1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TICH LUY THANG 3/2011

6 187 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kém như thế nào? Giúp đỡ học sinh yếu kém Với lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên chúng ta đã suy nghĩ tìm tòi nhiều biện pháp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Qua trao đổi với nhiều giáo viên về công việc nâng kém của họ, chúng tôi được biết các kết quả như sau: (1) Việc nâng kém có kết quả, nhưng kết quả không đáng kể. Chỉ nâng kém được một số ít học sinh. (2) Việc nâng kém đã đạt được kết quả đáng kể, tỷ lệ nâng kém tương đối cao (từ 20% đến 40%) (3) Một số giáo viên ở vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cho rằng họ đã dồn sức để nâng kém nhưng không có hiệu quả. Bản thân tôi mạn phép rút ra kết luận là việc giúp đỡ học sinh yếu kém thực hiện thành công ở nhiều mặt. - Đối với trường hợp (1) mặc dù kết quả chưa cao, nhưng sự thành công ở đây là giáo viên đã góp phần giữ học sinh tiếp tục đến trường. - Trường hợp (2) cho thấy rõ giáo viên đã áp dụng được các biện pháp hữu hiệu nào đó để giúp đỡ học sinh yếu kém. - Trường hợp (3) nhắc nhở các cấp quản lý rằng việc giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như các vấn đề khác cần được tăng cường hơn nữa. Dựa trên các kết quả cụ thể, bản thân tôi cũng phát hiện ra rằng giúp một học sinh có kết quả xếp loại học lực từ loại kém lên loại yếu dễ hơn giúp một học sinh có kết quả xếp loại từ kém lên trung bình. Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau: 1. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. 2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. 3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). 4. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Bạn đã và đang giảng dạy vất vả để giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên. Bạn là những người có ý tưởng về việc giúp đỡ học sinh yếu kém. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này Giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kém như thế nào? Theo tôi, cái quan trọng cần làm đầu tiên là giúp học sinh có phương pháp học tập. Cần phối hợp tốt với gia đình các em có học lực và hạnh kiểm yếu để giúp đỡ các em về: điều kiện học tập (góc học tập, sách vở, bút viết đồng hồ báo thức), thời gian học tập (chia rõ thời gian học bài, thời gian làm bài ở nhà mỗi ngày) và tuỳ hoàn cảnh mỗi em mà ta có thể kèm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bạn cùng lớp, gần nhà. Giảng dạy giúp đỡ học sinh yếu kém như thế nào? ở các trường học, chúng ta vẫn thấy có phong trào đôi bạn cùng tiến, nhóm học tập, câu lạc bộ học tập tôi thấy đó chính là những mô hình hay để giúp đỡ học sinh có lực học yếu kém. bên cạnh đó, trong hội nghị phụ huynh học sinh, chúng ta cũng cần thống nhất với phụ hunh các biện pháp giáo dục hs ở trong và ngoài nhà trường. nói rõ cho phụ huynh hiểu, thời gian học sinh ở trường chỉ khoảng 4, hoặc 5 tiếng. thời gian chủ yếu là ở nhà vì vậy vần đề tự học là vô cùng quan trọng, không thể có câu khẩu hiệu "trăm sự nhờ thầy cô" ngoài ra nhà trường cũng nên tổ chức nhiều hội vui hco5 tập ở từng bộ môn và các môn theo mô hình thi ở trên truyền hình hoặc các trường có sáng kiến mới. ở những vùng có điều kiện kinh tế khá, nhà trường có thể phối hợp vời Hội PHHS tổ chức hình thức "vé số khuyến học". mỗi em HS nếu được 5 điểm 9 -10 sẽ được nhận một vé số do nhà trường phát hành. có thể sau 2 tuần hoặc một tháng thì tổ chức sổ số và phát thưởng cho các vé trúng. như vậy là cả học sinh yếu lẫn giỏi đều cố gắng để có thật nhiều điểm giỏi đểv đổi được nhiều vé số và cơ hội trúng thưởng nhiều hơn. Đạo đức học sinh xuống cấp, vì sao? Tình trạng có những học sinh xé bài trước mặt thầy cô vì bị điểm thấp, quay cóp, nói tục; nói dối; tẩy xoá sửa điểm, thậm chí, cả những bé đang ở lứa tuổi tiểu học cũng biết chửi thề đang là thực tế diễn ra hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao đạo đức học sinh lại xuống cấp như thế, trong khi môn giáo dục công dân, giáo dục đạo đức vẫn được dạy liên tục từ tiểu học đến các bậc học cao hơn? Rõ ràng, trong thời kỳ bao cấp, khi cuộc sống vật chất còn khó khăn, gian khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ. Hồi đó, nói dối là một lỗi rất nặng, hầu như bất kỳ em nhỏ nào cũng được dặn điều đó ngay từ bé, chứ chưa nói đến những việc như sửa điểm, tẩy điểm, nhờ ông xíchlô, bà đồng nát giả làm cha mẹ đến gặp thầy cô giáo. Báo chí đã phản ánh nhiều vụ học trò đánh thầy cô, học trò chia băng phái "thanh toán" nhau ngay trước cổng trường, nghiện hút, vi phạm pháp luật, rồi sinh viên sao chép luận văn, đồ án Những vụ việc này xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày một nghiêm trọng. Không những thế, thanh thiếu niên còn có nhiều biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN, tỉ lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ: Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT: Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%. Những con số này cho thấy, càng lớn, ý thức, đạo đức của học sinh càng đi xuống. Năm 2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH, CĐ trong cả nước - do Vụ Văn hoá - Ban TTVHTƯ phối hợp với Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ GDĐT) đã đưa ra con số rất đáng suy nghĩ: 51,4% sinh viên cho rằng "sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến" và được coi là "bình thường". Tỉ lệ phạm tội của người trẻ cũng ngày một tăng cao. Theo thống kê của Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em. Trung bình mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên. Vì sao có những kết quả như vậy? Liệu có phải xem xét lại công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường? Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân. Nhưng chương trình SGK quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Trên lớp, giáo viên chỉ lo truyền thụ kiến thức, quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về nhà, cha mẹ bận lo công việc, trẻ không được trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng IUCN II (Vườn quốc gia) Vị trí tại Việt Nam Vị trí miền Trung Việt Nam Thành phố gần nhất Đồng Hới Tọa độ 17°30′00″B 106°10′30″Đ Tọa độ: 17°30′00″B 106°10′30″Đ Diện tích 857,54 km² Thành lập 2001 Cơ UBND tỉnh Quảng Bình quan quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam [1][2] . Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia. Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha [3] . Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam [4][5] . Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng. Trước khi phát hiện ra Sơn Đoòng tháng 4 năm 2009, động Phong Nha là động giữ nhiều kỷ lục: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất thế giới [3][6] . Tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công bố hang Sơn Đoòng là hang động có kích thước lớn nhất thế giới (dài trên năm km, cao 200m, và rộng 150m), lớn hơn nhiều so với hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu ở Sarawak, Malaysia, lớn gấp 4 đến 5 lần so với Phong Nha. Trong đợt khảo sát này, đoàn thám hiểm cũng tìm thấy nhiều hang động khác [7] . Kiến tạo carxtơ của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được hình thành từ 400 triệu năm trước, từ thời kỳ Đại Cổ Sinh do đó là carxtơ cổ nhất ở châu Á [8] . Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái Đất, giúp nghiên cứu lịch sử hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực [4] . Khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á [4] . Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, Phong Nha-Kẻ Bàng đang hướng tới mục tiêu được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học.

Ngày đăng: 06/05/2015, 21:00

w