1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨCNHÂN VĂN CỦA NHẬT BẢN

9 467 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Trận động đất 9 độ Richter kéo theo những con sóng thần cao từ 1540m tràn vào vùng ven biển đông bắc của Nhật Bản ngày 1132011, để lại những cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực này. Tuy nhiên, trong thảm họa, tại Nhật Bản đã không có những hiện tượng trộm cắp, cướp bóc và hỗn loạn như ở những nước văn minh phía Tây và các nước Châu Á khác. Điều gì làm nên sự khác biệt này? Câu trả lời là nhân cách người Nhật không có và không cho phép xử sự như vậy. Người Nhật Bản, ngay cả những người trẻ nhất đến những người già “thất thập cổ lai hy” đều quan niệm Dù có bị đạp xuống dưới đất thì (người Nhật) cũng không được đánh mất nhân cách của mình. Vậy, nhờ đâu người Nhật lại có được nhân cách đáng coi trọng như thế? Đó chính là nhờ vào việc định hướng và giáo dục đạo đứcnhân văn của Nhật Bản. Bài viết này sẽ trình bày về nội dung của việc định hướng và giáo dục đạo đứcnhân văn ở Nhật Bản và một số bài học cho việc định hướng, giáo dục giá trị đạo đứcnhân văn ở Việt Nam hiện nay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC HỌC PHẦN ĐẠO ĐỨC HỌC TÌM HIỂU ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC-NHÂN VĂN CỦA NHẬT BẢN Họ và tên: Nguyễn Việt Phương MSSV: K38.609.049 Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 NỘI DUNG CHÍNH 1. Dẫn nhập. 2. Định hướng giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản. 3. Giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn ở Nhật Bản. 4. Một số bài học cho Việt Nam trong việc giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn. 5. Kết luận. 1. Dẫn nhập Trận động đất 9 độ Richter kéo theo những con sóng thần cao từ 15-40m tràn vào vùng ven biển đông bắc của Nhật Bản ngày 11/3/2011, để lại những cảnh tượng hoang tàn khắp khu vực này. Tuy nhiên, trong thảm họa, tại Nhật Bản đã không có những hiện tượng trộm cắp, cướp bóc và hỗn loạn như ở những nước văn minh phía Tây và các nước Châu Á khác. Điều gì làm nên sự khác biệt này? Câu trả lời là nhân cách người Nhật không có và không cho phép xử sự như vậy. Người Nhật Bản, ngay cả những người trẻ nhất đến những người già “thất thập cổ lai hy” đều quan niệm "Dù có bị đạp xuống dưới đất thì (người Nhật) cũng không được đánh mất nhân cách của mình." Vậy, nhờ đâu người Nhật lại có được nhân cách đáng coi trọng như thế? Đó chính là nhờ vào việc định hướng và giáo dục đạo đức-nhân văn của Nhật Bản. Bài viết này sẽ trình bày về nội dung của việc định hướng và giáo dục đạo đức-nhân văn ở Nhật Bản và một số bài học cho việc định hướng, giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn ở Việt Nam hiện nay. 1. Định hướng các giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản. a. Khái niệm “giá trị đạo đức-nhân văn”: Giá trị đạo đức-nhân văn là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng,…và các chuẩn mực, quy tắc ứng xử được con người đánh giá, lựa chọn, cũng như ý nghĩa tích cực của những quan niệm, chuẩn mực, quy tắc ứng xử đó đối với con người và đời sống xã hội… Giá trị đạo đức-nhân văn làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn, được mọi người kính trọng. b. Nội dung giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản: Giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ hai tác động lớn: Thứ nhất, việc tiếp thu nền giáo dục Trung Quốc với tinh hoa là Khổng giáo từ thế kỉ thứ VI đã để lại nhiều giá trị tích cực còn tồn tại đến ngày nay: xã hội Nhật, con người Nhật trọng lòng hiếu thảo, nhân từ, nhân hậu, lễ giáo, lễ độ, lịch thiệp, tôn trọng người khác, Thứ hai, trong lịch sử phát triển của mình, Nhật Bản đã trải qua một cuộc cải cách được xem như “quyết định nhất” để nước Nhật có bước phát triển như ngày nay. Đó là công cuộc Duy tân Minh Trị do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng vào năm 1868. Công cuộc duy tân chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa-xã hội phương Tây, từ đây các giá trị của xã hội công nghiệp tác động đến người Nhật Bản, các giá trị như giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghệ, lối sống