1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ - TRẦN

25 3,6K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trong một khung cảnh đất nước thống nhất

Trang 1

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT THỜI LÝ - TRẦN

Trong suốt các thế kỷ XIII- XV chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước chiếmđịa vị thống trị ở thế kỷ XV do tình hình phát triển của chế độ ruộng đất, nhà nướcđặt ra chế độ lộc điền bổ sung cho chế độ bổng lộc bằng họ có thuế của thời Trần.Chế độ thực phong vẫn được duy trì và dần dần được thay thế bằng chính sáchphong thưởng bằng ruộng đất

Sự phát triển của chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XIII- XV đã diễn ra trongmột khung cảnh đất nước thống nhất Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nướcphong kiến trung ương là bộ phận chiếm phần lớn diện tích ruộng đất đã thành thụcđương thời Chúng ta có thể chia thành hai loại theo mức độ phụ thuộc vào sở hữu.Loại 1 bao gồm các bộ phận ruộng đất thuộc quyền sở hữu trực tiếp của nhà nướcnhư ruộng sơn lăng tịch điền, ruộng quốc khố hay ruộng quan.Đối với loại ruộngđất này nhà nước xuất hiện như một địa chủ tư nhân, trực tiếp phát canh và trựctiếp thu tô Với quyền sở hữu và trực tiếp quản lý của mình, nhà nước đã dùng bộphận ruộng đất này để ban cấp cho các công thần hay cận thần Loại 2 là ruộngcông làng xã, đều thuộc quyền quản lý gián tiếp của nhà nước trung ương ở đâytrước hết cũng cần thấy rằng, làng xã vẫn còn giữ được một loại ruộng, gọi là côngbản, làm ruộng sở hữu hoàn toàn của mình Ngoài đó ra là bộ phận ruộng khẩuphân thuộc sở hữu tối cao cảu nhà nước ở chỗ phải nộp thuế tô

Ở thời Trần, một bộ phận đáng kể của ruộng đất công được cấp cho các quanlại quý tộc cao cấp hay công thần theo chế độ " thái ấp ", " thực ấp "

Trang 2

Ở Việt Nam chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất có những đặc điểmriêng của mình Đến thời Trần nó mang một nội dung kinh tế rất cụ thể Nó khôngchung chung như buổi đầu độc lập Nó cũng không nằm ở trên cao, nặng tính chấtdanh nghĩa như ở Ấn Độ trung đại ở thời Trần, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữucủa nhà nước chiếm diện tích lớn nhất và giữ ưu thế Chính nó đã chi phối mọi tổchức chính trị quy định đặc điểm cảu giai cấp địa chủ phong kiến và chi phối quan

hệ giữa nhà nước và thần dân Nhà nước Trần tổ chức theo hình thức phong kiếnTrung Quốc, song quan lại vẫn còn được lựa chọn chủ yếu trong hàng ngũ con cháunhà vua, quan lại và nội giám Đối với nông dân hưởng chính sách thuế : ai córuộng đất thì chịu tô thuế, sưu dịch, không có ruộng đất thì được miễn tất cả Nhưvậy nghĩa vụ thần dân chỉ đặt lên vai những người có ruộng đất, những người đượchưởng quyền lợi kinh tế thực sự Nói cách khác, nhà nước chi phối thần dân chủyếu thông qua quyền sở hữu ruộng đất của mình Đồng thời những người này vẫnchịu sự chi phối pháp luật của nhà nước Tuy nhiên khi sử dụng quyền sở hữu củamình về ruộng đất cả nước nhà Trần cũng như nhà Lê chủ yếu không phải chỉ nhằmxây dựng quan hệ mà còn để " đảm bảo nhân công " đảm bảo thu nhập tô thuế

Trang 3

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VỀ RUỘNG ĐẤT

Thời đại Lý- Trần là thời đại huy hoàng nhất trong sử Việt theo suy nghĩ phổcập không vì những chiến công hiển hách chống ngoại xâm mà còn là những côngtrình trí tụê xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực: văn hóa, văn học

Từ thế kỷ X, chế độ phong kiến dân tộc bắt đầu thiết lập, sau khi cuộc khởinghĩa Ngô Quyền thắng lợi (938) Từ đấy chế độ phong kiến Việt Nam với nhữngđặc trưng riêng, với những qui luật riêng đã phát triển liên tục trong 10 thế kỷ Trảiqua thời kỳ Thập nhị sứ quân- phong kiến cát cứ phân tranh nhau rất ngắn ngủi, từnhà Đinh trở đi nhà nước quan chủ tập trung hình thành Có thể nói ngay trong giaiđoạn đầu của chế độ phong kiến dân tộc Việt Nam, tức giai đoạn mà nền kinh tếhàng hóa chưa phát triển, thị trường thống nhất quốc gia chưa xuất hiện vậy mà nhànước trung ương tập quyền đã hình thành

Vấn đề ruộng đất là vấn đề quan trọng bậc nhất trong lịch sử Việt Namkhông phải chỉ dưới thời phong kiến mà cả dưới thời thực dân phong kiến nữa.Dưới thời phong kiến kinh tế Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, côngnghiệp hầu như không đáng kể, vì vậy mà vấn đề ruộng đất, vấn đề nông dân cómột tầm quan trọng đặc biệt ở Việt Nam trong mọi giai đoạn lịch sử

Đặc điểm của quan hệ sản xuất của chế độ phong kiến Việt Nam cũng nhưcủa chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước Chính hình thức sở hữu ruộng đất củanhà nước đã quy định địa vị và quan hệ qua lại giữa các tập đoàn xã hội trong sảnxuất, đã quy định hình thức phân phối sản phẩm của xã hội trong xã hội phongkiến Mặt khác chế độ sở hữu ruộng đất là cơ sở trên đó hình thành chế độ chính trịphong kiến và các hình thái ý thức tư tưởng khác Nhà nước phong kiến quan liêuViệt Nam khi đã hình thành rồi quả thực là nó có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sởhữu ruộng đất, đến tình hình phân phối ruộng đất

Nguyên nhân bên trong cũng như nguyên nhân chủ yếu của chế độ phongkiến tập quyền ở Việt Nam là chế độ sở hữu của Nhà Nước về vấn đề ruộng đất,chế độ này có liên quan mật thiết tới chế độ canh tác dựa trên cơ sở thủy lợi

Trang 4

Dân tộc Việt Nam từ thượng cổ đã chuyên về nông nghiệp Trong lịch sửruộng đất ở Việt Nam, vấn đề ruộng đất sa bồi là một vấn đề quan trọng vì lãnh thổhoạt động của người Việt xưa kia là miền đồng bằng Bắc Bộ và miền bắc Trung bộvới các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Chu Trong hoàn cảnhthiên nhiên thuận lợi ấy, dân tộc Việt Nam đã sớm định cư và canh tác nôngnghiệp; tuy nhiên nó cũng đem lại cho nông dân nhiều tai họa, đó là tác hại củanhững trận lụt kinh khủng Cho nên việc đắp đê chống lụt là việc trung tâm, quantrọng bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam suốt từ mấy chục thế kỷ qua.

Sử cũ chép rằng ở quận Giao chỉ " phía tây huyện Long Biên có đê để giữ nướcsông" Tiếp đó các thế kỷ sau đều có nói đến việc đắp đê, nhất là thời kỳ độc lậpdân tộc trở đi việc đắp đê lại được chú trọng đặc biệt Năm 1108 đời Lý có đắp đê

Cơ xá và đạc biệt là công trình đắp đê Đỉnh nhĩ đời Trần Như vậy những côngtrình trị thủy đó đã đòi hỏi sự liên kết giữa nhân dân trong từng xã, từng địaphương và trong toàn quốc thành một khối thống nhất, thành một quốc gia thốngnhất Cho nên cái yêu cầu thống nhất quốc gia ngay trong giai đoạn đầu của chế độphong kiến dân tộc- thế kỷ X đến thế kỷ XIV- đã thành một yêu cầu chủ đạo rồi.Ngoài ra còn có yếu tố khách quan thôi thúc làm cho nó được tăng cường thêm,được sức tiến mạnh thêm, đó là yếu tố ngoại xâm Vào thế kỷ thứ 3 trước côngnguyên, Việt Nam đã thành một châu quận thuộc Trung Quốc dưới triều Tần,Hán Tuy nhiên trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam luôn luôn nổidậy chống bọn áp bức ngoại tộc để giành độc lập dân tộc Từ đấy hình thành mộtyêu cầu có tính chất quân sự: thống nhất quốc gia để chống ngoại xâm

Xu hướng trên đây biểu hiện ở quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhànước, cụ thể là thuộc nhà vua Trên cơ sở quyền sở hữu tối cao đó, nhà vua tiếnhành phong đất và cấp thái ấp cho thần thuộc theo nguyên tắc phong cấp khôngvĩnh viễn Phong cấp lối như vậy là để duy trì quyền sở hữu ruộng đất thuộc nhànước Và chừng nào mà quyền sở hữu này duy trì được thì bộ máy quan liêu củanhà nước quân chỉ mới có thể duy trì được

Trang 5

Như vậy trên cơ sở của liên hệ về công việc thủy lợi mà nhà nước quân chủtập trung đã hình thành Nhưng dù so thì mối liên hệ ấy cũng không thể cố kết cácđịa phương trong toàn quốc thành một khối thống nhất do đó yếu tố phân quyền, xuhướng cát cứ vẫn cứ tồn tại mãi trong lịch sử Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ thứXIX, tuy rằng mức độ có khác nhau Việc phong cấp không triệt để chính là để đảmbảo quyền phong cấp tồn tại mãi mãi với nhà vua.

Hai triều đại Lý- Trần tồn tại từ năm 1010 đến 1400 là sự tiếp tục của hàngloạt tổ chức nhà nước trước đó Từ năm 905 nền đô hộ ngoại bang đã bị nhân dân

ta lật đổ Từ năm 939 sau một cuộc kháng chiến thắng lợi huy hoàng, nhà triều đại hoàn toàn của dân tộc ta đã thành lập Tiếp đó là hai triều đại Đinh- Tiền

Ngô-Lê Giai đoạn thống trị của nhà Lý và nhà Trần được xem như là giai đoạn bắt đầuphát triển của chế độ phong kiến Việt Nam Do yêu cầu tăng cường sức mạnh củaquốc gia và ổn định những thu nhập hàng năm, nhân dân và nhà nước đều chăm lophát triển nông nghiệp Nhà Lý cấm giết trộm trâu bò để giải quyết sức kéo chonghề nông Hệ thống đê điều được xây dựng với quy mô lớn thời Trần Việc chămbón đồng ruộng được khuyến khích Tất cả những điều trên đã tạo thành cái khung

xã hội của sự phát triển của chế độ ruộng đất nói chung và của chế độ sở hữu nhànước về ruộng đất nói riêng Có thể nói chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất là cơ

sở tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền thời Lý- Trần, là nguồn thu nhập chủyếu của các triều đại đó, đồng thời là nhân tố chủ yếu, chi phối mọi hoạt động củachúng Mặc dù thế, sự tồn tại của một bộ phận ngày càng lớn của ruộng đất thuộcquyền sở hữu tư nhân được sử sách ghi chép và nhà nước công nhận chứng tỏ rằngchứng tỏ chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ngay ở thời Lý- Trần cũng khôngbao trùm toàn bộ ruộng đất trong nước, nó là một trong 3 bộ phận đất đai của nước

ta ( ruộng đất tư, ruộng đất công và đất bãi hoang) đồng thời là cơ sở kinh tế- tàichính chủ yếu của nhà nước quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền

Trên lãnh thổ Đại Việt thời Lý- Trần đã sớm tồn tại hai hình thức sở hữuchính về ruộng đất: sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, thừa hưởng của giai đoạn

Trang 6

lịch sử trước đó Sự thống trị của một chính quyền trung ương duy nhất trên mộtlãnh thổ quốc gia thống nhất mà những hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất chưa

có điều kiện và thời gian phát triển đã làm cho tư tưởng công hữu, xem vua là bậctối cao, trở nên phổ biến và tồn tại khá bền vững Nó góp phần xác nhận sự tồn tại

và thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất của triều đại Lý- Trần Hơnnữa, chế độ tô thuế của nhà nước trùn ương và những quyền hạn của nó đối vớitoàn bộ đất đai chứng tỏ nhà nước đó thực sự là người chủ toàn bộ ruộng đất trongnước Nhưng điều đáng chú ý là, trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao củamình đồi với toàn bộ lãnh thổ trong nước, chính quyền Lý- Trần vẫn cho phép nhândân sử dụng, hưởng thụ mọi hoa lợi của núi rừng và khai khẩn đất hoang để làmruộng tư hay ruộng công làng xã Như vậy có nghĩa là trong chế độ sở hữu nhànước về ruộng đất đương thời lẫn lộn hai nội dung: sở hữu tối cao và sở hữu thựctế

Ngay từ khi thành lập nhà Lý đã thừa hưởng được cái di sản ruộng đất quốchữu của các triều đại Đinh- Tiền Lê Hành vi của Lý Công Uẩn sau khi lên ngôi "

xa giá đến châu Cổ Pháp sai các quan đo đất vài mươi dặm đất là cấm địa thuộcsơn lăng" và sau đó, năm 1011, " xá thuế 3 năm cho cả nước; phàm những thuếnăm trước còn thiếu đều xóa bỏ cho cả" thể hiện rõ quan niệm về quyền sở hữu củanhà nước đối với toàn bộ đất đai trong nước đã ăn sâu vào tiềm thức của giai cấpthống trị đương thời Sự tồn tại của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất ở thời Lý-Trần là một thực tế được khẳng định

Sự tồn tại và thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất có một ýnghĩa đặc biệt đối với các nước phương Đông trung đại Và có thể nói chế độ sởhữu nhà nước về ruộng đất là cơ sở tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền thờiLý- Trần, là nguồn thu nhập chủ yếu của các triều đại đó, đồng thời là nhân tố chủyếu chi phối mọi hoạt động của chúng

1 Bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ương trực tiếp quản lý

Trang 7

Sự thừa hưởng di sản kinh tế của các triều đại trước và quyền lực vô thời hạncủa nhà vua đã cho phép hình thành một bộ phận ruộng đất do nhà nước trung ươngtrực tiếp quản lý Bộ phận này thường bao gồm các hình thức ruộng sơn lăng,ruộng tịch điền, ruộng đồn điền.

- Ruộng sơn lăng:

Với tư cách giai cấp thống trị, nhà Lý và nhà Trần đều sử dụng quyền sở hữuruộng đất của mình để cấp đất, đặt ruộng phù hợp với một triều đại quân chủ

Sử cũ chép " xa giá nhà vua đến châu Cổ Pháp, sai các quan đo đất vài mươidặm, đặt làm cấm địa sơn lăng" Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạchchi phí vào việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua Căn cứ vào nguồn sử liệu thựcđịa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần : một khu ruộng mộ và mộtkhu ruộng thờ Về nguyên tắc, ruộng sơn lăng được giao làm ruộng công vĩnh viễncho dân sở tại chia nhau cày cấy, nộp một ít hoa lợi để chi phí cho việc sửa sang,bảo vệ lăng tẩm cho nhà vua Cho đến thế kỷ XIX,các tác giả Đại Nam nhất thốngchí vẫn còn ghi rõ về ruộng đất sơn lăng của nhà Lý : " khu đất rộng chừng trămmẫu, cỏ thụ um tùm, là cấm địa và là thang mộc ấp của nhà Lý Sau này theo các cụgià ở làng Đình Bảng, trước cách mạng tháng Tám chỉ có toàn ruộng công Điều đóchứng tỏ rằng, trong nhiều thế kỷ ruộng đất sơn lăng nói chung không bị tư hữuhóa Tuy nhiên tổng diện tích sơn lăng không lớn và mang những tính chất cơ bảncủa loại ruộng thờ rải rác ở các địa phương

Ở thời Trần, do các vua được chôn ở nhiều nơi khác nhau cho nên ruộng sơnlăng cũng được đặt rải rác ở các làng Thái Đường, Long Hưng Cũng như ĐìnhBảng cho đến trước cách mạng tháng Tám ở đây chỉ có toàn ruộng công Như vậynói chung tính chất quốc hữu của sơn lăng được nhân dân địa phương tôn trọng.Tất nhiên cũng còn tùy vào những lợi ích mà cư dân địa phương được hưởng Theo

"Đình Bảng điện bi", thời Trịnh Tùng, số ruộng đất được nhà nước cấp làm ruộngthờ của đền Đô được " chia đều cho các giáp lĩnh canh, mỗi mẩu hàng năm nộpthuế 1 quan tiền cổ", còn nhân dân được xem là " dân thủ lệ chuyên việc phụng

Trang 8

thờ" Về nguyên tắc, dân thủ lệ được miễn nghĩa vụ đối với nhà nước để có đủ điềukiện trông nom, chăm sóc lăng miếu các vua Do có được những khoản ưu đãi đó

mà cư dân ở đây không nghĩ đến việc chiếm công vi tư Hơn nữa thường các triềuđại sau biến bộ phận ruộng đất sơn lăng này thành ruộng thờ tự, do đó góp phầnbảo vệ tính chất quốc hữu của nó

Tổng diện tích ruộng đất sơn lăng, như vậy, không lớn và tính chất đặc biệtcảu nó đã khiến nó không gây tác dụng gì đáng kể đối với sự phát triển của chế độruộng đất nói chung

- Ruộng tịch điền:

Bên cạnh ruộng sơn lăng, thời Lý- Trần vẫn tồn tại một số khu ruộng tịchđiền do nhà nước trực tiếp quản lý " Tịch điền là một loại ruộng lấy hoa lợi chi vàoviệc tế tự, còn nữa thì chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp khách Đây cũng là loạiruộng nghi lễ nông nghiệp, tàn dư của mạt kỳ chế độ cộng xã nguyên thủy"- Theonhư nhà sử học Trung Quốc Dương Khoan Khuyến khích sản xuất nông nghiệp làmột yêu cầu hết sức cần thiết của các triều đại nước ta buổi đầu độc lập Do vậytrong hoàn cảnh đó, mượn nghi lễ cày tịch điền của các triều đại phong kiếnphương Bắc là một điều thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh một nước nôngnghiệp như nước ta Nghi lễ cày tịch điền được tiền hành đều đặn và liên tục quacác triều đại Lý- Trần Năm 1028 " mùa xuân, vua (Lý Thái Tông) ngự ra Bố Hảikhẩu( nay là thị xã Thái Bình) cày ruộng tịch điền Sai quan dọn cỏ, đắp đàn Vuathân tế Thần nông xong, cầm cày muốn làm lễ tự cày, các quan tả hữu có người canrằng : " Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm thế" Vua nói: " Trẫmkhông tự cày thì lấy gì mà làm xôi cúng, lấy gì để xướng suất thiên hạ! " Thế rồiđẩy cày 3 lần rồi thôi" ( Đại Việt sư ký toàn thư, tập 1, tr.214)

Tịch điền đúng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp Sang thời Trần, nghi lễ nàychỉ còn là một sự cúng tế đơn thuần Khác với các triều đại sau này, các triều đạiLý- Trần thường sử dụng những khu ruộng công ở các địa điểm trọng yếu đối vớinông nghiệp làm ruộng tịch điền Theo ghi chép cũ, bấy giờ ruông tịch điền được

Trang 9

đặt ở các địa điểm như Đọi Sơn ( Thanh Liêm- Hà Nam Ninh), Bố Hải Khẩu ( TháiBình )

Sau khi vua làm lễ hạ cày xong, ruộng tịch điền được giao cho nhân dân địaphương cày cấy Việc các vua Lý hàng năm đi xem cày, xem gặt ở các khu ruộngtịch điền và dựng hành cung ở đây để trú ngụ, sự kiện năm 1316 " mùa đông vuasai tể thần, tôn thất cùng các quan gặt ruộng tịch điền" chứng tỏ điều đó Ở thờiLý- Trần, nông dân địa phương cày cấy tịch điền theo nghĩa vụ lao dịch Thỉnhthoảng để cho quan lại trung ương sát với tình hình sản xuất nhà vua lại bắt họ đigặt Thu hoạch mùa màng hoàn toàn thuộc về nhà vua Việc nuôi " quan ngưu

"( trâu bò công ) một phần chủ yếu nhằm cung cấp sức kéo cho các nông dân càyruộng tịch điền

Mặc dù quan hệ sản xuất ở loại ruộng tịch điền đáng lưu ý nhưng do tổngdiện tích của nó quá hẹp, không đủ gây một ảnh hưởng gì quan trọng đến sự pháttriển của nông ngư nghiệp Thu nhập của nhà nước ở bộ phận ruộng tịch điềnkhông thể là nguồn thu nhập chính của gia đình nhà vua

Về chế độ tô thuế ruộng đất ở thời Lý- Trần, sách" An Nam chí nguyên " viết: " thời Lý- Trần công điền có hai loại và chia làm 3 hạng: quốc khố điền và thácđao điền " Theo nghĩa đen của thuật ngữ quốc khố điền là ruộng kho công, tức làruộng đất của nhà nước, lấy thu hoạch trữ vào kho của nhà nước để chi phí dần.Tạm dùng thuật ngữ này để chỉ một loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý, cóđịnh mức thuế và khác với các loại ruộng sơn lăng và tịch điền

- Ruộng đồn điền:

Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền bắt đầu ở thời Lý- Trần Tùbinh và dân bị tù tội là lực lượng chủ yếu của các tổ chức khai hoang này Nhữngcuộc chiến tranh với các nước xung quanh đã đưa lại một số tù binh đáng kể Nhiều

tù binh được phân phát cho các vương hầu làm nô tỳ, số còn lại được nhà nướcbiến thành một lực lượng khai hoang Năm 1252 trong lần đánh Champa, Trần TháiTông lại bắt thêm một số tù binh Chàm đưa về cho khai hoang lập làng ở Nghệ An

Trang 10

và ở một số vùng thuộc Bắc Bộ Nhiều tù binh Tống, Nguyên, Ai Lao cũng được

sử dụng vào công cuộc khẩn hoang Như vậy là từ thời Lý, trên đất nước ta nảysinh một số làng do tù binh khẩn hoang lập thành và phụ thuộc nhà nước Việc sửdụng tù binh vào công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác rõ ràng có ýnghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp đương thời

Bên cạnh đó đến thời Trần, nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách đồn điền.Đồn nghĩa là tập trung đông người, điền nghĩa là làm ruộng Chế độ này có

từ thời Hán và tồn tại mãi đến thời Thanh, nhằm tổ chức khai hoang nuôi quân độihay thành lập các điểm di dân, cho nên có quân đồn, dân đồn và thương đồn Trongthời kỳ trước Lý đã có đồn điền ở trên lãnh thổ nước ta Thời Lý- Trần vẫn tiếp tụctồn tại các đồn điền

Theo sử cũ những tù binh bị bắt trong các trận đánh nhau với nhà Tống, nhàNguyên hay Champa đều được đưa đi khai hoang lập làng ở thời Lý có lẽ chínhsách đồn điền chưa đặt ra Tù binh thường được chia đi khẩn hoang lập làng rồi lấytên cũ của họ mà đặt Sang thời Trần, ngoài việc cho tù binh đi khẩn hoang lậplàng, nhà nước còn lập đồn điền Việc đặt các chức quan chánh phó đồn điền sứchứng tỏ điều đó

Năm 1344, nhà Trần cho đặt các chức" đồn điền chánh, phó sứ ở ty khuyếnnông" chuyên về việc mộ dân khia hoang Một số sử liệu địa phương cho phépchúng ta suy nghĩ rằng làng Quán La ( thuộc huyện Từ Liêm- Hà Nội ) là một đồnđiền của nhà Trần Đồn điền này được duy trì cho đến thế kỷ XVIII Sử cũ cũngnêu trường hợp Tảo Xã ( hay Cảo Xã ) nơi đày các tội nhân loại vừa Cảo Xã là khuruộng thuộc sở hữu nhà nước, xuất hiện từ thời Lý Tội nhân bị đày ra đây, gọi làCảo Điền hoành, phải cày 3 mẵu ruộng, mỗi năm nộp 300 thăng thóc

Như vậy xuất phát từ nhu cầu mở rộng diện tích canh tác, nhà Trần đã thànhlập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các vương hầu khai hoang, thànhlập điền trang

Năm 1128 đưa 6 quân luân phiên làm nông, chính là quân đồn điền

Trang 11

Năm 1344 đặt ty khuyến nông, chức đồn điền sứ và phó sứ…

Đây đều là những hình thức đồn điền khác nhau Có quân điền do quân línhcanh tác, có đồn điền do quan nô canh tác, có dân đồn điền do dân canh tác

Vấn đề thân phận, người cày trong bộ phận ruộng quốc khố khá phức tạp Ởmột số nơi người cày giữ thân phận " Cảo điền hoành" hay " Cảo điền nhi " nghĩa

là thân phận nô lệ Dưới thời Lý, chúng ta không rõ họ phải chịu nghĩa vụ nặng nề

ra sao nhưng nói chung họ có thể trở lại địa vị thường dân khi hết hạn tù tội Tómlại thân phận người cày trong bộ phận ruộng quốc khố có thể thuộc vào hai phạmtrù : nô tỳ hay nô lệ, chịu sự chi phối hoàn toàn của nhà nước; nông dân phụ thuộc,nộp tô ngay vào mùa lúa chín Do đó, nhà Trần có thể tiếp nhận mọi cách dễ dàngnhững nô tỳ của các quý tộc, vương hầu theo giặc, bị tịch thu tài sản

2 Bộ phận ruộng đất công làng xã

- Bộ phận ruộng đất do các làng xã cày cấy :

Làng xã hình thành từ sớm ở nước ta Những khái niệm làng, chạ nảy sinh từ

xa xưa được duy trì cho đến các thế kỷ sau Trong các thế kỷ bị chính quyềnphương Bắc xâm chiếm và đô hộ, nhân dân Việt Nam đã cố gắng bảo vệ nền tự trịcủa mình rào làng để biến thành " pháo đài xanh " chống lại một cách hiệu quả mọichính sách thống trị, đồng hóa của chính quyền đô hộ, bảo vệ những di sản văn hóadân tộc

Ruộng đất công làng xã tuy đã thuộc sở hữu nhà nước nhưng vẫn do làng xãquản lý Đó là lý do khiến nó mang tên " quan điền " " quan điền bản xã " Cách gọi

" quan điền " đã thể hiện quyền sở hữu của nhà nước đối với bộ phận ruộng đấtcông làng xã, và vì nó không chỉ tồn tại trong giấy tờ của nhà nước mà còn đượcdùng phổ biến trong nhân dân, cho nên tự nó chứng tỏ rằng nhân dân đương thời đã

bị buộc phải chấp nhận sự thật này Theo địa bạ Gia Long 4 ( 1085 ) tổng diện tíchruộng đất công làng xã ở nhiều địa phương còn chiếm tỷ lệ 50,60% tổng diện tíchcông tư Như vậy có thể khẳng định rằng ở thời Lý- Trần ruộng công làng xã giữ

Trang 12

một tỷ lệ lớn về tổng diện tích và chiếm ưu thế Đây là bộ phận ruộng đất cơ sở củanhà nước trung ương chuyên chế Lý- Trần.

Tuy nhiên, ở tời Lý- Trần chế độ sở hữu nhà nước đối với bộ phận ruộng đấtnày còn có nhiều chỗ hạn chế Làng xã Việt Nam gồm nhiều loại, phần lớn là làng

xã cổ, có nhiều ruộng công chúng được duy trì bền vững trong cuộc đấu tranh lâudài trước đây, do đó trong thời độc lập vẫn giữ được ít nhiều tính tự trị cấn thiết.Nhà nước trung ương không thể tước đoạt hết những tự trị đó trong một lúc Nhưvậy làng xã đương thời phải giữ được một số quyền hạn nhất định đối với bộ phậnruộng đất công trong làng Cho đến buổi đầu thời Lê sơ, nói chung nguyên tắc "ruộng đất công ở xã nào dân xã ấy hưởng " vẫn được nhà nước tôn trọng Xã vẫnquản lý nó Đầu thời Lê sơ sử sách mới nói đến một quy chế về phép chia ruộngđất công thống nhất trong cả nước

Như vậy đối với phần lớn ruộng đất công làng xã,nhà nước trung ương giaocho các làng xã quản lý và lo việc phân chia cày cấy, thu thuế để nộp cho nhà nước.Làng xã có quyền hưởng thụ toàn bộ ruộng đất công của mình, có quyền phân chiacho các thành viên đến tuổi ( 18 tuổi )

Một vấn đề đặt ra là ở thời Lý- Trần ruộng đất công làng xã đã được phânchia cho dân đinh như thế nào? Sử cũ dùng khái niệm " danh điền " để chỉ nhữngruộng có người đứng tên, phân biệt với ruộng quan là loại ruộng không có chủ cốđịnh Như vậy chúng ta có thể duy đoán rằng ruộng công làng xã nói chung đượcchia lại định kỳ theo tục lệ cho các thành viên đến tuổi trong làng xã Tuy nhiênngay dưới thời Trần, không phải làng nào cũng có hoặc có nhiều ruộng công,không phải người dân nào cũng được xếp vào hạng được chia ruộng công Đó cũng

là lý do nhà Trần đã quy định trong đánh thuế " ai không có ruộng đất thì đượcmiễn tất cả "

Theo lệ của thời Lý- Trần những dân đinh được chia ruộng công đều chịumọi nghĩa vụ đối với nhà nước, từ nộp tô thuế đến đi sưu dịch Đây là cơ sở chủyếu để nhà Lý và nhà Trần thực hiện chính sách " ngụ binh ư nông " Và nư thế khi

Ngày đăng: 05/04/2013, 16:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kinh tế xã hội Lý Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4- 1996 Khác
2. Nguyễn Thị Phương Chi, Tìm hiểu quy mô thái ấp thời Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số5- 2002 Khác
3. Thêm một số ý kiến về chế độ ruộng đất và tô thuế thời Lý- Trần, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2- 1977 Khác
4. Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý- Trần., Nxb KHXH- HN, 1982 Khác
5. Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI- XVIII, Nxb KHXH- HN, 1982 Khác
6. Vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam( thế kỷ X- 1858 ), Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số1- số 2, năm 1959- 1960 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w