ngữ văn 11 k2 cktkn

91 425 0
ngữ văn 11 k2 cktkn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 Ngày soạn: 27/17/2010 Số tiết: 73. tuần 20 (3/1 -> 8/1/2011) Bài dạy: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn. - Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ thất ngôn đường luật theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ : Tự hào về truyền thống anh hùng, và chí khí kẻ làm trai, trân trọng tình đồng chí B - CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, thiết kế bài học HS: đọc và chuẩn bị bài ở nhà. C – PHƯƠNG PHÁP : Thuyết trình, thảo luận, đối thoại D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Việc 1: * GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGKvà trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC? * Hs đọc -> trình bày. * Gv nhận xét -> kl chung * Hs gạch chân sgk. Việc 2: * Gv hướng dẫn hs đọc vb = giọng dứt khoát mạnh mẽ. * Gv nhận xét cách đọc -> đọc mẫu. và cho hs gt hoàn cảnh sáng tác và thể loại bài thơ. * Hs gt hoàn cảnh s/tác và thể loại. * Gv gt qua hc l/sử khi bài thơ ra đời * Hs tự ghi nhận. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: Quê: Bản thân: Sáng tác: + Tác phẩm chính: + Đặc điểm: Thể loại văn chương tuyên truyền cổ động cm, thể hiện ý tưởng dan tộc cao cả.  Nhà văn/thơ lớn của dân tộc, nhân vật kiệt xuất của lịch sử đầu thế kỉ XX, lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội, là chí sĩ có tấm lòng yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy. 2/ Bài thơ: a. Đọc: b. Hoàn cảnh sáng tác: Sgk c. Chủ đề: Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC. d. Thể loại và bố cục: 1 Giáo án Ngữ văn 11 Hoạt động 2: Việc 3: GV nêu phương pháp tiếp cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, chỉ định HS trình bày và chốt ý. C1: PBC quan niệm như thế nào về chí làm trai và tư thế tầm vóc con người trong vũ trụ? Tại sao gọi là quan niệm mới? * GV giới thiệu 1 vài câu trong ca dao và trong xhpk - Ca dao: “ Làm trai …đoài yên”. - XHPK: “công danh vương nợ”. ( PNL). “Chí làm trai…bốn bể”-NCT. -> Lẽ sống những bật trượng phu. C2: Ý thức trách nhiệm của tác giả được thể hiện như thế nào trước thời cuộc? và được bộc lộ qua những thủ pháp NT nào? C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? (Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ) C4: Với quan niệm ở 2 câu luận và trong hoàn cảnh đất nước tối tâm, tác giả có khát vọng gì? (từ ngữ hình ảnh nào làm rỏ?). * Hs thảo luận nhóm -> trả lời các câu hỏi -> trình bày (Bảng phụ) * Gv nhận xét -> kết luận. * Hs ghi nhận. Hoạt động 3: Viêc 4: * Gv cho hs phát hiện các thủ pháp NT & khái quát nd bài thơ. * Hs dựa vào sgk và bài giảng trả II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai: - “Phải lạ”: sự nghiệp phi thường, hiển hách, mưu đồ những việc kinh thiên động địa. - “Há để”- đứng giữa trời đất, làm chủ đất trời. -> Vừa kế thừa truyền thống, vừa có nét mới mẻ, táo bạo và quyết liệt hơn: khẳng định tư thế, tầm vóc của 1 con người anh hùng: lẫm liệt phi thường và ý thức trách nhiệm cao. 2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời: “ Tớ”- tôi – cái tôi trách nhiệm trước thời cuộc -> muốn cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ. -> Khát vọng sống hiển hách, cao cả, chính đáng của 1 con người có tin thần trách nhiệm,muốn phát huy tài năng cống hiến cho đời. 3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc: Quan niệm: “ chết vinh hơn sống nhục”-(nỗi nhục mất nước, nỗi xót xa đốt cháy tâm can) -> khẳng định ý chí sắc thép của những con người không can chịu làm nô lệ đắng cay. Đối mặt với nền học vấn cũ nhận thức chân lí: sách vở chẳng ít gì cho buổi nước mất nhà tan -> có học cũng ngu thôi. ⇒ Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn → quan niệm sống tích cực – ý tưởng táo bạo, khí phách ngang tàn, thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ. 4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: Hình ảnh: + “Biển đông”, “Cách gió” + “ Muôn trùng”, “sóng bạc”+ lối nói nhân hóa. -> Không gian rộng lớn, kì vĩ, như hòa nhập con người trong tư thế bay lên – giàu chất sử thi. ⇒ Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn lao làm nên nghiệp lớn. III. KẾT LUẬN: 1/ Nghệ thuật: Giọng điệu tân huyết sôi trào. Ngắt nhịp dứt khoát. 2 Giáo án Ngữ văn 11 lời. * Gv nhận xét -> kl chung. Câu thơ dạng khẳng định,câu nghi vấn. Từ ngữ mạnh mẽ giàu sắc thái biểu cảm Hình ảnh kì vĩ, lớn lao. -> Lời thơ rắn rỏi, tạo giá trị biểu cảm, biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ nhiệt huyết. 2/ Nội dung: ( Ghi nhớ sgk). 3/ Hướng dẫn: GV cho hs liên hệ thực tế: ? Qua hình người chiến sĩ CM PBC, anh chị rút ra được bài học gì về lẻ sống đẹp của người thanh niên trong thời đại ngày nay? (Sống có lý tưởng, có hoài bảo ước mơ, dám đương đầu với mọi thử thách để thực hiện hoài bảo ước mơ) - Hs về HTL phần ghi nhớ và bình giảng 2 câu cuối. - chuẩn bị bài “ nghĩa của câu” E. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 28/12/2010 3 Giáo án Ngữ văn 11 Số tiết: 74,78, tuần 20 (3/1->8/1/2011 Bài dạy: NGHĨA CỦA CÂU A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu. - Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu. - Quan hệ giữa 2 thành phần nghĩa trong câu. B - CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, GA bảng phụ (nếu có). HS : soạn bài ở nhà. C. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. D - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Nội dung bài mới: Hoạt động củaGV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: V1: Gv cho HS khảo sát ngữ liệu SGK. * HS dựa vào ngữ liệu và trả lời câu hỏi. * GV nhận xét -> phân tích mở rộng. V2: GV phát vấn: ? Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên anh, chị có nhận xét gì về nghĩa của câu? * HS dựa vào sgk và suy I. HAI THÀNH PHẦN CỦA CÂU : 1/ Khảo sát ngữ liệu: * So sánh từng cập câu nêu được: A1,a2: SV Chí Phèo ao ước có một gia đình nho nhỏ. B1, b2: nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng. Ngoài ra: - a1: chưa tin tưởng chắc chắn vào sự việc. b1: Sư phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc a2, b2: Sự nhìn nhận đánh giá bình thường. 2. Hai thành phần nghĩa của câu: ( SGK ) Nghĩa sư việc và nghĩa tình thái. (Thông thường, trong mỗi câu hai thành phần nghĩa trên hoà quyện vào nhau. Nhưng có trường hợp, câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu được cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán). Ví du : Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà? + Câu l: Nghĩa sự việc biểu hiện qua các từ ngữ (y văn vẻ đều có tài cả) Nghĩa tình thái: Thái độ ngạc nhiên qua từ (thế ra) và thái độ kính cẩn qua từ (dạ bẩm) + Câu 2: Chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán (chà chà!) II. NGHĨA SỰ VIỆC: ( nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) 1. Khái niệm: Là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập. 4 Giáo án Ngữ văn 11 luận ->trả lời. * GV nhận xét -> KL chung và h/dẫn 1 số VD. * HS gạch chân sgk. Hoạt động 2: V3: GV cho hs khảo sát bài tập 1 trang 9. * Hs thảo luận Khảo sát bài tập. -> ? Tìm hiểu khái niệm và 1 số biểu hiện của nghĩa sự việc. - Mổi biểu hiện tìm 1 vài vd. * GV nhận xét -> chốt lại. Hoạt động 3: V4: GV phát vấn: ? Thế nào là nghĩa tình thái? Biểu hiện ở những phương diện nào? * Hs dựa vào VD và sgk -> trình bày. * Gv nhận xét -> khái quát và cho hs tìm hiểu từng phương diện 2. Biểu hiện: ( SGK ). 