Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS ật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các khái niệm, định luật, thuyết Vật lí đều xây dựng trên cơ sở khảo sát, phân tích các hiện tượng và được kiểm tra bằng thực nghiệm. Sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) và thực hành thí nghiệm (THTN) Vật lí trong dạy và học trở nên một hoạt động quan trọng trong việc đào tạo, phát triển các năng lực tư duy, năng lực hành động cho học sinh (HS) và những ứng dụng của nó trong thực tiễn. Những vấn đề chủ yếu về nội dung, phương pháp, kỹ thuật và phương tiện tiến hành thực nghiệm đã và đang rất cần thiết cho người giáo viên (GV) giảng dạy Vật lí. V I. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS : 1. Các TBDH là công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng. 2. THTN giúp HS làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. Thông qua THTN, xây dựng được những nội dung kiến thức (khái niệm, định luật, quy tắc, …) cụ thể về sự vật, hiện tượng mà không có lời lẽ nào có thể mô tả đầy đủ được 3. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin (CNTT) và các thiết bị trình chiếu, nhiều nội dung kiến thức Vật lí càng được làm rõ, giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn: Mô tả các khái niệm trừu tượng; mô phỏng các thí nghiệm không thể thực hiện với trang thiết bị hiện nay; xem phim, hình ảnh, … mà bình thường không thể thực hiện trên lớp; kiểm tra kiến thức HS thông qua các trò chơi. II. NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI DẠY HỌC ĐỐI VỚI BỘ MÔN VẬT LÍ THCS : 1. Thống kê chương trình Vật lí THCS : KHỐI LỚP 6 7 8 9 GHI CHÚ Số tiết/ tuần 1 1 1 2 Tổng số tiết 35 35 35 70 Số tiết có sử dụng thiết bị dạy học và thí nghiệm 25 22 15 40 Số tiết thực hành 2 3 1 7 2. Yêu cầu về nội dung chương trình Vật lí THCS Theo chương trình Vật lí THCS, thời lượng giảng dạy có sử dụng TBDH và THTN là khá lớn, không thể thiếu được để học sinh lĩnh hội được trọn vẹn kiến thức của chương trình GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 1 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS - Ở các lớp 6, 7 : Mức độ nội dung chương trình là khảo sát định tính các hiện tượng, thuộc tính và quá trình Vật lí của tự nhiên, đời sống và kỹ thuật gần gủi với kinh nghiệm và hiểu biết của học sinh. Các kết luận hầu hết có thể do học sinh tự lực rút ra trên cơ sở quan sát trực tiếp sự vật, hiện tượng, kết hợp với những suy luận đơn giản - Ở các lớp 8,9: Vì khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng Vật lí ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập Vật lí. Vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn Vật lí ở các lớp này có những mục tiêu cao hơn lớp 6, 7. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu đã thu thập được; khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lý các thông tin để hình thành khái niệm , rút ra các qui tắc, quy luật và định luật của Vật lí. Đó là những yêu cầu về khả năng quy nạp và diễn dịch để đề xuất các giả thuyết, rút ra các hệ quả có thể kiểm tra, xây dựng các phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết hoặc hệ quả của nó. Đó là những yêu cầu về khả năng phát hiện các mối quan hệ định lượng đối với một đại lượng Vật lí, đối với các đại lượng trong một định luật Vật lí. Nội dung các bài thực hành là tương đối phù hợp với trình độ học sinh, các bài thực hành chủ yếu cho học sinh nghiệm lại các kết quả bằng thực nghiệm so với lý thuyết; số lượng các bài thực hành tăng dần theo trình độ hiểu biết và nhận thức của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số bài thực hành là khó đối với học sinh ở mức trung bình trở xuống. 