1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Học hợp tác quan điểm không mới

3 102 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Tóm tắt. Phát huy tính tích cực tự giác và khả năng tự học cho sinh viên là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho các trường Đại học. Học hợp tác dựa trên quan điểm: Sinh viên có thể học từ mối quan hệ tương tác với bạn học nhiều hơn là học từ việc lắng nghe giảng viên truyền thụ, bởi vì một trong những phương pháp hay nhất để hiểu rõ hơn và bền hơn chính là đi giải thích vấn đề cho người khác nghe. Rõ ràng học hợp tác giúp cho khả năng làm việc với người khác cũng như khả năng tích cực nhận thức tốt hơn.

Nội dung

HỌC HỢP TÁC LÀ MỘT QUAN ĐIỂM HỌC TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, KHẢ NĂNG TỰ HỌC VÀ TINH THẦN HỢP TÁC CHO SINH VIÊN. ThS. Nguyễn Triệu Sơn Khoa Toán Abstract. Motivating students’ ability of self study and their active and concious quality is an urgent issue in most Universities now aday. Cooperative learning, this bases on the point of view that: Students are able to learn more from interacting with their partners than listening to the lecturers because one of the best way to understand and to remember something well is to explain that to others. So it is clear that cooperative learning helps students develop the ability to work with others as well as raise their active cognition. Tóm tắt. Phát huy tính tích cực tự giác và khả năng tự học cho sinh viên là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho các trường Đại học. Học hợp tác dựa trên quan điểm: Sinh viên có thể học từ mối quan hệ tương tác với bạn học nhiều hơn là học từ việc lắng nghe giảng viên truyền thụ, bởi vì một trong những phương pháp hay nhất để hiểu rõ hơn và bền hơn chính là đi giải thích vấn đề cho người khác nghe. Rõ ràng học hợp tác giúp cho khả năng làm việc với người khác cũng như khả năng tích cực nhận thức tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thành tựu lớn lao thu được liên quan đến sự nỗ lực chung của cả tập thể chứ không phải là một kết quả của một cá nhân tạo lập. Hầu hết sự học tập của chúng ta đều có gốc ở sự thành công thu được thông qua hợp tác. Cùng với những người khác, chúng ta có thể làm nhiều hơn và thu được nhiều hơn mức chúng ta làm một mình. Theo Vygotsky: “Điều người học có thể làm qua hợp tác hôm nay thì họ có thể làm một mình ngày mai” và học tập cùng nhau có thể phát triển được kỹ năng nhận thức và xã hội. Học hợp tác (Cooperative Learning) là một quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước đang phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Học hợp tác là một định hướng giáo dục mà trong đó sinh viên cùng làm việc trong những nhóm nhỏ gồm nhiều sinh viên khác nhau và được xây dựng một cách cẩn trọng. Quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực tiếp của sinh viên vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu sinh viên phải làm việc cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung. Trong quá trình hợp tác, mỗi cá nhân sinh viên tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong lớp nghĩa là thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫn nhau trong tập thể sinh viên. Sinh viên học bằng cách làm (Learning by doing) chứ không chỉ học bằng cách nghe giáo viên giảng (Learning by listerning). Quan điểm học tập này tạo nên môi trường hợp tác giữa trò - trò, thầy - trò, sinh viên sẽ là trung tâm của quá trình dạy học và giáo viên không độc chiếm diễn đàn. Đồng thời quan điểm học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ. Kiểu học hợp tác đang được áp dụng có hiệu quả ở tất cả các bậc học và xuất hiện trong nhiều môn học. Học hợp tác sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt đến tính tích cực và tinh thần hợp tác trong hoạt động học tập của sinh viên như: - Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng sinh viên có cơ hội tham gia nhiều vào các hoạt động học tập trong lớp. - Sinh viên được tạo điều kiện tối đa dể phát huy tính chủ động sáng tạo, phát triển năng lực tư duy. - Thay vì chỉ học từ thầy, sinh viên còn học từ bạn, từ tài liệu sách vở. - Rèn luyện tinh thần hợp tác giữa các sinh viên trong lớp đồng thời tăng cường trách nhiệm cá nhân trong tập thể, rèn luyện thói quen biết lắng nghe ý kiến của người khác. - Rèn luyện cho sinh viên năng lực diễn đạt, tăng cường sự tự tin. Ngoài ra, mỗi mô hình học tập hợp tác sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ và quan điểm của sinh viên về các mối quan hệ trong xã hội. Chẳng hạn, trong hình thức học hợp tác, việc tổ chức cho sinh viên thảo luận nhóm (group work) sẽ giúp sinh viên nhận ra rằng: có thể có nhiều câu trả lời, nhiều ý kiến quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề hay ý kiến tập thể tốt hơn ý kiến cá nhân. Trong học hợp tác, với từng hình thức tổ chức học tập giảng viên sẽ phải có những yêu cầu cụ thể mang tính đặc thù riêng. Ví dụ khi thực hiện hình thức thảo luận nhóm giảng viên cần đảm bảo 5 yếu tố sau: B (Build): Xây dựng các bài tập bắt buộc người học phải tư duy. U (Unite): Đoàn kết các thành viên trong nhóm và các nhóm trong lớp, tạo sự tự tin cậy lẫn nhau để cùng hợp tác làm việc. I (Insure): Đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt động, hoạt động nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân nắm vững kiến thức và kỹ năng. L (Look): Phải quan sát xem người học đã làm việc như thế nào và biết những gì, dạy người học cách đánh giá, cách suy nghĩ, cách lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác. D (Develop): Phát triển kĩ năng giao tiếp cho người học. Từ các nghiên cứu chúng ta thấy được việc hợp tác so sánh với cạnh tranh và những nỗ lực cá nhân đem lại kết quả, đặc biệt ở: 1. Nỗ lực nhiều hơn, tích cực hơn để nhận thức: Điều này bao gồm việc nhận thức cao hơn, mở rộng hơn của tất cả các sinh viên (từ trình độ nhận thức cao tới nhận thức thấp), khả năng nhớ lâu, động cơ cố hữu, động cơ nhận thức, yêu cầu thời gian, mục đích ở mức độ cao hơn và suy nghĩ đúng đắn. 2. Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các sinh viên: Điều này bao gồm sự gia tăng tình cảm, các mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích học vấn, sự liên kết giúp đỡ nhau trong công việc. 3. Tâm lý vững vàng hơn: Điều này bao gồm sự điều chỉnh tâm lý chung, tính tự cao, sự phát triển và khả năng xã hội, tính tự tôn, tự nhận thức và khả năng đối phó với sự bất lợi và căng thẳng. Những hiệu quả to lớn mà sự hợp tác đem lại dựa trên rất nhiều kết quả quan trọng, tách việc hợp tác học tập từ các phương pháp chính thống khác, làm cho nó trở thành một trong những cách thức quan trọng nhất thúc đẩy sự thành công của sinh viên. Về mặt động cơ học tập, học hợp tác có ưu thế về mối quan hệ tương tác với bạn học – một cơ hội để hỗ trợ hai chiều và kích thích lẫn nhau. Về mặt nhận thức, học hợp tác cho sinh viên cơ hội để cụ thể hoá - biến tài liệu thành ngôn từ riêng của mình – cũng như cơ hội để bắt đầu sử dụng ngôn ngữ bộ môn. Bạn học cùng có thể đóng vai trò là một mô hình kiểu mẫu về phương pháp học tập cũng như đóng vai giảng viên. Những mô hình học hợp tác làm giảm hiện tượng sinh viên thụ động tiếp thu kiến thức, tăng cường khả năng tự học và tinh thần tích cực tự giác. Thường trong một nhóm nhỏ sinh viên sẽ chịu nói hơn là trong một nhóm lớn, những sinh viên chưa hiểu vấn đề thường sẽ hỏi sinh viên khác về khó khăn hoặc thất bại của mình chứ không muốn tiết lộ với giảng viên đang có mặt ở đó. Những sinh viên đã hiểu vấn đề phải tích cực tổ chức và tái tổ chức việc học tập của mình để có khả năng giải thích. Do đó cả những sinh viên chưa hiểu và những sinh viên đã hiểu đều có lợi, dĩ nhiên sẽ giúp sinh viên tích cực học tập hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Developing instructional modules for teacher education, UNESCO Regional office for Education in Asia, Bangkok. 2. David W.Johnson, Roger T.Johnson, Edythe J. Holubec (1994). Cooperative Learning in The Classroom, ASCD Alexandria, Virginia 3. Bennet N – Học tập hợp tác trong lớp học. Tạp chí Journal of Child Psychology and Psychiatry, tập 32, 1991 4. Slavin R.E – Học tập hợp tác. NXB Methuen London, 1983 . tự học cho sinh viên là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho các trường Đại học. Học hợp tác dựa trên quan điểm: Sinh viên có thể học từ mối quan hệ tương tác với bạn học nhiều hơn là học. ra, mỗi mô hình học tập hợp tác sẽ tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ và quan điểm của sinh viên về các mối quan hệ trong xã hội. Chẳng hạn, trong hình thức học hợp tác, việc tổ chức. viên. Về mặt động cơ học tập, học hợp tác có ưu thế về mối quan hệ tương tác với bạn học – một cơ hội để hỗ trợ hai chiều và kích thích lẫn nhau. Về mặt nhận thức, học hợp tác cho sinh viên cơ

Ngày đăng: 05/05/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w