KT Chương 1 Tiến Hóa

2 238 0
KT Chương 1 Tiến Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH HỌC 12. HỌ TÊN: …………………………………………………………………. Câu 1: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh A. ảnh hưởng của môi trường sống. B. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài C. sự tiến hóa phân li D. nguồn gốc chung của sinh giới Câu 2: Số axit amin trong chuỗi hemôglôbin của tinh tinh sai khác so với người là: A. 8 axit amin B. 0 axit amin C. 3 axit amin D. 1 axit amin Câu 3: Để xác định mức độ tương đồng về trình tự nuclêôtit giữa các loài, người ta thường sử dụng phương pháp: A. Lai khác thứ. B. Lai khác dòng đơn. C. Lai khác loài. D. Lai phân tử. Câu 4: Thế nào là cơ quan thoái hóa? A. Các cơ quan thực hiện những chức năng tương tự nhau nhưng nay bị tiêu giảm B. Là cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức năng nào đó nhưng nay không còn chức năng hoặc bị tiêu giảm C. Các cơ quan tiến hóa từ một nguồn gốc chung mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau D. Các cơ quan thực hiện những chức năng rất giống nhau nhưng đến nay không còn thực hiện nữa Câu 5: Đặc điểm của mã di truyền được xem như bằng chứng phân tử chứng minh mọi sinh vật trên Trái đất đều có chung một nguồn gốc đó là: A. Giữa các loài sinh vật không có sự sai khác nhiều về các axit trong chuỗi pôlipeptit B. Tính phổ biến của thông tin di truyền ở tất cả các loài đều được mã hóa theo nguyên tắc chung. Ví dụ: bộ ba ATT trong mã di truyền ở virut cho tới con người đều mã hóa lơxin C. Các loài sinh vật có số lượng gen thì nhiều, nhưng chỉ có hơn 20 loại axit amin khác nhau nên các sinh vật có bộ ba giống nhau D. Có trên 20 loại axit amin khác nhau, thành phần các axit amin chỉ khác nhau bởi gốc R Câu 6: Đặc điểm của hệ động thực vật của từng vùng phụ thuộc vào: A. Lịch sử địa chất hình thành vùng đó B. Điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó C. Hệ động thực vật nguyên thủy của vùng đó D. Điều kiện địa lí sinh thái và lịch sử địa chất hình thành nên vùng đó Câu 7: Cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có 1 chức năng quan trọng nào đó nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Đây là khái niệm về: A. Cơ quan thoái hoá B. Cơ quan thừa C. Cơ quan tiêu giảm D. Cơ quan tương tự Câu 8: Đặc điểm nào sau đây được xem là bằng chứng phôi sinh học góp phần chứng minh người có nguồn gốc từ động vật? A. Người có lông mao giống thú B. Phôi người từ 18 - 20 ngày có dấu vết khe mang ở cổ C. Bộ xương người và động vật có các phần tương tự D. Các nội quan sắp xếp giống nhau giữa người và động vật Câu 9: Những loài động vật và thực vật trên cạn thường dễ phát tán đến các đảo đại dương nằm ở vùng nhiệt đới giữa Thái Bình Dương là: A. Cá, ếch nhái (lưỡng cư). B. Chim, thú (động vật có vú). C. Cá, bò sát. D. Các loài chim, bò sát. Câu 10: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái người ta hay sử dụng các cơ quan thoái hóa vì: A. Đó là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này đều bắt nguồn từ tổ tiên chung B. Cung cấp cho ta bằng chứng về phôi sinh học giữa các sinh vật C. Xây dựng lại hình thái cơ quan khi chưa bị thoái hóa D. Giúp so sánh về giải phẫu của các loài Câu 11: Theo quan điểm của Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là A. sự phân hóa khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể B. Là khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường sống C. Sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể D. sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể Câu 12: Một trong những tồn tại của học thuyết Lamac là: A. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền B. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và không có loài nào bị đào thải do ngoại cảnh thay đổi chậm C. Cho rằng các biến dị đều di truyền được. D. Cho rằng sinh vật vốn có khuynh hướng vươn lên hoàn thiện về tổ chức Câu 13: Học thuyết có hệ thống về sự tiến hoá của sinh giới do ai đưa ra đầu tiên? A. Lamac. B. Mayơ C. Fisơ và Handan D. Đacuyn Câu 14: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống cây trồng vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. phát sinh các biến dị cá thể B. tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật C. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên D. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo Câu 15: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống cây trồng vật nuôi là A. chọn lọc nhân tạo B. biến dị cá thể C. chọn lọc tự nhiên D. biến dị xác định Câu 16: Đacuyn đã giải thích sự tiến hóa hình thành nên các loài sinh vật trên Trái đất như thế nào? A. Tất cả các loài sinh vật trên Trái đất đều do Thượng đế sinh ra. B. Tất cả các loài sinh vật trên Trái đất đều được bắt nguồn từ một tổ tiên chung C. Mỗi loài sinh vật ngày nay đều có nguồn gốc khác xa nhau. D. Tất cả các loài sinh vật trên Trái đất đều do quá trình chọn lọc tự nhiên sinh ra Câu 17: Vai trò quan trọng nhất của biến động di truyền đối với tiến hóa là: A. Gây ảnh hưởng tới vốn gen của quần thể B. Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen C. Thay đổi tần số tương đối các alen theo nguyên nhân nào đó D. Thay đổi tần số tương đối các alen Câu 18: Tiến hóa nhỏ khác tiến hóa lớn ở điểm căn bản nào? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài, còn tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể, còn tiến hóa lớn diễn ra trong lòng quần xãC. Tiến hóa nhỏ dễ xảy ra, tiến hóa lớn khó xảy ra D. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài, còn tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp ; tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể, còn tiến hóa lớn diễn ra trong lòng quần xã Câu 19: Vai trò chủ yếu của đột biến đối với tiến hóa là: A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. B. Làm xuất hiện những dạng mới trong nòi. C. Đột biến NST có vai trò quan trọng hơn đột biến gen. D. Có hại, có lợi hoặc trung tính. Câu 20: Theo quan điểm hiện đại, tiến hóa là: A. Quá trình phát sinh loài mới B. Quá trình biến đổi tần số alen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Quá trình biến đổi tức thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể D. Quá trình làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác Câu 21: Nhận định nào dưới đây không đúng với tiến hóa lớn? A. Có thể nghiên cứu tiến hóa lớn gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh B. Có thể nghiên cứu trực tiếp bằng thực nghiệm C. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài D. Diễn ra trên quy mô lớn, qua một quá trình lịch sử lâu dài Câu 22: Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hoá? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc nhân tạo C. Đột biến D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 23: Nhân tố tiến hoá là gì? A. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể C. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể D. Là nhân tố không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 24: Một quần thể thực vật, gen A có 3 alen, gen B có 4 alen phân li độc lập thì quá trình ngẫu phối sẽ tạo ra trong quần thể số loại kiểu gen là A. 80 B. 60 C. 20 D. 40 Câu 25: Hiện tượng "quen thuốc" của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng sinh xảy ra do A. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi bắt đầu sử dụng kháng sinh B. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi sử dụng kháng sinh với liều lượng lớn hơn so với quy định C. Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc đã phát sinh từ trước khi sử dụng kháng sinh. D. Liên quan tới phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh một thời gian Câu 26: Nhân tố nào dưới đây làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể biến đổi theo hướng xác định? A. Quá trình đột biến B. Quá trình giao phối C. Quá trình chọn lọc tự nhiên D. Biến động di truyền Câu 27: Nếu sử dụng một loại thuốc kháng sinh trong thời gian quá dài, các loài vi khuẩn gây bệnh ở người lại có thể nhanh chóng kháng lại thuốc kháng sinh vì: A. Số lượng vi khuẩn mang gen đột biến kháng thuốc kháng sinh rất lớn. B. Khi uống thuốc kháng sinh, đa số vi khuẩn vẫn tồn tại được và nhanh chóng sinh sản thay thế số vi khuẩn bị chết. C. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây đột biến đối với vi khuẩn nên chúng nhanh chóng thay đổi kiểu gen để thích nghi với môi trường có thuốc kháng sinh D. Khi uống thuốc, một số vi khuẩn có gen đột biến có khả năng kháng thuốc vẫn tồn tại được sẽ nhanh chóng sinh sản và thay thế quần thể vi khuẩn mẫn cảm với thuốc Câu 28: Trong lịch sử tiến hóa, các loài xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn các loài xuất hiện trước vì A. có sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi B. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục hoàn thiện. C. kết quả của gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi với điều kiện sống tốt hơn D. chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất Câu 29: Chọn lọc tự nhiên không phải lúc nào cũng tạo ra các sinh vật có kiểu hình thật hoàn hảo vì: A. Môi trường luôn luôn biến đổi theo các hướng khác nhau nên trong trường hợp này kiểu hình này là có lợi, nhưng trong điều kiện khác thậm chí lại trở thành có hại. B. Chọn lọc tự nhiên chỉ chọn lọc các cá thể có kiểu hình thích nghi nhất trong số những cá thể đang tồn tại mà không tìm kiếm những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình hoàn hảo nhất C. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen hoặc từng alen riêng rẽ D. Môi trường luôn luôn biến đổi, chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình của những cá thể thích nghi nhất trong số những cá thể đang tồn tại mà không tác động trực tiếp lên kiểu gen hoặc từng alen riêng rẽ Câu 30: Quá trình hình thành quần thể với các đặc điểm thích nghi không phụ thuộc vào A. Kích thước của quần thể B. Khả năng sinh sản của quần thể. C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên (môi trường thay đổi nhanh hay chậm). D. Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội Câu 31: Vì nguyên nhân nào, có lúc con người phải sử dụng tổng hợp các tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc? A. Tiêu chuẩn sinh sản là tiêu chuẩn cuối cùng dùng để khẳng định B. Để biết chắc chắn C. Mỗi tiêu chuẩn đều có tính tương đối D. Sử dụng tiêu chuẩn đơn giản trước, phức tạp sau Câu 32: Người đưa ra khái niệm về loài sinh học đó là: A. La-mác. B. Kimura. C. Đác-uyn. D. Mayr. Câu 33: Dấu hiệu nào dưới đây là không đúng đối với loài sinh học? A. Mỗi loài có một kiểu gen đặc trưng quy định một kiểu hình đặc trưng B. Mỗi loài là một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. C. Mỗi loài gồm nhiều cá thể sống trong một điều kiện nhất định D. Mỗi loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định Câu 34: Một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác tương tự được gọi là A. quần thể giao phối ngẫu nhiên B. quần thể sinh vật. C. loài sinh học. D. quần thể giao phối. Câu 35: Sản phẩm phụ trực tiếp quyết định sự phân bố các quần thể thành các loài mới. Sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa đó là: A. Cách li địa lí B. Cách li nơi ở. C. Cách li mùa vụ. D. Cách li sinh sản Câu 36: Trong các cơ chế cách li, yếu tố quan trọng dẫn đến hình thành loài mới là: A. Cách li cơ học. B. Cách li mùa vụ. C. Cách li địa lí. D. Cách li nơi ở. Câu 37: Phòng thí nghiệm sống cho nghiên cứu hình thành loài là: A. Quần đảo. B. Đại dương. C. Vũng, vịnh. D. Đất liền. Câu 38: Thí nghiệm chứng minh sự cách li sinh sản được hình thành ra sao sau khi có sự cách li địa lí được dùng trên đối tượng: A. Ếch. B. Ruồi giấm. C. Bướm. D. Chuột coban. Câu 39: Tác giả làm thí nghiệm để tìm hiểu các quần thể khi sống cách li trong những điều kiện sống khác nhau thì sự cách li sinh sản sẽ xuất hiện như thế nào là: A. Đacuyn. B. Maye. C. Moocgan. D. Đôtđơ. Câu 40: Sự hình thành loài mới ở thực vật không được thực hiện qua: A. Con đường cách li tập tính. B. Con đường lai xa và đa bội hóa C. Con đường cách li địa lí D. Con đường cách li sinh thái . B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể, còn tiến hóa lớn diễn ra trong lòng quần xãC. Tiến hóa nhỏ dễ xảy ra, tiến hóa lớn khó xảy ra D. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài, còn tiến. D. Thay đổi tần số tương đối các alen Câu 18 : Tiến hóa nhỏ khác tiến hóa lớn ở điểm căn bản nào? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài, còn tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị. còn tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp ; tiến hóa nhỏ diễn ra trong lòng quần thể, còn tiến hóa lớn diễn ra trong lòng quần xã Câu 19 : Vai

Ngày đăng: 07/05/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan