Các di tích LS cấp quốc gia của Tỉnh

19 548 1
Các di tích LS cấp quốc gia của Tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre Những cột mốc chính của quá trình diễn biến cuộc Đồng Khởi: - Ngày 1-1-1960, đồng chí Nguyễn Thị Định, Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre đi dự hội nghị của Khu ủy khu 8 để tiếp thu Nghị quyết 15 của Trung ương về đến Mỏ Cày. Đêm 2-1, hội nghị cán bộ lãnh đạo tỉnh được triệu tập tại một địa điểm ở Mỏ Cày, để truyền đạt lại tinh thần Nghị quyết 15 và bàn kế hoạch phát động tuần lễ nổi dậy đồng loạt, từ 17-1-1960 đến 25-1-1960, lấy 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh làm điểm đột phá. Ngày 11-1-1960, Huyện ủy Mỏ Cày họp với cấp ủy xã Định Thủy, bàn kế hoạch thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy. Đúng ngày 17-1-1960, cuộc nổi dậy bùng nổ và đã giành thắng lợi đúng như dự kiến. Ngày 20-1-1960, trung đội vũ trang đầu tiên của tỉnh được thành lập, mang tên phiên hiệu 264. Thắng lợi cuộc Đồng khởi tại vùng điểm đã mở màn, cổ vũ cho phong trào nổi dậy trong toàn tỉnh, sau đó lan ra trong toàn miền. Đến ngày giải phóng (30-4-1975), những di tích diệt ác ôn, hạ đồn địch trong cuộc Đồng Khởi đã bị mai một đi nhiều. Để bảo tồn những di tích và hình ảnh, tư liệu về sự kiện lịch sử to lớn này, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước bất khuất của người dân, và để nâng cao lòng tự hào về những chiến tích đã đạt được, lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trương xây dựng tại xã Định Thủy một “Nhà truyền thống Đồng khởi”. Khu di tích này được thiết lập trên một diện tích 5.000 m2, gồm nhà bảo tàng một trệt, một lầu, có diện tích sử dụng 500 m2. Trên nóc nhà là một ngọn lửa được cách điệu bằng bê tông cốt thép cao 12 m, màu đỏ - biểu tượng của ngọn lửa Đồng khởi cháy sáng mãi trên xứ Dừa. Bên trong nhà là những gian trưng bày những hiện vật, nhân vật, hình ảnh, biểu đồ, những vũ khí tự tạo để đánh địch v.v… Chung quanh ngôi nhà là những thảm cỏ xanh, sân rộng, những bồn hoa và cây cảnh, làm tăng thêm vẻ đẹp của khu di tích. Từ thị xã đi qua phà Hàm Luông theo quốc lộ 60, đến thị trấn Mỏ Cày, rẽ về 3 xã nói trên bằng đường ô-tô là đến khu di tích. Hoặc có thể từ thị xã, vượt sông Hàm Luông theo đường kênh đến tận trung tâm của cái nôi Đồng khởi. Di tích Đồng khởi đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 43-VH/QĐ công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 7-1-1993. Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh Chùa Tuyên Linh được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14, nằm sát bên rạch Tân Hương, trên đường từ cái Bần đi Phú Khánh, thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày. So với Hội Tông cổ tự ở xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, thì chùa Tuyên Linh không cổ bằng, nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Chùa được xây dựng năm 1861, do hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê ở xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, vốn là một vị cao tăng tinh thông phật học, về trụ trì tại chùa này. Tại đây, hòa thượng Lê Khánh Hòa đã mở mang việc thuyết giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo môn sinh. Nhờ hiểu rộng, đi nhiều nơi, có vốn nho học, lại biết cả chữ quốc ngữ, nên ông được tín đồ, các cư sĩ Phật giáo tín nhiệm. Hòa Thượng là người sáng lập ra Nam Kỳ Phật học hội và Lưỡng Xuyên Phật học hội quy tụ nhiều cao tăng, cư sĩ Phật giáo ở Nam Kỳ lúc bấy giờ, đồng thời là chủ bút tạp chí Từ bi âm, giám đốc Phật học tùng thư. Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được gọi bằng tên mới: Tuyên Linh. Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, thì vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian. Theo sư Thái Không, cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát. Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre (1930). Khi CMT8-1945 thành công, hòa thượng Lê Khánh Hòa đã động viên các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong tỉnh tham gia vào các hoạt động cách mạng và kháng chiến. Năm 1947, do tuổi già sức yếu, trên giường bệnh, ông bình tĩnh đọc lời di ngôn cho môn đồ chép lại, sắp xếp công việc đạo, căn dặn học trò thân tín vận động tín đồ tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào chính phủ Cụ Hồ, cùng đồng bào cả nước đấu tranh giành độc lập. Ngày 19-6- 1947, biết mình không qua khỏi, ông bảo học trò tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục cho ông, rồi day mặt về hướng Bắc, nói những lời chúc tụng cuối cùng về nhà nước độc lập, về sức khỏe của Hồ Chủ Tịch, sau đó niệm Phật rồi tắt thở. Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo tăng già và Lục hòa tăng đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh. Thời KCCP, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh , vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng. Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 921-QĐ/BTcông nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 20-7-1994. Di tích lịch sử Đền thờ và mộ thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng Nguyễn Ngọc Thăng quê làng Mỹ Thạnh, huyện Tân An, nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, năm 1848 giữ chức Lãnh binh trong quân đội dưới triều Thiệu Trị. Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem binh ứng cứu, nhưng chưa kịp đến nơi thì thành bị hạ. Ông được lệnh đóng giữ phòng tuyến Kỳ Hòa, ở đồn Cây Mai. Do lực lượng quá chênh lệnh, sau một thời gian cầm cự, ông rút quân về Gò Công, cùng phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Trương Định. Ngày 27-6-1866, ông bị trúng đạn, tử thương trong một trận giao chiến kịch liệt với Pháp. Thi hài ông được đưa về quê bằng ghe, quàn tại một con giồng nhỏ cách chợ Mỹ Lồng gần 1.000m. Sau khi ông chết, vua Tự Đức có phong sắc, áo mũ và một thanh gươm, nhưng vì chiến tranh nên những di vật này đặt ở đền thờ ông ở ấp Giồng Keo bị hư hỏng, thất lạc.Từ năm 1984, nhân dân địa phương đã đem bài vị của ông vào thờ ở đình Mỹ Thạnh như một vị thần đã có công trong sư nghiệp chống ngoại xâm, tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, nằm bên cạnh đường tỉnh 885, cách thị xã Bến Tre 6,5 km. Ngày giỗ ông hàng năm là ngày rằm tháng 5 âm lịch. Di tích được Bộ Văn hóa - thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7-5- 1997. Di tích đầu cầu tiếp cận chi viện Bắc Nam Di tích đầu cầu tiếp cận chi viện Bắc - Nam Lịch sử hai cuộc KCCP và KCCM đã ghi lại hai lần vượt biển từ xã Thạnh Phong huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ra thủ đô Hà Nội để gặp Trung ương báo cáo tình hình và xin chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Lần thứ nhất là vào đầu tháng 4-1946, đã đến đích an toàn. Tháng 11-1946, chuyến chi viện vũ khí đầu tiên từ bờ biển tỉnh Phú Yên vào Bến Tre do đồng chí Nguyễn Thị Định, thành viên của đoàn phụ trách, đã cập bến an toàn. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 1-6-1961, sau cuộc Đồng khởi 8 tháng, cũng đã thành công tốt đẹp, mặc dù màng lưới phong tỏa, kiểm soát của địch hiện đại hơn, ngặt nghèo hơn. Từ hai sự kiện trên đã đưa đến một quyết định của Trung ương là mở đường Hồ Chí Minh trên biển, để chi viện cho cách mạng miền Nam (xem thêm mục Sự kiện đáng nhớ). Trong những năm chống Mỹ, hàng ngàn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của Trung ương chi viện cho cách mạng miền Nam qua đường Hồ Chí Minh trên biển đã đến nhiều địa phương dọc theo duyên hải miền Trung đến tận mũi Cà Mau để tiếp sức cho cuộc kháng chiến, mà đầu cầu tiếp nhận vũ khí ở xã Thạnh Phong (gồm vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn) là một trọng điểm. Tại đây, Bộ Tư lệnh miền đã thành lập Đoàn 962 có nhiệm vụ bảo vệ đầu cầu, tiếp nhận hàng chi viện, rồi từ đây lan tỏa ra các chiến trường Nam Bộ như Sài Gòn, các tỉnh miền Đông và miền Trung Nam Bộ và cho các đơn vị chủ lực của miền. Địch đã dùng đủ mọi thủ đoạn đánh phá, ngăn chặn, nhưng chỉ có thể gây cho ta một số tổn thất nhất định, chúng không thể nào cắt đứt được mạch máu giao thông liên lạc Bắc Nam của cách mạng. Địa điểm khu di tích của xã Thạnh Phong (vàm Khâu Băng, cồn Bửng, cồn Lợi, cồn Lớn) nằm cách thị trấn Thạnh Phú 25 km, cách thị xã Bến Tre 70 km. Có thể đến khu di tích bằng hai đường thủy và bộ, cả hai đều thuận tiện. Di tích đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam ở xã Thạnh Phong đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 3777-VH/QĐ công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 23-12- 1995, và xã Thạnh Phong cũng đã được Nhà nước tuyên dương là đơn vị Anh hùng LLVTND. Di tích lịch sử Nhà ông Nguyễn Văn Cung và ngã ba cây da đôi Bia lưu niệm cây da đôi Vào cuối tháng 4-1930, chi bộ ĐCSĐD đầu tiên của tỉnh Bến Tre được thành lập tại nhà ông Nguyễn Văn Cung. Chi bộ gồm 10 đảng viên, nguyên là hội viên của chi bộ VNTNCMĐCH trước đó, do đồng chí Nguyễn Văn Ân thay mặt liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre đứng ra thành lập. Đồng chí Nguyễn Văn Trí thay mặt Liên tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho - Bến Tre công nhận chi bộ do đồng chí Nguyễn Văn An làm Bí thư. Chi bộ xã Tân Xuân, sau khi thành lập, đã tổ chức cuộc mít tinh quần chúng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại cây da đôi, sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành, thu hút trên 200 người tham dự. Tại đây, sau ngày giải phóng (30-4-1975), Sở Văn hóa - Thông tin đã tổ chức dựng bia lưu niệm về sự kiện lịch sử này. Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 7-1-1993. Di tích cuộc thảm sát 286 người của quân Pháp ở ấp cầu Hòa Di tích cuộc thảm sát Ấp Cầu Hòa thuộc xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, cách thị xã Bến Tre 9 km theo đường bộ. Vào lúc 5 giờ sáng ngày 10-1-1947 (ngày 19 tháng chạp năm Bính Tuất) , hai trung đội lính lê dương do tên thiếu úy Tây lai Leon Leroy chỉ huy theo đường sông từ An Hóa theo kênh Chẹt Sậy đổ bộ lên ấp Cầu Hòa và ấp Nhì càn quét vì nghi ngờ có Việt Minh đang trú đóng. Không tìm ra một chứng tích nào về Việt Minh, chúng quay ra nổ súng bừa bãi vào những người dân vô tội, giết chết 286 người, gồm phần lớn là phụ nữ, trẻ em và người già. Chúng đốt cháy hơn 100 ngôi nhà. Nhiều xác chết bị cháy thiêu. Có gia đình bị giết đến 17 người, có gia đình bị giết sạch không còn người nào. Đây là cuộc tàn sát có quy mô nhất và dã man nhất ở Bến Tre trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Một bia căm thù được dựng lên ở đây để nhắc nhở những thế hệ sau biết rõ tội ác tày trời của giặc. Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 04/QĐ-BVHTT, ngày 19-1-2001 công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Di tích lịch sử căn cứ của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định Căn cứ của Khu ủy Sài Gòn-Gia Định Khu căn cứ này còn có mật danh là T4, Y4. Từ thị xã Bến Tre theo quốc lộ 60, qua phà Hàm Luông đi đến ngã ba chợ Xép rẽ phải đi tiếp 5 km nữa là đến xã Tân Phú Tây và xã Thành An thuộc huyện Mỏ Cày. Sau Tổng công kích và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), địch phản kích quyết liệt, tăng cường hành quân càn quét, dùng phi pháo đánh phá khốc liệt ở vùng giải phóng và những nơi mà chúng nghi là có lực lượng cách mạng đang trú đóng. Tháng 6-1969, sau khi thống nhất giữa thường vụ Khu ủy và lãnh đạo tỉnh Bến Tre, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chuyển về đóng tại xã Tân Phú Tây. Đây là vùng mới giải phóng, nhân dân kiên cường, có trình độ giác ngộ chính trị cao, địa hình lại rất hiểm trở, nhiều kênh rạch chia cắt, có nhiều vườn dừa liên tiếp che chắn, địch không thể hành quân bằng xe cơ giới, thiết giáp, kể cả việc dùng trực thăng đổ quân cũng bị nhiều hạn chế. Bên trong căn cứ, ta thiết lập hàng chục hầm kiên cố có khả năng chịu đựng được pháo 105 ly, những công sự chiến đấu và hệ thống hầm bí mật, chỗ làm việc của lãnh đạo Khu ủy, nơi giành cho các cuộc hội nghị, cơ sở hậu cần, bảo vệ v.v… Ở vòng ngoài là hành lang bảo vệ và đầu mối liên lạc, gồm các xã chung quanh như Thành An, Hòa Lộc, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung. Gián điệp và do thám của địch cũng đã đánh hơi biết được cơ quan đầu não của Sài Gòn - Gia Định đang đóng tại căn cứ này, nên đã tung lực lượng thăm dò, tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét, nhưng đều bị lực lượng bảo vệ cùng lực lượng vũ trang tỉnh bẻ gãy, tiêu diệt hàng trăm tên… Thời gian đóng căn cứ ở đây không dài, nhưng cơ quan Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã được sự hỗ trợ, cưu mang đầy tình nghĩa của quân và dân huyện Mỏ Cày nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. Sau chiến tranh, những di tích của căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định coi như bị bom đạn của địch xóa sạch. Để lưu giữ lại dấu tích của một thời chiến đấu gian khổ, hào hùng, tỉnh đã phục chế lại hai hầm trú ẩn bằng bê tông giả thân cây dừa và dựng bia lưu niệm tại xã Tân Phú Tây. Di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 3777/QĐ/BT công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 23-12-1995. Ngôi nhà của Nguyễn Văn Trác, nơi ở, làm việc của đồng chí Lê Duẩn Mô hình ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác (thường gọi là Mười Trác) ở xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, là nơi Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn đã ở và làm việc từ tháng 11-1955 đến tháng 3-1956, để chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam và tổng hợp tình hình và dự thảo Đề cương cách mạng miền Nam. Nhà gồm 3 gian, hai chái bằng gỗ, xung quanh là vườn dừa, có lối thoát thuận tiện khi gặp biến cố. Đồng chí Lê Duẩn hàng ngày làm việc, ăn ở ngay trong căn buồng, có kê chiếc giường đôi, cạnh đó là một tủ đứng, bên trong bố trí thông với một hầm bí mật đào dưới đất. Việc canh gác theo dõi người lạ, địch bên ngoài đều do vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Trác đảm nhiệm. Đồng chí Lê Duẩn sống và làm việc ở đây gần 5 tháng, khi nhận thấy có dấu hiệu nghi ngờ bọn mật vụ có thể đánh hơi biết được, nên đã chuyển sang một cơ sở khác bí mật ở xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm, sau đó chuyển tiếp sang một số gia đình cơ sở khác ở xã Bình Khánh, huyện Mỏ Cày. Ngày 5-7-1956, đồng chí Lê Duẩn rời Bến Tre lên thành phố Sài Gòn. Sau ngày miền Nam giải phóng (30-4-1975), đồng chí Lê Duẩn có về thăm lại ngôi nhà xưa, cùng những đồng bào, đồng chí cơ sở đã nuôi dưỡng, cưu mang và bảo vệ mình trong những ngày cách mạng miền Nam bị địch đánh phá khốc liệt. Ngôi nhà ngày xưa đã bị chiến tranh tàn phá, chỉ còn lại chiếc tủ đứng bẳng gỗ làm hầm bí mật, hiện đang được trưng bày ở nhà bảo tàng tỉnh Bến Tre. Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ thị cho chính quyền tỉnh giúp đỡ gia đình ông Mười Trác xây dựng lại ngôi nhà, để ghi dấu một di tích của thời đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 985- QĐ/VH công nhận là di tích lịch sử cách mạng quốc gia ngày 7-5-1997. . trung tâm của cái nôi Đồng khởi. Di tích Đồng khởi đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 43-VH/QĐ công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ngày 7-1-1993. Di tích lịch. của giặc. Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định số 04/QĐ-BVHTT, ngày 19-1-2001 công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Di tích lịch sử căn cứ của Khu ủy Sài Gòn - Gia. này. Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin ra quyết định số 985-QĐ/VH, công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 7-1-1993. Di tích cuộc thảm sát 286 người của quân

Ngày đăng: 04/05/2015, 17:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan