Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
162 KB
Nội dung
TẬP HUẤN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN TOÁN CẤP THCS-2011 A.NỘI DUNG TẬP HUẤN I. Định hướng chỉ đạo kiểm tra đánh giá (KTĐG)kết quả học tập(KQHT) của học sinh II.Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra.Thực hành biên soạn đề kiểm tra III.Hướng dẫn xậy dựng thư viện câu hỏi và bài tập B.TIẾN HÀNH I. Định hướng chỉ đạo kiểm tra đánh giá (KTĐG)kết quả học tập(KQHT) của học sinh 1.Khái niệm đánh giá : Đánh giá KQHT của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ ,khả năng đạt được mục tiêu học tập của học sinh cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó,nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để học sinh ngày càng tiến bộ hơn Như vậy đánh giá thực hiện đồng thời 2 chức năng : vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình học tập vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này 2.Năm yêu cầu cơ bản của việc đánh giá : a) Đảm bảo tính khách quan, chính xác Phản ánh chính xác kết quả thực sự tồn tại,không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá b) Đảm bảo tính toàn diện: Phải có đầy đủ các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích c) Đảm bảo tính hệ thống Phải đánh giá thường xuyên, đều đặn theo một kế hoạch nhất định d) Đảm bảo tính công khai và tính phát triển Đánh giá được tiến hành công khai ,kết quả được công bố kịp thời và xử lý,phát huy các mặt tốt,hạn chhế các mặt xấu e) Đảm bảo tính công bằng Bảo đảm những học sinh cùng một mức độ học tập sẽ nhận được kết quả đánh giá như nhau 3.Mục đích đánh giá kết quả học tập a)Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được: - về các mục tiêu dạy học - tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của HS so với yêu cầu của chương trình - phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó - giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình. b) Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em HS và cả tập thể lớp, - tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá - giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình - khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. c) Giúp giáo viên: -có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình -tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy -phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. d)Các cấp quản lí giáo dục hoạch định các chính sách, giải pháp về giáo dục 4. Định hướng chỉ đạo : 6 định hướng a) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD b) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn c) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG d) Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học e) Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH f) Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 5.Trách nhiệm tổ chức thực hiện: a)Trách nhiệm của SGD&ĐT - Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG - Lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG dài hạn và năm học - Tăng cường khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo và thông tin về đổi mới PPDH, KT-ĐG - Chỉ đạo phong trào đổi mới PPHT để phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo đức của HS, gắn với chống bạo lực trong trường học và các hành vi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường.