểu “Dùng từ vốn gọi người để gọi vật” Câu 7 Tìm 5 câu có sử dụng phép nhân hóa theo kiểu “Trò chuyện, xưng hô với vật như với người” Gợi ý Câu 1.A Câu 2.D Câu 3.B Câu 4.Học sinh tự làm Câu 5 Ví dụ -Cây dừa sãi tay bơi -Cỏ gà rung tai -Kiến hành quân đầy đường Câu 6 ví dụ: Chú chó thật đáng yêu Câu 7.Bầu ơi thương... 1.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi …Đầu tơi to ra và nổi từng tảng rất bướng.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngồm ngoạp như hai lưỡi kiềm máy làm việc.Sợi râu tơi dài và uốn cong một vẻ rất đổi hùng dũng.Tơi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm.Cứ chốc chốc, tơi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu 1.Đoạn văn trên có mấy số từ? A.1 B.2 C.3 D.4 2.Đoạn văn trên có... cuộn tròn như những chú cừu hiền lành c.Dòng sơng mềm mại tựa như một dải lụa đào d.Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch e.Sóng đập vào mũi thuyền thùm thùm,chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ sức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới Bài tập 3.Tạo lập ẩn dụ cách thức bằng cách điền động từ, tính từ hợp lí vào các câu văn dưới đây: a.Hoa phượng …hết mình cho mùa hè sơi động... hồng Câu 5.Viết đoạn văn 5-7 dòng nêu lên những cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của phép hoán dụ trong hai câu thơ sau: Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha *Gợi ý Câu 1.b Câu 2 a Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng b Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật c Lấy vật chứa đựng để gọi vật bò chứa đựng d Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Câu 3.Học sinh tự làm Câu 4 a.Hoán... biển như hòn lửa d.Mặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe hát Câu 3.Tìm ẩn dụ trong các câu thơ, câu tục ngữ dưới đây: a.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn b.Uống nước nhớ nguồn c.Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Câu 4.Tìm phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nêu rõ ẩn dụ đó được tạo ra bởi sự chuyển đổi cảm giác nào? a.Rủ nhau xuống bể... vật như với người Hoạt động 2 II.Thực hành Trên cơ sở lý thuyết cho học sinh áp dung Câu 1.Câu văn sau có bao nhiêu danh từ làm bài tập được dùng theo lối nhân hóa: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau,mổi người một việc không ai tò ai cả A.5 danh từ B.7 danh từ C .6 danh từ D.9 dannh từ Câu 2.Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa? A.Cây dừa sãi... Nguồn = người tạo ra thành quả đó c.Nước gương trong = mặt nước trong và sáng Câu 4 a xúc giác =vò giác b thính giác = thò giác c thính giác = thò giác d thò giác = vò giác Câu 5 Học sinh tự làm Tiết 5 -6 HOÁN DỤ I.Mục tiêu - Nắm được khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ và tác dụng của chúng - Biết nhận diện và viết câu có sử dụng hoán dụ II.Nội dung Hoạt động Nội dung Hoạt động 1 I.Lý thuyết Hoán dụ... các kiểu nhân hóa II.Nội dung Hoạt động Nội dung Hoạt động 1 I.Lý thuyết Cho học sinh nhắc lại khái niệm về nhân Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật,cây cối, hóa và các kiểu nhân hóa đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người Nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật…trở nên gần gũi với con người, biểu thò được những suy nghó tình cảm của con người Có 3 kiểu nhân hóa thường... suốt cả tháng tư e.Hót một lúc lâu, nhạc só giang hồ không tên tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ,ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dài Bài tập 4.Viết đoạn văn có sử dụng phép ẩn dụ . hang động màu ngọc bích Câu 3. như, hơn, tựa, bao nhiêu…bấy nhiêu Câu 4.Hs tự làm Câu 5.Hs tự làm Tiết 11-12 KIỂM TRA TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ Câu 1. Đặt hai câu văn có sử dụng phép so sánh ngang bằng và. hoa sen Câu 6. Hãy viết một đoạn văn miêu tả Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em(trong đó có sử dụng cả hai kiểu so sánh) Câu 7.Từ bài sông nước Cà Mau, em hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh. nhòp,dạ em sầu bấy nhiêu Câu 4.Dùng các từ: là, như thế, tựa, giống để đặt câu so sánh Câu 5.Viết một đoạn văn ngắn miêu tả giờ ra chơi trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh Gợi ý Câu 1.Mẫu: Đắt như