Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
426,5 KB
Nội dung
Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An Ngày soạn: 05 /01 /2011 Ngày dạy: Tiết 01 + 04: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI TẾ BÀO A/. Mục tiêu: - HS hệ thống và mở rộng kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. - HS hệ thống và mở rộng kiến thức về cấu tạo và chức năng của tế bào. - HS hệ thống và mở rộng kiến thức về sự phân công và thống nhất gữa các thành phần của tế bào. - Mở rộng về khái niệm phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ. Phân biệt được cung phản xạ và vòng phản xạ. *Có kĩ năng tái hiện lại kiến thức, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào việc làm bài tập. *Có ý thức học tập. B. Chuẩn bị: 1. GV:- Lý thuyết nâng cao về cơ thể người. - Một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. HS: Kiến thức cũ về cơ thể người. C Nội dung lí thuyết. I/. Sự giống nhau giữa người và động vật: - Loài người thuộc Lớp thú, bô Linh trưởng. - Có lông mao. - Đẻ con, có tuyến vú và nuôi con bằng sữa mẹ. - Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm. - Phần thân của cơ thể có hai khoang: khoang ngực và khoang bụng. II/. Sự khác nhau giữa người và động vật: - Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng hai chân. - Nhờ lao động có mục đích, người đã bớt lệ thuộc vào thiên nhiên. - Có tiếng nói và chữ viết, có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức. - biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. - Não phát triển, sọ lớn hơn mặt. III/. Cấu tạo cơ thể người. - Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, than và tay chân. - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. - Khoang ngực chứa tim, phổi và 1/3 phần trên của ống tiêu hóa. - Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản. * Các hệ cơ quan trong cơ thể: Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ CQ Chức năng của hệ cơ quan Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An dưỡng cung cấp cho cơ thể. Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch (Động mạch, mao mạch, tỉnh mạch) Vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO 2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết. Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. Thực hiện trao đổi khí O 2 , CO 2 giữa cơ thể với môi trường. Hệ bài tiết Thận, ống dẩn nước tiểu, bóng đái Bài tiết nước tiểu. Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh. Tiếp nhận và trả lơi các kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan. IV/. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: Sự điều hòa qua 2 cơ chế: 1. Điều hòa bằng cơ chế thần kinh: Các kích thích của môi trường ngoài (tác động cơ học, hóa học, quang học, của nhiệt, …) hoặc của môi trường trong (sự thay đổi nồng độ CO 2 , glucôzơ … trong máu, sự thay đổi huyểt áp, …) đều tác động tới các thụ quan, làm xuất hiện xung thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. TWTK phân tích, trả lờilại bằng cách phát lệnh xung thần kinh mới tới cơ quan phản ứng để trả lời kích thích. => đảm bảo nhanh và chính xác. 2. Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: Là hình thức điều hòa dười ảnh hưởng của các hoócmôn do các tuyến nội tiết tiết ra, nhờ máu đưa tới các cơ quan trong cơ thể làm tăng cường hay kìm hảm hoạt động của các cơ quan đó. Thí dụ: Tuyến giáp tiết ra Tirôxin theo máu đi tới các tế bào làm tăng cường hoạt động trao đổi chất của tế bào. => thường chậm và chủ yếu ảnh hưởng tới các quá trình sinh lí trong cơ thể. V/. Tế bào: 1. Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể. a. Tất cả mọi cơ quan của cơ thể dù có hình dạng, kích thước, vị trí, chức năng khác nhau vẫn được cấu tạo từ tế bào. Thí dụ: - Hệ cơ cấu tạo từ các tế bào cơ - Hệ xương cấu tạo từ các tế bào xương - Hệ thần kinh cấu tạo từ các tế bào thần kinh, … b. Cấu tạo của một tế bào điển hình ở tất cả các bộ phận trong cơ thể đều gồm 3 phần: - Màng: bao bọc bên ngoài có tác dụng bảo vệ và giúp hoạt động trao đổi chất của tế bào với môi trường. - Chất tế bào: chứa ngiều bào quan có chức năng khác nhau: + Ti thể: Biến đổi chất dinh dưỡng được đưa vào tế bào thành năng lượng cho tế bào hoạt động. + Bộ máy Gôngi: Giúp cho sự bài tiêt của tế bào + Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào + Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất. - Nhân tế bào: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Gồm: + Màng nhân: giúp sự trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất. + Dịch nhân: chứa nhân con và nhiễm sắc thể. * Nhân con: chứa rARN cấu tạo nên Ribôsom Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An * Nhiễm sắc thể: chứa ADN, là cấu trúc qui định sự hình thành Prôtêin, có vai trò quyết định trong sự di truyền. 2. Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. - Tất cả hoạt động sống của cơ thể như sinh trưởng, phát triển, hô hấp, cảm ứng, sinh sản, … đều xảy ra trong tế bào. - Sự hoạt động của các mô và cơ quan khác nhau của cơ thể cũng từ những hoạt động của tế bào. - Thông qua hiên tượng sinh sản, tế bào giúp cho sự tái sinh các mô và cơ quan, giúp tạo ra tế bào và cơ quan mới. - Sự tổn thương ở một nhóm tế bào nào đó có thể dẩn đến ảnh hưởng hoạt động của toàn bộ cơ thể. 3) Đặc điểm sống của tế bào. Mọi tế bào trong cơ thể đều có những đặc điểm sống: trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và sinh sản. a. Trao đổi chất ở tế bào: được biểu hiện bởi hai mặt là đồng hóa và dị hóa. * Đồng hóa: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất dinh dưỡng do máu mang đến tế bào, kèm theo sự tích lũy năng lượng trong các hợp chất hữu cơ đó. * Dị hóa: Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. b. Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại mọi kích thích (lí học và hóa học) của môi trường xung quanh tế bào. Thí dụ: - Tế bào cơ tiếp nhận và phản ứng lại kích thích bằng sự co rút. - Tế bào tuyến ( tế bào bài tiết) tiếp nhận và phản ứng kích thích bằng sự bài tiết. - Tế bào thần kinh tiếp nhận và phản ứng kích thích bằng cách tạo ra và truyền luồng xung thần kinh. c. Sinh trưởng và sinh sản: Sinh trưởng là quá trình lớn lên của tế bào. Khi đã đạt đến một mức độ sinh trưởng nhất định, tế bào sẽ đi vào quá trình sinh sản. II/. Sự phân công và sự thống nhất giữa các thành phần của tế bào. 1. Tính chất phân công giữa các thành phần tế bào: Mọi hoạt động của cơ thể đều diển ra trong tế bào. Trong quá trình này, giữa các thành phần của tế bào có sự phân công về chức năng. - Màng tế bào: Ngoài chức năng bảo vệ, màng tế bào là nơi xảy ra hoạt động trao đổi chất với môi trường; là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng vào tế bào và thải chất cặn bã ra khỏi tế bào. - Chất tế bào: là nơi xảy ra các hoạt động sống do chứa nhiều bào quan. Mỗi bào quan đảm nhiệm chức năng khác nhau: + Ti thể: Biến đổi chất dinh dưỡng được đưa vào tế bào thành năng lượng cho tế bào hoạt động. + Bộ máy Gôngi: Giúp cho sự bài tiêt của tế bào + Ribôxom: Nơi tổng hợp protein cho tế bào + Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An - Nhân tế bào: Có vai trò quan trọng trong sự sinh sản và di truyền của tế bào do có chứa chất nhiễm sắc và ADN. Trong quá trình sinh sản, nhờ hoạt động của chất nhiễm sắc và ADN, giúp cho các thế hệ sau mang các đặc điểm giống với thế hệ bố, mẹ. 2. Tính thống nhất giữa các thành phần của tế bào. Các thành phần của tế bào tuy đảm nhiệm các chức năng khác nhau, nhưng luôn luôn thể hiện sự thống nhất. Giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau. Sự hoạt động của mổi thành phần luôn có tác động đến các thành phần khác và ngược lại. Thí dụ: - Màng tế bào hấp thụ chất dinh dưỡng đưa vào cung cấp cho tế bào chất và nhân hoạt động. Ngược lại, Prôtêin được tạo ra từ sự tham gia của Ribôsom, ARN của tế bào chất và nhân, một phần cung cấp cho sự tổng hợp các lớp màng của tế bào. - Nhân giúp cho sự di truyền cấu trúc, thành phần của màng, tế bào chất cho tế bào con qua quá trình sinh sản. Ngược lại, các hoạt động di truyềncủa NST và ADN của nhân đềucần năng lượng lấy từ ti thể của tế bào chất; ngoài ra, các chất bã, chất bài tiết tạo ra từ hoạt động của nhân cũng được chuyển đến màng tế bào và thải ra bên ngoài. VI/. Phản xạ. 1. Phản xạ: là phản ứng của cơ thể trả lời những kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài thong qua hệ thần kinh. Thí dụ: - Khi tay chạm vào nóng thì tay giật lại - Thức ăn chạm vào lưỡi thì nước bọt được tiết ra - Tiếp xúc với ánh sang gắy, mắt nhắm lại. 2. Cung phản xạ: Là đường lan truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. Một cung phản xạ thường gồm 5 thành phần: Cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng. 3. Vòng phản xạ: Trong phản xạ luôn có luồng thong tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản ứng cho thích hợp. Luồng xung thần kinh bao gồmphản xạ và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ. Thí dụ: Khi bị kiến cắn vào lưng, phản ứng đầu tiên của cơ thể là dung tay phủi kiến, nếu kiến không rơi, thì sau đó xuất hiện hàng loạt hoạt động cơ có sự phối hợp hoạt động nhằm điều chỉnh phản ứng phủi kiến chính xác hơn. 4. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ: * Giống nhau: - Đều được hình thành trên cơ sở phát sinh và lan truyềncủa luồng xung thần kinh. - Đều có sự tham gia cua nhiều tế bào thần kinh. - Đều nhằm giúp cơ thể phản ứng kịp thời với những kích thích của môi trường, giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. * Khác nhau: Cung phản xạ Vòng phản xạ Mang tính chất đơn giản. Thường chỉ hình thành bởi 3 loại nơron là hướng tâm, trung gian và li tâm. Mang tính chất phức tạp hơn. Có thể do sự kết hợp của nhiều cung phản xạ nên số nơron tham gia nhiều hơn. Xảy ra nhanh, mang tính chất bản năng nhưng Thường xảy ra chậm hơn, nhưng có lường thong Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An không có luồng thong báo ngược, thường thiếu sự phối hợp các hoạt đông cơ. báo ngược, có thể xảy ra nhiều hoạt động cơ có phối hợp và kết quả phản ứng thường chính xác hơn. D Dặn dò – BTVN: Câu 1. Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú? Câu 2. Bằng một ví dụ em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể? Câu 3. Chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể? Câu 4. Giải thích và nêu thí dụ về các đặc điểm sống của tế bào? Câu 5. Từ cấu tạo của tế bào, em hãy rút ra tính chất phân công và sự thống nhất giữa các thành phần của tế bào? Câu 6. Phản xạ là gì? Lấy vài ví dụ về phản xạ. Cung phản xạ và vòng phản xạ? So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ? Ngày soạn: 10/ 01/2011 Ngày dạy: Tiết 05 + 08: VẬN ĐỘNG - BỘ XƯƠNG - HỆ CƠ A- Mục tiêu: -HS nhận biết được những điểm giống và khác nhau trong bộ xương người và bộ xương Thú. Từ đó xác định được những nguyên nhân và ý nghĩa của sự giống và khác nhau trên. - HS hệ thống và mở rộng kiến thức về cấu tạo và chức năng của hệ cơ người. - Mỏi cơ, nguyên nhân và cách khắc phục. - Chứng minh được sự tiến hoá của hệ cơ người so với thú. *Rèn kỹ năng tái hiện và vận dụng kiến thức. *Có ý thức học tập. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Lý thuyết nâng cao về hệ bộ xương người. - Một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. HS: Kiến thức cũ về bộ xương người. C. Nội dung lí thuyết. I/. Những điểm giống nhau giữa bộ xương người và bộ xương động vật. - Bộ xương đều có các phần: + Xương đầu: có xương sọ và xương mặt + Xương than: có cột sống và lồng ngực. + Xương chi: có phần xương đai và phần tự do của chi. - Thành phần hóa học và cấu tạo của xương. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An - Đều có các loại xương: Xương dài, xương ngắn và xương dẹt. Các xương đều khớp với nhau tạo 3 loại khớp xương là Khớp động, khớp bán động và khớp bất động. 1. Nguyên nhân của sự giống nhau: Chủ yếu về mặt chức năng: - Chống đỡ khối lượng cơ thể. - Tạo khung bảo vệ cho các nội quan. - Phối hợp với cơ, tạo nên bộ máy vận động của cơ thể. 2. Ý nghĩa: Góp phần chứng minh người và động vật đều phát sinh từ một nguồn gốc chung. II/. Những điểm khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương động vật. Các phần Bộ xương người Bộ xương động vật Xương đầu Hộp sọ rộng. Phần sọ não phát triển lớn và trùm lên phần sọ mặt Hộp sọ hẹp. Phần sọ não nhỏ hơn phần sọ mặt. Xương thân Cột sống có dạng chữ S, có hai lồi trước (lồi cổ và lồi thắt lưng) và hai lồi sau (phần lưng và phần xương cùng) Cột sống có dạng một vòm cung. Lồng ngực có ít xương sườn, hẹp theo hướng lưng bụng, rộng sang hai bên. Lồng ngực có nhiều xương sườn, hẹp hai bên, rộng theo hướng lưng bụng. Xương chi Phần xương đai hông (xương chậu) to và rộng Phần xương đai hông (chậu) nhỏ và hẹp Phần tự do của chi: xương tay nhỏ hơn và các xương tay cử động linh hoạt hơn so vưói xương chân. Phần tự do của xương chi trước vẵơng chi sau nhìn chung không khác nhau nhiều về mức độ phát triển và khả năng hoạt động. 1. Nguyên nhân của sự khác nhau: Giữa bộ xương người và bộ xương động vật có những điểm cấu tạo khác nhau là do con người thích nghi quas trình lao động, đi bằng 2 chân và và dáng thẳng đứng. - Tác động của lao động: + Lao động giúp con người tìm ra nguồn thức ăn phong phú. Đặc biệt, việc chuyển sang ăn thức ăn chín đã giúp con người thu nhập nhiều năng lượng và tận dụng năng lượng thức ăn để phát triển cơ thể; trong đó có bộ não. Bộ não phát triển thúc đẩy cấu tạo họp sọ to ra. Việc ăn chin giúp giảm bớt sự nhai nghiền thức ăn nên phần xương sọ mặt phát triển nhỏ hơn sọ não. + Thông qua việc chế tạo công cụ lao động đã làm cho đôi tay người dần dần trở nên phát triển; các khớp xương của tay linh hoạt giúp cầm, nắm dể dàng. Đặc biệt ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại. - Tác dụng của việc đi bằng 2 chân, dáng đứng thẳng: + Việc đi bằng 2 chân, dáng đúng thẳng ở người đã chuyển toàn bộ khối lượng cơ thể lên chi dưới. Do đó, phần đai hông ở người to; xương chân phát triển, vững chắc hơn để giúp cho quá trình chống đỡ và chuyển vận cơ thể. + Do đi bằng hai chân, hai tay tự do của người không ép vào lồng ngực, tim phổi cũng không đè lên lồng ngực nên lồng ngực ở người phát triển rộng sang hai bên. Ngược lại, hai chi trước của động vật ép vào lồng ngực nên lồng ngực phát triển theo hướng lưng bụng. + Đi thẳng đứng làm cho cột sống có dạng chữ S, tác dụng giống như một lò xo vừa chịu đựng khối lượng của đầu, vừa giảm bớt sự chấn động lên các nội quan trong quá trình vận chuyển cơ thể. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An 2. Ý nghĩa: Tuy phát sinh từ một nguồn gốc chung nhưng người và động vật có những hướng tiến hóa khác nhau. Cấu tạo của bộ xương người thay đổi theo hướng thích nghi với hoạt động lao động, đi trên 2 chân và dáng thẳng đứng. Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?. III/. Hệ cơ. 1) Sự co cơ: Có hai dạng: co cơ đơn độc và co cơ liên tục (co cơ trương). a. Co cơ đơn độc: Là sự co cơ dưới tác dụng của một kích thích đơn độc (thông thường là 0,1s) * Đồ thị: I A B C D 1/100 4/100 5/100 * Giải thích: + Khi có kích thích tác dụng lên cơ, sẽ xãy ra các phản ứng hóa học trong cơ để các sợi cơ co rút. Thời gian xảy ra quá trình này cộng với thời gian để cơ kéo bộ phận kim ghi hoạt động là 0,01s gọi là thời gian trơ của cơ (giai đoạn AB). + Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sang ngắn lại, đĩa tối dày them do đó bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang, tạo nên giai đoạn co cơ (giai đoạn BC). Giai đoạn này kéo dài 0,04s. Biên độ co cơ được biểu thị bởi độ cao của đồ thị và phụ thuộc vào lực cơ. Lực cơ càng khỏe, cơ càng rút ngắn do đó biên độ co cơ càng lớn và ngược lại. + Sau giai đoạn co cơ, các sợi cơ duỗi ra tạo nên giai đoạn duỗi cơ (giai đoạn CD). Giai đoạn này kéo dài khoảng 0,05s. b. So sánh sự co cơ đơn độc và co cơ liên tục: Co cơ đơn độc Co cơ liên tục - Xảy ra dưới tác dụng của một kích thích đơn độc. - Đồ thị co cơ chia làm 3 giai đoạn rõ rang: giai đoạn trơ, giai đoạn co và giai đoạn duỗi. - Ít gây hiện tượng mỏi cơ. - Xảy ra dưới tác dụng của nhiều kích thích lien tục - Đồ thị co cơ gồm nhiều giai đoạn co và duỗi lồng vào nhau: + Nếu các kích thích cách nhau dưới 0,05s thì cơ co lien tục và chỉ duỗi ra khi ngừng kích thích. Gọi là sự co cơ rung. + Nếu các kích thích cách nhau trên 0,05s thì giai đoạn co sau lồng lên giai đoạn duỗi trước. Gọi là sự cơc răng cưa. - Thường và mau dẩn đến sự mỏi cơ. 2. Mỏi cơ. Nguyên nhân và cách khắc phục. a. Mỏi cơ: Là hiện tượng cơ không còn khả năng đáp ứng lại những kích thích mà trước đó nó đã từng đáp ứng. Hiện tượng mỏi cơ xảy ra sau một thời gian làm việc nặng nhọc và kéo dài. - Bản chất: Biên độ co cơ giảm dần, tần số co cơ (số nhịp co duỗi trong một đơn vị thời gian) giảm dần dẩn đến trạng thái duỗi hoàn toàn. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. AB: Thời gian trơ BC: Thời gian co cơ CD: Thời gian cơ duỗi ra I: Biên độ co cơ Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An - Triệu chứng: cơ thể cảm thấy mệt nhọc, nhức đầu, buồn ngủ. b. Nguyên nhân: - Nguyên nhân thần kinh: do tế bào thần kinh đến điều khiển cơ bị giảm khả năng hoạt động sau một loạt thời gian điều khiển cơ co rút kéo dài. - Nguyên nhân do cơ: các chất dinh dưỡng chứa trong cơ được huy động để phân giải tạo năng lượng co cơ nên dần dần bị giảm sút. Bên cạnh đó, một số chất thải trong quá trình phân giải trên như acid ladtic, CO 2 tích tụ lại trong cơ, đầu độc cơ, gây mỏi cơ. c. Biện pháp khắc phục: - Lao động, làm việc hợp lí, vừa sức: với một cường độ lao động hợp lí, khối lượng công việc thích hợp sẽ giúp cho công của cơ sinh ra cao nhất; đồng thời khắc phục được hiện tượng mỏi cơ, cần chọn công việc phù hợp với từng độ tuổi và thể trạng của từng người, tránh những gắng sứckhông cần thiết vừa gây ảnh hưởng đến khả năng co của cơ vừa ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. - Tạo trạng thái thần kinh sảng khoái: Khi làm việc nếu tinh thần phấn khởi, sảng khoái sẽ cho hiệu quả công việc tốt hơn, cơ cũng lâu mỏi hơn. - Tăng cường khả năng hoạt động của cơ bằng cách tập luyện: cần tạo cho cơ thể thói quen lao động. Sự thích ứng này giúp chothành phần dinh dưỡng trong cơ và mạch máu cơ được tăng cường, giúp quá trình phân giải chất tạo năng lượng co cơ thuận lợi; đồng thời việc thải các chất căn bã ra từ quả trình co cơ cũng mau chóng hơn. - Hoạt động thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể dục buổi sang, gữa giờ; chơi các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, … để cơ dẻo dai. Tránh lao động thể thao quá giờ, quá sức kéo dài dể làm cho cơ mỏi và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của xương. IV/. Sự tiến hóa của hệ cơ của người so với thú. Dáng thẳng đứng và lao động còn làm biến đổi cả hệ cơ. - Các cơ mặt ở người phân hóa có khả năng biểu lộ tình cảm. - Cơ nhai có tác dụng đưa hàm dưới lên xuống, qua lại để nghiền thức ăn không phát triển mạnh như động vật do người đã biết sử dụng thức ăn chín. - Các cơ mông, cơ đùi, cơ cẳng chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gập, duỗi. - Các cơ tay phân hóa thành các nhóm cơ phụ trách các phần khác nhau của tay, các cơ tay phân hóa cùng với khớp ở cổ tay và bàn tay linh hoạt làm cho cử động của tay phong phú như quay cánh tay, gập duỗi, xoay cẳng tay, bàn tay. - Đặc biệt, sự phân hóa của các cơ cử động ngón cái khá hoàn chỉnh, riêng ngón cái có tới 8 cơ phụ trách ngón cái, vì vậy sự cử động của bàn tay linh hoạt và thuận lợi cho việc sử dụng công cụ lao động. D Dặn dò – BTVN: Câu 1. Mỏi cơ. Nguyên nhân và cách khắc phục? Câu 2. Trình bày những điểm tiến hóa của hệ cơ người? Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An Ngày soạn: 20 / 01/2011 Ngày dạy: Tiết 09 + 12: TUẦN HOÀN:HỒNG CẦU -BẠCH CẦU VÀ TIỂU CẦU A. Mục tiêu: - HS phân biệt được các loại tế bào máu về hình thái cấu tạo, đời sống sinh sản và chức năng. - Chứng minh được những đặc điểm cấu tạo chủ yếu của hồng cầu thích nghi với chức năng nó đảm nhiệm. - Chứng minh được những đặc điểm của bạch cầu và tiểu cầu thích nghi với chức năng nó đảm nhiệm. - Xác định được cơ sở của việc phân chia các nhóm máu ở người. *Có kĩ năng tái hiện lại kiến thức, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào việc làm bài tập. *.Có ý thức học tập. B. Chuẩn bị: 1. GV: - Lý thuyết nâng cao về cấu tạo và chức năng của cơ. - Một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 2. HS: Kiến thức cũ về hệ cơ người. C. Nội dung lí thuyết. I/. Phân biệt hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Đ. điểm Hồng cầu Bạch cầu Tiểu cầu Hình thái, cấu tạo - Màu đỏ - Hình dĩa, lõm hai mặt. - Không có nhân. - Đường kính từ 7 – 8µm - Không màu - Có nhiều hình dạng khác nhau và có thể thay đổi hình dạng. - Có nhân, nhân có thể chia làm nhiều thùy. - Đường kính 8 - 15µm - Không màu - Có nhiều hình dạng khác nhau và có thể thay đổi hình dạng. - Không có nhân. - Đường kính từ 2 - 4µm Số lượng - Trẻ sơ sinh: 6-7.10 6 hồng cầu/1mm 3 - Người lớn: 4 - 4,5.10 6 - Số lượng thay đổi tùy theo trạng thái cơ thể (bệnh lí) - Người lớn: 5000 – 8000/1mm 3 . - Số lượng thay đổi tùy theo trạng thái bệnh lí hay trạng thái no, đói của cơ thể. - Trẻ con: 200.000 – 300.000/1mm 3 . - Người lớn: 300.000 – 400.000 - Số lượng thay đổi theo trạng thái bệnh lí của cơ thể. Đời sống và sinh sản - Sống trung bình 130 ngày. - Được sinh ra từ tủy đỏ của xương. - Hồng cầu già bị tiêu hủy ở gan và tủy. - Sống trung bình 2-4 ngày, có loại chỉ sống 4 giờ (Limphô) - Được sinh ra ở tủy đỏ của xương, tỳ và hạch bạch huyết. - Bị tiêu hủy ở nhiều nơi (do vi khuẩn tiêu diệt, qua ống tiêu hóa - Sống 3 – 5 ngày. - Được sinh sản ở tủy đỏ của xương. - Dể bị tiêu hủy bởi tác động cơ học như: đứt mạch máu, … Chức Vận chuyển ôxy cung cấp Bảo vệ cơ thể chống lại sự Giúp cho quá tình đông Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên: Hoàng Văn Hùng Trường THCS Gio An năng cho tế bào và CO 2 từ tế bào để thải ra ngoài nhờ chứa huyết cầu tố có thẻ kết hợp với các chất khí. xâm nhập của vi trùng nhờ có các tính chất biến hình, xuyên mạch, thực bào và tạo kháng thể. máu, chống sự mất máu của cơ thể nhờ chứa enzim gây co mạch và làm đông máu. II/. Những đặc điểm của hồng cầu thích nghi với chức năng nó đảm nhiệm. Hồng cầu có chức năng là kết hợp và vận chuyển ôxy cung cấp cho các tế bào và CO 2 từ tế bào đến phổi để thải ra ngoài. Để đảm bảo chức năng đó, hồng cầu ở người có cấu tạo hòan thiện hơn động vật: 1. Hồng cầu chứa huyết cầu tố: Huyết cầu tố (Hêmôglôbin – Hb) là một loại protein kết hợp với chất sắc đỏ có chứa sắt (Fe). Khi máu qua phổi, do áp suất ôxy ở phổi cao nên Hb kết hợp với ôxy tạo hợp chất không bền là Ôxyhêmôglôbin (HbO 2 ). Khi máu đến tế bào do áp suất CO 2 ở tế bào cao, Ôxyhêmôglôbin tách ra giải phóng ôxy cho tế bào, hêmôglôbin tự do sẽ kết hợp với CO 2 tạo Cácbôxihêmôglôbin (HbCO 2 ) không bền. Chất này theo máu về phổi để thải CO 2 ra ngoài. 2. Hồng cầu có hình dĩa, lõm hai măt: So sánh với các động vật có xương sống khác thì cùng với một khối lượng hồng cầu, bề mặt tiếp xúc của hồng cầu người lớn hơn so với hồng cầu động vật. Đặc điểm này giúp tăng lượng ôxy kết hợp với hồng cầu và nhờ đó, phản ứng kết hợp giữa Hb với ôxy thực hiện mau chóng; giúp máu cung cấp đủ ôxy cho cơ thể. 3. Hồng cầu không có nhân: Đặc điểm này giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng khi hồng cầu hoạt động, giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng, nhờ đó hồng cầu có thể làm việc liên tục trong suốt đời sống của nó. 4. Hồng cầu thường xuyên được đổi mới trong cơ thể: Trong một giây đồng hồ, cơ thể có khoảng 10 triệu hồng cầu được sinh mới để thay thế một lượng hồng cầu già và hồng cầu giảm khả năng hoạt động. Đặc điểm này giúp các hồng cầu trong cơ thể luôn được đổi mới và duy trì được khả năng hoạt động liên tục trong cơ thể. III/. Những đặc điểm và tính chất của bạch cầu và tiểu cầu thích nghi với chức năng của chúng. 1. Đặc điểm và tính chất của bạch cầu thích nghi với chức năng: Bạch cầu thực hiện được chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại sự xâm nhập của vi trùng nhờ: a) Tính biến hình và di chuyển: Bạch cầu có thể thay đổi hình dạng và chủ động di chuyển bằng cách thay đổi dòng tế bào chất và màng tế bào để tạo ra những chất giả (giả túc). Do đặc điểm này, bạch cầu dể dàng di chuyển đến những nơi có vi trùng xâm nhập. b) Tính thực bào: Do bạch cầu đa nhân trung tính (tiểu thực bào) và bạch cầu đơn nhân (đại thực bào) đảm nhiệm. Khi tiếp cận với vi trùng, bạch cầu dung các chân giả bao dần lấy vi trùng và đưa chúng vào các không bào tiêu hóa. Sau đó bạch cầu tiết men tiêu hóa vi trùng. c. Tính xuyên mạch: Bạch cầu có thể kéo dài để làm nhỏ kích thước chui qua các khe hở trên thành mạch máu đi đến các tế bào khác để thực bào. d. Tiết kháng thể. Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi.