Vì sao anh đội viên thức dậy lần thứ nhất, lầnthứ ba mà lại không có lần thứ hai?. -> Vì anh đội viên đã thức dậy nhiều lần trong đêm, dấu ba chấm có ý nghĩa muốn nói anh đội viên không
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Lương Hòa Lạc Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN
Ngày soạn: 18/2/2011
Ngày dạy: 22/02/2011
Người soạn: Cao Vũ Hiếu
Môn dạy: Ngữ văn
Lớp dạy : 65
Tên bài giảng: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Minh Huệ
A/ MỤC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công
và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ
- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh Học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại
B/ CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng….
2 Học sinh: SGK, học bài cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi hướng dẫn ở SGK trang 67 C/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ¤ n định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, bảng.
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đêm nay
Bác không ngủ” mà em đã được học ở tiết trước ?
- Tác giả: Minh Huệ (1927 - 2003) tên Nguyễn Đức Thái,quê Nghệ An
- Tác phẩm : Viết năm 1951 dựa trên một câu chuyện có thật khi Bác Hồ trực tiếp chỉ huy chiến dịch Biên giới cuối năm 1950
Tiết trước các em đã tìm hiểu tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác
Hồ Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất và lần thứ ba Tại sao lại không có lần thức dậy thứ hai thầy trò cúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết học náy.
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản
I/ Giới thiệu:
1/Tác giả
2/, tác phẩm:
3/ Đọc – tìm hiểu chú thích 4/ Thể thơ
II/ Tìm hiểu văn bản :
Trang 2? Vì sao anh đội viên thức dậy lần thứ nhất, lần
thứ ba mà lại không có lần thứ hai? Dấu ba
chấm ở đầu khổ thơ thứ 10 có ý nghĩa gì?
-> Vì anh đội viên đã thức dậy nhiều lần trong
đêm, dấu ba chấm có ý nghĩa muốn nói anh đội
viên không chỉ thức dậy có một lần mà anh đã
thức dậy rất nhiều lần
? Vì sao anh đội viên tâm trạng hốt hoảng, giật
mình khi thức dậy lần thứ ba?
Vì khi anh đội viên thức dậy lần thứ ba vẫn
thấy Bác chưa ngủ
? Khi nào thì tâm trang hốt hoảng?
Khi ta lo lắng cao độ
? Anh đội viên tỏ vẽ thái độ gì?-> Ngạc nhiên
? Em hãy tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của
Bác?
-> “ Ngồi đinh ninh, im phăng phắc”
? Đinh ninh, phăng phắc thuộc từ loại gì?
Từ láy
? Vì sao anh đội viên nằng nặc mời Bác ngủ?
? Hai câu thơ: “ Mời Bác ngủ Bác ơi!
Bác ơi mời Bác ngủ!” Tác giả
đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gỉ? Nhằm mục
đích gì?
Đảo trật tự ( đảo ngữ), nhằm làm tăng mức
độ khẩn cấp, gấp gáp
? Bác đã nói gì với anh đội viên?
“ Chú cứ việc ngủi ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng”
? Tại sao Bác ngủ không an lòng? Bác lo lắng
điều gì?
Vì Bác thương bộ đội, dân công thiếu thốn
chăn , áo…
Tình thương yêu, lo lắng của Bác được thể hiện
qua các từ ngữ nào?
“ Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”
1/ Tâm trạng và cảm nghĩ cuả anh đội
viên đối với Bác Hồ.
a/ Lần thứ nhất.
b/ Lần thứ ba.
- Hốt hoảng, giật mình -> Lo lắng cao độ.
- Nằng nặc mời Bác ngủ-> Từ láy: Thiết tha năng nỉ.
-“Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác”
->Hiểu được tình thương và đạo đức cao cả của Bác
=> Kính yêu, biết
ơn, vui sướng, tự hào về vị lãnh tụ
vĩ đại mà bình dị.
- Ngồi đinh ninh,
im phăng phắc.-> Không thay đổi,
im lặng tuyệt đối.
- “ Bác ngủ không an lòng… Manh áo phủ làm chăn”-> Bài tỏ nổi lòng thương yêu của Bác.
- “ Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau”
=> Tấm lòng yêu thương sâu nặng, mênh mông cuả Bác dành cho nhân dân, đất nước.
Trang 3? Qua đó em thấy tình cảm của Bác dành cho
mọi người như thế nào?
Bác là người cha có lòng yêu thương bao la
rộng lớn
? “ Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hông” Tác giả dùng biện
pháp nghệ thuật gì? Ngọn lửa hồng ở đây có ý
nghĩa gì?
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ( mà các em HS
sẽ được học ở tiết sau) Ngọn lửa hồng mà
Bác nhìn là ngọn lửa cách mang, ngọn lửa
của niềm tin tất thắng ở cách mạng Việt
Nam
? Anh đội viên bài tỏ thái độ gì đối với Bác?
Kính yêu, biết ơn, vui sướng, tự hào về vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
GV giảng… chốt ý
- GV: Câu chuyện về một đêm không ngủ của
Bác có thể kết thúc ở đây Việc tác giả viết thêm
khổ thơ cuối có ý nghĩa gì?
- GV: Nhận xét về nghệ thuật của khổ thơ cuối ?
-> Nâng ý nghĩa câu chuyện việc Bác không ngủ
là lẽ thường tình của cuộc đời Bác dành trọn cho
dân, cho nước
- GV: Chốt lại: Bác thật giản dị , chân thực, gần
gũi mà vĩ đại.Vẻ đẹp của Bác là sự thống nhất,
hài hòa giữa vĩ đại và giản dị Chính sự giản dị
đã làm nên sự vĩ đại Tình thương của Bác thật
rộng lớn Đúng như nhà thơ Tố Hữu viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người!”
- GV:Theo em nghệ thuật nổi bật của bài thơ là
gì?
Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của
Bác em cảm nhận được điều gì?
IV/ LUYỆN TẬP:
4 Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”đuợc sáng
tác năm nào?
a 1950
b 1951
c 1952
2/ Khổ thơ cuối:
- Nâng ý nghĩa câu chuyện việc Bác không ngủ là lẽ thường tình của cuộc đời Bác
- Điệp ngữ “Đêm nay”: Khẳng định cả
cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước
III/ TỔNG KẾT
-Thể thơ năm chữ có nhiều vần liền
thích hợp với lối kểchuyện
- Kết hợp tự sự miêu tả biểu cảm
- Lời thơ giản dị, chân thành nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm
- Tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ, cũng là của mọi người đối với Bác
- Tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta
Trang 4d 1953
4 Bài thơ có phương thức biểu đạt nào?
a Miêu tả
b Biểu cảm
c Tự sự
d Kết hợp cả 3 phương thức trên
4 Tại sao đêm nay Bác không ngủ?
a Bác là người khó ngủ
b Bác đang bận công việc
c Bác lo lắng cho chiến sĩ và chiến dịch
ngày mai
d Trời rét quá, Bác không thể ngủ được
4 Củng cố: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 67
5 Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ
- Chuẩn bị bài “ Ẩn dụ”
* RÚT KINH NGHIỆM
.
Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập