Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
737,5 KB
Nội dung
Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Tiết PP: 15 & 16 Bài 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nắm được nguyên nhân và các cuộc phát kiến địa lý. Khái niệm tích luỹ vốn ban đầu, tại sao CNTB lại nảy sinh ở châu Âu, những biểu hiện sự nảy sinh CNTB ở châu Âu. Nguyên nhân, thành tựu của văn hoá phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân. - Tư tưởng: Giúp học sinh thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lý, trân trọng những giá trị văn hoá của nhân loại thời kì Phục hưng để lại và tinh thần đấu tranh của NDLĐ trong trận tuyến chống lại CĐPK. - Kỹ năng: HS biết phân tích, đánh giá sự kiện về sự ra đời của nghĩa tư bản, chiến tranh nông dân Đức. Biết khai thác lược đồ "Những cuộc phát kiến địa lý", khai thác tranh ảnh về những thành tựu hội hoạ của văn hoá phục hưng. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, miêu tả, trực quan, kể chuyện. - GV: Lược đồ Những cuộc phát kiến địa lý, bản đồ chính trị châu Âu, tranh ảnh về phong trào Văn hoá Phục hưng, phim cướp bóc thuộc địa của CNTD, bảng niên biểu - HS: Sưu tầm chuyện kể về các nhà Văn hóa phục hưng. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra: - Thế nào là lãnh địa? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa như thế nào? - Nguyên nhân và vai trò của các thành thị trung đại? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tập thể - HS quan sát màn hình bản đồ phát kiến địa lý, hình La bàn, hải đồ, thuyền – PV: Nguyên nhân và điều kiện tiến hành các cuộc phát kiến địa lý? Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - Sử dụng bản đồ các cuộc phát kiến địa lý, hướng dẫn HS trình bày nội dung các cuộc phát kiến địa lý. - GV kết hợp lập bảng tóm tắt diễn biến các cuộc phát kiến địa lý GV: Sử dụng bảng niên biểu gọi HS điền hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý? Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Kiến thức: Sự nảy sinh CNTB. - Tổ chức: GV chia cả lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1: Quan sát phần băng phim cướp bóc thuộc địa của CNTD, nhận xét Nguyên nhân này sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu? 1. Những cuộc phát kiến địa lý. - Nguyên nhân và điều kiện: + Tìm nguyên liệu, vàng bạc, thị trường + Con đường giao lưu, buôn bán qua Tây á và Địa Trung Hải bị người ả Rập độc chiếm. + Tiến bộ về khoa học kỹ thuật: đóng tàu, la bàn, vẽ được hải đồ - Các cuộc phát kiến địa lý: Thời gian Tên cuộc PKĐL Kết quả 1487 B. Đia xơ Thám hiểm bờ biển phía Tây châu Phi 1492 Cô lôm bô Tìm ra châu Mỹ 1497 Va-xcô-đa Ga-ma Đến Ca-li-cút bờ biển tây nam ấn Độ 1519 -1522 Ma-gien- lăng Đi vòng quanh thế giới - Hệ quả các cuộc phát kiến địa lý: + Văn hoá: tạo nên sự chuyển biến nhận thức của con người: Khẳng định trái đất hình cầu, các dân tộc mới, vùng đất mới. + Ktế: Mở ra con đường mới, thị trường mới. Đem về cho Tây Âu nhiều vàng bạc, nguyên liệu. + CT-XH: Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ PK và sự ra đời của CNTB. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. - Nguyên nhân: Quá trình tích lũy nguyên thủy TBCN tạo ra vốn và lao động làm thuê. - Hình thức kinh doanh CNTB: + Công trường thủ công: quan hệ chủ với thợ. Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 1 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Nhóm 2: Quan sát ảnh CTTC -> Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa? Nhóm 3: Những biến đổi trong xã hội Tây Âu? - HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả, HS khác bổ sung, GV chốt ý bằng sơ đồ. Hoạt động 4: Cá nhân - PV: Nguyên nhân phong trào VHPH? - PV: Thành tựu của VHPH? - HS quan sát hình "Bức hoạ La Giô công của Lê-ô-na đơ Vanh-xi" - GV kể chuyện một số nhà VHPH. - PV: Ý nghĩa, đặc điểm của phong trào văn hoá phục hưng? Hoạt động 5: Cá nhân - PV: Nguyên nhân cải cách tôn giáo? - GV giới thiệu tranh ảnh về hai nhà cải cách tôn giáo Lu-thơ và Can-vanh. - PV: Đặc điểm PT cải cách tôn giáo? - PV: Ý nghĩa PT cải cách tôn giáo? Hoạt động 6: Cá nhân - PV: Vì sao chiến tranh nông dân Đức bùng nổ? - GV giới thiệu ảnh của Tômát Muyxe kết hợp kể tiểu sử và những đóng góp của ông. - PV: Ý nghĩa chiến tranh nông dân Đức? + Nông nghiệp: các trang trại TBCN và công nhân nông nghiệp. + Thương nghiệp: công ty thương mại. - Xã hội Tây Âu biến đổi, các giai cấp mới được hình thành: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làm thuê. 3. Văn hoá phục hưng. - Phong trào văn hoá phục hưng là khôi phục tinh hoa văn hoá cổ đại Hi Lạp - Rôma và xây dựng nền văn hoá mới của giai cấp tư sản. - Đặc điểm: Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội, đề cao giá trị của