0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG CỦA AQ CHÍNH TRUYỆN:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VĂN HỌC CHAU A (Trang 38 -40 )

1. Một bản sơ yếu lí lịch.

_Họ và tên: AQ khơng cĩ họ, khơng cĩ tên. AQ chỉ là tên ước định mà tác giả gán cho mà thơi.

_Ngày tháng năm sinh: 0 _Quê quán: 0

_ Nghề nghiệp: 0

Một con số zero to tướng phủ lên lá số tử vi của AQ( Ðặng Thai Mai)

Ðã là con người thì phải cĩ tên. Vậy mà AQ lại khơng co tên nên chẳng khác gì con vật.Trong khi làng Mùi cĩ hai nha giàu là cụ cố họ Tiền và cụ cố họ Triệu, nhưng AQ chỉ nhận mình là người họ Triệu. Nếu AQ cĩ tâm lý thấy kẻ sang bắt quàng làm họ thì AQ cũng cĩ thể nhận mình là người họ Tiền được chứ sao ?. Song, AQ chỉ nhận mình là người họ Triệu. Ðây là dấu hiệu làm cơ sở để cĩ thể nĩi rằng AQ vốn là người họ Triệu. Nhưng trong cái xã hội bần cư trung thị vơ nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu khách tầm (nhà nghèo ở giữa chợ khơng cĩ người hỏi tới, nhà giàu ở trong rừng sâu lại cĩ khách tìm đến), thì một người cố nơng như AQ làm sao được chấp nhận là người họ Triệu của cụ cố họ Triệu giàu cĩ. Tên và họ của AQ bị chính giai cấp thống trị tước đoạt và gạt AQ ra ngồi lề xã hội, đẩy AQ xuống hàng những con vật. Trong bản sơ yếu lý lịch của nhân vật AQ chỉ cĩ cột mục nghề nghiệp: Ai thuê gặt lúa thì gặt lúa, thuê gĩa gạo thì giã gạo, thuê chống thuyền thì chống thuyền. Ở cột mục này, cĩ thể khẳng định được rằng AQ là một nơng dân. Nhưng nhân vật AQ lại sống trong tình trạng sinh vơ gia cư, tử vơ địa

táng -tứ cố vơ thân, nên cĩ thể khẳng định thầnh phần xã hội của nhân vật AQ là một cố nơng đúng với ý nghĩa đích thực của nĩ.

2. Một tính cách vừa lạ vừa quen:

Hồn cảnh điển hình là hồn cảnh tạo nên tính cách điển hình của nhân vật. Tính cách của nhân vật là sự tổng hịa những mối quan hệ xã hội trong hồn cảnh ấy. Hồn cảnh điển hình trong AQ chính truyện là làng Mùi mà làng Mùi là hình ảnh thu nhỏ lại của nơng thơn Trung Quốc hồi ấy. Làng Mùi là một chốn ao tù, nước đọng, bảo thủ, trì trệ. Ở làng Mùi cũng cĩ các giai cấp như trong tồn xã hội Trung Quốc vậy. Giai cấp thống trị ở làng Mùi cĩ cụ cố họ Tiền và cụ cố họ Triệu. Những người cố nơng cĩ AQ, cụ Don, Vương râu xồm, vú Ngị. Tầng lớp tăng lữ:cĩ sư nữ ở chùa Tĩnh Tu. Trên cái nền của những mối quan hệ giai cấp ấy, tính cách của AQ đã được bộc lộ. Làng Mùi chính là hồn cảnh điển hình và tính cách của AQ là tính cách điển hình. Tính cách của AQ là sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố lạ và yếu tố quen.

_ Yếu tố quen: AQ là một cố nơng như bao nhiêu cố nơng khác ở nơng thơn Trung Quốc thời này. AQ cũng cĩ những nhu cầu tối thiểu như bất kì con người nào để tồn tại. Ðĩ là: nhu cầu về ăn, mặc, nhu cầu xây dựng hạnh phúc gia đình. Trong yếu tố quen cĩ yếu tố lạ. Nhân vật AQ cũng cĩ nhu cầu xây dựng hạnh phúc gia đình như mọi người khác. Ðĩ là nét rất quen. Nhưng động lực của nhu cầu này lại khơng phải là tình yêu mà là do một quan niệm của lễ giáo phong kiến: bất hiếu hữ tam,vơ hậu vi đài (trong 3 điều bất hiếu thì điều bất hiếu lớn nhất là khơng cĩ con trai nối dõi tơng đường).

