Cơ quan quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, bộ lạc trởnên bất lực và được thay thế bởi sự ra đời của bộ máy mới là Nhà nước.V.I.Lênin nhấn mạnh: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
NHÀ NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………3
Chương I: Lí luận về Nhà nước I/ Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước………….………4
II/ Đặc trưng cơ bản của Nhà nước……….………6
III/ Chức năng cơ bản của Nhà nước……… ………….7
IV/ Các kiểu và hình thức Nhà nước……… ……8
V/ Nhà nước vô sản - Tính tất yếu và bản chất.…….………10
VI/ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân, là tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.………11
Chương II: Vấn đề xây dựng Nhà nước ở nước ta hiện nay I/ Tại sao phải nâng cao vai trò của Nhà nước.………13
II/ Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước………15
KẾT LUẬN………21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Vai trò của Nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn.Phương thức và hiệu quả quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyếtđịnh đối với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia đó
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội vàxây dựng Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã
có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đó là: “ Nhànước của dân, do dân, vì dân ” Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chútrọng, vận dụng, phát triển, cụ thể hoá vấn đề Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Do vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càngảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước Vấn đề nângcao vai trò của Nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhànước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng
Mặc dù Nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quảtrong nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có những hạn chế
Với mong muốn tìm hiểu thêm những vấn đề của Nhà nước, quan điểm lýluận cũng như những vướng mắc trong giải pháp, quy trình xử lý các vấn đềchính trị - xã hội có liên quan đến quá trình tiến hành cải cách trong việc chuyểnđổi nền kinh tế, tôi chọn “ Nhà nước và vấn đề nâng cao vai trò của Nhà nướctrong điều kiện hiện nay ở nước ta ” làm đề tài cho tiểu luận triết học Mác -Lênin Dù rất cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4Chương I:
LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚCI/ NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC:
Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước là một vấn đề phức tạp, lý luận khoahọc về Nhà nước, về nguồn gốc và bản chất của Nhà nước; chỉ có thể có đượctrên cơ sở những quan niệm biện chứng duy vật về sự phát triển xã hội
1/ Nguồn gốc của Nhà nước:
Xã hội không phải khi nào cũng có Nhà nước Nhà nước ra đời và tồn tại,khi trong xã hội mâu thuân giai cấp tiến triển đến mức không thể điều hoà
Xã hội cộng đồng nguyên thuỷ không có giai cấp, Nhà nước chưa xuấthiện Tổ chức đầu tiên của xã hội loài người phù hợp với tình trạng kinh tế cònthấp kém, lúc bấy giờ là chế độ thị tộc, bộ lạc mà đứng đầu là các tộc trưởng, hộiđồng các tộc trưởng Họ là những người do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệmtrước nhân dân, coi sóc công việc chung và có thể bị bãi miễn nếu nhân dânkhông còn tín nhiệm Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡngbức đặc biệt nào Quyền hành và chức năng của các cơ quan đứng đầu các thịtộc, bộ lạc không mang tính chất chính trị, đó mới chỉ là các tiền đề của quyềnlực Nhà nước
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ cuối của xã hội nguyênthuỷ đã làm xuất hiện chế độ tư hữu và xã hội bị phân hoá thành những giai cấp
có lợi ích đối lập nhau Cơ quan quản lý xã hội trong chế độ thị tộc, bộ lạc trởnên bất lực và được thay thế bởi sự ra đời của bộ máy mới là Nhà nước.V.I.Lênin nhấn mạnh: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâuthuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào
mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thìNhà nước xuất hiện Và ngược lại: Sự tồn tại của Nhà nước chứng tỏ rằng những
Trang 5mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được ” Nhà nước là một phạm trù lịch
sử, chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽmất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa
2/ Bản chất của Nhà nước:
Người lập ra và sử dụng bộ máy Nhà nước là giai cấp mạnh nhất, giai cấpgiữ địa vị thống trị về mặt kinh tế Nhờ có Nhà nước, giai cấp này trở thành giaicấp thống trị về mặt chính trị Bản chất Nhà nước, do đó là quyền lực chính trịcủa giai cấp thống trị về mặt kinh tế hay nói cách khác: “ Nhà nước chẳng quachỉ là một bộ máy của một giai cấp này dùng để trấn áp một giai cấp khác ”, là
bộ máy dung để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơquan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chínhcủa một giai cấp Không có và không thể có Nhà nước đứng trên các giai cấphoặc Nhà nước chung cho mọi giai cấp
Theo bản chất trên, Nhà nước không thể là lực lượng điều hoà sự xung độtgiai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
Nhà nước, cũng theo bản chất đó, là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúcthượng tầng trong xã hội có giai cấp Tất cả các hoạt động chính trị, văn hoá, xãhội do Nhà nước tiến hành xét cho cùng, đều xuất phát từ lợi ích của giai cấpthống trị
Tuy nhiên cũng có trường hợp, Nhà nước giữ được một mức độ độc lậpnào đó đối với cả hai giai cấp đối địch, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thếcân bằng nhất định; hoặc Nhà nước có thể thực hiện sự thoả hiệp về quyền lợitạm thời giữa các giai cấp để chống lại một giai cấp khác Những trường hợp trên
có tính chất ngoại lệ và tạm thời Đến một lúc nào đó, khi thế cân bằng giữa cácgiai cấp thù địch bị phá vỡ, sự thoả hiệp tạm thời giữa các giai cấp thù địch với
Trang 6nhau không còn nữa tất yếu sẽ tập trung quyền lực vào tay một giai cấp nhấtđịnh.