3. Đổi mới dạy học Vật lí THCS: Mục tiêu lớn nhất là chuyển từ GV giảng giải, HS thụ động tiếp thu sang hình thức GV tổ chức cho HS họat động để tiếp cận, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện các kỹ năng. a/ Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập tập thể: - Cá nhân là cơ bản nhưng phải tích cực và sáng tạo - Tập thể : Làm cho cá nhân học tập có hiệu quả hơn, rèn luyện cho HS tinh thần hợp tác, mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. b/ Bồi dưỡng phương pháp tự học: Định hướng nội dung, đường lối suy nghĩ và hành động để giải quyết vấn đề. c/ Rèn luyện kỹ năng: - Kỹ năng hoạt động nhóm: phân công, phối hợp, giúp đỡ. … - Kỹ năng thực hành thí nghiệm - Thu thập, xử lý, rút ra kết luận bổ ích, truyền đạt • Thu thập: Đọc sách, đọc bảng biểu, tóm tắt đề tài, quan sát và lấy số liệu từ thí nghiệm, khai thác từ Internet • Xử lý: Xây dựng bảng, biểu đồ, vẽ đồ thị, kết luận GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 2 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS • Truyền đạt: Thảo luận, trình bày báo cáo Qua đó giúp HS tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn, ham thích học tập bộ môn, tự tìm tòi nghiên cứu thêm. III. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS HIỆN NAY : 1. Giáo viên : - Phần lớn GV nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy, bước đầu thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư thực hiện các thí nghiệm và sử dụng được các TBDH. GV luôn ý thức trách nhiệm của mình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được phân công, dạy đủ các tiết thực hành, không ngừng nâng cao kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn ĐDDH vào bài giảng một cách hiệu quả - Việc đầu tư cho bài dạy Vật lí mất nhiều thời gian so với việc giảng dạy các môn học khác. - Khả năng khai thác và sử dụng CNTT của giáo viên nhất là giáo viên lớn tuổi còn nhiều hạn chế. - Nhiều GV đã tích cực nghiên cứu, tự mày mò khai thác các tính năng của thiết bị và sử dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. 2. Cán bộ, giáo viên làm công tác thiết bị và ĐDDH - Cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm và đồ dùng dạy học của nhiều trường chưa được đào tạo một cách đầy đủ để đáp ứng được việc phục vụ giảng dạy và hỗ trợ cho GV ở nhiều bộ môn khác nhau. - Ở một số đơn vị, việc phân công cán bộ phục vụ công tác thiết bị thường là những GV không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, năng lực chuyên môn hạn chế, khả năng hiểu biết về trang thiết bị thí nghiệm của nhiều bộ môn còn giới hạn. Thậm chí, một số cán bộ phụ trách thiết bị là những GV lớn tuổi, sức khoẻ đã giảm. Chính vì thế, sự hỗ trợ của họ đối với GV trực tiếp giảng dạy gặp nhiều khó khăn, họ chỉ làm nhiệm vụ trông giữ thiết bị, thực hiện việc cho mượn, giao nhận thiết bi đối với GV . - Đối với nhiều trường học, việc chuẩn bị, sử dụng các thiết bị dạy học hoàn toàn do GV thực hiện hoặc có sự hỗ trợ của chính GV bộ môn được phân công. 3. Học sinh : - Phần lớn học sinh đã bước đầu phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, thực hiện tốt yêu cầu của việc đổi mới dạy học. - Số lượng học sinh hiện nay ở mỗi lớp bình quân là trên 40 học sinh nên việc