1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận BDHSG Văn

4 363 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngày nay, theo “Chiến lược con người” của Đảng và nhà nước ta, mục tiêu “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” đã được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Đào tạo nhân tài được xác định là trách nhiệm của ngành giáo dục, trong đó bồi dưỡng HSG là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, công tác bồi dưỡng HSG được Phòng Giáo dục Đào tạo Hải Lăng hết sức quan tâm chỉ đạo. Chúng tôi - những giáo viên được phân công trực tiếp bồi dưỡng HSG coi đây là một vinh dự hêt sức lớn lao nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Đòi hỏi mỗi một giáo viên chúng tôi phải nỗ lực không ngừng để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có tâm huyết với nghề nghiệp, có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG. Trong quá trình bồi dưỡng HSG, bằng tất cả sự nỗ lực tìm tòi cùng với sự cọ xát trong thực tiễn chúng tôi mạnh dạn chia sẽ một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi như sau: I.Về việc chọn đội tuyển: Giáo viên phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Phòng Giáo dục về chất lượng của đội tuyển, ý thức rõ điều đó nên trong những năm qua, chúng tôi luôn luôn nghiêm túc, công tâm trong việc chấm và chọn các em vào đội tuyển. Với đặc trưng riêng của bộ môn, ngoài việc đánh giá cao những em nắm vững kiến thức bộ môn, chúng tôi luôn ưu tiên chọn những em có tâm hồn nhạy cảm,có năng lực cảm thụ trước một vấn đề, điều đó thể hiện trong việc diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giọng văn giàu cảm xúc. Trong những lần chấm thi chọn đội tuyển học sinh giỏi, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất với chuyên viên Phòng giáo dục cho phép dành điểm ưu tiên cho những bài viết có cách diễn đạt sáng tạo và có lời văn giàu cảm xúc. Cùng với những yêu cầu trên, một yêu cầu hết sức tế nhị nhưng buộc giáo viên phải nghiêm túc thực hiện đó là tuyệt đối không được để cho tình cảm cá nhân chi phối hoặc đừng để cho bản thân khi lựa chọn đội tuyển phải chịu áp lực từ bất cứ phía nào. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu trên, những năm qua, chúng tôi luôn chọn được một đội tuyển học sinh giỏi bộ môn có chất lượng tương đối bảo đảm. II. Một số hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn: Thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trương phổ thông là: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Từ đó chúng tôi xác định và lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp với đối tượng. Một thực tế mà đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn nói riêng phải băn khoăn khi nhận nhiệm Người thực hiện: Hoàng Lan Thanh – Trần Thị Xuân 1 Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn vụ đó là tài liệu, sách tham khảo quá nghèo, vì vậy bản thân mỗi giáo viên phải tự mày mò tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp. Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn như sau: 1- Tổ chức kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh: Sau khi chọn được đội tuyển qua kì thi chọn học sinh giỏi của huyện, công việc đầu tiên của giáo viên phụ trách bồi dưỡng là phải kiểm tra năng lực, năng khiếu của học sinh. Đây là khâu đầu tiên, quan trọng để giáo viên một lần nữa nắm được năng lực của từng em. Công việc này được tiến hành bằng cách cho các em làm bài kiểm tra tại lớp, giáo viên chấm bài, phân loại học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng hợp lí. 2- Củng cố kiến thức cơ bản của học sinh: Cùng với việc hàng ngày các em được học kiến thức bộ môn với giáo viên ở các trường cơ sở, chúng tôi luôn bám chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn để giúp các em nắm chắc các kiến thức cơ bản của môn học. Chúng tôi nhận thấy rằng: Nắm vững kiến thức cơ bản về bộ môn là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh năng khiếu. Bởi vì học sinh có nắm vững “phần nền” thì giáo viên mới khơi gợi giúp các em nuôi dưỡng và phát triển cảm xúc, từ đó có lòng yêu mến văn chương và có nhu cầu sáng tạo. Tuy nhiên chúng tôi không dạy lại những kiến thức các em đã được học ở các trường mà thông qua hình thức trao đổi vấn đáp để phát hiện những lỗ hổng kiến thức ở từng em và có kế hoạch bổ sung kịp thời. Để rèn luyện năng lực cảm thụ văn học, chúng tôi thường đưa ra những bài thơ, đoạn văn lạ (không có trong chương trình học) để học sinh trình bày cảm nhận và chúng tôi đưa ra những vấn đề mang tính chất so sánh (hai tác giả cùng thời, hai tác phẩm cùng chủ đề, hai khuynh hướng sáng tác )để kích thích khả năng tư duy sáng tạo của các em. 3- Cung cấp những kiến thức về lí luận văn học cho học sinh: Qua công tác giảng dạy chúng tôi nhận thấy học sinh lớp 8, 9 chưa được cung cấp các kiến thức về lí luận văn học nhưng để tìm hiểu một tác phẩm văn học lại cần có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này nên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi dành một số thời lượng cung cấp cho các em kiến thức về những hiểu biết cơ bản về tác phẩm, các phương diện hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi tìm hiểu một tác phẩm văn học như: Dấu câu và cách ngắt nhịp, vần điệu âm hưởng nhạc tính trong thơ, từ ngữ, các biện pháp tu từ, hình ảnh, thể loại văn bản, chi tiết nhân vật trong tác phẩm giúp các em có thêm “công cụ” khi tiếp cận tìm hiểu một tác phẩm văn học. 4- Hướng dẫn học sinh kĩ năng phương pháp làm bài: Dù là học sinh giỏi nhưng các em vẫn còn mắc lỗi trong cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn liên kết câu, liên kết đoạn. Vì vậy chúng tôi dành một khoảng thời gian để hướng dẫn giúp các em có kĩ năng diễn đạt lưu loát, có sức gợi cảm. Từ những vấn đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm chữa, nhận xét, đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được những lỗi sai của mình, Người thực hiện: Hoàng Lan Thanh – Trần Thị Xuân 2 Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn những thiếu sót phải bổ sung. Đồng thời hướng dẫn học sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ . Phải hướng dẫn các em biết chủ động mở rộng và thu hẹp về dung lượng bài viết theo giới hạn khác nhau mà bài viết vẫn giàu cảm xúc và thể hiện bật nổi tư tưởng , chủ đề .Đây là hình thức quan trọng và phải tiến hành thường xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều dạng đề, càng viết nhiều thì sẽ thành thói quen , có nhiều kinh nghiệm khi viết '' Trăm hay không bằng tay quen,,. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, viết bài, hình thức này còn cung cấp bổ sung rất nhiều kiến thức cho học sinh . Một yêu cầu đối với hình thức này là phải cho học sinh thực hành trên lớp, hạn chế ra bài tập cho học sinh về nhà bởi ở nhà học sinh thường có thói quen tham khảo, sao chép nhiều trong tài liệu .Vì vậy bài viết sẽ không thể hiện được thực chất khả năng , năng lực vốn có của học sinh . 5 - Kết hợp tập làm văn, văn với việc bồi dưỡng kiến thức tiếng việt: Thông thường một đề thi học sinh giỏi văn có ba phần : Phần văn học, tập làm văn và phần tiếng việt. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng giáo viên không được bỏ qua ôn luyện giảng dạy tiếng việt. Đặc biệt phải biết kết hợp nó với phân môn tập làm văn. Chúng tôi đã tiến hành với những hình thức sau : * Hệ thống những kiến thức đã học: - Kiến thức về từ - Kiến thức về câu - Kiến thức về vản bản - Những biện pháp tu từ Đối với từng loại đơn vị kiến thức giáo viên hứng dẫn học sinh ôn tập và phải có hệ thống bài tập ứng dụng với từng loại. Thường thì học sinh có thói quen khi làm bài tiếng việt hay trả lời vắn tắt , nhưng đối với học sinh giỏi thì phải trình bày rõ ràng, mạch lạc khoa học cho nên giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh từ cách trình bày, cách phân tích giá trị của từ , biện pháp tu từ * Hướng dẫn cho học sinh cách trình bày của một bài tiếng việt với những bước sau: - Giới thiệu câu thơ. - Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ. - Phân tích giá trị tu từ của biện pháp làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài thơ. - Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét đánh giá về cách sử dụng biện pháp tu từ đó của nhà thơ . 6 - Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm của bạn và sửa bài làm mình: Song song với việc tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cho học sinh tự đọc văn bạn để sửa văn mình. Thông qua cách làm này học sinh có thể tìm ra được những nhược điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngoài ra còn có thể học tập ở nhau những điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau khi thầy cô giáo đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy giáo đã phát hiện, viết lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc tài liệu tham khảo, nhất là đọc Người thực hiện: Hoàng Lan Thanh – Trần Thị Xuân 3 Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn người khác hoặc có thể tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong đội tuyển. Với những hình thức này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu, năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có thêm nhiều vốn văn học . 7- Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc: Sau khi đã sử dụng các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp bổ sung củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi . Qua 5 năm thực hiện những giải pháp trên với sự cố gắng nổ lực và quyết tâm cao của thầy và trò, đội tuyển của chúng tôi đã đạt đươc những thành tích như sau: Thành tích đạt được từ năm 2005 đến nay: + Năm học 2004-2005: Đội tuyển đạt giải Ba đồng đội môn Ngữ văn cấp Tỉnh + Năm học 2005-2006: Đội tuyển đạt giải Nhất đồng đội môn Ngữ văn cấp Tỉnh + Năm học 2006-2007: Đội tuyển đạt giải Nhì đồng đội môn Ngữ văn cấp Tỉnh + Năm học 2007-2008: Đội tuyển đạt giải Nhì đồng đội môn Ngữ văn cấp Tỉnh + Năm học 2008-2009: Đội tuyển đạt giải Nhì đồng đội môn Ngữ văn cấp Tỉnh + Năm học 2009-2010: Đội tuyển đạt giải Nhì đồng đội môn Ngữ văn cấp Tỉnh Kết luận: Thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG trong mấy năm qua giúp chúng tôi nhận ra rằng, "thiên bẩm" hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp nhận văn chương, và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hoá qua từng trang viết của học trò. Vì vậy, muốn có học sinh giỏi, trước hết người thầy phải luôn có ý thức tích luỹ tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhảy cảm trong phát hiện năng khiếu học sinh, phương pháp bồi dưỡng luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công. Trên đây là một số kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của chúng tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng HSG suốt trong nhiều năm qua. Có thể những điều này không còn mới mẻ với những đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm, nhưng với chúng tôi, đó là những điều chúng tôi tâm đắc và bước đầu đã có được những thành công. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng HSG trong những năm tiếp theo đạt kết quả cao hơn. Xin chân thành cám ơn! Người thực hiện: Hoàng Lan Thanh – Trần Thị Xuân 4 . liệu tham khảo, nhất là đọc Người thực hiện: Hoàng Lan Thanh – Trần Thị Xuân 3 Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm ở văn. thức về lí luận văn học cho học sinh: Qua công tác giảng dạy chúng tôi nhận thấy học sinh lớp 8, 9 chưa được cung cấp các kiến thức về lí luận văn học nhưng để tìm hiểu một tác phẩm văn học lại. môn Ngữ văn nói riêng phải băn khoăn khi nhận nhiệm Người thực hiện: Hoàng Lan Thanh – Trần Thị Xuân 1 Tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn vụ đó là tài liệu, sách tham khảo

Ngày đăng: 04/05/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w