1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KT Chương 1-2 Tiến Hóa

2 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

Họ tên:………………………………… Kiểm tra 45 phút kì 2 – Môn sinh 12 Câu 1: Nhân tố tiến hoá là gì? A. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể B. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể C. Là nhân tố không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể D. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa là: A. Quá trình thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể B. Quá trình không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể C. Quá trình không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Quá trình thay đổi tần số alen và không thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể Câu 3: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố duy nhất giúp quần thể thích nghi được với môi trường là A. Đột biến. B. Yếu tố ngẫu nhiên C. Di nhập gen D. Chọn lọc tự nhiên Câu 4: Để xác định mức độ tương đồng về trình tự nuclêôtit giữa các loài, người ta thường sử dụng phương pháp: A. Lai khác thứ B. Lai khác loài C. Lai phân tử D. Lai khác dòng đơn Câu 5: Chọn lọc tự nhiên không phải lúc nào cũng tạo ra các sinh vật có kiểu hình thật hoàn hảo vì: A. Môi trường luôn luôn biến đổi theo các hướng khác nhau nên trong trường hợp này kiểu hình này là có lợi, nhưng trong điều kiện khác thậm chí lại trở thành có hại B. Môi trường luôn luôn biến đổi, chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình của những cá thể thích nghi nhất trong số những cá thể đang tồn tại mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen hoặc từng alen riêng rẽ C. Chọn lọc tự nhiên chỉ chọn lọc các cá thể có kiểu hình thích nghi nhất trong số những cá thể đang tồn tại mà không tìm kiếm những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình hoàn hảo nhất D. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen hoặc từng alen riêng rẽ Câu 6: Trong tiêu chuẩn di truyền, 2 loài khác nhau sẽ được phân biệt nhau bởi: A. Sự khác biệt trong cấu trúc và đặc điểm sinh hoá của các phân tử prôtêin B. Sự khác biệt về số lượng, hình thái của các NST và cách phân bố các gen trên đó dẫn đến sự cách li sinh sản. C. Sự đứt quãng về một tính trạng nào đó D. Sự thích nghi với những điều kiện sống nhất định Câu 7: Giúp hình thành nên những tính trạng thích nghi của quá trình tiến hóa đó là: A. Yếu tố ngẫu nhiên B. Đột biến gen C. Chọn lọc tự nhiên D. Di nhập gen Câu 8: Quá trình hình thành quần thể với các đặc điểm thích nghi diễn ra như sau: 1. Khi điều kiện môi trường thay đổi một số cá thể với một số tổ hợp gen nhất định, vốn trước đó chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nay gặp điều kiện sống mới thích hợp, chúng sẽ sinh sản nhiều hơn với các cá thể có kiểu gen khác và tổ hợp gen thích nghi sẽ ngày một phổ biến trong QT. 2. 2. Trong quần thể tự nhiên luôn có sự đa dạng di truyền do đột biến gen tạo ra. 3. Quá trình sinh sản hữu tính tạo ra vô vàn các biến dị tổ hợp. Thứ tự đúng trong quá trình hình thành quần thể với các đặc điểm thích nghi là: A. 1 2 3 B. 2 1 3. C. 2 3 1 D. 1 3 2. Câu 9: Đặc điểm của mã di truyền được xem như bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái đất đều có chung một nguồn gốc A. Giữa các loài sinh vật không có sự sai khác nhiều về các axit trong chuỗi pôlipeptit B. Các loài sinh vật có số lượng gen thì nhiều, nhưng chỉ có hơn 20 loại axit amin khác nhau nên các sinh vật có bộ ba giống nhau C. Tính phổ biến của thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc chung. Ví dụ: bộ ba ATT trong mã di truyền ở virut cho tới con người đều mã hóa lơxin D. Có trên 20 loại axit amin khác nhau, thành phần các axit amin chỉ khác nhau bởi gốc R Câu 10: Thuyết tiến hoá tổng hợp được