Sau đó GV cho HS quan sát một số hình ảnh về sinh sản hữu tính ở động vật rồi hỏi: hình thức sinh sản này có gì khác so với hình thức sinh sản vừa rồi.. Thời gian Tổ chức của giáo viên
Trang 1Trường THPT Bình Khánh
Môn: Sinh Học.
GVHDTT: VŨ THỊ NGỌC MAI.
SVTT: PHAN VĂN HIẾU.
Lớp: DH8B MSSV: DSB071101
Giảng dạy lớp: 11C3 Thứ: 3 Tiết: 5 Ngày 08/03/2011
Bài giảng dạy: BÀI 44: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức:
- Nêu được định nghĩa sinh sản hữu tính ở động vật
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính
- Phân biệt thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong với thụ tinh ngoài
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật
- Nêu được bản chất của sinh sản hữu tính ở động vật
2 Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về ssht ở động vật đế áp dụng điều khiển quá trình sinh sản vật nuôi trong gia đình đúng cách
3 Thái độ:
- Nhận thấy rõ hơn sự hoàn thiện trong sinh sản ở động vật từ vô tính đến hữu tính
II Phương tiện dạy học:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh hình 45.1 và 45.2, 45.3, 45.4 phóng to
- Các hình ảnh khác có liên quan đến bài học
- Chuẩn bị máy chiếu
2 Chuẩn bị của HS.
- Đọc trước SGK
III Phương pháp
- Trực quan – tìm tòi (phương pháp chủ đạo).
- Vấn đáp gợi mở – phát hiện kiến thức
IV Tiến trình bài dạy:
1 Ổn định lớp (1 phút)
2 Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Khái niệm sinh sản vô tính ở động vật?
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là gì? Trình bày đặc điểm hình thức nảy chồi? Nêu VD?
- Câu trắc nghiệm: Điều nào sau đây không phải là ưu thế của sinh sản vô tính ở động vật:
A Cá thể mới giống hệt nhau và giống hệt cá thể gốc ban đầu
B Tạo ra số lượng con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
C Trong quần thể giao phối các cá thể sinh sản nhiều.
D Tạo ra cá thể thích nghi với môi trường sống không ổn định
3 Giảng bài mới (35 phút)
- GV dẫn nhập: Qua bài 44 các em đã biết sinh sản ở động vật gồm có 2 kiểu là ssvt và ssht Vừa rồi chúng ta đã nghiên cứu xong ssvt ở động vật, còn ssht ở động vật diễn ra như thế
nào? Để trả lời cho câu hỏi này, hôm nay chúng ta vào bài 45 – Sinh sản hữu tính ở động vật.
Hoạt động 1: Khái niệm chung về sinh sản hữu tính ở động vật:(5 phút)
Mục tiêu:
Trang 2- HS nắm được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
- HS lấy được VD về sinh sản hữu tính
Thời
gian Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
5 phút
- GV cho HS quan sát hình
sinh sản vô tính ở động vật
rồi yêu cầu HS nhắc lại
khái niệm Sau đó GV cho
HS quan sát một số hình
ảnh về sinh sản hữu tính ở
động vật rồi hỏi: hình thức
sinh sản này có gì khác so
với hình thức sinh sản vừa
rồi
- GV nhận xét rồi nhấn
mạnh đó là hình thức sinh
sản hữu tính
- GV hình thành khái niệm
ssht ở động vật bằng cách
cho HS chọn đáp án đúng
cho câu trắc nghiệm SGK
trang 175
- GV nhận xét và hoàn
thiện kiến thức cho HS
- HS nhắc lại khái niệm, quan sát hình rồi trả lời:
hình thức sinh sản này có
sự kết hợp giữa giống đực
và giống cái
- HS chú ý lắng nghe
- HS dựa vào kiến thức đã học ở ssvt ở động vật, nghiên cứu SGK rồi chọn đáp án C
- HS ghi nhận kiến thức
I Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
- Khái niệm: Sinh sản
hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới
(GV cho HS đánh dấu trong SGK về nhà chép lại).
Hoạt động 2: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật:(12 phút)
Mục tiêu:
- HS chỉ ra được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính
- Hs nêu ra được ưu điểm của sinh sản hữu tính
Thời
gian Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
12 phút - GV cho HS xem hình
ảnh minh hoạ các giai
đoạn của quá trình sinh sản
hữu tính ở động vật rồi
hỏi: sinh sản hữu tính ở
động vật bao gồm các giai
đoạn nào?
