1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KT 1T HK2 chuẩn 2-8, 2đề chẵn lẻ; có MT

7 294 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 161,5 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2012-2013) Môn: Vật lí 8 I/ MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: 1/ Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 29 theo phân phối chương trình. 2/ Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần công cơ học + nhiệt học Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: Đề kết hợp (trắc nghiệm 20% - tự luận 80%) 1/ BẢNG TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH. Nội dung Tổng Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) LT (Cấp độ 1, 2) VD (Cấp độ 3, 4) 1/ Công cơ học 5 4 2.8 2.2 25.5 20 2/ Nhiệt học 6 5 3.5 2.5 31.8 22.7 Tổng cộng 11 9 6.3 4.7 57.3 42.7 2/ TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ: Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL 1/ Công cơ học 25.5 3 2 Tg: 4’ 1 Tg: 4’ 2.0 đ 2/ Nhiệt học 31.8 4 4 Tg: 8’ 2.0 đ 1/ Công cơ học 20.0 2 1 Tg: 2’ 1 Tg: 15’ 3.5 đ 2/ Nhiệt học 22.7 3 1 Tg: 2’ 2 Tg: 10’ 2.5 đ Tổng 100 12 câu Tg: 45’ 8 Tg: 16’ 4 Câu Tg: 29’ 10.0 điểm MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL 1/ Công cơ học 1/. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 2/. Nêu được 02 ví dụ minh họa cho định luật về công - Sử dụng ròng rọc. - Sử dụng mặt phẳng nghiêng. - Sử dụng đòn bẩy. 3/. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 4/. Công thức: t A =P ; trong đó: P là công suất; A là công thực hiện (J); t là thời gian thực hiện công (s). Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 1 W = 1 J/s (jun trên giây) 1 kW (kilôoát) = 1 000 W 1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W 5/. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. 6/. Vật có khối lượng càng lớn và tốc độ của vật càng lớn thì 7/. Nêu được ví dụ về lực khi thực hiện công và không thực hiện công. 8/. Công thức tính công cơ học: A = F.s; trong đó: A là công của lực F; F là lực tác dụng vào vật; s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực. Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J 1J = 1N.1m = 1Nm 9/. Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. - Đơn vị cơ năng là jun (J). 10/. Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất và có khối lượng càng lớn thì khả năng thực hiện công của nó càng lớn, nghĩa là thế năng của vật đối với mặt đất càng lớn. 11/. Nêu được ví dụ chứng tỏ vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng; (thế năng 12/. Vận dụng được công thức A = Fs để giải được các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng trong công thức và tìm đại lượng còn lại. 13/. Vận dụng được công thức t A =P để giải được các bài tập tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. động năng của vật càng lớn. của lò xo, dây chun khi bị biến dạng) Số câu hỏi C3;1 C1;9 C7;2 C9;3 C13;10 Số điểm 0,25 1.5 0,5 2.5 2/ Nhiệt học 14/. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. 15/. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 16/. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. 17/. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 18/. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về sự đối lưu 19/. - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 20/. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. - Cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt. - Nêu được ví dụ minh họa cho mỗi cách làm biến đổi nhiệt năng. 21/. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J). 22/. Lấy được 02 ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt 23/. Giải thích được 01 hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. 24/. Giải thích được hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất lỏng và chất khí 25/. Lấy được 02 ví dụ minh họa về sự dẫn nhiệt. 26/. Vận dụng kiến thức về dẫn nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. 27/. Vận dụng được kiến thức về đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích 02 hiện tượng đơn giản. Số câu hỏi C14,4; C16,6; C17;8 C19, 5 C26,7 C23,11 C27,12 Số điểm 0,75 0,25 0,25 TS câu hỏi 4 4 4 TS điểm 3.0 2.0 5.0 ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1 I - TRẮC NGHIỆM : ( 2.0 đ ) Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về công suất? A/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. B/ Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. C/ Công suất được xác định bằng công thức .AtΡ = D/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển một mét Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học? A/ Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B/ Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao. C/ Ô tô đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang. D/ Quả bưởi rơi từ trên cây xuống. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? A/ Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B/ Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng trọng trường. C/ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D/ Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A/ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B/ Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C/ Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. D/ Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A/ Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B/ Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. C/ Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D/ Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 6: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? A/ Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một số ít các hạt mà thôi. B/ Một cách giải thích khác. C/ Vì các hạt rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được. D/ Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau. Câu 