chia nhóm theo cơ số 6 của bộ thiết bị dạy học là quá đông; khó có thể theo dõi, kiểm tra tất cả các em cùng làm việc. Kết quả khảo sát việc ham thích học Vật Lí đối với HS ở các khối lớp: GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 3 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS Khối lớp Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng số HS khảo sát 44 32 68 Câu hỏi: Bạn có thích học môn Vật lí TRẢ LỜI SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Rất thích 3 6,82% 2 6,25% 7 10,29% Thích 27 61,36% 19 59,38% 42 61,77% Chưa thích 14 31,81% 11 34,38% 19 27,94% 4. Thiết bị dạy học : - Các thiết bị đã cung cấp đáp ứng được việc giảng dạy chương trình Vật lí THCS, nhưng việc cung cấp thiết bị cho các khối lớp ở năm đầu thực hiện thay sách giáo khoa còn quá chậm. - Số lượng: Đảm bảo cơ số 6 thực hiện dạy trên từng lớp, không có thiết bị dự phòng để thay thế kịp thời khi cần thiết. - Chất lượng: Nhìn chung bộ thí nghiệm Vật lí THCS có mẫu mã đẹp, gọn, nhẹ, có phân loại, đóng gói khoa học cho từng nội dung chương trình cho từng khối lớp riêng biệt, thuận tiện trong việc sắp xếp và chuẩn bị. Tuy nhiên có một số dụng cụ độ chính xác không cao: Nhiệt kế, lực kế, Một số dụng cụ sai về mặt lý thuyết: Máy biến thế ở lớp 9 có số đo các hiệu địện thế không phù hợp với số vòng dây ghi trên máy, bộ thí nghiệm cảm ứng điện từ có đế bằng nhựa dễ hỏng, kết quả thí nghiệm sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến ở Vật lí 6 không đúng. Một số dụng cụ hiện nay đã bị oxi hóa như các vòng của lò xo lá tròn đã gỉ sét; dây dẫn điện ở lớp 9 có chốt cắm không bền và không thể dùng để mắc các mạch điện phân nhánh; 2 điện cực ở bình điện phân lớp 7 không dẫn điện - Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hỗ trợ giảng dạy rất hiệu quả, làm cho học sinh hứng thú học tập, nắm vững và say mê môn học hơn nhưng chưa được đầu tư trang bị ở các trường THCS. 5.Cơ sở vật chất : - Nhà trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện có thể có được để sắp xếp, bố trí các thiết bị an toàn, hợp lí; hỗ trợ về kinh phí để tổ chức giảng dạy (mua pin, sửa chữa hư hỏng nhỏ của các thiết bị). - Hầu hết các trường THCS chưa có phòng học bộ môn, bàn ghế chưa phù hợp cho việc thực hành của HS. Hệ thống điện trong nhiều phòng học được thiết kế chưa khoa học: chỉ có 1 hoặc 2 chỗ lấy điện nên rất khó khăn khi thực hành. Giáo viên phải đặt, nối thêm những dây dẫn phụ đến mỗi nhóm nên vừa mất thời gian vừa không an toàn. Việc di chuyển TBDH của GV đến từng lớp rất khó khăn, nhất là khi có 2 tiết liền kề. Hơn nữa việc di chuyển TBDH liên tục rất dễ hỏng hóc, nhanh giảm tuổi thọ. - Ở những trường có phòng chức năng riêng thì việc điều động học sinh đến giờ có thí nghiệm thực hành là dễ dàng. Nhưng ở phòng chức năng thì việc bố trí 4 GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 4 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS bộ bàn ghế (bàn 1,2 x 2,4 m) là khá lớn lại không đủ cơ số 6 của thiết bị nên việc hoạt động nhóm gặp khó khăn. IV. TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY MÔN VẬT LÍ BẬC THCS : 1.Thực hiện công tác chuẩn bị : - Bồi dưỡng GV - Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng thiết bị đã có - Khuyến khích GV cải tiến, sáng tạo thiết bị mới - Kiểm tra đánh giá việc thực hiện 2. Tổ chức tốt việc giảng dạy của GV : a/ Chuẩn bị của GV : - Soạn bài : + Lập kế họach chi tiết để tổ chức thực hiện giờ dạy + Nội dung bài sọan đảm bảo chính xác kiến thức cần truyền đạt trên cơ sở điều kiện trang thiết bị, trình độ học sinh + Thể hiện trình độ sư phạm, năng lực và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên + Hoạch định các họat động của HS và GV trong từng thời điểm của giờ dạy + Dự đoán những tình huống có thể xảy ra và phương án xử lý những tình huống đó một cách hiệu quả - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Đảm bảo phản ánh chính xác kiến thức cần truyền đạt theo yêu cầu nội dung bài học + Đảm bảo các yêu cầu về kích thước, màu sắc, độ chính xác, số lượng + GV phải làm trước các thí nghiệm, điều chỉnh và bổ sung những vấn đề cần thiết để đảm bảo chắc chắn kết quả thí nghiệm khi thực hiện trên lớp b/ Tổ chức dạy học : - Trước hết GV phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài dạy. Thông qua sự hướng dẫn đó giáo viên cần tập trung theo dõi, uốn nắn hay giúp đỡ các nhóm học sinh gặp khó khăn khi bố trí dụng cụ, lắp ráp thí nghiệm. - Bố trí thời gian và trình tự giờ dạy hợp lý GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 5 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS - Sử dụng triệt để những TBDH và THTN đã chuẩn bị, đặc biệt chú trọng kết quả thí nghiệm, giải thích rõ ràng nhằm tạo được sự thuyết phục cao đối với học sinh - Đảm bảo phần lớn HS tích cực tham gia, nắm bắt và vận dụng được nội dung bài học c/ Các bước cụ thể trong tổ chức dạy học : - Nêu mục đích yêu cầu, hướng dẫn của GV đối với các thiết bị mới - Chia nhóm, phân công HS - Giao các thiết bị cho nhóm - Các nhóm thực hiện; GV theo dõi, giúp đỡ - HS hoàn thành công việc thực nghiệm, báo cáo kết quả - HS nhận xét, đánh giá kết quả và đưa ra kết luận của nhóm - GV tổng hợp, giải thích, tuyên dương và nhắc nhở các nhóm. 3. Phân công cán bộ, giáo viên hỗ trợ công tác thiết bị và ĐDDH - Việc phân công cán bộ phục vụ công tác thiết bị phải đảm bảo năng lực chuyên môn , khả năng hiểu biết về trang thiết bị thí nghiệm của nhiều bộ môn. - Bồi dưỡng nâng cao kiến thức của đội ngũ làm công tác thiết bị để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 4. Quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ của bộ phận chuyên môn khi giảng dạy thực hành - Bộ phận chuyên môn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho GV, chỉ dẫn, đề ra những giải pháp thuận lợi cho GV thực hiện đồng thời tham mưu, đề xuất giải quyết những khó khăn ở cơ sở để thực hiện tốt việc sử dụng thiết bị và THTN. - Một số cán bộ quản lý đã rất quan tâm đến việc đầu tư những thiết bị thiết thực và có chất lượng nhưng kinh phí hoạt động và các nguồn thu khác của đơn vị chưa thể đáp ứng được như mong muốn. - Ngoài việc tập huấn hướng dẫn sử dụng ở trường Cao Đẳng sư phạm, các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường đã chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thực hành và sử dụng TBDH cho đội ngũ GV, khắc phục kịp thời những khó khăn do thiếu tài liệu hướng dẫn sử dụng. 5. Những giải pháp đã thực hiện để làm tốt công tác sử dụng trang thiết bị dạy học và THTN Vật Lí THCS : - Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn ở nhà trường, từng cụm trường và của cả huyện. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn được thực hiện chặt chẽ, nội dung đi sâu vào việc thảo luận và thống nhất phương pháp giảng dạy đối với những bài khó, tổ chức các giờ dạy thực hành và sử dụng thiết bị dạy học, khả năng ứng dụng trong thực tế đáp ứng yêu cầu cần thiết của GV - Cải tiến, bổ sung CSVC và trang thiết bị phù hợp với việc dạy học, khắc phục những hạn chế về chất lượng của thiết bị GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 6 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS - Tăng cường công tác quản lý chuyên môn của BGH bằng việc xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo, triển khai thực hiện đạt hệu quả; thường xuyên dự giờ thăm lớp, đánh giá việc sử dụng ĐDDH của GV trên lớp - Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn của các tổ bộ môn không chỉ là số lượng, thời gian mà phải đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp trên từng lĩnh vực cụ thể - Tổ chức và tham gia các kỳ thi HSG thực hành, GV tự làm ĐDDH - Trong khi chưa có đủ thiết bị CNTT, các đơn vị cũng được sắp xếp và tạo điều kiện để GV tiếp cận những thiết bị này - Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về tin học cho GV V. NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN : 1. Tổ chức sử dụng TBDH và TNTH là việc khó, mất nhiều thời gian đối với GV nhưng giờ học trở nên sinh động, hiệu quả hơn. 2. HS ham thích học bộ môn ngày càng nhiều Ngoài việc ham thích học bộ môn Vật Lí, kết quả khảo sát từ HS cho thấy: Đơn vị Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng số HS khảo sát 44 32 68 Câu hỏi: Việc tổ chức dạy học môn Vật lí ở lớp bạn ra sao? TRẢ LỜI Rất tốt 11 25,00% 8 25,00% 19 27,94% Tốt 18 40,91% 13 40,63% 25 36,76% Bình thường 14 31,82% 10 31,25% 21 30,88% Chưa tốt 1 2,27% 1 3,13% 3 4,41% Câu hỏi : Bạn có được tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị TRẢ LỜI Thường xuyên 31 70,45% 25 78,13% 49 72,06% Đôi khi 13 29,55% 7 21,88% 19 27,94% Chưa bao giờ 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% Câu hỏi: Bạn đánh giá thế nào về sự thành công của các thí TRẢ LỜI Hoàn toàn 16 36,36% 9 28,13% 21 30,88% Tương đối 21 47,73% 19 59,38% 38 55,88% Rất ít 7 15,91% 4 12,50% 9 13,24% Câu hỏi: Theo bạn, khó khăn thường gặp phải khi học bộ môn TRẢ LỜI Thực hành thí nghiệm 25 56,82% 17 53,13% 39 57,35% Vận dụng kiến thức 11 25,00% 9 28,13% 21 30,88% GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 7 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS Số HS mỗi nhóm quá nhiều 8 18,18% 6 18,75% 8 11,76% 3. TBDH và TNTH đã được sử dụng tốt hơn 4. Đội ngũ GV đã có sự chuyển biến về nhận thức, thể hiện trách nhiệm trong việc chuẩn bị và dạy học bằng TBDH và THTN bộ môn Tổng số GV khảo sát 15 Câu hỏi: Bạn có thích dạy môn Vật lí không ? TRẢ LỜI Số GV Tỉ lệ Rất thích 3 20,00% Thích 10 66,67% Chưa thích 2 13,33% Câu hỏi: Việc tổ chức dạy học môn Vật lí ở trường bạn ra sao? TRẢ LỜI Rất tốt 2 13,33% Tốt 7 46,67% Bình thường 5 33,33% Chưa tốt 1 6,67% Câu hỏi: Bạn có được tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị thí nghiệm Vật lí không ? TRẢ LỜI Thường xuyên 14 93,33% Đôi khi 1 6,67% Chưa bao giờ 0 0,00% Câu hỏi: Theo bạn, việc đổi mới phương pháp hiện nay tác động như thế nào đến hiệu quả dạy học môn Vật Lí? TRẢ LỜI Rất tích cực 5 33,33% Tích cực 8 53,33% Tương đối 2 13,33% Không ảnh hưởng 0 0,00% VI. KẾT LUẬN : Khoa học Vật lí góp phần rất tích cực vào việc giải quyết các vấn đề gần gủi với thực tế cuộc sống, các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, khẳng định vị trí đặc biệt của nó đối với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Nghiên cứu bộ môn Vật lí không chỉ đơn thuần nghiên cứu lí thuyết mà phải vận dụng thật