Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
238 KB
Nội dung
THCS VH Chu §at 2.1. Vị trí của KHSH trong KHTN 2.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của Sinh học SH là ngành KHTN nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của SH là giới tự nhiên hữu cơ. Nhiệm vụ của SH là tìm hiểu bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới sống, khám phá những quy luật của giới hữu cơ, làm cơ sở cho loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của Sinh vật. 2.1.2. Các giai đoạn phát triển của Sinh học a) Sinh học mô tả Từ thời Aristot (thế kỉ IV tr. CN) cho đến thế kỉ XVII, SH tập trung vào nhiệm vụ thu thập, phân loại và mô tả các sự kiện của thế giới sống. PP chủ yếu là quan sát. Lúc này giới sinh vật mới chỉ được phân thành giới Thực vật và giới Động vật, với các bộ môn: Phân loại học, Hình thái học, Giải phẫu học. b) Sinh học So sánh Xuất hiện từ cuối TK XVII – TK XVIII, với sự phát triển rực rỡ của PP quan sát đã dẫn tới sự ra đời cuả PP so sánh (so sánh cùng 1 loài SV sống trong những điều kiện khác nhau, so sánh các nhóm SV khác nhau, ). PP này đã hình thành các bộ môn: Hình thái học so sánh, Giải phẫu học so sánh, Phôi SH so sánh. Các nghiên cứu so sánh đã xây dựng nên lí thuyết về thể thức cấu tạo thống nhất của động vật có xương sống và Học thuyết tế bào, gợi ra ý niệm về mối liên hệ nguồn gốc giữa các nhóm phân loại về sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. c) Sinh học tiến hóa THCS VH Chu §at Ở nửa đầu thế kỉ XIX, sự phát triển của SH so sánh đã dẫn đến sự ra đời của PP lịch sử - nghiên cứu SV trong trong quá trình phát triển qua thời gian, gắn liền với những điều kiện lịch sử trên Trái Đất). Từ đó đã ra đời Học thuyết tiến hóa của Lamak (1809) và Darwin (1859), nêu ra những quy luật cơ bản trong quá trình phát triển của giới hữu cơ. d) Sinh học thực nghiệm Trong thế kỉ XIX, PP thực nghiệm đã ra đời (nêu giả thuyết, tổ chức các thí nghiệm có đối chứng để kiểm tra giả thuyết, rút ra kết luận), SH đã chuyển từ trình độ quan sát – mô tả sang thực nghiệm giải thích, làm sáng tỏ dần các mối quan hệ nhân - quả trong các hiện tượng thực nghiệm. Đầu tiên PP thực nghiệm xâm nhập vào Sinh lí học, nhằm kiểm chứng các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật, sau đó thâm nhập vào các lĩnh vực như Sinh thái hcọ, Di truyền,… e) Sinh học lí thuyết Với sự ra đời của thuyết tiến hóa, SH đã bước từ trình độ nghiên cứu các sự kiện cụ thể, riêng lẻ sang việc xây dựng các lí thuyết trừu tượng, khái quát. Từ học thuyết tiến hóa của Lamak, Darwin, rồi thuyết tiến hóa hiện đại, thế kỉ XX thực sự là một thế kỉ của sự phát triển các lí thuyết Sinh học. Trình độ lí thuyết ngày càng cao thì tác động vào thực tiễn càng mạnh mẽ. 2.1.3. Đặc điểm của SH hiện đại: a) Nghiên cứu sự sống ở cấp độ vi mô và vĩ mô XVIII - trở về trước: Cơ quan, cơ thể Ngày nay: Phân tử, tế bào Loài, QT, QX, HST, SQ b) Có sự xâm nhập mạnh mẽ của các nguyên lý và PP của nhiều ngành khoa học khác + PP thực nghiệm Hóa Lí THCS VH Chu §at + Các PP toán học, Điều khiển học => Đưa Sinh học từ trình độ thực nghiệm - phân tích lên tổng hợp - hệ thống. c) Ngày càng mang tính thực tiễn cao: Sinh học hiện đại đang trở thành 1 lực lượng sản xuất trực tiếp, phục vụ đắc lực không chỉ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà còn đối với ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, y học,… d) Phát triển với tốc độ lũy tiến 2.2. Vị trí của môn Sinh học trong trường THCS Sinh học là một trong những môn quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục (Luật