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A/ Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B/ Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C/ Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D/ Cả ba câu trả lời trên đều đúng. Câu 8: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A/ Khi nhiệt độ tăng B/ Khi nhiệt độ giảm. C/ Khi thể tích của các chất lỏng lớn. D/ Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. II - TỰ LUẬN: (8.0đ) Câu 9: Phát biểu định luật về công. (1.5 đ ) Câu 10: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Hãy tính công và công suất của người đó. (3.5 đ ) Câu 11: Tại sao khi mở lọ nước hoa trong lớp học thì cả lớp ngửi thấy mùi nước hoa? (1.5 đ ) Câu 12: Tại sao lại có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ giảm? Tại sao? (1.5đ ) ĐỀ 2 I - TRẮC NGHIỆM : ( 2.0 đ ) Câu 1: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về công suất? A/ Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. B/ Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. C/ Công suất được xác định bằng công thức A P t = D/ Đơn vị của công suất là oát, kí hiệu là W Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học? A/ Xe máy đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang. B/ Bác thợ xây dùng ròng rọc cố định kéo gạch lên cao. C/ Cành cây rơi từ trên cây xuống. D/ Vận động viên đá quả bóng ra xa Câu 3: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về cơ năng? A/ Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B/ Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là trọng lực. C/ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D/ Cơ năng của một vật bàng tổng động năng và thế năng của nó Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A/ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B/ Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C/ Chuyển động của các phân tử, nguyên tử không phụ thuộc vào nhiệt độ D/ Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A/ Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật B/ Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. C/ Đơn vị nhiệt năng là Jun, kí hiệu là J D/ Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 6: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? A/ Vì các hạt rất nhỏ, khoảng cách giữa chúng cũng rất nhỏ nên mắt thường ta không thể phân biệt được. B/ Vì kích thước các hạt không nhỏ lắm nhưng chúng lại nằm rất sát nhau C/ Vì một vật chỉ được cấu tạo từ một hạt mà thôi. D/ . Một cách giải thích khác. Câu 7: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A/ Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B/ Từ vật to sang vật bé C/ Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D/ Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. Câu 8: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A/ Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn B/ Khi thể tích của các chất lỏng lớn C/ Khi nhiệt độ giảm. D/ . Khi nhiệt độ tăng II - TỰ LUẬN: (8.0đ) Câu 9: Viết công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị đo các đại lượng (1.5 đ ) Câu 10: Một người công nhân kéo gạch lên tầng 2 cao 8m. Sau 10 phút anh kéo được 120 viên. Biết mõi viên gạch nặng 20 N. Hãy tính công và công suất của người đó. (3.5 đ ) Câu 11: Tại sao khi cho đường vào nước một thời gian sau ta uống nước thấy ngọt? (1.5 đ ) Câu 12: Tại sao lại có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ tăng? Tại sao? (1.5đ ) ĐÁP ÁN ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM : ( 2.0 điểm ) Mỗi câu đúng đạt 0.25 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 A B D D B C C A II. TỰ LUẬN : ( 8.0 điểm ) Câu 9: Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại (1.5 đ ) Câu 10: 3.5đ Tóm tắt: (0.5 điểm) 8s h m= = 20t s= 180F N= ? ? A P = = Giải Công của người đó là: . . 180.8 1440( )A F s F h J= = = = (1.0 điểm) Công suất của người đólà: 1440 72( ) 20 A P W t = = = (1.0 điểm) Đáp số: 1440A J= 72P W = Câu 11: Vì các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong lớp, xen vào giữa các khoảng cách của các phân tử không khí nên cả lớp ngửi thấy mùi nước hoa. (1.5 đ ) Câu 12: Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi. (1.5 đ) ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM : ( 2.0 điểm ) Mỗi câu đúng đạt 0.25 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B C B C D A A D II. TỰ LUẬN : ( 8.0 điểm ) Câu 9: Công thức tính công suất: P = A t P: Công suất (W) A: Công thực hiện (J) t: Thời gian thực hiên công (s ) Câu 10: 3.5đ Tóm tắt: (0.5 điểm) Giải 8s h m= = t= 10’ = 600s P=20N ? ? A P = = Để kéo được 120 viên gạch, người công nhân phải sử dụng lực: F = 120.20 = 240N Công của người đó là: . . 240.8 1920( )= = = =A F s F h J (1.0 điểm) Công suất của người đólà: 1920 3,2( ) 600 = = = A P W t (1.0 điểm) Đáp số: 1920=A J 3,2=P W Câu 11: Vì các phân tử đường chuyển động không ngừng nên các phân tử này có thể đi tới mọi nơi trong nước, xen vào giữa các khoảng cách của các phân tử nước nên ta uống chỗ nào cũng thấy ngọt (1.5 đ ) Câu 12: Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ tăng thì các phân tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn. (1.5 đ) . lạnh cũng đều có nhiệt năng. C/ Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D/ Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Câu 6: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền. sang vật nào? A/ Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B/ Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C/ Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D/. nào? A/ Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B/ Từ vật to sang vật bé C/ Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D/ Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng

Ngày đăng: 26/01/2015, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w