Phép thắng lợi tinh thần, bệnh tự cao tự đại biểu hiện của tư tưởng giai cấp thống trị ở Trung Quốc lúc này. Phép thắng lợi tinh thần là tạo ra những thắng lợi trong tưởng tượng mà thực chất là thất bại. Người khác đánh AQ, AQ bị thua, AQ cho rằng nĩ đánh mình chẳng khác gì nĩ đánh bố nĩ. Về gia thế của AQ khơng ai biết, nhưng AQ luơn luơn huyênh hoang: Nhà tao xưa kia cĩ bề cĩ thế bằng mấy mày kia, thứ mày thấm vào đâu. Cĩ thể nĩi AQ đứng chênh vênh trên miệng hố hiện tại, khơng cĩ quá khứ hồng kim cũng khơng cĩ tương lai xán lạn. Thế nhưng, AQ thường nĩi về tương lai: Con tớ ngày sau làm nên chẳng bằng năm, bằng mười lũ ấy à, AQ luơn mang trong mình phép thắng lợi tinh thần như là một lá bùa hộ mệnh, như là một thứ vũ khí tùy thân để phản ứng, để chống trả mọi đối thủ trong xã hội.Là một cố nơng, vậy mà AQ lại mang tư tưởng của giai cấp thống trị. Ðiều này đã tạo nên nét lạ trong tính cách của AQ. Song, cĩ phải vì thế mà tính cách AQ thiếu tính chân thực, thiếu nhất quán khơng?. Cĩ người lại cịn cho rằng đây là sự gán ghép tùy tiện của Lỗ Tấn. Hồn tồn khơng phải như vậy. Tính cách điển hình của AQ là rất chân thực. Sỡ dĩ AQ là cố nơng mà lại mang trong mình tư tưởng của giai cấp thống trị là bởi:Tư tưởng thống trị của một thời đại là tư tưởng của giai cấp thống trị (Mác).

Ðối với những người thuộc các tầng lớp trong xã hội, AQ cĩ những phản ứng giống nhau khơng hề cĩ phân biệt gì. Ðiều này chứng tỏ AQ mơ hồ mất hết cảm quan hiện thực. AQ khơng say bởi rượu, AQ rất tỉnh nhưng do những phản ứng của AQ ngờ nghệch và khơng cĩ tính định hướng nên AQ tỉnh là say.

Giai cấp nơng dân trong lịch sử tiến hĩa của nhân loại, khơng hề cĩ một triết gia, một tư tưởng nào cả. Vì vậy, nhân vật AQ về vật chất là 0 ( zero )Sinh vơ gia cư, tử vơ địa táng về tinh

thần, về hệ tư tưởng cũng zero. Khơng vật chất, khơng tinh thần làm sao sống được ?. Do đĩ, AQ phải bám theo tử tưởng của giai cấp thống trị.

AQ rơi vào khoảng trống của tinh thần và của tư tưởng. Nên AQ đã phải vay mượn đã phải bám víu lấy tư tưởng của giai cấp thống trị để tồn tại. Rõ ràng sự tồn tại của AQ trong tác phẩm làphép thắng lợi tinh thần là hiện thân của bệnh tự cao, tự đại của giai cấp thống trị.

Tính cách điển hình của nhân vật AQ khơng chỉ là sự kết hợp giữa tính chung và tính riêng, yếu tố lạ và yếu tố quen mà cịn là sự kết hợp giữa cái bi và cái hài.

*Bi: cái bi trong tính cách của AQ được luận giải trên cơ sở vận dụng ý kiến của Ăngghen :Sự xung đột cĩ tính bi kịch giữa cái định lí tất yếu về phương diện lịch sử và việc khơng thể thực hiện được định lí đĩ về phương diện thực tiễn

AQ muốn thắng nhưng khơng được thắng (muốn thắng là phương diện lịch sử, khơng được thắng là phương diện thực tiễn)

AQ muốn yêu mà khơng được yêu

AQ muốn làm cách mạng mà khơng được làm cách mạng.

* Hài: Theo cách giới thuyết của Tsecnưsépxki-nhà văn, nhà tư tưởng dân chủ của nước Nga thì: Cái hài là sự trống rỗng và sự vơ nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng cĩ nội dung và cĩ ý nghĩa thực sự. Cái hài cịn được hiểu theo nghĩa mà Mác đã nêu ra trong tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen: Giai đoạn cuối cùng của một hình thái lịch sử chính là tấn hài kịch của nĩ. Phép thắng lợi tinh thần của nhân vật AQ cùng với những biểu hiện tư tưởng tự cao tự đại của giai cấp thống trị mà nhân vật AQ đã vơ vào mình chính là nét nổi bật về tinh thần của giai đoạn cuối cùng hình thái lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VĂN HỌC CHAU A (Trang 38 -40 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×