3. Các thành phần biểu hiện: CN, VN, TN, KN và 1 số thành phần phụ khác. III. NGHĨA TÌNH THÁI: Khai niệm: Là TP nghĩa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá , tình cảm, thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập và đối với người nghe. Biểu hiện: Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập. Cách phân tích: Chú ý từ ngữ tình thái ( in đậm ).(Nếu bỏ từ ngữ tình thái thì nghĩa thay đổi ). So sánh các từ tình thái như: chác/có lẽ; chỉ (mua)/(mua) những; là cùng/ là ít (ít nhất); không thể/có thể…sẽ thấy nghĩa tình thái khác. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe: Lưu ý: Các từ xưng hô, gọi đáp, tình thái cuối câu. LUYÊN TẬP: Bài tập 2: SGK/Tr.9 Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu a, b, c. Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a) Có một ông rể quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng sợ. a) Công nhận sự danh giá là có (thực) nhưng chỉ ở phương đó (kể) còn ở phương diện khác thì không (đáng lắm) b) Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề b) Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý nuối tiếc (mất rồi) c) Họ cũng phân vân như mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư không. c) Thái độ phỏng đoán (dễ) ý nhấn mạnh (đến chính ngang mình) Bài 1: SGK/Tr.20 Nghĩa sự việc Nghĩa hình thái a) Ngoài này nắng đỏ cành cam / trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa → đặc điểm, tính chất (nắng) ở hai miền Nam/Bắc khác nhau. a) Chắc (phỏng đoán với độ tin cậy cao) b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng → nghĩa biểu thị quan hệ b) Rõ ràng là (khẳng định sự việc ở mức độ cao) c) Một cái gông xứng đáng với sáu người tử tù. → Nghĩa biểu thị quan hệ c) Thật là (khẳng định một cách mỉa mai 5 Giáo án Ngữ văn 11 * Hs gạch chân sgk và tự ghi nhận. Hoạt động 4: * GV chia nhóm cho hS thảo luận các bài luyện tập. * HS thảo luận theo nhóm -> trình bày . * GV nhận xét -> kl chung. * HS tự ghi nhận. d) Xưa nay hắn sống bằng nghề cướp giật và dọa nạt. Hắn mạnh vì liều → nghĩa biểu thị hành động d) Chỉ (nhấn mạnh sự việc) đã đành (hàm ý miễn cưỡng công nhận sự việc) Bài 2: SGK/Tr.20 - Các từ ngữ thể hiện tình thái trong các câu sau: a) Nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này là không nên đối với đứa bé) b) Có thể (nêu khả năng) c) Những (đánh giá ở mức độ cao) 3. Củng cố: * GV cho hs nhác lại: ? Nghĩa của câu là gì? Có bao nhiêu thành phần nghĩa? 4. Hướng dẫn tự học: * HS về HTL phần ghi nhớ. * Dùng 1 câu cốt lõi rồi thêm vào phần tình thái để nhận ra 2 thành phần nghĩa. ( hình như/ chác chắn/có lẽ Và chuẩn bị bài tiếp theo: - Xem kĩ các đề bài viết số 5. - Chuẩn bị bài “Hầu trời” – đọc kĩ VB , xác định nội dung từng phần và trả lời câu hỏi SGK. E. Rút kinh nghiệm: KÍ DUYỆT: 3/1 2011 TRỊNH VĂN ÚT Ngày soạn:31/12/2010 6 Giáo án Ngữ văn 11 Số tiết 75.( tuần 21(12/01/2011) Bài dạy: BÀI VIẾT SỐ 5 ( NLXH ) I .Mức độ cần đạt: Giúp HS: - Củng cố kiến thức VH ở HK1 và đầu HK2. Biết vận dụng thao tác đã học vào bài văn NLVH. Biết trình bày, diễn đạt nội dung 1 cách sáng sủa, đúng quy cách. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: SGK, SGV, GA, và đề kiểm tra HS: xem lại cách thức làm bài văn NL XH và xem trước các dạng đề sgk. III. Cách thức tiến hành: Hướng dẫn HS ôn các đề SGK. Kiểm tra theo lịch của trường. IV. Tiến trình lên lớp: Kiểm tra bài cũ. Nội dung bài mới: Đề tổ ra ( kiểm tra theo kế hoạch của trường ). 