- GV nhận xét, bổ sung và
giảng giải cho HS biết đó
là các giai đoạn đặc trưng
của sinh sản hữu tính ở
động vật Các giai đoạn
này xảy ra không chỉ ở
động đơn tính mà nó còn
xảy ra ở động vật lưỡng
tính
- HS nghiên cứu hình và SGK trả lời: có 3 giai đoạn
đó là: hình thành tinh trùng
và trứng; thụ tinh; phát triển phôi để hình thành cơ thể mới
- HS chú ý lắng nghe và ghhi nhận
II Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
- Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:
+ Hình thành tinh trùng và trứng
+ Thụ tinh
+ Phát triển phôi
- Động vật đơn tính là
động vật trên cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cái
- Động vật lưỡng tính
là động vật mà trên cơ thể có cả cơ quan sinh
Trang 3- GV cho HS xem vài VD
về động vật đơn tính và
động vật lưỡng tính rồi hỏi
HS: phân biệt động vật
đơn tính và động vật lưỡng
tính?
- GV nhận xét và hỏi tiếp:
vậy đối với động vật lưỡng
tính quá trình thụ tinh nó
diễn ra như thế nào? (GV
cho HS xem hình 45.2
SGK)
- GV nhận xét và dẫn
nhâp: mặc dù quá trình thụ
tinh giữa động vật đơn tính
và lưỡng tính có khác nhau
nhưng quá trình tạo ra giao
tử đực và cái hoàn toàn
giống nhau Sau đây chúng
ta sẽ tìm hiểu về quá trình
tạo giao tử ở động vật
- GV cho HS xem sơ đồ
hình thành trứng và tinh
trùng rồi hỏi: nơi sinh sản
và hình thành như thế nào?
- GV nhận xét, bổ sung và
hoàn thiện kiến thức cho
HS
- GV cho HS xem hình
45.1 rồi yêu cầu HS:
+ Điền tên các giai
đoạn sinh sản hữu tính vào
- HS quan sát hình kết hợp với SGK trả lời:
+ Động vật đơn tính là động vật trên cơ thể chỉ có
cơ quan sinh dục đực hoặc cái
+ Động vật lưỡng tính là động vật mà trên cơ thể có
cả cơ quan sinh dục đực và
cơ quan sinh dục cái
- HS quan sát hình kết SGK và kiến thức đã học ở lớp dưới trả lời: thụ tinh chéo, có nghĩa là 2 cá thể lưỡng tính ghép đôi lại rồi tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng cá thể khác và ngược lại
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhận
- HS quan sát sơ đồ phát hiện kiến thức
+ Trứng hình thành từ tế bào sinh trứng (noãn nguyên bào) Một tế bào sinh trứng qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội: 3 thể cực và một tế bào trứng
+ Tinh trùng: hình thành
từ tế bào sinh tinh (tinh nguyên bào) Một tế bào sinh tinh trùng qua giảm phân hình thành 4 tinh trùng
- HS ghi nhận kiến thức
- HS quan sát hình rồi trả lời:
+ HS điền tên vào đúng từng vị trí các giai đoạn
dục đực và cơ quan sinh dục cái
- Động vật lưỡng tính
có hiện tượng thụ tinh chéo: có nghĩa là 2 cá thể lưỡng tính ghép đôi lại rồi tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng cá thể khác và ngược lại
(GV cho HS đánh dấu trong SGK về nhà ghi lại).
Đặc điểm các giai đoạn sinh sản hữu tính ở động vật:
- Hình thành trứng và tinh trùng:
+ Trứng hình thành
từ tế bào sinh trứng (noãn nguyên bào) Một tế bào sinh trứng qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội:
3 thể cực và một tế bào trứng
+ Tinh trùng hình thành từ tế bào sinh tinh (tinh nguyên bào) Một tế bào sinh tinh trùng qua giảm phân hình thành 4 tinh trùng
- Thụ tinh: Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp tử
- Phát triển phôi: Phôi
sử dụng các chất dinh dưỡng hình thành cơ thể mới
(GV đưa kiến thức lên bản cho HS ghi nhanh).
Ưu điểm và hạn chế.
- Ưu điểm: Tạo ra cá thể rất đa dạng về các đặc điểm di truyền Vì
Trang 4các ô hình chữ nhật trên sơ
đồ
+ Trình bày diễn biến
của từng giai đoạn
+ Cho biết số lượng NST
của tinh trùng, trứng và
hợp tử
- GV nhận xét bổ sung và
hoàn thiện kiến thức cho
HS
- GV yêu cầu HS nghiên
cứu lại kiến thức về ưu
điểm và hạn chế của ssht
SGK trang 173 rồi yêu cầu
HS nêu ra ưu điểm và hạn
chế của ssht ở động vật
- GV nhận xét và hoàn
thiện kiến thức cho HS
- GV cho HS xem một vài
hình ảnh về hình thức thụ
tinh ngoài và thụ tinh trong
ở động vật rồi cho HS
phân biệt các hình thức thụ
tinh GV dẫn dắt: để tìm
hiểu xem các hình thức thụ
tinh này diễn ra như thế
nào chúng ta nghiên cứu
tiếp mục III – Các hình
thức thụ tinh
vào ô hình chữ nhật
+ Diễn biến:
Hình thành tinh trùng
và trứng: tinh trùng hình
thành từ tinh nguyên bào nhờ quá trình giảm phân;
Trứng hình thành từ noãn nguyên bào nhờ giảm phân
Thụ tinh: Sự kết hợp
giữa tinh trùng và trứng hình thành hợp tử
Phát triển phôi: Phôi
sử dụng các chất dinh dưỡng hình thành cơ thể mới
+ Tinh trùng và trứng có
bộ NST (n), hợp tử có bộ NST (2n)
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhận kiến thức
- Hs nghiên cứu SGK nêu được:
+ Ưu điểm: Tạo ra cá thể rất đa dạng về các đặc điểm di truyền Vì vậy động vật có thể thích nghi
và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi
+ Hạn chế: Không có lợi trong trường hợp mật
độ quần thể thấp
- HS ghi nhận kiến thức
- HS quan sát hình rồi phân biệt sau đó ghi đề mục mới vào bài
vậy động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi
- Hạn chế: Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
Trang 5Hoạt động 3: Thụ tinh ngoài: (5 phút)
Mục tiêu:
- HS hiểu rõ đặc điểm hình thức thụ tinh ngoài
- HS chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của thụ tinh ngoài
Thời
gian Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
5 phút
- GV cho HS quan sát hình
45.3 SGK và cho HS biết
đây là hình thức thụ tinh
ngoài GV phân tích hình
rồi yêu cầu HS trả lời câu
hỏi: nơi thụ tinh và đặc
điểm? VD?
- GV nhận xét và hoàn
thiện kiến thức cho HS
- GV hỏi tiếp:
+ Ưu điểm và hạn chế của
thụ tinh ngoài là gì?
+ Tại sao thụ tinh ngoài
cần có môi trường nước?
- GV nhận xét và bổ sung
- HS quan sát hình kết hợp kiến thức SGK trả lời:
+ Thụ tinh diễn ra ngoài
cơ thể con cái, trong môi trường nước
+ Đặc điểm: con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh
+ VD: cá, ếch nhái,…
- HS ghi nhận kiến thức
- HS vận dụng kiến thức và
sự hiểu biết trả lời:
+ Ưu điểm: số lượng trứng đẻ ra nhiều, nếu được thụ tinh và phát triển thì sẽ tạo ra thế hệ con nhiều
+ Hạn chế: Do thụ tinh ngoài nên trứng không được bảo vệ, do đó có phần lớn trứng bị các sinh vật khác làm thức ăn
+ Vì tinh trùng phải di chuyển để tìm đến trứng nên cần phải có môi trường nước
- HS chú ý lắng nghe
III Các hình thức thụ tinh.
1 Thụ tinh ngoài.
- Thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể con cái, trong môi trường nước + Đặc điểm: con cái
đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh
+ VD: cá, ếch nhái,
…
(GV đưa kiến thức lên bản cho HS ghi nhanh).
Hoạt động 4: Thụ tinh trong: (5 phút)
Mục tiêu:
- Hs phân biệt thụ tinh ngoài và thụ tinh trong
- Hs chỉ ra được ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài
Thời
gian Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
5 phút
- GV cho HS xem hình
45.4 và các hình khác có
liên quan rồi giới thiệu cho
HS biết đây là hình thức
thụ tinh trong rồi hỏi HS:
nơi thụ tinh và đặc điểm?
VD?
- HS quan sát hình và kiến thức SGK rồi trả lời:
+ Thụ tinh diễn ra trong
cơ thể con cái
+ Đặc điểm: trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái
III Các hình thức thụ tinh.
2 Thụ tinh trong.
- Thụ tinh diễn ra trong
cơ thể con cái
+ Đặc điểm: trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan
Trang 6- GV nhận xét và hoàn
thành kiến thức cho HS
- GV hỏi tiếp:
+ Ưu thế của thụ tinh trong
so với thụ tinh ngoài là gì?
- GV nhận xét bổ sung
+ VD: lợn, gà, mèo,…
- HS ghi nhận kiến thức
- HS vận dụng kiến thức trả lời:
+ Thụ tinh trong tinh trùng được đưa vào cqsd của con cái nên hiệu quả thụ tinh cao Còn ở thụ tinh ngoài do tinh trùng phải bơi trong nước tìm trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp
- HS chú ý lắng nghe
sinh dục của con cái + VD: lợn, gà, mèo,
…
(GV đưa kiến thức lên bản cho HS ghi nhanh).
Hoạt động 5: Đẻ trứng và đẻ con: (8 phút)
Mục tiêu:
- HS phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật (đẻ trứng, đẻ con)
Thời
gian Tổ chức của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
- GV cho HS tìm một vài
VD về động vật đẻ trứng
và đẻ con
- GV hỏi tiếp:
+ Hình thức đẻ trứng có
đặc điểm gì?
+ Hình thức đẻ con có
đặc điểm gì?
- GV nhận xét bổ sung và
hoàn thiện kiến thức cho
HS
- GV cho HS xem hình
ảnh về sự phát triển phôi ở
hình thức đẻ trứng và hình
thức đẻ con rồi hỏi HS:
phôi hoặc phôi thai phát
triển được nhờ vào đâu?
- HS nêu ra vài VD:
+ Đẻ trứng: cá, ếch nhái, gà,
+ Đẻ con: heo, mèo,
- HS vận dung kiến thức vừa học trả lời:
+ Trứng có thể được đẻ
ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái, ) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn, ) phôi con non
+ Trứng thụ tinh trong
cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử phôi con non đẻ ra ngoài
- HS ghi nhận kiến thức
- HS nghiên cứu hình và SGK trả lời:
+ Hình thức đẻ trứng:
phôi phát triển nhờ vào noãn hoàng cung cấp chất dinh dưỡng
+ Hình thức đẻ con:
phôi thai phát triển trong
cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ
IV Đẻ trứng và đẻ con.
- Đẻ trứng: Trứng có
thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái, ) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn, ) phôi con non
- Đẻ con: Trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái, ) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn, ) phôi con non
- Hình thức đẻ trứng: phôi phát triển nhờ vào noãn hoàng cung cấp chất dinh dưỡng
- Hình thức đẻ con: phôi thai phát triển tronh cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận
từ cơ thể mẹ qua nhau thai
(GV đưa kiến thức
Trang 7- GV nhận xét và hoàn
thành kiến thức cho HS
- GV hỏi tiếp: ưu điểm
mang thai và đẻ con ở thú
so với đẻ trứng ở các động
khác là gì?
- GV nhận xét bổ sung
qua nhau thai
- HS ghi nhận kiến thức
- HS vận dụng kiến thức trả lời: ở động vật mang thai thì phôi thai được nhận chất dinh dưỡng trực tiếp
từ cơ thể mẹ nên phát triển rất tốt, thai nhi trong bụng
mẹ nên được bảo vệ tốt trước kẻ thù và tác nhân gây bệnh
- HS chú ý lắng nghe
lên bản cho HS ghi nhanh).
IV Củng cố: (3 phút)
Câu 1 : Hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái gọi là:
A Sinh sản vô tính
B Sinh sản hữu tính.
C Sinh sản phân đôi
D Sinh sản sinh dưỡng
Câu 2: Động vật ở nước đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử gặp nhau một cách ngẫu nhiên gọi là:
A Tự phối
B Thụ tinh ngoài.
C Trinh sản
D Thụ tinh trong.
Câu 3: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là :
A Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái
B Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội
C Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
D Sự tạo thành hợp tử
Câu 4: Hình thức thụ tinh của lưỡng cư là:
A Thụ tinh trong
B Thụ tinh chéo
C Thụ tinh ngoài.
D Tất cả các phương án trên
Câu 5: Động vật nào có hình thức thụ tinh trong:
A Rắn, cá, gà giun đất
B Ếch, chim, bò, cá voi
C Bò, lợn, cá, chim
D Cá voi, rắn, trâu, gà.
V Dặn dò: (1 phút)
- Học bài
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 178
- Đọc trước bài 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
- Đọc mục: em có biết SGK trang 178
Trang 8
GVHDCM SVTT
VŨ THỊ NGỌC MAI PHAN VĂN HIẾU