giáo dục - 1998): + Phát triển kết quả của giáo dục Tiểu học: TNXH (Sự vật, hiện tượng trong tự nhiên) Giải thích quy luật tồn tại và phát triển của Sinh vật. + Có trình độ học vấn phổ thông, có cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Trong các môn KHTN ở THCS thì môn SH được học trước Vật lí (lớp 7), Hóa học (lớp 8) và được dành số tiết nhiều hơn, vì thiên nhiên hữu cơ rất gần gũi, hấp dẫn sự tìm tòi khám phá của trẻ, dễ dàng tiếp xúc và học tập, nghiên cứu. Cũng chính vì vậy mà ở chương trình Tiểu học kiến thức SH về tự nhiên và con người được dành một tỷ trọng lớn hơn. Điều này tạo đà thuận lợi cho việc tiếp xúc và phát triển môn HS ngay từ đầu cấp. Kiến thức SH luôn cần thiết cho mọi người để sống hòa hợp với tự nhiên. Giúp mọi người biết được nguồn lợi, vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống của THCS VH Chu §at mình, từ đó họ có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí, tạo sự cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. Môn SH có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Vẻ đẹp của thiên nhiên hữu cơ là nguồn GDTMĩ sống động, sự phong phú, giàu có về tài nguyên sinh vật làm nảy nở tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Như vậy môn SH góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách HS, giúp thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện - Đức, Trí, Thể, Mĩ. Chương trình SH ở THCS góp phần trang bị vốn kiến thức SH phổ thông cho nguồn nhân lực Nông – Lâm – Ngư, các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thực phẩm, y dược. Kiến thức SH phổ thông là một bộ phận quan trọng cần được trang bị cho HS THCS, cho dù sau này họ học lên hay tham gia lao động sản xuất. 2.3. Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường THCS 2.3.1. Nhiệm vụ trang bị kiến thức phổ thông (Trí dục) Quá trình dạy học môn Sinh học ở bậc THCS có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững hệ thống các kiến thức sinh học cơ bản, phổ thông, hiện đại cho phù hợp trình độ phát triển của HS THCS. Kiến thức phổ thông là những kiến thức cần thiết cho mọi người trong cuộc sống lâu dài, cho mọi thanh thiếu niên trong lứa tuổi học đường. 2.3. Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường THCS 2.3.1. Nhiệm vụ trang bị kiến thức phổ thông (Trí dục) 2.3.2. Nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động (Phát triển) THCS VH Chu §at Trong dạy học SH, GV phải tạo cơ hội thuận lợi để HS tập dượt, phát triển các kĩ năng và phẩm chất trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức, để HS rèn luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Việc phát triển các kĩ năng cần tuân theo quy luật tâm lí của quá trình nhận thức đó là đi từ nhận thức cảm tính (Quan sát, chú ý, ghi nhớ) đến nhận thức lí tính (So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cá biệt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa) Trong QTDH, nhiệm vụ phát triển bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau: Phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành động. Năng lực nhận thức: Bao gồm hệ thống các kĩ năng giúp cho quá trình nhận thức thuận lợi và có hiệu quả hơn, như: kĩ năng quan sát, KN làm thí nghiệp, KN suy luận, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,… Năng lực hành động: Đó là các phẩm chất tư duy, biểu hiện ở tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập: Tự học, tự nghiên cứu, năng lực phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Trong quá trình thực hiện chương trình SH ở THCS, GV cần chú ý phát triển các kĩ năng nhận thức sau: a. Kĩ năng quan sát: Rèn luyện cho HS biết quan sát tinh tường, đi sâu vào từng chi tiết, tập trung vào nhữug chi tiết quan trọng nhất của đối tượng. Từ quan sát bằng mắt, đến quan bằng kính lúp, kính hiển vi. Từ quan sát mẫu vật sống đến các vật tượng hình. Cùng với quan sát là rèn luyện cho HS kĩ năng mô tả sự vật, hiện tượng quan sát được, từ việc mô tả bằng ngôn ngữ thông thường đến việc sử dụng các thuật ngữ SH ngày càng chính xác. THCS VH Chu §at Đồng thời tập dượt cho HS các kĩ năng thu lượm mẫu vật, nhận dạng, phân loại, cố định các mẫu vật sống, làm các bộ sưu tập mẫu vật về các nhóm TV, ĐV, hay thu thập tranh ảnh về TV, ĐV. b. Kĩ năng làm thí nghiệm: Để rèn luyện kĩ năng này cho SH, GV cần phải thực hiện các thí nghiệm ở trên lớp bằng cách biểu diễn, làm mẫu, từ đó HS bắt chước, làm theo. Việc rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cần phải có thời gian, và nên phát huy thế mạnh của các nhóm HS. Song song với việc làm thí nghiệm là rèn luyện các kĩ năng liên quan: đề xuất giả thuyết, bố trí thí nghiệm, thay đổi đối tượng và điều kiện thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm bằng cách so sánh với đối chứng, kiểm tra giả thuyết và cuối cùng là rút ra kết luận. c. Kĩ năng suy luận quy nạp: Các kiến thức thu được nhờ quan sát và thí nghiệm chỉ là những kiến thức sự kiện, cụ thể, riêng lẻ, chúng cần phải được khái quát hóa, trừu tượng hóa thành những kiến thức lí thuyết (khái niệm, quy luật). Việc này có thể được thực hiện bằng cách rèn luyện cho HS kĩ năng suy luận quy nạp. Quy nạp có thể hiểu đơn giản là đi từ những cái cụ thể, riêng lẻ thành cái mang tính khái quát, chung cho tất cả những cái cụ thể, riêng lẻ đó. Quy nạp là suy lí bắt đầu từ việc so sánh các nhóm đối tượng cùng loại để tách ra các dấu hiệu chung, các thuộc tính bản chất của chúng, đây chính là con đường hình thành các khái niệm, quy luật. Ví dụ: Khi dạy về tính hướng sáng của cây. (SGK) Kết luận rút ra từ suy lí quy nạp chỉ có giá trị khái quát khi đã dựa trên một số lượng đủ lớn các sự kiện. Tuy nhiên trong dạy học người ta cho phép dùng quy nạp đơn cử, nghĩa là chỉ dựa trên một vài hiện tượng, thí nghiệm để rút ra kết luận. Đó là vì các kiến thức này đã được các nhà khoa học kiểm chứng nhiều lần, mặt THCS VH Chu §at khác trong 1 tiết học thời gian có hạn không thể tái hiện lại quá trình phát hiện của các nhà khoa học được. Khi sử dụng quy nạp đơn cử, GV tránh để HS hiểu sai là các kiến thức này được rút ra một cách đơn giản như vậy. Mendel làm thí nghiệm trong 8 năm liền, với 7 cặp tính trạng, đã phân tích trên 1 vạn cây lai mới rút ra được các định luật, nhưng trong mấy tiết học chúng ta chỉ đơn cử một vài thí nghiệm để rút ra các định luật của ông! Khi vận dụng các khái niệm, quy luật vào các trường hợp cụ thể thì lại cần đến kĩ năng suy lí diễn dịch, tức là đi từ cái chung, khái quát đến cái cụ thể, riêng lẻ. Trong dạy học 2 kĩ năng này luôn bổ sung cho nhau và đều cần cho quá trình vận động của tư duy. Tuy nhiên do đặc điểm của quá trình nhận thức của HS THCS, GV cần chú trọng phát triển tư duy thực nghiệm quy nạp trên cơ sở rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm. 2.3. Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường THCS 2.3.1. Nhiệm vụ trang bị kiến thức phổ thông (Trí dục) 2.3.2. Nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động (Phát triển) 2.3.3. Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất nhân cách (Giáo dục) a. Giáo dục thế giới quan khoa học Thế giới quan là quan điểm về thế giới của một chủ thể nhất định. Hạt nhân của thế giới quan khoa học là Triết học Mác – Lênin, bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đối tượng của SH là các quy luật phát triển của sự sống – là một hình thức vận động của vật chất trong tự nhiên. Do đó, Triết học và SH có mối quan hệ tác động qua lại bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển. Trong dạy học SH, nhiệm vụ giáo dục TGQKH bao gồm: THCS VH Chu §at - Giáo dục quan điểm duy vật: GV cần vạch rõ cho HS rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên nói chung và thế giới hữu cơ nói riêng đều là những hình thức vận động của vật chất. Khi ta đã hiểu rõ CSVC và cơ chế vận động của các quá trình diễn ra trong sự vật hiện tượng thì ắt sẽ nhận thức được nó trên cơ sở DVBC, mà không cần một sự giải thích duy tâm thần bí nào! - Giáo dục PP biện chứng: Mối liên hệ phổ biến, tất nhiên của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới. Các QL SH có sắc thái riêng của chúng nhưng cũng phản ánh quy luật chung nhất của phép biện chứng duy vật: Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Đồng hóa - Dị hóa); Chuyển hóa giữa lượng và chất; phủ định của phủ định (Hình thành các đặc điểm thích nghi) b. Giáo dục tình cảm đạo đức Giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước Việt Nam từ đó GD các em có ý thức gìn giữ môi trường, phát triển bền vững,… HS ở độ tuổi cho THCS rất hiếu động, dễ có những hành động xâm hại môi trường. Vì vậy, cần phải tình cảm đạo đức cho các em, làm cho các em yêu thích và có thái độ tốt với thiên nhiên, hơn nữa còn có các hành động bảo vệ môi trường. Chương trình SH THCS nghiên cứu TV, ĐV và cả cơ thể con người. Khoa học SH ngày càng phát triển thì ngày càng đặt ra nhiều vấn đề “Đạo đức sinh học”, là mối lo của toàn xã hội, như nhân bản vô tính trên đối tượng con người, mua bán các nội quan để cấy ghép, chửa đẻ thuê,… Vì vậy, GV cần phải giáo dục tình cảm đạo đức cho HS để họ có thái độ đúng đắn và vận dụng các thành tựu khoa học phù hợp với đạo lí, đạo đức xã hội. c. Giáo dục thẩm mĩ GD cho HS biết cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên để không chỉ thưởng thức mà còn xây dựng ý thức, tình cảm, thái độ đối với tự nhiên. THCS VH Chu §at Giáo dục thẩm mĩ thông qua các bài lên lớp như mẫu vật, tranh ảnh, phim về thiên nhiên. Ngoài ra thông qua các hoạt động ngoại khóa ở vườn trường, góc sinh giới, hoặc tham quan ngoài thiên nhiên. Càng yêu thích thiên nhiên, các em càng yêu thích môn học và có hứng thú trong học tập. d. Giáo dục lao động kĩ thuật KHKT và hướng nghiệp (Tự đọc) 2.3.4. Mối liên hệ giữa ba nhiệm vụ Trong QTDH, ba nhiệm vụ này phải được thực hiện trong mối quan hệ thống nhất, có sự tác động qua lại lẫn nhau. - Trí dục là cơ sở để thực hiện hai nhiệm vụ sau. Giáo dục trong nhà trường khác với các hình thức giáo dục khác ở điểm căn bản là nó được thực hiện trên nền của việc trang bị kiến thức có hệ thống được chọn lọc trong tinh hoa di sản văn hóa của loài người và của dân tộc. Tri thức là nội dung, là thức ăn của tư duy, là chất liệu để hình thành niềm tin thế giới quan và phẩm chất tốt đẹp của nhân cách. - Phát triển năng lực nhận thức và hành động là hệ quả của quá trình chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực và chủ động sáng tạo và ngược lại, đó cũng là điều kiện để HS tiếp tục chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc và hiệu quả hơn. Suy nghĩ tích cực độc lập, sâu sắc trong tự học, tự rèn luyện cũng là điều kiện để người học cải biến chính mình về tư tưởng, tác phong, thái độ, niềm tin. - GD các phẩm chất nhân cách vừa là hệ quả của hai nhiệm vụ trên, là mục đích cuối cùng của việc dạy học, vừa là yếu tố kích thích, động lực thúc đẩy quá trình chiếm lĩnh đỉnh cao của tri thức, phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động đến trình độ sáng tạo. Kiến thức cơ bản là những kiến thức phản ánh bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực tại khách quan, giúp con người làm chủ thực tại và hành động hợp lí THCS VH Chu §at Trong trường phổ thông các kiến thức này đã được các nhà sư phạm từ các ngành khoa học và trình bày thành các môn học khác nhau, phù hợp với sự phát triển của khoa học hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong chương trình SH THCS, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các kiến thức các khái niệm Sinh học, các quy luật Sinh học được phát triển theo một trình tự logic chặt chẽ. Các kiến thức này đặt nền móng cho việc tiếp tục học lên THPT hoặc vào các trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề có liên quan với Sinh học hoặc ra đời, hoà nhập với cộng đồng, tham gia lao động sản xuất và các công việc trong các ngành nghề khác. Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, lượng thông tin ngày một tăng lên nhanh chóng vì vậy, những kiến thức phổ thông cũng cần phải cập nhật, đổi mới. Ngoài việc cải cách thay SGK theo chu kì từng giai đoạn, thì người GV cũng cần phải thường xuyên cập nhật tri thức, tìm kiếm, tích luỹ thông tin khoa học SH. Qua quá trình dạy học HS phải hiểu, nhớ và vận dụng được. Theo nguyên lí giáo dục đi đôi với thực hành, lí luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, việc giảng dạy môn sinh học phải quán triệt tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Thông qua môn Sinh học giúp HS nắm vững cơ sở khoa học của những công cụ kĩ thuật, quy trình sản xuất cơ bản, có liên quan đến các đối tượng sống hoặc các sản phẩm sinh học. Nguồn tri thức cung cấp cho HS thông qua con đường giáo dục là nguồn tri thức có mục đích, đã được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, quy định trong chương trình, SGK và được GV thể hiện trong quá trình hướng dẫn HS học tập theo kế hoạch hợp lí. 2.4. Xác định mục tiêu bài học 2.4.1. Quan điểm xác định mục tiêu Phân biệt mục đích và mục tiêu? [...]... (ghi rõ họ tên) Ví dụ: Khi làm thí nghiệm về sự thoát hơi nước của cây, HS báo cáo kết quả thu được khi bọc kín 1 cành cây bằng túi nilon trong suốt: Trường THCS Chu Văn An Lớp 6A1 Học sinh: Nguyễn Văn A BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VỀ SỰ THOÁT HƠI NƯỚC CỦA CÂY THCS VH Chu §at Thí nghiệm được tiến hành trên cây đậu, tại vườn trường, từ 8h00 sáng đến 17h00 chiều ngày 15/10, do nhóm 1 tiến hành, kết quả thu được như... nhở, nhịp tim, THCS VH c PP HS thực hành thí nghiệm Chu §at Trong PP này SH tự bắt tay vào tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV chứ không phải quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn Mặt khác, HS tác động vào đối tượng nghiên cứu bằng các điều kiện nhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hoặc vài yếu tố xác định, tập trung theo dõi một vài khía cạnh nhất định Trong chương trình SH THCS có thể giao... móc, không nhất thiết bài nào cũng phải có cả 3 thành phần MT đó, cũng không nên chỉ chú trong kiến thức mà quên đi kĩ năng, thái độ Ví dụ: Bài 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG (SH 6) Học xong bài này HS phải: THCS VH Chu §at Về kiến thức: Tìm được những đặc điểm đặc trưng của vật sống và vật không sống Về kĩ năng: So sánh được vật sống và vật không sống Về thái độ: Từ các kiến thức về cơ thể sống, HS hiểu được... Xác định được,… 2.4.3 