II/ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC:
Bản chất của Nhà nước được thể hiện ở đặc trưng của nó Bất kỳ Nhànước nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
1/ Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định:
Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà
họ cư trú ( khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên
cơ sở quan hệ huyết thống ) Quyền lực Nhà nước có hiệu lực với mọi thành viêntrong lãnh thổ Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trongcộng đồng với Nhà nước Mỗi Nhà nước được xác định bằng một biên giới quốcgia nhất định
2/ Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội:
Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lựcchuyên nghiệp Bộ máy quyền lực đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt ( quânđội, cảnh sát nhà tù, viện kiểm sát ) và bộ máy quản lý hành chính Nhà nướcthực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng ép của pháp luật vàdùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế
3/ Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cái trị:
Nhà nước tồn tại dựa vào thuế khoá, quốc trái và các hình thức bóc lộtkhác Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng chế để nuôi sống bộ máycai trị Hệ thống thuế khoá, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hìnhthức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chứcNhà nước Bằng nhiều hình thức khác nhau như vậy, Nhà nước của giai cấp bóc
Trang 7lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóclột của các giai cấp bị áp bức.
III/ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC:
Bản chất giai cấp của Nhà nước còn được thể hiện ở các chức năng củanó:
1/ Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội:
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp là chức năng Nhà nước làmcông cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đóđối với toàn thể xã hội Chức năng giai cấp của Nhà nước bắt nguồn từ lí do rađời của Nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó
Chức năng xã hội của Nhà nước là chức năng Nhà nước thực hiện sự quản
lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một số nhu cầuchung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của Nhà nước
Trong hai chức năng trên thì chức năng chính trị thống trị là cơ bản nhất,chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổlợi ích của mình Song chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông quachức năng xã hội Ph.Ăngghen viết: “ Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của
sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó cònthực hiện chức năng xã hội đó của nó ”
2/ Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:
Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước thểhiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại
a/ Chức năng đối nội:
Chức năng đối nội của Nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chínhtrị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị
Trang 8Thông thường điều đó phải được pháp luật hoá và được thực hiện nhờ sự cưỡngbức của bộ máy Nhà nước Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiệnkhác như bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hoá, giáo dục để xáclập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chínhthống trong xã hội
b/ Chức năng đối ngoại:
Chức năng đối ngoại của Nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốcgia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các Nhà nước khác
vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc giakhông mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị Chúng là hai mặt của một thểthống nhất Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất chức năng đốingoại của Nhà nước; ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đốingoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội
IV/ CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC:
1/ Khái niệm kiểu và hình thức Nhà nước:
Kiểu Nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc giaicấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế -
xã hội nào
Mỗi kiểu Nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau Hìnhthức Nhà nước là khái niệm là để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thựchiện quyền lực Nhà nước Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấpthống trị
Hình thức Nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của Nhà nước, bởitương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp - xã hội, đặc điểmtruyền thống chính trị của đất nước
Trang 92/ Các kiểu và hình thức Nhà nước trong lịch sử:
Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là hìnhthái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, hìnhthái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa là ba kiểu Nhà nước: Nhà nước chiếm hữu
nô lệ, Nhà nước phong kiến và Nhà nước tư sản Tuỳ theo hình thái kinh tế - xãhội cụ thể của mỗi quốc gia là mỗi kiểu Nhà nước được tổ chức theo những hìnhthức nhất định
Nhà nước chiếm hữu nô lệ: Là Nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại
mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử Nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đạinhư chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thểquân chủ Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của
tổ chức bộ máy Nhà nước, còn về bản chất chúng đều là Nhà nước của giai cấpchủ nô, nhằm thực hiện thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ
Nhà nước phong kiến: Là Nhà nước của giai cấp địa chỉ phong kiến Nhànước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau Ở phươngTây phổ biến hình thức quân chủ phân quyền Quyền lực Nhà nước được chiathành quyền lực độc lập, địa phương phân tán Ở phương Đông, hình thức quânchủ tập quyền là hình thức Nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước
về ruộng đất Trong Nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rấtmạnh, Hoàng đế có uy quyền tuyệt đối Tuy nhiên, tính tập quyền đó trong thực
tế lịch sử là dựa vào sức mạnh quân sự là chủ yếu Do vậy, nguy cơ cát cứ phânquyền vẫn luôn thường trực Mỗi khi chính quyền Nhà nước trung ương suy yếuthì nguy cơ cát cứ lập tức xuất hiện biến thành các cuộc nội chiến tranh giànhquyền lực giữa các thế lực địa chủ các địa phương
Nhà nước tư sản: Là Nhà nước của giai cấp tư sản thích ứng với hình tháikinh tế - xã hội chủ nghĩa Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình
Trang 10thức khác nhau Trong đó, hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà vàhình thức quân chủ lập hiến Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới nhữnghình thức khác nhau như Cộng hoà Đại nghị, Cộng hoà Tổng thống trong đó,phổ biến nhất là Cộng hoà Đại nghị.
Hình thức của Nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thayđổi bản chất của nó - là công cụ của giai cấp tư sản dùng để bóc lột, áp bức,thống trị giai cấp vô sản và quần chúng lao động
V/ NHÀ NƯỚC VÔ SẢN -TÍNH TẤT YẾU VÀ BẢN CHẤT:
Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vôsản và xét địa vị kinh tế của giai cấp đó trong nền sản xuất hiện đại, C.Mác kếtluận: Để đi tới một xã hội không còn giai cấp, giai cấp vô sản phải trở thành mộtgiai cấp thống trị và nắm lấy quyền lực chính trị để thực hiện sự thống trị chínhtrị của mình Giai cấp vô sản phải đạp tan “ Bộ máy quân phiệt quan liêu ” củaNhà nước cũ, thay thế Nhà nước của giai cấp bóc lột bằng một Nhà nước kiểumới, Nhà nước của giai cấp vô sản C.Mác khẳng định: “ Giữa xã hội tư bản chủnghĩa và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải biến từ xã hội nọ sang xã hội kia.Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và Nhà nước của thời
kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp
Trang 11phát triển, mở rộng dân chủ đối với nhân dân trong Chủ nghĩa xã hội là thốngnhất với nhau.
VI/ NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ TRỤ CỘT CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, LÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CỦA NHÂN DÂN, LÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, quản lý kinh tếbằng kế hoạch, các chính sách và những đòn bẩy kinh tế và các công cụ điều tiếtkhác
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắc Nhà
nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, đặt dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam Nhà nước ấy do nhân dân lập ra và thông qua tổngtuyển cử toàn dân, được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân Mọi quyền lực màNhà nước có được đều do nhân dân uỷ quyền Mọi chủ trương, chính sách củaNhà nước đều vì lợi ích của nhân dân No kiên quyết đập tan mọi mưu đồ đingược lại ý chí của nhân dân ta
Trong tổ chức và hoạt độn của mình, quyền lực Nhà nước được tổ chứctheo nguyên tắc thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Tổ chức và hoạt động của Nhà nước thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Tất
cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm sự thống nhất tổ chức vàhành động, phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cả cộng đồng vàtừng cá nhân, của cả nước và từng địa phương, của cả hệ thống bộ máy và từngyếu tố cấu thành nó Tập trung dân chủ đối lập với tập trung quan liêu cũng nhưphân tán, cục bộ