con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng KHKT. - Ý nghĩa: Lên án giáo hội Kitô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do, xây dựng thế giới quan tiến bộ. 4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân . a. Cải cách tôn giáo. - Nguyên nhân: Giáo hội Kitô chi phối toàn bộ đời sống tinh thần xã hội chân Âu, đến hậu kỳ trung đại bộc lộ sự phản động, cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. - Diễn biến: Diễn ra khắp các nước Tây Âu, mở đầu là cải cách của Lu-thơ (1483-1546) ở Đức và của Can-vanh (1509-1564) ở Thuỵ Sỹ. - Đặc điểm: + Trở về giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. + Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái. - Xây dựng và tổ chức tôn giáo mới: đạo Tin lành. - Ý nghĩa: Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn. b. Chiến tranh nông dân Đức. - Nguyên nhân: Sự lạc hậu về kinh tế, chế độ nông nô còn tồn tại. - Mục tiêu: Giảm nhẹ thuế, bớt lao dịch, đòi thủ tiêu chế độ phong kiến, cùng tư sản chống phong kiến. - Ý nghĩa: Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất trong lịch sử châu Âu. Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến. 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy: Lập bảng thống kê về phong trào Văn hoá phục hưng, cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức theo nội dung sau: Tên phong trào Nguyên nhân Diễn biến chính Người lãnh đạo Kết quả, ý nghĩa Phong trào Văn hóa Phục hưng Chiến tranh nông dân Đức Phong trào cải cách tôn giáo 4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK/ 65 - Ôn tập thi học kỳ I Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 2 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Tiết PP: 19 Phần hai: LỊCH S Ử VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX Chương I: VIỆT NAM T Ừ THỜI NGUYÊN THUY ĐẾN THẾ KỶ X Bài 13: VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS hiểu được cách ngày nay 30-40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại). Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ về: Công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần. - Tư tưởng: HS biết yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm với lao động xây dựng quê hương đất nước. - Kỹ năng: Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: Kinh tế, xã hội biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, miêu tả, trực quan. C. CHUẨN BỊ: - GV: Bản đồ Việt Nam hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học: Núi Đọ (Thanh Hoá), Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Hạng Gòn (Đồng Nai), an Lộc (Bình Phước), Người (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Hoà Bình, Bắc Sơn. - Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thủy hay những hình ảnh về công cụ của người núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - PV: Bằng chứng để chứng minh Việt Nam đã từng trải qua thời kì nguyên thuỷ? - Dùng bản đồ Việt Nam, HS chỉ địa danh Người tối cổ sinh sống. - PV: Người tối cổ ở Việt Nam sinh sống thế nào? Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân - PV: Chủ nhân văn hoá Ngườm, Sơn Vi cư trú ở những địa bàn nào? Họ sinh sống ra sao? (sống thành bầy sắn bắt thú rừng và hái lượng hoa quả) - GV dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho HS theo dõi địa bàn cư trú của người Sơn Vi - PV: Những tiến bộ trong cuộc sống của người Sơn Vi so với Người tối cổ? - PV: Sự tiến bộ về tổ chức xã hội và phương thức kiến sống của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn? - PV: Những biểu hiện của cách mạng đá mới? 1. Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam. - Cách ngày nay 30->40 vạn năm có Người tối cổ sinh sống. - Người tối cổ sống thành bầy, sắn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả. 2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc. - Văn hoá Ngườm, Sơn Vi + Sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, địa bàn từ Sơn La đến Quảng Trị. + Sống thành thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lsăn bắt, hái lượm. - Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, cách đây khoảng 12.000 năm đến 6.000 năm: + Sống thành thị tộc, bộ lạc. + Ktế săn bắt và hái lượm là chủ yếu, đã biết trồng trọt rau, củ, cây ăn quả. + Bước đầu biết mài lưỡi rìu, làm một số công cụ khác bằng xương tre, gỗ, bắt đầu biết nặn đồ gốm. - Cách nay khoảng 5000 - 6000 năm kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát triển mới gọi là "cách mạng đá mới" + Sử dụng kĩ thuật cưa khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay; + Biết trồng lúa, dùng cuốc đá; Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 3 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm + Nhóm 1: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên? + Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Sa Huỳnh? + Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế của cư dân Đồng Nai? - HS thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp. - GV kết hợp bảng thống kê, so sánh với phần tự tìm hiểu các nhóm khác trình bày để bổ sung. + Biết trao đổi sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc. → Đời sống cư dân ổn định và được cải thiện hơn, địa bàn cư trú càng mở rộng. 3. Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. - Các ngày nay khoảng 4000-3000 năm thuật luyện kim chế tạo công cụ lao động; nghề trồng lúa nước phổ biến -> thời đại sơ kì đồng thau. - Cư dân Phùng Nguyên mở đầu thời đại đồng thau, nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm. - Văn hóa Sa Huỳnh: nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác, làm gốm, dệt vải, rèn sắt. - Văn hóa Đồng Nai: nông nghiệp trồng lúa nước và cây trồng lương thực khác, khai thác sản vật, làm nghề thủ công. 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy: - Xác định vị trí của người tối cổ cư trú trên lãnh thổ Việt Nam - Các giai đoạn phát triển của thời kì nguyên thuỷ ở Việt Nam. - Sự ra đời của thuật luyện kim và ý nghĩa của nó. 4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK/73. - Lập bảng thống kê các nền văn hóa Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các tiêu chí: Địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế. Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 4 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Tiết PP: 20 Ngày soạn: 2/1/2011 Bài 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM A. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS biết rõ những nét đại cương về ba nước Cổ đại trên đất nước Việt Nam (sự hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn hoá xã hội) - Tư tưởng: HS có tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - Kỹ năng: biết quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Bước đầu rèn luyện kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội. B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, miêu tả, trực quan C. CHUẨN BỊ: - GV: Lược đồ Giao Châu và Chăm pa thế kỉ XI-XV. - Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hoá Đồng Nai, Ốc Eo ở Nam Bộ. - HS: Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ đền tháp D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: - Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào? ở đâu và có ý nghĩa gì với sự phát triển kinh tế, xã hội? 2. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp - Cá nhân - PV: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam ? - PV: Sự biến đổi, phát triển kinh tế, xã hội biến đổi ntn? - PV: Thời gian hình thành, địa bàn, kinh đô nước VL? - HS quan sát sơ đồ bộ máy Nhà nước và nhận xét tổ chức bộ máy Nhà nước, đơn vị hành chính thời Văn Lang - Âu Lạc? - GV sử dụng tranh ảnh trong SGK và tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng để minh hoạ cho bước phát triển cao hơn của nước Âu Lạc. - GV tổ chức HS kể chuyện Sự tích Trầu cau, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh Thủy Tinh liên hệ đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc -> nhận xét đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang - Âu Lạc. => giáo dục HS giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Kiến thức: Quá trình hình thành và đời sống văn hóa, tinh thần của nhà nước Chămpa. 1. Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. * Cơ sở hình thành Nhà nước. + Đầu thiên niên kỷ thứ I TCN; + CCLĐ bằng đồng; + Kinh tế: Nông nghiệp lúa nước, dùng cày khá phát triển; kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. Có sự phân công giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. + Xã hội: Xuất hiện giàu nghèo. Công xã thị tộc tan vỡ -> công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. -> Do nhu cầu trị thuỷ, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm → Nhà nước * Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc: + Tổ chức nhà nước gồm có 3 cấp: Vua -> Lạc hầu và Lạc tướng -> Bồ chính. + Quốc gia Âu Lạc mở rộng hơn về lãnh thổ, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc). + Xã hội: vua, quí tộc, dân tự do, nô tỳ. + Đời sống vật chất - tinh thần: - Vật chất: ăn gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ; ở nhà sàn; Nữ mặc váy, nam đóng khố. - Tinh thần: Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên, truyền thống lễ hội, các tục lệ cưới, ma chay; nhuộm răng đen 2. Quốc gia cổ Chămpa. - Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh, cuối thế kỉ II Khu Liên thành lập quốc gia cổ Lâm Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 5 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 * Tổ chức: GV dùng lược đồ Giao Châu và Chăm pa thế kỉ VI đến X để xác định địa bàn Chămpa, sau đó chia nhóm và phân nội dung thảo luận + Nhóm 1: Quá trình hình thành nhà nước Chămpa + Nhóm 2: Tìmh hình kinh tế, chính trị. + Nhóm 3: Tình hình xã hội, văn hoá. - HS thảo luận cử đại diện trả lời, GV nhận xét bổ sung và kết luận. - HS quan sát ảnh khu di tích Mĩ Sơn, tháp Chàm -> nhận xét kĩ thuật xây tháp của người Chămpa. - GV nhấn mạnh văn hoá Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Ấn Độ ntn? Hoạt động 3: Cá nhân - GV thuyết trình kết hợp sử dụng lược đồ giúp HS nắm được những kiến thức cơ bản về thời gian ra đời phạm vi lãnh thổ thành phần dân cư Phù Nam. - PV: Tình hình kinh tế, văn hoá xã hội của Phù Nam?. ấp, đến thế kỉ VI đổi thành Chămpa, phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt. - Kinh đô: Trà Kiệu - Quảng Nam -> Đồng Dương - Quảng Nam -> Trà Bàn - Bình Định. - Tình hình Chămpa từ thế kỉ II đến X: + Kinh tế: * Nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nước. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. * Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao. + Chính trị - xã hội: * Theo chế độ quân chủ chuyên chế. * Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. * Xã hội: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ. + Văn hoá: - Chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ) - Tôn giáo Balamôn và Phật giáo. - Ở nhà sàn, ăn trầu, hoả táng người chết. 3. Quốc gia cổ Phù Nam. - Trên cơ sở văn hoá óc Eo (An Giang), thế kỉ I hình thành quốc gia cổ Phù Nam, thế kỷ III-V phát triển thịnh vượng, cuối thế kỉ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính. - Tình hình Phù Nam: + Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. + Văn hoá: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. + Xã hội: Quý tộc, bình dân, nô lệ. 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy: - Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam; địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân? - Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Lâm Ấp - Chămpa, Phù Nam. 4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK/79, - Chuẩn bị bài 15: Thời kỳ Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X. Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 6 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Tiết PP: 21 Ngày soạn: 9/1/2011 Bài 15: THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (Từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X) I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. - Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hoá giành độc lập dân tộc của nhân dân ta. - Kỹ năng: HS biết liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hoá, xã hội. II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, miêu tả, kể chuyện, so sánh, III. CHUẨN BỊ: - Lược đồ SGK ban KHXH nhân văn lớp 10. - Tài liệu minh hoạ khác. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc. - Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ trong xã hội của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang-Âu Lạc. 2. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: cá nhân - PV: Các triệu đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục đích gì? - PV: Chính sách bóc lột về kinh tế? - PV: Nhận xét chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ? (Bóc lột triệt để tàn bạo, đặc biệt nặng nề chỉ có ở một chính quyền ngoại bang.) - PV: Chính sách đồng hoá về văn hoá của chính quyền đô hộ, nhằm mục đích gì ? => Chính sách bóc lột vô cùng tàn bạo và thâm độc của chính quyền đô hộ kéo dài hàng nghìn năm trong thời bắc thuộc quả là một thử thách vô cùng cam go, ác liệt với dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Những chính sách đó đưa đến sự chuyển biến xã hội như thế nào? Chúng ta vào mục 2. Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân - PV: Nhận xét về tình hình kinh tế nước ta thời Bắc thuộc? I. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong xã hội Việt Nam. 1. Chế độ cai trị. a. Tổ chức bộ máy cai trị: - Chia nước ta thành các quận, huyện cử quan lại cai trị đến cấp huyện. - Mục đích: sáp nhập đất Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng. b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá: - Kinh tế: chính sách bóc lột cống nạp nặng nề; Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân cày cấy; Nắm độc quyền muối và sắt. - Văn hoá, xã hội: Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho; bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán; đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt, nhằm đồng hoá dân tộc ta. - Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. 2. Những chuyển biến xã hội. a. Về kinh tế: - Nông nghiệp: Công cụ sắt được sử dụng phổ biến; Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh; Thuỷ lợi mở mang. ⇒ Năng suất lúa tăng hơn trước. - Thủ công nghiệp, thương mại: + Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức. Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 7 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 - PV: Trong bối cảnh chính quyền đô hộ ra sức thực hiện âm mưu đồng hoá thì văn hoá dân tộc ta phát triển như thế nào? - GV minh hoạ thêm tiếp thu có chọn lọc các yếu tố bên ngoài đó là kết quả tất yếu của sự giao lưu văn hoá. GV phân tích: Mặc dù chính quyền đô hộ thi hành những chính sách đồng hoá bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhưng do tổ tiên đã kiên trì đấu tranh qua hàng ngàn năm nên đã bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc. Dưới bầu trờ của làng, xã Việt Nam, phong tục, tập quán của dân tộc vẫn giữ gìn và phát huy. - PV: Sự biến đổi về xã hội? + Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh - Đường giao thông thuỷ bộ giữa các vùng, quận hình thành. b. Về văn hoá - xã hội: - Về văn hoá: + Tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa thời Hán - Đường như: Ngôn ngữ, văn tự. + Nhân dân vẫn giữ được phong tục, tập quán: Nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày, tôn trọng phụ nữ . - Xã hội có chuyển biến: + Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân dân với chính quyền đô hộ (Thường xuyên căng thẳng) + Đấu tranh chống đô hộ. + Ở một số nơi nông dân tự do bị nông nô hoá, bị bóc lột theo kiểu địa tô PK 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy: - Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc: Mục đích, kết quả. - Sự biến đổi về kinh tế văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. 4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài trả lời câu hỏi SGK/82. - Chuẩn bị bài 16 theo bảng thống kê sau: Thời gian Tên cuộc khởi nghĩa Địa bàn 40 100,137,144 178,190 248 542 687 722 176-791 819-820 905 938 Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 8 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Tiết PP: 22 Ngày soạn: 9/1/2011 Bài 16 THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: HS thấy được tính liên tục, rộng lớn, quyết liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỉ I - IX. Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ, chiến thắng Bạch Đằng (938). - Tư tưởng tình cảm: Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ, lòng biết ơn các vị anh hùng của dân tộc, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc. - Kỹ năng: Biết hệ thống hoá kiến thức, lập bảng thống kê, sử dụng bản đồ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (938), Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa - HS: Tranh ảnh trong SGK và tài liệu có liên quan. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc đối với nhân dân ta? 2. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp - GV sử dụng bảng thống kê các cuộc đấu tranh tiêu biểu chuẩn bị theo mẫu cho HS lên bảng điền vào: Thời gian Tên cuộc K/nghĩa Địa bàn 40 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Kiến thức: Phiếu học tập theo bảng niên biểu: Cuộc K/n Diễn biến Kết quả,ý nghĩa Hai Bà Trưng Lý Bí Khúc Thừa Dụ Bặch Đằng 938 * Tổ chức: GV chia lớp làm 4 nhóm, phát phiếu học tập giao các nhóm theo dõi thảo luận theo niên biểu + Nhóm 1: KN Hai Bà Trưng + Nhóm 2: KN Lý Bí + Nhóm 3: KN Khúc Thừa Dụ + Nhóm 4: Chiến thắng Bặch Đằng 938 - HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện ghi nội dung tóm tắt cuộc khởi nghĩa vào bảng niên biểu, sau đó trình bày trước lớp. GV nhận xét phần trình bày của các nhóm sau đó sử dụng bảng thống kê chi tiết về cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta thời Bắc thuộc. II. Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỉ I - đầu thế kỉ X). 1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỉ X. - Từ năm 40 đến thế kỷ X nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở 3 quận. - Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ). - Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc. 2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân. - Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ - Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 3. Củng cố, tóm tắt bài dạy: - Sử dụng theo dõi bảng thống kê cho HS ghi nhớ. - GV sử dụng thời gian kể về các nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền và công lao của họ đối với dân tộc, nhấn mạnh ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa, nhất là chiến thắng Bạch Đằng (nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử) - Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc. 4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà: - Học bài, trảl ời câu hỏi trong SGK trang 77, sưu tầm tư liệu lịch sử, tranh ảnh đền thờ các vị anh hùng đấu tranh chống ách áp bức đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Tự hoàn thiện bản thống kê kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 9 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2010 -2011 Tiết PP: 23 Ngày soạn: 15/1/2011 Chương II VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV Bài 17 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất. Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương lập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ tự chủ và độc lập. Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân. - Tư tưởng: Bồi dưỡng ý thức ĐLDT, bảo vệ sự thống nhất nước nhà, niềm tự hào dân tộc. - Kỹ năng: HS biết phân tích so sánh. II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, miêu tả, kể chuyện, trực quan III. CHUẨN BỊ: - GV: Bản đồ Việt Nam, sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Lê Sơ - HS Sưu tầm chuyện kể về danh nhân nhà nước các triều Lý, Trần, Lê Sơ. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng. 2. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân - PV: Việc Ngô Quyền xưng vương xây dựng chính quyền mới có ý nghĩa ntn? - GV: Minh hoạ bằng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô và thời Dinh-Tiền Lê, hướng dẫn HS so sánh. - PV: Nhận xét tổ chức nhà nước thời Đinh - Tiền Lê? (Thời Ngô: chính quyền TW chưa quản lý được các địa phương nên loạn 12 xứ quân; Thời Đinh, tiền Lê: Dưới vua có 3 ban chính quyền trung ương kiểm soát được 10 đạo ở địa phương -> nhà nước quân chủ chuyên chế chính thức được thành lập.) Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân - GV: Kể chuyện Lý Công Uẩn, trích đọc Chiếu dời đô và việc đổi quốc hiệu Đại Việt. - HS quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ. - PV: Tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lý - Trần - Hồ được tổ chức như thế nào? - PV: Nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý - Trần - Hồ ? (Thể chế chung là quân chủ chuyên chế song chuyên chế còn có mức độ vì dưới vua còn có tề tướng và các quan đại thần. Đứng đầu các lộ (tỉnh) chỉ còn một vài chức quan, cấp phủ, huyện, châu cũng chỉ có một chức quan to, bộ máy chính quyền gọn nhẹ, không cồng kềnh.) - HS quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê - PV: Những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông ở cả trung ương và địa phương? - PV: Ý nghĩa cải cách hành chính của Lê Thánh Tông? (tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương nhất là tăng cường quyền lực của nhà vua, bộ I. Bước đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập thế kỷ X. - 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa. - 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, quốc hiệu Đại Việt, dời đô về Hoa Lư - Ninh Bình. - Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, hính quyền Trung ương: Ban Văn, Võ, Tăng. + Hành chính: Chia nước thành 10 đạo + Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ư nông. => Nhà nước độc lập tự chủ theo chế độ quân chủ chuyên chế được xây dựng còn sơ khai. II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở đầu thế kỷ X-XV . 1. Tổ chức bộ máy nhà nước. - Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054 đặt quốc hiệu là Đại Việt. - Bộ máy nhà nước thời Lý - Trần -Hồ: + Trung ương: Vua -> Tể tướng - Các đại thần -> Sảnh, Viện, Đài. + Địa phương: Lộ, Trấn -> Phủ -> Huyện, Châu -> Xã. - Bộ máy nhà nước thời Lê sơ: + Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Lê (Lê sơ) + Những năm 60 của thế kỷ XV, nhà Lê tiến hành cải cách hành chính lớn: + Quyền hành tập trung vào tay vua, bỏ chức Tể tướng và trung gian, thành lập 6 bộ. + Cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti). Dưới đạo là Phủ, Huyện, Châu, Xã. 2. Luật pháp và quân đội. Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 10 . Phú Lịch sử lớp 10 2 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2 010 -2011 Tiết PP: 19 Phần hai: LỊCH S Ử VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX Chương I: VIỆT NAM T Ừ THỜI NGUYÊN THUY ĐẾN THẾ KỶ. công cụ có bước phát triển mới gọi là "cách mạng đá mới" + Sử dụng kĩ thuật cưa khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay; + Biết trồng lúa, dùng cuốc đá; Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 3 Trường. Huỳnh, cuối thế kỉ II Khu Liên thành lập quốc gia cổ Lâm Trần Minh Phú Lịch sử lớp 10 5 Trường THPT Phan Đăng Lưu Năm học:2 010 -2011 * Tổ chức: GV dùng lược đồ Giao Châu và Chăm pa thế kỉ VI