tốt các điều kiện thực nghiệm để giúp học sinh lĩnh hội và áp dụng kiến thức bộ môn một cách có hiệu quả. Nhà trường phổ thông hiện nay sau nhiều năm thực hiện đổi mới thay sách đối với các lớp 6,7 8,9 đã được trang bị khá đầy đủ các thiết bị thí nghiệm để học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm, từ đó học sinh sẽ nắm bắt vấn đề một cách sâu sắc hơn hoặc là tự bản thân các em tìm ra, phát hiện một GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 8 Trường THCS Phan Đình Phùng Chuyên đề: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học vào quá trình giảng dạy vật lí ở bậc THCS qui luật trong tự nhiên. Vấn đề còn lại là sử dụng các thiết bị đó như thế nào, tổ chức các giờ dạy thực hành ra sao; kết hợp với các phương pháp khác như thế nào … là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo chúng ta. Trước đối tượng học sinh phong phú về trình độ nhận thức, nhưng khác nhau về kỹ năng, kỷ xảo trong thao tác khi làm thí nghiệm; giáo viên phải tạo ra tình huống có vấn đề để phát huy được khả năng tư duy của học sinh khá giỏi, đồng thời phải kiểm tra, tạo điều kiện, quan tâm cho học sinh có sức học yếu hơn được tham gia nhiều hơn trong hoạt động nhóm, phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Những bài thực hành do chính tay các em thực hiện dưới sự hướng dẫn , quản lý của giáo viên sẽ giúp học sinh nắm rõ hơn kiến thức của môn học, nhớ lâu hơn, tăng cường sự tin tưởng, chú ý và nắm vấn đề sâu sắc hơn. Với mỗi vấn đề thực nghiệm cho học sinh, giáo viên cần chú trọng nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng thực nghiệm cho học sinh, đồng thời bổ sung kịp thời và chính xác những nội dung kiến thức về mặt lý thuyết để hiệu quả đạt được có thể hoàn hảo hơn, tạo tiền đề cơ sở vững chắc cho việc tiếp thu và vận dụng kiến thức sau này. Sự đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị thực nghiệm trường học đã được trang bị đầy đủ về số lượng, tương đối về chất lượng đã góp phần rất lớn cho phương pháp thực nghiệm có điều kiện phát huy mạnh mẽ tính tích cực vốn có sẵn của nó. Để đạt được những yêu cầu trên, bản thân mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình cơ sở lý luận về phương pháp thực nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tế để hạn chế việc tốn hao thời gian và công sức trong việc chuẩn bị các thiết bị thực nghiệm. Bên cạnh đó, giáo viên cần không ngừng đầu tư, tìm tòi những phương án thí nghiệm tốt, cách tiến hành thí nghiệm có hiệu quả, thực hiện một số dụng cụ, phương tiện đơn giản, có thể tự sưu tầm, tự chế một cách dễ dàng. Tuy nhiên vì điều kiện thời gian, cũng như năng lực cá nhân có hạn nên việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn đồng nghiệp, trao đổi và góp ý để giúp tôi hoàn thiện hơn trong chuyên môn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Thăng Bình, ngày26 tháng 01 năm 2010 Người thực hiện. Đoàn Vĩnh Phúc GV:Đoàn Vĩnh Phúc Trang 9 . công cụ hữu hiệu giúp HS trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng. 2. THTN giúp HS làm quen sử. chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. b/ Bồi dưỡng phương pháp tự học: Định hướng nội dung, đường lối suy nghĩ và hành động để giải quyết vấn đề. c/ Rèn luyện kỹ năng: - Kỹ năng hoạt động. Việc di chuyển TBDH của GV đến từng lớp rất khó khăn, nhất là khi có 2 tiết li n kề. Hơn nữa việc di chuyển TBDH li n tục rất dễ hỏng hóc, nhanh giảm tuổi thọ. - Ở những trường có phòng chức