hình thành vào: A. Đầu thế kỷ XX B. Nửa sau của thế kỷ XIX C. Trong các thập niên 30 đến 50 của thế kỷ XX D. Trong thập niên 60 đến 70 của thế kỷ XX Câu 11: Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần sẽ được (A) làm phân hóa về (B) giúp quần thể thích nghi với môi trường sống khác nhau. A, B lần lượt là: A. Giao phối, kiểu gen B. Giao phối, tần số alen C. Chọn lọc tự nhiên, tần số alen D. Chọn lọc tự nhiên, kiểu gen Câu 12: Trong các cơ chế cách li, yếu tố quan trọng dẫn đến hình thành loài mới là: A. Cách li cơ học B. Cách li mùa vụ C. Cách li nơi ở D. Cách li địa lí Câu 13: Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là: A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống B. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật C. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát D. Sự xuất hiện của chim thủy tổ Câu 14: Nhân tố làm thay đổi tần số kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen của quần thể là: A. Chọn lọc tự nhiên B. Di nhập gen C. Giao phối không ngẫu nhiên D. Đột biến Câu 15: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường hay xảy ra đối với: A. Các loài động vật ít di chuyển B. Các loài động vật thường xuyên di chuyển C. Các loài thực vật và động vật ít di chuyển D. Các loài thực vật Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng tiêu chuẩn hóa sinh để phân biệt các chủng vi sinh vật, vì giữa chúng thường giống nhau A. Đặc điểm di truyền B. Đặc điểm hình thái C. Đặc điểm hóa sinh D. Đặc điểm sinh sản Câu 17: Lamac công bố học thuyết tiến hóa của mình vào năm: A. 1809 B. 1829 C. 1744 D. 1810 Câu 18: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh A. ảnh hưởng của môi trường sống B. sự tiến hóa phân li. C. nguồn gốc chung của sinh giới D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài Câu 19: Rất hiếm gặp quá trình hình thành loài mới ở động vật theo con đường: A. Cách li tập tính B. Cách li sinh thái C. Cách li địa lí D. Lai xa và đa bội hóa Câu 20: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta lại hay sử dụng các cơ quan thoái hóa vì: A. Đó là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này đều bắt nguồn từ tổ tiên chung B. Xây dựng lại hình thái cơ quan khi chưa bị thoái hóa C. Giúp so sánh về giải phẫu của các loài D. Cung cấp cho ta bằng chứng về phôi sinh học giữa các sinh vật Câu 21: Nội dung của tiêu chuẩn hình thái dùng để phân biệt 2 loài thân thuộc là: A. Các cá thể thuộc 2 loài khác nhau phải có sự gián đoạn về hình thái B. Các cá thể thuộc 2 loài khác nhau phải có sự khác biệt về trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit C. Các cá thể thuộc 2 loài khác nhau phải sống ở những môi trường khác nhau D. Các cá thể thuộc 2 loài khác nhau phải có bộ NST 2n khác nhau Câu 22: Giúp hình thành nên những tính trạng thích nghi của quá trình tiến hóa đó là: A. Yếu tố ngẫu nhiên B. Đột biến gen C. Chọn lọc tự nhiên D. Di nhập gen Câu 23: Hiện tượng đa bội hay xảy ra ở: A. Các loài vi sinh vật B. Các loài thực vật C. Các loài động vật D. Các loài động vật ít di động Câu 24: Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là loài: A. Homo habilis. B. Homo sapiens. C. Homo erectus. D. Homo neanderthalensis Câu 25: Các nhân tố tiến hoá bao gồm: A. Chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên, đột biến B. Yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen, đột biến C. Chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên, di nhập gen, đột biến và giao phối không ngẫu nhiên D. Di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, đột biến Câu 26: Đặc điểm của hệ động thực vật của từng vùng phụ thuộc vào: A. Lịch sử địa chất hình thành vùng đó. B. Điều kiện địa lí sinh thái và lịch sử địa chất hình thành nên vùng đó C. Điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó D. Hệ động thực vật nguyên thủy của vùng đó Câu 27: Ví dụ điển hình hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội là ở: A. Dương liễu B. Chuối nhà C. Rau muống D. Dâu tằm Câu 28: Dựa vào hiện tượng prôtêin có cấu tạo, chức năng giống nhau nhưng lại biến tính ở nhiệt độ khác nhau để phân biệt hai loài khác nhau. Đây là tiêu chuẩn: A. Sinh lí - hóa sinh B. Di truyền C. Sinh sản D. Hình thái Câu 29: Một trong những tồn tại của học thuyết Lamac là: A. Cho rằng các biến dị đều di truyền được B. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng vươn lên hoàn thiện về tổ chức C. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm D. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền Câu 30: Trong sự phát sinh loài người, tiến hóa văn hóa có các đặc điểm: A. Con người biết trao đổi kinh nghiệm B. Con người biết chế tạo công cụ đồ đồng, đồ đá C. Con người có thể tạo ra các công cụ để thích nghi nhờ các hoạt động học tập và phát triển khoa học công nghệ D. Con người hình thành các hoạt động học tập, rút kinh nghiệm Câu 31: Giai đoạn tiến hoá sinh học được tính từ khi: A. Hình thành côaxecva đến khi xuất hiện sinh vật đầu tiên B. Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đến các hợp chất hữu cơ phức tạp C. Sinh vật đầu tiên xuất hiện đến toàn bộ sinh giới ngày nay D. Sinh vật đa bào đến toàn bộ sinh giới ngày nay Câu 32: Nguồn năng lượng được sử dụng để tổng hợp từ các chất vô cơ thành hợp chất hữu cơ đơn giản là: A. Sấm sét, tia tử ngoại, sự phun trào của núi lửa B. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại C. Bức xạ, tia hồng ngoại D. Sự phun trào của núi lửa, bức xạ. Câu 33: Trong các hệ tương tác giữa các đại phân tử: prôtêin, lipit, saccarit, axit nuclêic hệ nào đủ điều kiện để phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới? A. prôtêin – saccarit B. prôtêin – prôtêin C. prôtêin – lipit D. prôtêin - axit nuclêic Câu 34: Mầm mống của sự trao đổi chất xuất hiện trong giai đoạn: A. Tiến hoá lý học. B. Tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học Câu 35: Nhân tố có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh loài người là: A. Đột biến B. Giao phối C. Các cơ chế cách li D. Chọn lọc tự nhiên Câu 36: Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy được gọi là: A. hiện tượng di chuyển lục địa B. Hiện tượng trôi dạt lục địa C. Hiện tượng xuất hiện lục địa D. Hiện tượng nổi lục địa Câu 37: Loài vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau đó là: A. Homo erectus. B. Australopithecus (Ôxtralopitec) C. Homo habilis D. Homo neanderthalensis Câu 38: Học thuyết tiến hoá của Đacuyn được đưa ra vào thế kỉ A. Đầu thế kỉ 20 B. XIX C. XVII. D. XVIII Câu 39: Sự phát sinh sự sống trên Trái đất là kết quả của quá trình: A. Tiến hoá hoá học, rồi đến tiến hoá tiền sinh học B. Tiến hoá lí học C. Tiến hoá sinh học D. Sáng tạo của Thượng đế Câu 40: Theo quan niệm hiện đại, đối tượng tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là: A. Kiểu gen của cá thể B. Kiểu gen của quần thể C. Kiểu hình và kiểu gen của quần thể D. Kiểu hình của cá thể. . đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể Câu 2: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa là: A. Quá trình thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể B. Quá. 34: Mầm mống của sự trao đổi chất xuất hiện trong giai đoạn: A. Tiến hoá lý học. B. Tiến hoá tiền sinh học C. Tiến hoá sinh học D. Tiến hoá hoá học Câu 35: Nhân tố có vai trò quan trọng trong quá. được biến dị di truyền và biến dị không di truyền Câu 30: Trong sự phát sinh loài người, tiến hóa văn hóa có các đặc điểm: A. Con người biết trao đổi kinh nghiệm B. Con người biết chế tạo công

Ngày đăng: 07/05/2015, 09:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w