CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN TiÕt 61,62,63: Hoạt động 1 “Thi tìm hiểu về Đoàn” 1. Yêu cầu giáo dục: - Học sinh nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3. Những mốc lịch sử lớn của tổ chức Đoàn TNCS HCM, những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu. - Học sinh tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn. - Học sinh có ý thức học tập, rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931 - Các sự kiện lịch sử của Đoàn. Những tấm gương Đoàn viên tiêu biểu. - Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. b. Hình thức hoạt động: - Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn TNCS HCM giữa các đội (Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 bạn).Văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện hoạt động: - Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.Các câu hỏi tìm hiểu về tổ chức Đoàn và đáp án - Các bài hát ca ngợi Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Chuông. Phần thưởng b. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: - Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động; hướng dẫn học sinh sưu tầm các tư liệu về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. - Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. - Soạn ra nội dung, các câu hỏi, câu đố tham gia cuộc thi - Mời cô giáo bí thư chi đoàn tham dự cuộc thi Nhiệm vụ của học sinh: - Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi. - Phân công người điều khiển chương trình. - Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. - Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Cử ban giám khảo: mời cô bí thư chi đoàn làm cố vấn 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Bạn LT nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cùng nhau ta đi lên” nhạc sĩ: Phong Nhã. - Bạn LT mời các đội thi ra mắt khán giả và nêu thể lệ cuộc thi. - Từng đội tự giới thiệu về đội của mình. b. Cuộc thi: - Bạn Quỳnh Anh lần lượt nêu các câu hỏi. - Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có câu trả lời thì lắc chuông xin trả lời; đội nào nhanh tay lắc chuông trước sẽ giành quyền trả lời câu hỏi; nếu không đội nào trả lời đúng thì cổ động viên có thể tham gia trả lời; nếu không ai biết thì ban cố vấn sẽ giúp. - Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm sau mỗi câu hỏi. - Thư ký ghi điểm lên bảng - Cô An công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các bạn. c. Văn nghệ: - Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát ca ngợi Đoàn. 5. Kết thúc hoạt động: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. - Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập và cố gắng phấn đấu trở thành người đoàn viên. Ngµy 7/ 03/2011 TiÕt 64,65,66.Hoạt động 2 “Chúng em ca hát về mẹ và cô giáo” 1. Yêu cầu giáo dục: - Học sinh biết thêm các bài hát về mẹ và cô giáo nhân kỷ niệm ngày 8 – 3. - Học sinh tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam, biết ơn mẹ và cô giáo. - Rèn luyện kỹ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ của học sinh. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Các bài hát về mẹ, cô giáo và về người phụ nữ Việt Nam. - Các bài thơ, câu chuyện liên quan đên chủ đề hoạt động. b. Hình thức hoạt động: - Thi văn nghệ. - Trò chơi 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện hoạt động: - Sưu tầm các bài hát về mẹ, cô giáo và về người phụ nữ Việt Nam. - Các câu hỏi theo chủ đề hoạt động và đáp án. - Trang phục biểu diễn - Phần thưởng. b. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: - Nêu chủ đề và yêu cầu của cuộc thi. - Cử ban tổ chức cuộc thi: Lớp trưởng, cán sự bộ môn môn Nhạc, bạn lớp phó phụ trách học tập. - Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: - Các tổ chuẩn bị các tiết mục dự thi của tổ mình - Phân công người điều khiển chương trình - Cử ban giám khảo - Ban lễ tân viết giấy mời và mời các cô giáo dạy trong lớp mình. - Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Bạn LT nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các cô giáo dạy bộ môn của lớp tham gia cuộc họp. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” của nhạc sĩ: Hoàng Vân. b. Cuộc thi: - Các tổ về vị trí dự thi: đại diện các tổ tự giới thiệu về đội chơi của tổ mình. - Bạn LT lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu. - Tổ nào có tín hiệu sẽ trả lời trước. - Ban giám khảo nhận xét, đánh giá và cho điểm. - Bạn TK ghi điểm lên bảng. - Bạn LT công bố đội thắng cuộc. 5. Kết thúc hoạt động: - Cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. - Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. Ngµy / / 2011 TiÕt 67, 68, 69. Hoạt động 3 “Xây dựng kế hoạch tham gia hội trại 26 – 3” 1. Yêu cầu giáo dục: - Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức. - Học sinh có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch tham gia Hội trại. - Học sinh có tinh thần ủng hộ Hội trại, sẵn sàng tham gia với lòng nhiệt tình. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Các nhiệm vụ lớp được giao để chuẩn bị Hội trại. - Kế hoạch chuẩn bị của lớp. - Các nội dung hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để tham gia Hội trại. b. Hình thức hoạt động: - Thảo luận kế hoạch tham gia Hội trại. 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện hoạt động: - Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung tổ chức Hội trại 26 – 3. Các công việc, nội dung cụ thể nhà trường đã phân công cho lớp chuẩn bị để tham gia Hội trại. b. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: - Thông báo cho lớp về kế hoạch và nội dung tổ chức Hội trại 26 – 3 và các công việc, nội dung cụ thể nhà trường đã phân công cho lớp chuẩn bị để tham gia Hội trại. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: - Các phương tiện để dựng lều trại. - Nội dung hoạt động tham gia Hội trại như văn nghệ, thể thao - Các công việc khác do nhà trường phân công. - Các cán bộ lớp hội ý phân công các bạn tham gia chuẩn bị cho Hội trại. 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Bạn LT nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cho con” Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. b. Thảo luận nội dung và kế hoạch tham gia Hội trại: - Bạn LT lần lượt nêu các nội dung tham gia Hội trại của lớp như thi đấu thể thao, chơi trò chơi, tham gia văn nghệ - Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp, phát hiện và cử ra những cá nhân có khả năng tham gia các cuộc thi của trường. - Tổ chức đăng ký tham gia theo nhu cầu của học sinh trong lớp. - Xây dựng và thống nhất kế hoạch luyện tập. c. Thảo luận về hình thức dựng trại: - Học sinh thảo luận về viêch xây dựng mô hình lều trại của lớp. - Bạn LT lựa chọn mô hình chung theo hình thức biểu quyết. - Phân công các tổ tham gia chuẩn bị phần việc của tổ mình. 5. Kết thúc hoạt động: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. - Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. Ngµy / / 2011 TiÕt 70, 71, 72. Hoạt động 4 “Rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên” 1. Yêu cầu giáo dục: - Học hiểu rõ những phẩm chất năng lực tốt đẹp của những gương sáng Đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo. - Học sinh cảm phục và yêu mến các anh chị đoàn viên. - Học sinh biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Tên tuổi các tấm gương đoàn viên trong chiến đấu, trong lao động sản xuất - Các phẩm chất năng lực của họ trong thực tiễn - Kế hoạch học tập, rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên. b. Hình thức hoạt động: - Thảo luận 3. Chuẩn bị hoạt động: a. Về phương tiện hoạt động: - Các gương sáng Đoàn viên. - Hệ thống câu hỏi thảo luận. - Bản kế hoạch rèn luyện của cá nhân, tổ. b. Về tổ chức: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: - Nêu mục đích, nội dung thảo luận. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tấm gương sáng Đoàn viên trong sách báo, trong trường học trong địa bàn dân cư. - Cùng cán bộ lớp chuẩn bị các câu hỏi thảo luận: + Bạn hãy nêu 1 gương sáng Đoàn viên mà bạn biết. + Bạn học tập được gì ở người Đoàn viên ấy? + Kế hoạch rèn luyện của bạn như thế nào? - Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Nhiệm vụ của học sinh: - Phân công người điều khiển chương trình - Mỗi tổ chuẩn bị bản kế hoạch của tổ mình. - Mỗi các nhân tự chuẩn bị bản kế hoạch của mình. - Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Bạn LT nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Lên đàng” của nhạc sĩ: Lưu Hữu Phước b. Thảo luận xây dựng kế hoạch: - Bạn LT lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận. - Các tổ suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của tổ mình. Các cá nhân có thể phát biểu ý kiến của mình bổ sung thêm cho câu trả lời. - Lớp trưởng tập hợp các ý kiến lại và đưa ra ý kiến chung của tập thể. - Các tổ trình bày kế hoạch rèn luyện của tổ mình theo gương sáng Đoàn viên. - Lớp trưởng tóm tắt kế hoạch rèn luyện của lớp. c. Biểu diễn văn nghệ: - Bạn LT lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. - Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. - Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. 5. Kết thúc hoạt động: - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. - Động viên học sinh cố gắng tham gia các hoạt động ngoài giờ học. . ban cố vấn sẽ giúp. - Ban giám khảo nhận xét đánh giá và cho điểm sau mỗi câu hỏi. - Thư ký ghi điểm lên bảng - Cô An công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các bạn. c. Văn nghệ: - Ban. theo tinh thần tiên phong của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1 931 - Các sự kiện lịch sử của Đoàn truyện kể về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. b. Hình thức hoạt động: - Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn TNCS HCM giữa các đội (Mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 bạn).Văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt