1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương HCM

27 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 243 KB

Nội dung

Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT A-PHẦN MỞ ĐẦU I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn. Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho tồn Đảng, tồn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo. Đó chính là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị tinh thần của dân tộc, của nhân loại và của thời đại. Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương của một người bình thường mà ai ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành một người cách mạng, người cơng dân tốt trong xã hội. Mỗi bài viết, lời nói, một lời căn dặn, một buổi gặp gỡ của Người đều chứa đựng nhiều ý nghĩa, tư tưởng có tính giáo dục cao đối với chúng ta. Chính vì vậy nên cách đây gần 3 năm, vào ngày 3/2/2007, nhân kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chính thức phát động tồn ngành hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thơng qua nhận thức sâu sắc về những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Người để tạo sự chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, góp phần đẩy lùi sự suy thối về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Bộ Giáo dục-Đào tạo đã chỉ đạo trong tồn ngành nghiên cứu, đề ra kế hoạch học tập các chun đề một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, vận động tun truyền để mọi người tự giác học tập, tự nguyện làm theo và hỗ trợ giúp đỡ nhau xây dựng nề nếp, lối sống ở đơn vị, trong đó, nhấn mạnh việc “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng và hành động cụ thể của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh. Cuộc vận động còn được triển khai trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và cơng tác chun mơn trong các nhà trường và cơ sở giáo dục để đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, tránh sự phơ trương hình thức và kém hiệu quả. Trần Thò Hoa Trang 1 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT Xuất phát từ u cầu đó, là một giáo viên giảng dạy mơn Lịch sử ở trường Trung học phổ thơng, tơi nhận thấy rằng với đặc trưng và ưu thế riêng của bộ mơn Lịch sử có những nội dung và sự kiện liên hệ chặt chẽ, gắn bó một cách hữu cơ với tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do đó tơi đã vận dụng, qn triệt một cách sâu sắc nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử và đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ mơn. Thực tế qua 3 năm học (2007-2008, 2008-2009, 2009-2010), tơi đã thực hiện lồng ghép vào giờ dạy lịch sử những đoạn trích, lời dẫn, những đoạn phim về những lời dạy, những bài nói, bài viết, những mẫu chuyện viết về Bác với “liều lượng” khác nhau trong một số tiết dạy đã làm cho bài giảng lịch sử đỡ khơ khan, học sinh dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện lịch sử, tăng sức thuyết phục và hiệu quả đối với học sinh. Đồng thời, tơi đã kết hợp với tổ bộ mơn, phối hợp với Đồn trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: tìm hiểu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể của mình trong thời gian qua, nay tơi mạnh dạn đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân trong bản sáng kiến LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG để đồng nghiệp tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất khi thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thơng nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng. II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Dạy học lịch sử là một hoạt động mang tính đặc thù, một q trình sư phạm phức tạp, học sinh khơng thể từ “trực quan sinh động” (nhìn q khứ), mà đi từ cung cấp sự kiện để tạo ra biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm, rồi mới nêu được qui luật, rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn. Việc cung cấp sự kiện lịch sử cho học sinh càng cụ thể, giàu hình ảnh bao nhiêu thì các em các hứng thú học tập và hiểu biết lịch sử bấy nhiêu. Mặt khác, nếu thầy giáo dạy bộ mơn lịch sử, biết tạo ra cho học sinh những hình ảnh chân thực cụ thể và sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biết khơi phục lại chân dung của các nhân vật lịch sử, những hoạt động của họ trong những điều kiện lịch sử cụ thể là hết sức cần thiết, có tác dụng cụ thể hóa một số Trần Thò Hoa Trang 2 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT sự kiện lịch sử và làm cho các sự kiện lịch sử khách quan đó xích gần lại với khả năng hiểu biết của các em hơn. Từ đặc trưng và nhiệm vụ của bộ mơn Lịch sử, từ thực tiễn khi tồn ngành giáo dục đang thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi người giáo viên dạy học lịch sử phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung, lồng ghép, sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam ở lớp 12 nói riêng (bằng những mẫu chuyện, những lời dạy, nội dung các tác phẩm của Bác, tài liệu văn học…) sẽ góp phần đào tạo học sinh vừa có tri thức khoa học, vừa có phẩm chất chính trị, có đạo đức cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn. Hơn thế nữa vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào mơn Lịch sử khơng chỉ cung cấp cho các cơng dân tương lai những tri thức lịch sử mà còn giúp cho các em hình thành phương pháp tư duy, hoạt động hàng ngày, phù hợp với hồn cảnh trong từng giai đoạn phát triển của thời đại, của dân tộc. III-PHẠM VI ĐỀ TÀI Chỉ thu thập và sử dụng các nguồn tài liệu như tranh ảnh, phim, tài liệu văn học, những lời dạy, những đoạn trích, các tác phẩm của Bác…vào một số bài giảng cụ thể trong khi giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 12 và trong hoạt động ngoại khóa. IV-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Lồng ghép nội dung Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào một số bài giảng cụ thể và chương trình ngoại khóa của tổ Văn- Sử-Địa-Cơng dân cho học sinh khối 12 tại trường Trung học phổ thơng số 2 An Nhơn. V-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Thu thập tài liệu phù hợp với nội dung bài giảng, phù hợp với trình độ học sinh, tìm hiểu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh cần lồng ghép vào bài gảng, xây dựng chương trình và tổ chức các hoạt động ngoại khóa từ đó rút ra một số biện pháp, hình thức phù hợp trong việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử nói chung phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 nói riêng. VI-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh kết hợp giữa lý luận và thực tiễn trong việc lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử. Trần Thò Hoa Trang 3 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT B-PHẦN NỘI DUNG I-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt q trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đơng và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong q trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vơ cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn cả lý luận và thực tiễn. Về lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Về thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành cương lĩnh hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 8 thập kỷ qua, góp phần làm nên thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay và tiếp tục đưa đến những thành cơng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Chẳng những tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị về lý luận và thực tiễn với dân tộc ta, mà có giá trị to lớn đối với cách mạng thế giới, nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc, đấu tranh vì độc lập, dân tộc, dân chủ, văn minh và tiến bộ của nhân loại; khơng chỉ với hiện nay mà mãi mãi về sau. Tại Hội thảo quốc tế kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh do UNESCO tổ chức vào năm 1990 ở Hà Nội, Tiến sĩ Rose Lan Apdungani - Chủ tịch nhóm cố vấn về hệ tư tưởng nhà nước Indonexia, đã phát biểu: “Những dấu chân của Người đã cung cấp cho tất cả chúng ta một cơ sở và một hướng đi để bước vào hiện tại và tương lai trong các lĩnh vực, các giá trị lý luận, đạo đức, xã hội, văn hóa và chính trị” 1 . 1 Hội thảo quốc tế về Chủ Tịch Hồ Chí Minh-Ủy ban KHXH và UNESCO tổ chức. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr.92. Trần Thò Hoa Trang 4 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT Cũng trong Hội thảo này, Đại tướng Võ Ngun Giáp đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần cùng lồi người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa bỏ một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa” 1 . Nhận thức được tầm vóc to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII và lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” 2 . Để hiện thực hóa việc “làm cho chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” khơng chỉ của Đảng mà của tồn xã hội, việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đến với học sinh Trung học phổ thơng là rất cần thiết. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào mơn Lịch sử ở trường Trung học phổ thơng là cụ thể hóa chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù hợp với đặc điểm truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc được Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo theo phong cách riêng của Người, qua đó làm cho học sinh phổ thơng dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ các sự kiện lịch sử, dễ chuyển hóa thành hành động cách mạng sáng tạo. Cùng với tất cả các mơn học khác, việc dạy học lịch sử góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Như vậy dạy học lịch sử vừa cung cấp kiến thức lịch sử, vừa giáo dục tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, năng lực tư duy và hành động cho học sinh. Dạy học lịch sử là cung cấp cho học sinh hiểu biết về tri thức lịch sử, mà tri thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hố nhân loại, khơng hiểu biết lịch sử thì khơng thể xem là người có văn hố tồn diện, sâu sắc và khơng thể xem việc giáo dục con người là hồn thiện đầy đủ. Nhà văn dân chủ Nga thế kỷ XIX, G.Tsecnưsépxki đã viết: “Có thể khơng biết, khơng cảm thấy say mê học tốn, tiếng Hy Lạp hoặc chữ La tinh, hóa học, có thể khơng biết hàng nghìn mơn học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà khơng u thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người khơng phát triển đầy đủ về trí tuệ” 3 . Như vậy dạy học lịch sử vừa là phương tiện bồi dưỡng kiến thức, vừa có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm cho học sinh. 1 Hội thảo quốc tế về Chủ Tịch Hồ Chí Minh-Ủy ban KHXH và UNESCO tổ chức. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992, tr.16. 2 Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ q độ lên chủ chủ nghĩa xã hội. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.21. 3 Hêghen, Triết lý lịch sử, tồn tập, tập VIII, Matxcơva, 1956, tr.7. Trần Thò Hoa Trang 5 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT Lịch sử là mơn học gắn liền q khứ với hiện tại, kinh nghiệm và bài học q khứ q báu thì rất bổ ích cho cuộc sống ngày nay và mai sau, song phải biết sử dụng những hiểu biết về q khứ thì sẽ làm cho thực tiễn cuộc sống phong phú và đa dạng. Muốn bắt q khứ trả lời và góp phần giải quyết những vấn đề hiện tại phải nhận thức rõ rằng: ngồi chức năng nhận thức, lịch sử còn có chức năng giáo dục (chức năng làm gương sáng). Đây là chức năng mang tính xã hội. Đó là việc rút ra những bài học, kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Tổ tiên ta rất coi trọng việc noi gương sáng của q khứ cho hiện tại. Muốn noi gương người xưa, phải có tri thức lịch sử đầy đủ, chính xác. Như vậy với chức năng giáo dục, nêu gương, dạy học lịch sử có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Quả thật, bộ mơn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh. Những con người, những việc thực của q khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm mạnh mẽ đối với học sinh. Giáo viên có thể lấy tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời vì nước, vì dân, những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đấu tranh, hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc để nêu gương cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Các sự kiện về sự tàn ác, dã man, sự phản phúc của bọn cướp nước và bán nước bao giờ cũng gây cho học sinh sự cơng phẫn mạnh mẽ. Cảnh sống lầm than và cuộc đấu tranh quật khởi của những người bị áp bức, của các dân tộc bị thống trị ln ln khơi dậy ở học sinh sự thơng cảm, sự đồng tình sâu sắc. Và dạy học lịch sử khơng phải chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm u, ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mà còn bồi dưỡng cho các em biết u q lao động, u cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Nhiệm vụ trọng tâm của q trình dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng là cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử cơ bản, cụ thể, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, nêu qui luật và rút ra bài học lịch sử. Mặt khác, bộ mơn Lịch sử còn có chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Chính vì lẽ đó, khi giáo viên dạy học lịch sử biết lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào q trình dạy học thì tin chắc rằng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ mơn. 2. Cơ sở thực tiễn Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh nêu rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của dân tộc, hình mẫu trong sáng nhất của con người Việt Nam. Người Trần Thò Hoa Trang 6 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT là kết tinh của những phẩm chất và giá trị tinh thần cao q nhất của giai cấp cơng nhân và dân tộc, là hiện thân của nền đạo đức cách mạng Việt Nam, là tấm gương mãi mãi soi rọi con đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc ta, hun đúc ý chí vươn lên mạnh mẽ của mỗi người Việt Nam hơm nay và mai sau. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chính là làm cho mỗi người Việt Nam chúng ta nhận thức sâu sắc tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người, từ đó tự mình phấn đấu, noi theo, để tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần, đạo đức của xã hội ta. Nội dung Cuộc vận động gồm: tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức trong các tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, qt sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc” và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào các phẩm chất "cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư", ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Trong trường phổ thơng, Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai lồng ghép với cuộc vận động “Hai khơng”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Cuộc vận động đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tư tưởng, đạo đức, lối sống của Người với đội ngũ các thầy giáo, cơ giáo nhưng chưa được sâu rộng và sâu sắc đối với học sinh. Ở trường phổ thơng, tuy chưa được tiến hành dạy mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cần được thể hiện đầy đủ, vừa sức đối với học sinh. Bởi vì, lý tưởng, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tấm gương trong sáng, mẫu mực, cao đẹp kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại; là cái đích mà học sinh phải vươn tới, đạt đến. Hình tượng Hồ Chí Minh trở thành gần gũi, thân thương đối với mỗi học sinh, khơng phải là điều cách biệt, xa xơi, khơng phải là cái gì “thần bí”, chỉ ngưỡng mộ mà chẳng thể vươn tới. Học sinh cần và có thể học tập, làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, góp phần thực hiện lý tưởng mà Người đã nêu ra, khi xác định con đường cứu nước đúng đắn, khi hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng để giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trần Thò Hoa Trang 7 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử ở trường THPT, quả thật khơng phải là việc làm đơn giản, đòi hỏi người giáo viên phải sưu tầm, biết chọn lọc, sắp xếp một cách khoa học, phù hợp với nội dung bài giảng, phù hợp với trình độ và u cầu của học sinh, phải làm sao để những kiến thức ấy đến với các em thật tự nhiên, gần gũi, khơng gò ép khn khổ. Xuất phát từ thực tế thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trường học như đã nêu trên, xuất phát từ đặc điểm của bộ mơn Lịch sử Việt Nam (từ năm 1911 đến năm 1969) có nội dung gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tơi đã chủ động lồng ghép nhiệm vụ dạy kiến thức chun mơn với việc tun truyền về tấm gương sáng ngời của Hồ Chí Minh cho học sinh, chỉ ra cho các em thấy rằng: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân Việt Nam nói chung và nhất là đối với thế hệ trẻ-những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng. II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỒNG GHÉP CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó đã trải qua hơn nửa thế kỉ nhưng ý nghĩa vẫn còn in đậm trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời với mục tiêu đặt ra cho ngành giáo dục là phải đào tạo nên những con người với sự hội tụ của “đức- trí- thể- mĩ”, thì mơn Lịch sử cũng chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay dưới sự phát triển của khoa học-kĩ thuật thì vai trò mơn Lịch sử trong các trường học đã dần dần bị mờ nhạt bởi các mơn học khoa học tự nhiên khác. Sở dĩ có điều đó, là vì trong ý nghĩ của nhiều người thì mơn Lịch sử thực sự khơng cần thiết, mà chỉ là một mơn học phụ, đa số học sinh khơng thích học, xem nhẹ mơn học này. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống, cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ các sự kiện khơ khan, chỉ tìm hiểu về q khứ, mà q khứ là những cái đã qua khơng thể thay đổi được nên chỉ học cho qua chứ khơng có gì vận dụng vào thực tiễn. Thực tế đã chứng minh điều đó: trong những năm gần đây, kết quả Trần Thò Hoa Trang 8 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT thi tuyển sinh vào Đại học Cao đẳng mơn Lịch sử đã thực sự gây “sốc” đối với tồn thể xã hội, tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung bình chiếm hơn 80%. Các điểm cao trong mơn Lịch sử thì ngày càng hiếm, thậm chí số điểm liệt trong mơn này lại có xu thế gia tăng. Tình trạng trên do nhiều ngun nhân, nhưng có một ngun nhân chủ yếu đó là do phương pháp dạy của người thầy. Thầy giáo chỉ áp dụng phương pháp dạy học truyền thống thầy giảng-trò nghe, thầy đọc-trò chép, thỉnh thoảng trò rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của mơn Lịch sử ? Đó là vấn đề được đặt ra khơng chỉ đối với mỗi thầy cơ giáo mà cả đối với các em học sinh và các ban ngành khác. Là người thầy giáo dạy lịch sử, trước hết chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, phải biết kết hợp, lồng ghép những thước phim, những mẫu chuyện, một số câu thơ, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước…để miêu tả, tường thuật một sự kiện, một nhân vật lịch sử, điều đó sẽ làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn và sẽ làm giảm bớt đi sự khơ khan của giờ học lịch sử. Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa là thực hiện cuộc vận động của Đảng, của ngành vừa là góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Lồng ghép vào giờ dạy lịch sử với những đoạn phim, đoạn trích, lời dẫn, lời dạy của Bác, những mẫu chuyện viết về Bác sẽ góp phần tích cực đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo hiện nay. Làm được việc đó khơng chỉ làm thay đổi khơng khí căng thẳng trong giờ học, mà còn làm cho học sinh hứng thú hơn, chủ động hơn trong giờ học. Hứng thú, chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt tri thức lịch sử, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua học tập bộ mơn. III-NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và tồn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; những phẩm chất đạo đức cơ bản và những ngun tắc xây dựng nền đạo đức mới; u cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cách mạng. Tấm gương đạo đức của Người thể hiện tập trung trong các điểm sau: Trần Thò Hoa Trang 9 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lòch sử ở trường THPT 1- Đạo đức Hồ Chí Minh là một tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Ngay từ thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trên con đường thực hiện mục tiêu đó, Người đã chấp nhận sự hy sinh, khơng quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt vượt qua mọi khó khăn, thách thức thực hiện bằng được mục tiêu đó. 2- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng. Cuộc đời Người là một chuỗi năm tháng đấu tranh vơ cùng gian khổ.Vượt qua bao khó khăn, Người kiên trì mục đích của cuộc sống, bảo vệ chân lí, giữ vững quan điểm, khí phách; bình tĩnh, chủ động vượt qua mọi thử thách. Người tự răn mình: “Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao”. 3- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh có tình thương u bao la với tất cả mọi kiếp người. Người ln ln tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, xác định mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân; Đảng và Nhà nước cũng như mọi cán bộ, cơng chức phải biết tơn trọng, lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của nhân dân, hết lòng chăm lo mọi mặt cho nhân dân, nguyện làm “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. 4- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Với tình thương bao la, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình thương u cho tất cả mọi người, chia sẻ với mọi người những nổi đau riêng. Người nói “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tơi” 1 . 5- Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. 1 Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Tập 12, tr.560. Trần Thò Hoa Trang 10 . luận và thực tiễn trong việc lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử. Trần Thò Hoa Trang 3 Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm. thơng, Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai lồng ghép với cuộc vận động “Hai khơng”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cơ giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và. sử, điều đó sẽ làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn và sẽ làm giảm bớt đi sự khơ khan của giờ học lịch sử. Lồng ghép Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Ngày đăng: 03/05/2015, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w