7 Giáo án Ngữ văn 11 Ngày soạn:2/1/2011. Số tiết: 76, tuần 21 ( 10/1-> 15/1/2011). Bài dạy: HẦU TRỜI Tản Đà A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà. Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ khá sinh động… 2. Kĩ năng: Đọc hiểu 1 bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Bình giảng những câu thơ hay. 3. Thái độ: Cảm thông cho lẽ sống và ước mơ cao đẹp những bbật tài hoa. B - CHUẨN BỊ: GV: SGK, SGV, thiết kế bài giảng. HS: chuẩn bị bài ở nhà. C - PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, thảo luận, nêu vấn đề D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ 2.Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: V1: HS đọc phần tiểu dẫn, tóm tắt ý chính về cuộc đời sáng tác của Tản Đà? * GV nhận xét -> chốt ý. * Hs gạch chân sgk. -> ? Qua các chi tiết trên có nhận xét gì về nhà thơ Tản Đà? * HS suy luận và dựa vào sgk -> trả lời. V2: * Gv cho hs đọc bài thơ -> Nhận xét cách đọc và đọc mẫu 1 lần. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: - Thời đại: - Quê quán: - Gia đình: Quan lại phong kiến, nhưng sống theo phương thức: “Buôn văn, bán chữ kiếm tiền tiêu”- “tiểu tư sản thành thị”. - Cuộc đời: - Sáng tác: + TP chính: + Đặc điểm: chủ yếu theo thể loại cũ nhưng tình điệu và cảm xúc rất mới mẻ. -> “ Người của 2 thế kỉ”- thơ văn ông là cầu nối: VHTĐ và VHHĐ. 2/ Bài thơ “Hầu trời”: a) Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921) b) Nội dung: Bài thơ cấu tứ như 1 câu chuyện – chuyện lên tiên của thi sĩ và gặp trời, đọc thơ cho trời và các chư tiên nghe. Nghe thơ trời khen hay & hỏi chuyện. Thi sĩ đã đem chi tiết rát thực về thơ và đời mình đặc biệt cái nghèo khó của văn chương hạ giới kể cho trời nghe, trời cảm động và thấu hiểu tình cảm, nỗi lòng thi sĩ. 8 Giáo án Ngữ văn 11 * HS Khái quát vị trí, giới thiệu ND và chia bố cục. * Gv nhấn mạnh lại ND bài thơ. Và giới thiệu qua hướng khai thác. Hoạt động 2: GV hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát bài thơ. V3: GV đọc lại 4 câu đầu và nêu vấn đề, cho hs thảo luận nhóm. ? Cách vào đề bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể? hãy phân tích. ? Người đọc thơ và người nghe thơ có thái độ và tâm trạng như thế nào? (Tìm các câu thơ tả thái độ của người đọc và nghe thơ?) -> ? qua đó ta cảm nhận được gì về cá tính và tâm hồn thi sĩ? -> Câu chuyện có vẻ khó tin nhưng cái hay, mới, lãng mạng và cái ngông của hồn thơ Tản Đà được kết động ở đó. c) Bố cục: 3 đoạn: - Đ1: Khổ đầu (4 câu ): Cách vào đề: lí do và thời điểm lên hầu trời. - Đ2: Tiếp -> “Cùng vỗ tay”: Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. - Đ3: Còn lại: Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa trong XHPK nửa thực dân. II. ĐỌC HIỂU VẰN BẢN: 1/ Cách vào đề: Câu đầu: đột ngột – có vẻ đặt vấn đề - nghi vấn -> theo khoa học. 3 câu tiếp: điệp từ “thật” -> khẳng định chắc chắn như lật ngược lại vấn đề.  Gây mối nghi vấn, gợi trí tò mò -> làm cho câu chuyện trở nên có sức hắp dẫn đặt biệt, không ai có thể bỏ qua -> độc đáo, có duyên. 2/ Tác giả đọc thơ cho trời và chư tiên nghe: Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: “Đọc hết văn vần sang văn xuôi. Hết văn thuyết lí lại văn chơi” “Đọc đã thích”, “ran cung mây” → cao hứng, đắc ý. - “Văn đã giàu thay lại lắm lối” -> Tự khen mình. b) Thái độ của người nghe thơ: - Chư tiên: “Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài mỗi vỗ tay” -> Liệt kê, điệp từ → người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động → tài năng thu hút của Tản Đà. Trời : đánh giá cao và tán dương: + “văn thật tuyệt”. + “văn trần được thế chắc có ít ”. +“Đẹp như sao băng” . + “Mạnh như mây chuyển”. + “ Êm như gió thoảng, tinh như sương”. +“Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết”. -> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm  Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình. Là người táo bạo, dám bộc lộ cái tôi rất cá thể, thậm chí rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng trước ngọc hoàng và chư tiên (-> niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ không bị kiềm chế, biểu 9 Giáo án Ngữ văn 11 ? Nhận xét gì về giọng kể tác giả? Qua miêu tả thái độ của người nghe, Tản Đà ngụ ý gì? HS đọc từ câu 65→68, thảo luận: Tản Đà ý thức rất rõ điều gì? Nhận xét về việc xưng tên của Tản Đà? HS đọc câu 75→78, Tản Đà khát khao điều gì? Khát vọng của Tản Đả cho thấy ông là người như thế nào? hiện 1 cách thoải mái, phóng khoáng). * Giọng kể: Đa dạng, hóm hỉnh, có phần ngông ngênh, tự đắc. a) Tản Đà tự xưng tên tuổi: “Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa cầu Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt” Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang 2/2/3, giọng thơ dí dỏm: Tản Đà “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình trong hẳn một khổ thơ . - Nguyễn Du xưng tự chữ (Tố Như), Nguyễn Công Trứ xưng biệt hiệu (Hi Văn), còn Tản Đà xưng đầy đủ họ tên, quê quán → thể hiện ý thức cá nhân , ý thức dân tộc rất cao ở Tản Đà. b) Khát vong của thi nhân: Khát vọng thực hiện việc “thiên lương” cho nhân gian Thiên lương: lương tri (tri giác trời cho); lương tâm (tâm tính trời cho); lương năng (tài năng trời cho) → Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình. c) Hoàn cảnh thực tai của thi nhân: - “thực nghèo khó, thước đất cũng không có, văn chương hạ giới rẻ như bèo ” Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong xã hội thực dân nửa phong kiến → Ý thức về bản thân, khát vọng “thiên lương” >< hoàn cảnh thực tại - “Sức trong non yếu ngoài chen rấp Một cây che chống bốn năm chiều” → tương phản, ẩn dụ : nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. - “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” : → ẩn dụ → nhà thơ có bản lĩnh hơn đời, tâm hồn trong sáng và cốt cách thanh cao Cô đơn giữa cõi trần bao la -> Thi nhân phải lên tận cõi tiên để khẳng định mình, để tìm tri kỉ → cảm thấy chán ngán cõi trần, muốn thoát li thực tại. ⇒ Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực có sự đan xen, nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ. d) Tản Đà quan niêm về nghề văn: - “Trời lại sai con việc nặng quá”: câu cảm thán gần với lời nói thường → sứ mệnh cho cả, lớn lao mà nhà văn nhà thơ phải gánh vác (Là việc “thiên lương” của nhân loại) - “Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó” → khẩu ngữ → nhà thơ phải chuyên tâm với nghề, không ngừng học hỏi, mở mang vốn sống - "Văn chương hạ giới rẻ như bèo 10 . ngưởng”. F.RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: 10/01/2 011 TRỊNH VĂN ÚT 12 Giáo án Ngữ văn 11 Ngày soạn: 4/1/2 011 Số tiết 77.tuần 22 (17->21/1/2 011) Bài dạy: VỘI VÀNG Xuân Diệu A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: . viết số 6 RÚT KINH NGHIỆM: KÍ DUYỆT: 17/1/2 011 TRỊNH VĂN ÚT 19 Giáo án Ngữ văn 11 Ngày soạn: 8/1/2 011 Số tiết 80,81.( tuần 23: 24/1-> 29/1/2 011) Bài dạy: THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ VÀ LUYỆN. câu hỏi SGK. E. Rút kinh nghiệm: KÍ DUYỆT: 3/1 2 011 TRỊNH VĂN ÚT Ngày soạn:31/12/2010 6 Giáo án Ngữ văn 11 Số tiết 75.( tuần 21(12/01/2 011) Bài dạy: BÀI VIẾT SỐ 5 ( NLXH ) I .Mức độ cần

Ngày đăng: 05/05/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan