Câu hỏi & Bài tập

Một phần của tài liệu SInh8 (Trang 35)

Câu 1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống (….)

---  ---

Ngày soạn: 05/04 /2011 Ngày dạy:

Tiết 53 +56: TUYẾN NỘI TIẾT

... ... Tuỷ sống. Hệ thần kinh ... Bộ phận ngoại biên Hạch thần kinh. Cơ quan thụ cảm Bộ phận phân tích ở trung ương Dây thần kinh (Dẩn truyền hướng tâm)

A/. Mục tiêu.

1. - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tuyến nội tiết, phân biệt được tuyến nội

tiết và tuyến ngoại tiết.

- Nêu được đặc điểm tác dụng của Hoócmôn. 2. Có kỹ năng tái hiện và vận dụng kiến thức.

3. Có lòng yêu thích môn học.

B/. Chuẩn bị của GV và HS.

1. GV: Kiến thức về hệ nội tiết ở người. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

2. HS: Kiến thức cũ về hệ nộ tiết.

C/. Nội dung lý thuyết.

I/. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tuyến nội tiết.

1. Đặc điểm cấu tạo.

- Là những tuyến không có ống dẩn. Chất tiết của các tuyến được các tế bào tiết ra, được ngấm thẳng vào máu.

- Số lượng tuyến nội tiết trong cơ thể không nhiều và thường không lớn. Có những tuyến chưa đầy nữa gam; tuyến loan nhất cũng chỉ 20 – 25 gam (tuyến giáp).

Tuy nhỏ các tuyến nội tiết nhận một lượng máu rất lớn.

- Các tuyến nội tiết ở các vị trí khác nhau của cơ thể và có nguồn gốc khác nhau.

2. Đặc điểm hoạt động:

- Tuy có kích thước nhỏ nhưng hoạt động của tuyến nội tiết có ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất.

Chúng thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình này. Sự mất cân bằng trong hoạt động của các tuyến

nội tiết thường dẩn đến tình trạng bệnh lí.

- Có những tuyến chỉ hoạt động nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến phó giáp, tuyến trên

thận. Cũng có những tuyến vừa hoạt động nội tiết, vừa hoạt động ngoại tiết, gọi là tuyến pha như tuyến

tuỵ, tuyến sinh dục.

- Cũng giống như những cơ quan khác trong cơ thể,hoạt động của tuyến nội tiết đều chịu sự điều hoà của hệ thần kinh.

II/. Đặc điểm tác dụng của Hoócmôn:

1. Tính đặc hiệu của hoócmôn: Mỗi Hoócmôn chỉ gây ảnh hưởng đối với một quá trình sinh lí nhất định, đối với một cơ quan xác định và thực hiện một số chức năng xác định. lí nhất định, đối với một cơ quan xác định và thực hiện một số chức năng xác định.

Ví dụ: - Insulin do tuyến tuỵ tiết ra là tăng cường quá trình biến đổi Glucôzơ thành Glycôgen dự trữ trong gan, gây hạ đường huyết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoócmôn gây chín trứng (FSH – kích thích nang trứng hoặc tinh hoàn) chỉ có tác dụng đối với quá trình trứng chín hoặc sinh tinh, …

2. Hoócmôn có đặc tính sinh học cao: chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng có tác dụng rõ rệt.

Ví dụ: Chỉ cần vài phần nghìn miligam Ađrênalin cũng có tác dụng làm tăng đường huyết, gây tăng nhịp tim.

Ví dụ: + Insulin chiết từ tuyến tuỵ của bò hoặc ngựa có thể chữa bệnh đái đường ở người (thay thế Insunlin của người).

+ Hoócmôn nhau thai người có thể gây chin trứng ở thỏ hoặc ảnh hưởng ảnh hưởng tới sự sinh tinh ở cóc, ếch, …

III/. Các cách tác động của hoócmôn.

1. Tác động có tính chất kích thích, điều khiển.

Ví dụ: Tuyến yên tiết nhiều loại hoócmôn, mỗi loại kích thích sự hoạt động của một tuyến nội tiết nhất định.

2.Tác động phối hợp.

Ví dụ: Khi lượng đường trong máu giảm, Glucagôn của tuyến tuỵ, Ađrênalin của tuyến trên thận đều tác động đến sự biến đổi Glycôgen trong gan thành Glucôzơ để bổ sung lượng đường trong máu, cho hoạt động của tế bào.

3. Tác động đối lập:

Ví dụ: Tuyến tuỵ tiết 2 hoócmôn có tác dụng đối lập nhau: Insulin có tác dụng biến đổi Glucôzơ thành Glycôgen, làm giảm đường huyết; còn Glucagôn biến đổi Glycôgen thành Glucôzơ, làm tăng đường huyết.

4. Tác động điều hoà: Đây là dạng tác động chủ yếu tương đối phổ biến nhằm bảo đảm sự cân bằng trong hoạt động nội tiết, cũng đồng thời là sự cân bằng trong hoạt động sinh lí của cơ thể. bằng trong hoạt động nội tiết, cũng đồng thời là sự cân bằng trong hoạt động sinh lí của cơ thể.

Ví dụ: Hoócmôn của thuỳ trước tuyến yên kích thích tuyến tuỵ tiết Insulin, nhưng khi lượng Insulin đã khá nhiều thì nó tác động ngược trở lại làm kìm hãm sự tiết hoócmôn này của tuyến yên.

- Hoócmôn gây chin trứng của tuyến yên làm cho trứng trong buồng trứng phát triển và

rụng. Khi trứng rụng thì thể vàng được hình thành, tạo một tuyến nội tiết lâm thời, tiết ra một loại

hoócmôn có tác dụng vừa làm xốp niêm mạc dạ con, vừa kìm hãm sự tiết hoócmôn gây chin trứng của tuyến yên.

IV/. Vai trò của hoócmôn: Nhờ sự điều khiển, điều hoà và phối hợp hợt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là của các hoócmôn) đã:

- Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. - Điều hoà các quá trình sinhlí diển ra bình thường.

Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẩn đến ình trạng bệnh lí.

Ví dụ:- Tuyến giáp hoạt động mạnh gây nên bệnh Bazơđô, bướu cổ, phù nề (mắt lồi do tích

nước). - U tuyến trên thận gây nên hội chứng Cushing, …

E/. Câu hỏi bài tập:

Câu 1. Tuyến nội tiết có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Có những tuyến nội tiết nào? Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?

Một phần của tài liệu SInh8 (Trang 35)