1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TLV L3

47 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 382 KB

Nội dung

Tuần 1 Bài 1: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU • Nói được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. • Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS). • Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ. • Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách Sao Nhi đồng của lớp tham gia vào bài tập 1. • HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm: - Hãy nêu những lần đổi tên của Đội. - Hãy tả lại huy hiệu của Đội. - Hãy tả lại khăn quàng của đội viên. - Bài hát của Đội do ai sáng tác? - Kể tên một số phong trào của Đội… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. GIỚI THIỆU - Trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nhau nói những điều mình biết vê Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Bài 1 - Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ. - GV viết các câu hỏi (theo mục II) vào các bông hoa giấy, sau đó gài lên một cây cảnh. - Giới thiệu tên trò chơi Hái hoa dân chủ, Mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước. - GV hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa ra câu trả lời đúng sau mỗi lần có HS trả lời. - Sau khi HS hái hết các bông hoa câu hỏi, GV gọi 1 đến 2 HS nói lại những hiểu biết của mình về Đội theo trình tự 3 câu hỏi của bài tập 1. - HS nghe giới thiệu, sau đó xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Các HS khác nghe và bổ sung câu trả lời của bạn, nếu cần. - Cả lớp lắng nghe. - 1 đến 2 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần). Đáp án câu hỏi: 1. Đội thành lập ngày nào? Ở đâu? - Đội được thành lập ngày 15 – 5 – 1941, tại Pác Bó, Cao Bằng với tên gọi lúc đầu 1 là Đội Nhi đồng Cứu quốc. 2. Những đội viên đầu tiên của Đội là ai? - Lúc đầu Đội chỉ có 5 đội viên là: + Anh Nông Văn Dền, bí danh Kim Đồng, là đội trưởng. + Anh Nông Văn Thàn, bí danh Cao Sơn. + Anh Lý Văn Tònh, bí danh Thanh Minh. + Chò Lý Thò Mì, bí danh Thuỷ Tiên. + Chò Lý Thò Xậu, bí danh Thanh Thuỷ. 3. Những lần đổi tên của Đội? - Từ khi ra đời, Đội có 4 lần đổi tên, đó là: + Ngày 15-5-1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc. + Ngày 15-5-1951: Đội Thiếu nhi Tháng tám. + Tháng 2-1956: Đội Thiếu niên Tiền phong. + Ngày 30-1-1970: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 4. Hãy tả lại huy hiệu của Đội. - Huy hiệu của Đội có hình tròn, nền là lá cờ Tổ Quốc, bên trong có búp măng non. Phía dưới là khẩu hiệu Sẵn sàng.(cho HS quan sát huy hiệu Đội) 5. Hãy tả lại khăn quàng của đội viên. - Đội viên được đeo khăn quàng. Khăn quàng có màu đỏ, hình tam giác. Đây chính là một phần của lá cờ Tổ Quốc Việt Nam. (HS chuyền tay nhau chiếc khăn quàng) 6. Bài hát của Đội do ai sáng tác? - Bài Đội ca là sáng tác của nhạc só Phong Nhã. 7. Nêu tên một số phong trào của Đội. - Từ khi ra đời đến nay, Đội đã có nhiều phong trào, tiêu biểu là: + Công tác Trần Quốc Toản, phát động từ năm 1947. + Phong trào Kế hoạch nhỏ, phát động từ năm 1960. + Phong trào Thiếu nhi làm nghìn việc tốt, phát động từ năm 1981. Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2 - GV: Ở lớp 2, các em đãhọc bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này, dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghó và điền các nội dung thích hợp vào đơn. - Chữa bài. - Giúp HS nêu được cấu trúc của lá đơn. - 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống. - HS suy nghó và tự làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài. - 2 đến 3 HS đọc đơn của mình. + Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì? + Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì? + Phần cuối đơn gồm những nội dung gì? - Phần đầu của đơn gồm: + Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ. + Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Đòa chỉ nhận đơn. - Phần thứ hai gồm: + Họ tên, ngày sinh, đòa chỉ, trường, lớp của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn. - Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên. 2 - Yêu cầu những HS sửa lại nội dung điền sai theo mẫu đơn. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên. - Tổng kết giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài (giới thiệu cho cả lớp xem 1, 2 lá đơn viết đẹp), nhắc nhở HS cả lớp cùng cố gắng trong học tập. Tuần 2 Bài 2: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU • Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí minh. - Kiểm tra vở của 3 đến 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài -Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội. 2.2. Hướng dẫn viết đơn a) Nêu lại những nội dung chính của đơn - GV: Chúng ta đã được học về Đơn xin vào Đội trong giờ tập đọc tuần trước. Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội. GV nghe HS trả lời, viết lại lên bảng. - 2 HS lên bảng nói theo yêu cầu. HS cả lớp theo dõi. - HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn: + Mở đầu viết tên Đội. + Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn: Đơn xin vào Đội. + Nơi nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường. + Trình bày lí do, nguyện vọng của người 3 - Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu? b) Tập nói theo nội dung đơn - Gọi 1 số HS tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng. Chú ý tập trung vào phần trình bày nguyện vọng. - GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. - Hướng dẫn HS đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. c) Thực hành viết đơn - Yêu cầu HS viết đơn vào vở bài tập. - Gọi 1 số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS. - Chấm điểm 1 số bài, thu các bài còn lại để chấm sau. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Hỏi: Đơn dùng để làm gì? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học. viết đơn. + Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. + Chữ kí, họ tên người viết đơn. - Phần trình bày lí do và nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghó khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể. - Một số HS thực hành nói trước lớp. - Viết đơn - Một số HS đọc đơn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó. 4 Tuần 3 Bài 3: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU • Kể được về gia đình với một người bạn mới quen. • Viết đúng đơn xin nghỉ học, theo mẫu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu đơn xin nghỉ học (photo cho mỗi HS 1 bản hoặc viết sẵn trên bảng phụ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài tập làmvăn tuần 2: viết đơn xin vào Đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lí do, nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới. Khi đó, chúng ta không tự giới thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới thiệu về gia đình mình với bạn. Bài học tập làm văn hôm nay giúp các em biết cách giới thiệu một cách đơn giản về gia đình mình. Sau đó, chúng ta sẽ tập viết đơn xin nghỉ học theo mẫu. 2.2. Hướng dẫn giới thiệu về gia đình - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình,… Ví dụ: + Gia đình em có mấy người, đó là những ai? + Công việc của mỗi người trong gia đình là gì? + Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào? + Bố mẹ em thường làm việc gì? + Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các - Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. - Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể: Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác só ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình. 5 bạn trong nhóm nghe về gia đình mình. - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu. 2.3. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2. - Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn. - Hỏi: Đơn xin nghỉ hoc gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ. - Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật. - Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu đã photo. - Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm sau. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học. - Dặn dò HS về nhà: + Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia đình em. + Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học. + Chuẩn bò bài sau. - Làm việc theo nhóm. - Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học. - HS cả lớp đọc thầm. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn. Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Đòa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học. + Tên của người nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp. + Nêu lí do viết đơn. + Nêu lí do xin phép nghỉ học. + Lời hứa của người viết đơn. + Ý kiến và chữ kí của gia đình HS. + Chữ kí và họ tên người viết đơn. - 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài. - Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Tuần 4 6 Bài 4: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU • Nghe và kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi, kể đúng nội dung, tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể. • Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi. • Mẫu điện báo, photo cho mỗi HS 1 bản. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng kể về gia đình mình với người bạn mới quen. - Trả bài viết đơn xin nghỉ học. - Nhận viết bài làm của HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu của giờ học. 2.2. Nghe và kể lại truyện Dại gì mà đổi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - GV kể câu chuyện 2 lần. Nội dung: - 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe giới thiệu. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm trong SGK. - GV lần lượt hỏi từng câu hỏi gợi ý để giúp HS nhớ lại nội dung câu chuyện. + Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? + Vì sao cậu bé nghó như vậy? - GV gọi 1 HS khá kể lại nội dung câu chuyện. - Trả lời câu hỏi gợi ý. + Vì cậu bé rất nghòch ngợm. + Cậu bé nói: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!” + Vì vậy cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghòch ngợm. - 1 HS kể, cả lớp theo dõi để nhận xét. 7 Dại gì mà đổi Có một cậu bé 4 tuổi rất nghòch ngợm. Một hôm mẹ cậu doạ sẽ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi. Cậu bé nói: - Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu! Mẹ ngạc nhiên hỏi: - Vì sao thế? Cậu bé trả lời: - Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghòch ngợm đâu, mẹ ạ. Theo Tiếng cười tuổi học tro.ø - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu từng HS kể trong nhóm của mình. - Tổ chức thi kể chuyện. - Nhận xét phần kể chuyện của HS và hỏi: Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào? 2.3. Viết điện báo - Gọi GV đọc yêu cầu bài 2. - Vì sao em lại cần gửi điện báo cho gia đình. - GV: Mỗi người chúng ta khi có việc phải đâu xa thì những người thân thường rất lo lắng, vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân được biết để họ yên tâm. - Bài tập yêu cầu em viết những nội dung gì trong điện báo? - Người nhận điện ở đây là ai. - Khi viết đòa chỉ người nhận điện, chúng ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến được tay người nhận? - Phần tiếp theo chúng ta cần ghi là nội dung bức điện. Vì là điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý. Chẳng hạn có thể ghi: Con đã đến nơi an toàn./ Con khoẻ và đã đến nhà bà… - Phần cuối cùng là họ tên, đòa chỉ người gửi. Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chòu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu. - Gọi HS làm miệng trước lớp - Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. - Nhận xét và chấm điểm một số bức điện.Thu bài để chấm số còn lại sau đó. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS ghi nhớ cách viết điện báo, về nhà nhớ kể câu chuyện Dại gì mà đổi cho người thân nghe. - Hoạt động theo nhóm nhỏ. - 4 đến 5 HS tham gia thi kể. Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - Trả lời: truyện buồn cười ở chỗ một cậu bé 4 tuổi đã biết được là chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghòch ngợm. - 2 HS đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi và tìm hiểu yêu cầu của bài. - Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em gửi điện báo để mọi người trong gia đình biết tin và không lo lắng. - Nghe giảng. - Viết tên, đòa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện. - Là gia đình em. - Chúng ta phải viết rõ tên và viết đòa chỉ thật chính xác. - Một số HS nói đòa chỉ người nhận trước lớp. - Một số HS nói phần nội dung mình sẽ ghi trong bức điện trước lớp. Các HS khác theo dõi và góp ý để bức điện ngắn gọn và gia đình yên tâm. - 1 HS nói hoàn chỉnh bức điện trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Làm bài vào vở bài tập, sau đó một số HS đọc bài trước lớp. 8 Tuần 5 Bài 5: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU • HS biết tổ chức được một cuộc họp tổ: - Biết xác đònh nội dung cuộc họp. - Biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc Cuộc họp của chữ viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC • Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp. • Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như ở bài tập đọc Cuộc họp chữ viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng kể lại chuyện Dại gì mà đổi. - Trả bài viết điện báo của giờ tập làm văn tuần 4. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu của giờ học. 2.2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn. - Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì? - Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường. - Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ? - Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó? - Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề trên? - Giao việc cho mọi người bằng cách nào? - GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp. 2.3. Tiến hành họp tổ - Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ tiến - 2 HS kể. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm. - HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp một bạn học kém; Đi thăm gia đình thương binh, liệt só; Tiến hành làm công trình măng non của tổ;…) - HS nêu nhữ đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết. - Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em có cơ hội tập dượt) - Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến. - Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn. - Cả tổ bàn bạc để phân công, sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ. - Các tổ HS tiến hành họp theo hướng 9 hành cuộc họp. - Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ. 2.4. Thi tổ chức cuộc họp - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV là giám khảo. - Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp. - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bò bài sau. dẫn. - Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ. * VD về các cuộc họp theo gợi ý của SGK Diễn biến cuộc họp: Giúp đỡ nhau học tập Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giúp đỡ bạn Tùng. Nêu tình hình Bạn Tùng là HS còn yếu về môn toán, thường xuyên tính toán sai. Nguyên nhân Bạn Tùng không thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học, đặt tính sai khi làm các phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số. Cách giải quyết Tùng phải học lại các bảng nhân, bảng chia đã học. Khi làm tính cộng, trừ các số có 3 chữ số trở lên phải kiểm tra kó xem đặt tính đã đúng chưa. Giao việc cho mọi người Bạn Hằng, bạn Trâm, bạn Hùng sẽ thay phiên nhau kiểm tra bài của bạn Tùng, giảng lại những phần bạn Tùng chưa hiểu. Nếu không giảng được thì báo ngay với cô giáo để cô giáo giúp đỡ. Diễn biến cuộc họp: Chuẩn bò các tiết mục văn nghệ chào mừng 20 – 11 Nêu mục đích cuộc họp Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp bàn về việc chuẩn bò các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Nêu tình hình Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải đóng góp 3 tiết mục văn nghệ, tới nay chưa có bạn nào đăng kí tiết mục. Nguyên nhân Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ tham gia với lớp những tiết mục nào. Vì vậy, đề nghò các bạn suy nghó, thảo luận để thống nhất về các tiết mục sẽ tham gia trong lễ kỉ niệm của lớp. Cách giải quyết Tổ sẽ góp 3 tiết mục: - Đơn ca: Cô giáo như mẹ hiền. - Múa: Chúng em là những em bé ngoan. - Tốp ca: Những bông hoa, những lời ca. Giao việc cho mọi người - 1 Bạn chuẩn bò tiết mục đơn ca. - Cả tổ tập tiết mục múa. - Các bạn nữ tập tiết mục tốp ca. - Tổ bắt đầu tập từ ngày mai, trong giờ sinh hoạt tập thể. 10 [...]... ho¹ trun Chµng trai Phï đng -B¶ng líp (b¶ng phơ ) viÕt 3 c©u hái gỵi ý kĨ chun III/ c¸c ho¹t ®éng d¹y -häc Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc Ho¹t ®éng 1 GV tãm t¾t néi dung c¸c tiÕt TLV ®· häc HS l¾ng nghe ë HK I vµ néi dung c¸c tiÕt TLV häc ë häc k× II Ho¹t ®éng 2.Giíi thiƯu bµi míi Mơc tiªu : giíi thiƯu ®Ị bµi vµ néi dung tiÕt häc: HS l¾ng nghe Nghe - KĨ : Chµng trai lµng Phï đng Ho¹t ®éng Ỉphíng dÉn HS

Ngày đăng: 04/05/2015, 17:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w