ĐỀ KIỂM TRA: GDCD 7 ĐỀ: 1 Câu 1: Nêu một vài câu nói của Bác Hồ về việc phải quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ em? Câu 2: Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hoá thế giới? Câu 3: Theo em, vì sao pháp luật nước ta quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục? Câu 4: Cho tình huống: Khi đào móng làm nhà, ông A đã phát hiện một chiếc bình cổ thời Lý, ông vội vàng đem cất chiếc bình đó đi. Theo em, việc làm của ông A là đúng hay sai? Vì sao? Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? ĐÁP ÁN 7: ĐỀ 1 Câu 1: “Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” Câu 2: - Quần thể di tích Cố đô Huế. - Nhã nhạc cung đình Huế. - Phố cổ Hội An. - Di tích văn hoá Mỹ Sơn. - Vịnh Hạ Long - Động Phong Nha. - Cồng chiêng Tây Nguyên Câu 3: HS trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được 2 trong các ý cơ bản sau: - Do tính ưu việt của Nhà nước và pháp luật nước ta, trẻ em được tôn trọng và được ưu tiên vì trẻ em là tương lai nòi giống của dân tộc. - Do đặc điểm của trẻ em còn non nớt về thể chất và tinh thần, cần sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt để trẻ em được phát triển đầy đủ. - Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái với pháp luật, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi Câu 4: * Nêu được ông A làm như vậy là sai; * Giải thích: Chiếc bình đó không thuộc sở hữu của ông A, nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân. * Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ: Vận động để ông A giao nộp chiếc bình cho chính quyền hoặc cơ quan văn hoá ở địa phương - Giải thích để ông A hiểu: + Nghĩa vụ của công dân là phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước. + Ích lợi của việc làm đó là để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ gìn, bảo vệ, có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị của nó. ĐỀ KIỂM TRA: GDCD 7 ĐỀ: 2 Câu 1: Theo em, vì sao Nhà nước ta nghiêm cấm việc săn bắt các động vật quý hiếm? Câu 2: Câu khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em của UNESCO là gì? Câu 3: Theo em, vì sao trong những năm gần đây hiện tượng lũ lụt, mưa bão, hạn hán thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới? Điều này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người? Câu 4: Cho tình huống: Khi đào móng làm nhà, ông A đã phát hiện một chiếc bình cổ thời Lý, ông vội vàng đem cất chiếc bình đó đi. Theo em, việc làm của ông A là đúng hay sai? Vì sao? Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? ĐÁP ÁN 7: ĐỀ 2 Câu 1: HS có thể trình bày theo cách của mình nhưng yêu cầu nêu được: Nhà nước ta nghiêm cấm săn bắt các động vật quý hiếm vì: Săn bắt các động vật quý hiếm sẽ làm mất đi các loài động vật đã có trong tự nhiên, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, gây mất cân bằng sinh thái. Câu 2: Câu khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em của UNESCO là: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Câu 3: Do con người không biết bảo vệ, giữ gìn môi trường và tài nguyên thiên nhiên dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái. * Ảnh hưởng đối với đời sống con người: - Thiệt hại thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người; - Ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của các vùng và gia đình bị thiên tai, làm ngưng trệ các hoạt động sản xuất gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế của đất nước. Câu 4: * Nêu được ông A làm như vậy là sai; * Giải thích: Chiếc bình đó không thuộc sở hữu của ông A, nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân. * Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ: Vận động để ông A giao nộp chiếc bình cho chính quyền hoặc cơ quan văn hoá ở địa phương - Giải thích để ông A hiểu: + Nghĩa vụ của công dân là phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước. + Ích lợi của việc làm đó là để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữ gìn, bảo vệ, có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị của nó.