Các quy tắc xác định mục tiêu a Mục tiêu phải định rõ mức độ hoàn thành công việc học tập của HS: Thay cho: “Trong bài này GV phải làm những việc gì?” bằng: “Học xong bài này HS THCS VH Chu §at phải đạt được những gì?” (Nắm được kiến thức gì, hình thành những kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ nào, đối với số đông HS trong lớp, HS khá, giỏi, kém,…) b Mục tiêu không đơn thuần là chủ... định được chiều vận chuyển của nước và muối khoáng trong thân cây Nên: HS trình bày được thí nghiệm về sự vận chuyển nước trong cây HS xác định được chiều vận chuyển của nước và muối khoáng trong cây THCS VH Chu §at e Mỗi “đầu ra” trong mục tiêu nên được diễn đạt bằng một động từ hành động - Về kiến thức: Định nghĩa, giải thích, phân biệt, trình bày, … - Về kĩ năng: Quan sát, đo, vẽ, nhận biết, so... toàn, + Đối tượng: Cây (to hay nhỏ sẽ ảnh hưởng đến quá trình chặt) - Về thái độ: Hình thành, chấp nhận, hưởng ứng, tự nguyện tham gia,… 4.1.2 Phương pháp dạy học LLDHSH phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản: THCS VH Chu §at Dạy học nhằm mục đích gì? - Mục đích Dạy và học cái gì để đạt mục đích đó? - Nội dung Dạy và học như thế nào? – Phương pháp Mục đích dạy học chỉ đạt được khi và chỉ khi chúng ta xác định... chủ động của HS nhằm đạt các mục tiêu dạy học” Từ các định nghĩa trên có thể nêu ra mấy nhận xét sau: PPDH gồm hoạt động của thầy và hoạt động của trò Hai hoạt động này có sự tác đông qua lại lẫn nhau THCS VH Chu §at Trong đó thầy có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập của trò Trên cơ sở đó trò tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức cần thiết Kết quả tương tác giữa hoạt động của thầy... sự tương tác qua lại với nhau, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, nhưng HĐ học được đặt ở vị trí trung tâm (vai trò tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của HS) b Mặt bên ngoài và mặt bên trong của PP THCS VH Chu §at Mặt bên ngoài (Hình thức): Các thao tác hành động của GV và HS có thể dễ dàng nhận thấy được trong tiết học Ví dụ: GV thuyết trình, nêu câu hỏi, biểu diễn thí nghiệm,… HS lắng nghe, trả... ra là khả thi và ND ngày một hoàn thiện hơn QHDH luôn luôn vận động phát triển không ngừng để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với thời đại Do đó, MĐ, ND, PP cũng luôn thay đổi, trong đó PP là linh hoạt THCS VH Chu §at nhất Nói đến PP là nói đến tính linh động của nó, PP không thể đứng yên mà luôn vận động, thay đổi, có như vậy nó mới tồn tại và phát triển ngày một hoàn thiện hơn d Mối quan hệ giữa PPDHSH... thành PPDH, PP khoa học đã có những biến đổi phù hợp với đối tượng dạy học, với mục đích, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều 4.1.3 Hệ thống các PPDHSH THCS VH Chu §at MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Mặt bên ngoài của Dùng lời Mặt bên trong của PPDH Giải thích minh họa Tìm tòi bộ phận (Ơrixtic) Tái hiện thông báo (THTB) Thuyết trình (GTMH) –Thuyết . bộ phận quan trọng cần được trang bị cho HS THCS, cho dù sau này họ học lên hay tham gia lao động sản xuất. 2.3. Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường THCS 2.3.1. Nhiệm vụ trang bị kiến thức phổ. dạy học môn Sinh học ở bậc THCS có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững hệ thống các kiến thức sinh học cơ bản, phổ thông, hiện đại cho phù hợp trình độ phát triển của HS THCS. Kiến thức phổ thông. vụ dạy học SH ở trường THCS 2.3.1. Nhiệm vụ trang bị kiến thức phổ thông (Trí dục) 2.3.2. Nhiệm vụ phát triển các năng lực nhận thức và năng lực hành động (Phát triển) THCS VH Chu §at Trong dạy