công nghiệp, cần cù, cuộc sống giàu có, quân sự mạnh, tôn trọng quyền con người, đoàn kết dân tộc, bình đẳng… Nhìn chung, các giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các nội dung: coi trọng giá trị gia đình và các giá trị khác, như lương thiện, cần cù, trung thực, hài hòa, khiêm tốn, thành đạt, chính trực, tôn trọng quyền con người,… Ngày nay, Nhật Bản đã dần chuyển từ “chủ nghĩa tập thể” sang “chủ nghĩa tập thể hiện đại” – đó là chủ nghĩa cá nhân có mức độ, có chú trọng đến phạm trù “bản thân”, “bản sắc cá nhân”. Thanh niên Nhật ngày nay chú trọng các giá trị: tự tin, lạc quan, tích cực hoạt động, sống thật, bản lĩnh, đồng thời vẫn giữ các giá trị đạo đức, coi trọng các giá trị tinh thần, đề cao sống có lý tưởng. c. Định hướng giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản: Giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản được định hướng ngay trong chương trình giáo dục của nước này. Theo đó, khung chương trình quốc gia nhằm đào luyện con người Nhật Bản có sáu mục tiêu cần hướng tới, đó là: • Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống. • Tinh thần kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống và sáng tạo văn hóa giàu tính cá nhân. • Tinh thần nỗ lực hình thành và phát triển một xã hội và đất nước dân chủ. • Có đóng góp cho sự phát triển một thế giới hòa bình. • Có thể quyết định một cách độc lập. • Có ý thức đạo đức: Kỷ luật, tự kiềm chế, tinh thần tập thể, Định hướng và giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn tập trung vào ba trọng điểm: Lòng tôn trọng cuộc sống-Quan hệ cá nhân và cộng đồng-Ý thức về trật tự dọc. Ý thức về trật tự dọc là tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế- xã hội của quốc gia Nhật Bản 2. Giáo dục giá trị đạo đức nhân văn ở Nhật Bản. a. Lịch sử giáo dục đạo đức-nhân văn: Giáo dục đạo đức tại Nhật có lịch sử lâu đời, có thể bắt nguồn từ thời Tokugawa (1603- 1868). Trong giai đoạn này, trẻ em học Đạo Khổng tại các trường Terakoya (dành cho con cháu tầng lớp samurai) và Hankou (dành cho các trẻ còn lại). Giáo dục đạo đức được kéo dài tại Nhật, và giai đoạn Hiện đại bắt đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tháng 3 năm 1947, “Luật căn bản” (Fundamental of Law) tại Nhật quy định giáo dục đạo đức là một phần bắt buộc trong xã hội dân chủ. Chương giáo dục đạo đức cùng với các giá trị của nó đặt dưới sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước. b. Nội dung giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn: Mục đích giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản là nhằm bảo tồn giá trị xã hội để truyền chúng lại cho thế hệ sau. Các giá trị xã hội này bao gồm các giá trị truyền thống để lại và các giá trị của một xã hội hiện đại (đã được trình bày ở phần 2.b). Việc giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn tập trung vào sáu mục tiêu và ba trọng điểm chính (đã được trình bày ở phần 2.c). Nội dung của các bài học giáo dục giá trị đạo đức cho học sinh có thể tóm gọn trong bốn nhóm quan điểm cốt lõi, có sự liên hệ chặt chẽ, mà giáo viên có thể sử dụng để hướng dẫn học sinh : • Quan điểm về cá nhân: mỗi người có quyền tự do cá nhân, họ có quyền làm cho chính mình những gì họ muốn, và họ có quyền được sống bình đẳng… • Về mối quan hệ với những người khác : mọi người phải ý thức tầm quan trọng của lịch sự và phải ứng xử một cách trung thực với người khác • Về mối quan hệ với tự nhiên và siêu nhiên: con người hoạt động bởi sự vĩ đại và kỳ diệu của tự nhiên, họ phải cảm thấy tầm quan trọng của thiên nhiên và các loài sinh vật… • Về quan hệ với nhóm và xã hội: mỗi người phải giữ lời hứa , tôn trọng các các quy tắc, kỷ luật đã đề ra, và phải có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội… Mỗi nhóm gồm nội dung kiến thức từ dễ đến khó, trình độ từ thấp đến cao. Ví dụ: Nhóm Liên quan đến bản thân- Kiến thức lớp 1-2 là "Sự cần cù, chăm chỉ". Ở lớp 7-9 là "Yêu quý sự thật". Theo cấp học, việc giáo dục đạo đức hướng đến những nội dung cụ thể: • Mẫu giáo, trẻ được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân). • Tiểu học và trung học: ở tiểu học nội dung giáo dục hướng về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh trong việc xây xựng đất nước. Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v. Tuy nhiên, hông có quy định thống nhất về nội dung chương trình, sách giáo khoa và điểm số c. Hình thức và phương pháp giáo dục: Tất cả các môn học có nhiệm vụ giáo dục giá trị đạo đức chứ không phải chỉ có môn giáo dục đạo đức. Có hai hoạt động giúp học sinh tự củng cố, bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng, hành vi đạo đức, đó là: Hoạt động đặc biệt và Hoạt động hàng ngày. Hoạt động đặc biệt: Thông qua các hoạt động nhóm, đẩy mạnh sự phát triển hài hòa thể xác, trí tuệ, tự hoàn thiện sự phát triển, gồm có: Những sinh hoạt của lớp. Hội đồng học sinh - Hoạt động các câu lạc bộ. Những sự kiện ở trường: Các ngày lễ, các sự kiện liên quan đến học tập, đi dã ngoại, hoạt động xã hội, tham quan thực tế. Đặc biệt hoạt động của các câu lạc bộ là hoạt động bắt buộc ở cấp II và cấp III, nhằm củng cố, bổ sung cho môn giáo dục đạo đức, giúp rèn nhân cách, xây dựng tình thương yêu thầy cô, tình thân ái bạn bè, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Có nhiều câu lạc bộ như câu lạc bộ các môn học, câu lạc bộ năng khiếu,… Hoạt động hằng ngày - Tất cả các trường từ thành thị đến nông thôn, (từ cấp I đến cấp III) đều bắt buộc học sinh phải làm vệ sinh lớp học và những nơi công cộng trong trường. Việc làm này không những tạo ra một môi trường và bầu không khí học tập tốt mà còn giáo dục nhiều mặt như giá trị lao động, kỹ năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong lao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật v.v - Học sinh tiểu học nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng hàng ngày, quanh năm, ngay cả ngày hè nhằm gắn chặt với môn Khoa học, làm quen với thiên nhiên, sinh vật quanh môi trường sống, dần dần hình thành lòng yêu sinh vật, yêu thiên nhiên, yêu quý cuộc sống. 3. Một số bài học cho Việt Nam trong việc giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn. Việt Nam và Nhật Bản đều chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóa-giáo dục Nho giáo Trung Hoa. Xét về mặt giá trị đạo đức, người Việt Nam cũng rất coi trọng các giá trị, như tình cảm gia đình, sự trung thực, sự đoàn kết, sự cần cù, trọng nhân nghĩa,…Tuy nhiên trên con đường phát triển theo hướng hiện đại hóa như hiện nay, Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề đáng lo ngại về ý thức đạo đức và việc thực hiện hành vi đạo đức giữa người với người. Có thể khẳng định, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến những hành vi sai lạc đạo đức tại Việt Nam hiện nay là do hoạt động định hướng và giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn của nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Tại gia đình, ông bà, cha mẹ quá bận rộn cho công việc nên con cháu không còn được quan tâm nhiều đến việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, gia đình “khoán” nhiệm vụ giáo dục con cái cho trường học. Tại trường học, quá chú trọng việc nhồi nhét kiến thức mà đặt nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức, cho học sinh.Các môn học như Đạo đức và Giáo dục công dân mà nhà trường đang giảng dạy kém hiệu quả khi nội dung dàn trải, thiếu các hoạt động thực hành, nội dung chương trình dựa quá nặng vào triết học chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh cấp ba, (Chương trình đạo đức từ lớp 1-2 đến lớp 7-9 của Nhật chỉ có từ 5-6 đến 10 vấn đề. Còn ở Việt Nam có tới 16-18 vấn đề ở mỗi lớp). Ngoài xã hội vẫn còn nhiều những tiêu cực như tham ô, hối lộ, tệ “chạy bằng”, “chạy án”, theo vòng quay của kinh tế thị trường con người dần đặt đồng tiền lên trên hết để xem xét, đánh giá các giá trị của nhau. Từ đây đặt ra câu hỏi lớn cho toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục Việt Nam, phải thay đổi sao cho có thể đào tạo ra những thế hệ có phẩm chất đạo đức tốt? Nghiên cứu vấn đề định hướng và giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản cho ta những bài học thiết thực trong việc cải tổ chương trình giáo dục đạo đức trong bối cảnh nước ta hiện nay. a. Những đề xuất chung: Thứ nhất, Vấn đề đạo đức phải gắn với những đặc điểm văn hóa, với những đặc diểm phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Thứ hai, Mục tiêu giáo dục đạo đức cần tập trung nhấn mạnh những điểm nào là cần thiết, những phải gắn với mục tiêu giáo dục cấp học, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra. Thứ ba, Giáo dục đạo đức học sinh được thực hiện qua nhiều con đường, cách thức, phương pháp cụ thể. Thứ ba, thay đổi phương pháp giáo dục đạo đức cũng là một vấn đề cần được quan tâm. b. Những hành động cụ thể: - Xác định lại mục đích của dạy đạo đức, từ đó, đề ra nội dung và phương pháp cụ thể, dạy đạo đức nhằm giúp mỗi học sinh hình thành được hành vi đạo đức, thói quen hành vi đạo đức chứ không phải để lấy điểm lên lớp. Chương trình giáo dục đạo đức phải thể hiện rõ tính khoa học, tính thiết thực, tính hệ thống từ đời sống con người gần đến con người xa. - Quan tâm đến chất lượng hơn số lượng, tùy theo thực tế người học ở từng vùng, miền khác nhau mà chọn nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp. Không rập khuôn theo một cuốn sách giáo khoa duy nhất. - Nội dung kiến thức vừa phải, giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc làm, và phải trải qua nhiều giờ thực hành hành vi đạo đức thì mới có hành vi đọa đức hay thói quen đạo đức được. - Giáo dục tinh thần quý trọng lao động bằng các giờ dạy lao động phục vụ nhà trường từ cấp I đến cấp III như ở Nhật. - Nên cho học sinh nhỏ tuổi nuôi, trồng vật nuôi, cây trồng vì có nhiều tác dụng giáo dục tốt, muốn vậy, cần xây dựng vườn trường. - Cần có những quy định pháp luật xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến đạo đức. - Giáo dục đạo đức phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, trường học và xã hội. 4. Kết luận Nhật Bản đã phải trải qua một quá trình định hướng và xây dựng chương trình giáo dục đạo đức lâu dài. Hiện nay, trong vấn đề giáo dục các giá trị đạo đức, Nhật Bản cũng đang gặp phải những vần bất cập như đánh giá việc giáo dục đạo đức bằng điểm số, tình trạng thiếu nhân lực, việc đưa chủ nghĩa quốc gia vào giáo dục đạo đức đang gặp phải nhiều phản đối. Như vậy, có thể thấy việc định hướng giá trị đạo đức-nhân văn và việc triển khai thực hiện là không hề dễ dàng, tuy nhiên đây lại là một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên thế giới. Việt Nam là nước đang trên đà hội nhập và hiện đại hóa, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có vấn đề văn hóa và giáo dục đạo đức. Đã đến lúc mọi người dân Việt Nam cùng chung tay với ngành Giáo dục trong việc định hướng và thực hiện chương trình giáo dục con người Việt Nam cả về năng lực và phẩm chất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Minh Hạc (2010), Giá trị học-cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời nay, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 2. Châu An (2011), Giáo dục đạo đức ở Nhật Bản - Đôi điều suy nghĩ. (http://www.ier.edu.vn/content/view/474/186/) 3. Nguyễn Quốc Vinh (2011), Thảm họa và nhân cách người Nhật. (http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-03-18-tham-hoa-va-nhan-cach-nguoi-nhat). 4. Nguyễn Dục Quang (2010), Tìm hiểu về giáo dục đạo đức của vài nước trên thế giới. (http://vnies.edu.vn/detail-thread-view-1-25-270_tim-hieu-ve-giao-duc-dao-duc-cua- vai-nuoc-tren-the-gioi.html) 5. Đoàn Quốc Thái (2010), Bàn thêm về khái niệm “giá trị đạo đức”. (http://luatminhkhue.vn/tac-gia/ban-them-ve-khai-niem-gia-tri-dao-duc.aspx) 6. http://vietpsy.com/2013/07/06/giao-duc-dao-duc-nhat-ban/ 7. Hideki Maruyama (2013), Moral Education in Japan. 8. MEXT (2014), Education. (http://www.mext.go.jp/english/a05.htm) . minh trong việc xây xựng đất nước. Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết. (Chương trình đạo đức từ lớp 1-2 đến lớp 7-9 của Nhật chỉ có từ 5-6 đến 10 vấn đề. Còn ở Việt Nam có tới 16-18 vấn đề ở mỗi lớp). Ngoài xã hội vẫn còn nhiều những tiêu cực như tham ô, hối lộ,. vấn đề định hướng và giáo dục giá trị đạo đức-nhân văn của Nhật Bản cho ta những bài học thiết thực trong việc cải tổ chương trình giáo dục đạo đức trong bối cảnh nước ta hiện nay. a. Những đề

Ngày đăng: 04/05/2015, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w