Hàm ý và hàm súc trong TV

8 1.2K 3
Hàm ý và hàm súc trong TV

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HÀM Ý VÀ HÀM SÚC TRONG TIẾNG VIỆT Th.S Trần Minh Thương Trường THPT Mai Thanh Thế, Ngã Năm, Sóc Trăng. HÀM Ý VÀ HÀM SÚC TRONG TIẾNG VIỆT 1. Những vấn đề liên quan đến hàm ý trong chương trình sách giáo khoa 1.1. Ngữ văn 9 Theo chương trình sách giáo khoa hiện hành, bộ sách giáo khoa Ngữ văn 9 (do Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên) bố trí bài dạy: Các phương châm hội thoại (2 tiết) với những nội dung cơ bản sau: I. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu. II. Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. III. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề IV. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. V. Phương châm lịch sư: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. 1.2. Ngữ văn 12 Ở chương trình THPT, lớp 12, bộ sách giáo khoa (do Phan Trọng Luận tổng chủ biên) phân bố hai tiết thực hành hàm ý. Cấu trúc bài học cũng rất đơn giản bài Thực hành hàm ý (tiết 72) gồm 3 bài tập đánh số từ 1 – 3, bài tập 1 là cách tạo hàm ý vi phạm phương châm hội thoại về lượng; bài tập 2: cách tạo hàm ý vi phạm phương châm hội thoại về lượng và phương châm về cách thức; bài tập 3: tác dụng tế nhị, lịch sự của việc sử dụng hàm ý (cả 3 bài tập đều sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt, dù ngôn ngữ sinh hoạt ấy được trích từ các tác phẩm văn học), và tiết Thực hành hàm ý (tiếp theo) gồm 5 bài tập đánh số từ 1 – 5, tất cả ở tác dụng của việc sử dụng hàm ý (cả trong ngôn ngữ sinh hoạt lẫn ngôn ngữ nghệ thuật). 2. Hàm ý và hàm súc 2.1. Khái niệm hàm ý Theo Hướng dẫn thực hiện sách giáo khoa lớp 12, môn Ngữ Văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 66, hàm ý là: Những nội dung, ý nghĩ mà người nói có ý định truyền báo đến người người nghe không nói trực tiếp, không thể hiện tường minh, rõ ràng qua từ ngữ dùng trong câu, mà để cho người nghe tự suy ra khi căn cứ vào nghĩa tường minh và ngữ cảnh giao tiếp. Còn câu hay lời nói có hàm ý thì gọi là hàm ngôn. Muốn đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp thì cả người nói và người nghe đều phải có năng lực sử dụng hàm ngôn. Hàm ngôn được sử dụng thường xuyên không chỉ trong ngôn ngữ nghệ thuật mà cả trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. 2.2. Khái niệm hàm súc Từ điển thuật ngữ Văn học xác định: Hàm súc là hình thức diễn đạt, qua đó, người nói có thể thông báo được một nội dung lớn nhất bằng một số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất. Đây là đặc điểm, đồng thời cũng là yêu cầu rất cao của của ngôn từ văn học. Tính hàm súc của ngôn từ văn học có những biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, tính hàm súc của ngôn từ văn học thể hiện ở tính đa nghĩa của nó. Trong văn học, hàm súc là “lời ít, ý nhiều”, cùng một lời có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và hình như hiểu theo cách nào cũng ít nhiều có lý. Thứ hai, tính hàm súc thể hiện ở sự thống nhất tối đa các chức năng và đặc điểm của ngôn từ nghệ thuật trong một yếu tố (hoặc một vài yếu tố) của lời nói. Thứ ba, tính hàm súc của ngôn ngữ văn học còn thể hiện ở dung lượng lớn những ý nghĩ, tình cảm mà người viết không viết ra, nhưng người đọc có thể tự mình suy ra được. Cho nên, trong văn thơ, ở chỗ lặng, chỗ ngừng, chỗ trống nhiều khi lại là chỗ được nói nhiều nhất. Ở đây, tính hàm súc của văn chương là sự súc tích cô đọng, là lời chật, “ý rộng”, “lời đã hết mà ý vô cùng”, để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc. [139 – 140, 1] 2.3. Nhận xét Thứ nhất, hàm ý hay hàm ngôn sử dụng trong cả ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ nghệ thuật. Trong phong cách ngôn cách ngôn ngữ nghệ thuật thì hai khái niệm hàm ý và hàm súc gần như tương đồng nhau. Một ví dụ cụ thể, ta có thể nói: Lời nói của anh ấy có hàm ý (tức hàm ngôn), nhưng ít khi sử dụng câu Lời nói của anh ấy có hàm súc. Ngược lại, trong một lời thơ, một câu văn mang tính nghệ thuật thì thường dùng khái niệm hàm súc để chỉ nó hơn là dùng từ hàm ý. Thứ hai, hàm ý bao hàm cả hàm súc. Thứ ba, trong giao tiếp ở ngôi thứ nhất không thể tạo hàm súc, họ chỉ tạo được hàm ý trong lời nói. Hàm súc là do nhà văn tạo ra. Nói cách khác là hàm súc là cái sẵn có trong lời văn nghệ thuật, còn hàm ý có thể xuất hiện ngay tức thời trong lúc sinh hoạt 2.2. Cách tạo hàm ý và biểu hiện hàm súc trong ngôn ngữ nghệ thuật. 2.2.1. Cách tạo hàm ý 2.2.1.1. Dùng cử chỉ, thái độ, nét mặt Ví dụ: An và Tài cùng là học sinh lớp 11. Một hôm, An hỏi Tài: Chí Phèo thế nào? Tài nhún mình, lè lưỡi. Hành động của Tài là hành động có hàm ý. 2.2.1.2. Bằng cách sử dụng câu theo mục đích nói Ngữ pháp tiếng Việt có bốn loại câu sử dụng theo mục đích nói: câu cảm, câu hỏi, câu cầu khiến và câu kể (hay câu tường thuật). Trong hội thoại, cách sử dụng các loại câu này cũng tạo ra nghĩa hàm ý sâu sắc. Ví dụ: Hai người bạn nói chuyện với nhau, một người hỏi: Bạn thấy tôi thế nào? Người kia trả lời: Đẹp thấy ghê! Cách trả lời ấy, kết hợp với cử chỉ điệu bộ sẽ tạo ra hàm ý. 2.2.1.3. Vi phạm các phương châm hội thoại Thứ nhất, vi phạm phương châm về lượng (chủ ý nói thiếu lượng thông tin cần thiết hay thừa lượng thông tin so với yêu cầu của cuộc thoại), ví dụ câu chuyện dân gian Lợn cưới áo mới gây cười bởi tác giả cố tình vi phạm phương châm này. Thứ hai, vi phạm phương châm quan hệ (chủ ý nói chệch ra ngoài đề tài của cuộc thoại mà người nói đang tham gia). Có thể thấy ngay điều này qua thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt. Thứ ba, vi phạm phương châm cách thức (chủ ý nói không rõ ràng, mạch lạc, nói vòng vo). Ví dụ: câu trả lời của Bá Kiến (khi Chí Phèo đến nhà hắn lần cuối): Tôi không phải là cái kho. Cái kho biểu hiện của người nhiều tiền, lắm của, hàm ý Tôi không có nhiều tiền để lúc nào cũng có thể cho anh. (không rõ tàng, rành mạch mà thông qua hình ảnh cái kho để nói đến tiền!) Thứ tư, vi phạm phương châm về chất (chủ ý nói không đúng sự thật), ví dụ câu chuyện cười về Quả bí khổng lồ. … Cần chú vì phương châm lịch sự trong giao tiếp nên giữa các nhân vật trong hội thoại, người lơn hơn, hoặc hai đối tượng ngang bằng nhau (về tuổi tác, về địa vị gia cấp, …) sẽ tạo cách nói hàm ý thoải mái hơn. Trái lại, người nhỏ hơn ít khi dùng cách nói hàm ý với “bề trên”, vì như thế sẽ không lịch sự, thiếu tế nhị, … 2.2.2. Các biểu hiện hàm súc trong ngôn ngữ nghệ thuật 2.2.2.1. Sử dụng các biện pháp tu từ Ca dao có câu: Công anh chăn nghé đã lâu Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày Nghĩa tường minh của câu ca là một hiện tượng thực diễn ra khá phổ trong cuộc sống của những người chân lắm tay bùn: con trâu đi trước cái cày theo sau! Nhưng nhờ biện pháp tu từ ẩn dụ, nghĩa của câu ca không dừng lại ở đó. Ta thấy ba từ : nghé – trâu – cày ẩn chứa đằng sau nó một cái gì khác thật xa xăm và sâu sắc. Từ nghé để được thành trâu cày trải qua một quá trình chăm sóc dưỡng nuôi. Anh chàng nông dân nào đấy đã chăn nghé cho đến khi nghé thành trâu. Nhưng hỡi ôi, khi công đã đến hồi thành tựu, thì thành quả ấy đã vào tay “ai” kia! Từ những ẩn ý ấy, lời thơ khiến người đọc có thể liên tưởng đến một cung bậc dang dỡ nào đó trong tình yêu lứa đôi chăng! Có thể thấy thấp thoáng hình ảnh một “anh” đã dày công “đeo đuổi”, “nuôi dưỡng” bóng hình nào đấy trong tim mình để rồi giờ đây đêm về ôm mộng sầu cảnh gối chiếc chăn đơn! 2.2.2.2. Câu hỏi tu từ Cuối bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, Nguyễn Du viết: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hậu hà nhân khấp Tố Như? Nghĩa là: Không biết hơn ba trăm năm sau/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như? Nghĩa tường mình là thế, nhưng câu thơ còn có nhiều cách hiểu khác nữa: Thứ nhất, hậu thế ai là người khóc cho Tiểu Thanh (nhân vật trữ tình trong tác phẩm) Thứ hai, ai sẽ là người đồng cảm cùng nhà thơ khóc Tiểu Thanh, khóc phận đàn bà bạc mệnh! Thứ ba, ai sẽ là người khóc cho đường công danh “bấp bênh” của Tố Như. Thứ tư, Tố Như muốn người đọc hậu thế đồng cảm cùng với quan điểm nghệ thuật của mình, … Thật là, một câu hỏi lớn không lời đáp! (chữ của Huy Cận) 2.2.2.3. Điển tích và các tư liệu văn học cổ điển Cung oán ngâm ở câu 83-84 Nguyễn Gia Thiều viết: Giấc Nam Kha khéo bất bình Bừng con mắt dậy thấy mình tay không! Tích giấc Nam kha được lấy từ chữ: Nam kha mộng, nghĩa là giấc mộng ở cành hướng Nam. Trong một bài ký của Lý Công Tá, đời Đường, chép rằng: Thuần Vu Phần chiêm bao đến nước Hoè An được quốc vương nước này cho làm chức Thái thú và gả con gái cho, hưởng đủ mọi điều vinh hiển; nhưng sau bị thua trận, vợ lại chết; vua sinh nghi cho về. Người ấy giật mình tỉnh giấc, thấy mình ngủ dưới gốc hoè, dưới nhánh hoè hướng nam có cái hang kiến, mới sự tỉnh biết mình nằm chiêm bao nơi hang ấy. Từ tích ấy, câu thơ muốn nói rằng mọi thứ vinh hoa phú trên đời này chẳng khác gì giấc chiêm bao, có đó rồi mất đó. 2.2.2.4. Chơi chữ Khi kín đáo hơn, nhẹ nhàng, để nói đến thân phận bấp bênh về thân phận của người phụ nữ trong xã hội ngày trước, dân gian có câu: Thân em như cá rô mề Lao xao giữa chợ biết về tay ai Ví thân em với cá rô mề, quả là khó còn từ ngữ nào đắc hơn trong văn cảnh vừa dẫn, bởi nói vừa chỉ được nhiều điểu mà người sáng tạo ra nó muốn nói. 2.3. Chức năng của cách nói hàm ý và tính hàm súc trong ngôn ngữ nghệ thuật 2.3.1. Tế nhị, nói tránh nhưng điều thô tục. Truyện Kiều có câu: Tiếc thay một đóa trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về Trà mi tức hoa đồ mi, một thứ hoa nở về mùa hạ, sắc trắng hơi vàng (do mặt chữ Hán tự “đồ” 荼 gần giống chữ 茶 nên đọc nhầm). Đường thi có câu: Khai đáo đồ mi hoa sự liễu. Nghĩa là Nở đến hoa đồ mi là việc chơi hoa dã xong rồi. Mượn ý thơ ấy, cùng với hình thức ẩn dụ tu từ (ong: đối tượng chủ động chơi hoa rồi bỏ hoa hoa tàn!) Nguyễn Du diễn tả cảnh Thúy Kiều thất thân với Mã Giám sinh, thật là tế nhị biết dường nào! 2.3.2. Dung lượng thông tin lớn Nguyễn Du viết: Dập dìu lá gió cành chim Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Tràng Khanh Hình ảnh lá gió cành chim sử dụng từ ý thơ của nàng Tiết Đào: Chi nghinh nam bắc điểu. Diệp tống vãng lai phong, nghĩa là Cành đón chim nam bắc; lá đưa gió lại qua. Cha nàng xem, biết phận con sao không ra gì, bởi hàm ý của nó chỉ khách giang hồ tiếp khách làng chơi. Tác giả dùng hình ảnh lá gió cành chim để miêu tả cuộc sống ở thanh lâu của nàng Kiều. Dung lượng thông tin thật lớn mà lại chỉ gói gọn trong hai dòng lục bát. 2.3.2. Mỉa mai, giễu nhại, phê phán Cuối bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, Hồ Xuân Hương viết: Ví đây đổi phận làm trai được? Thì sự anh hùng há bấy nhiêu! Ý thơ được tác giả sử dụng nghĩa lấp lửng, tạo cách hiểu nước đôi, nhằm mục đích mỉa mai đấng mày rầu, để từ đó tự khẳng định mình. Sự giễu nhại, ngầm ý phê phán của câu thơ toát ra từ tính hàm súc của nó. 2.3.3. Người tạo hàm ý không trực tiếp chịu trách nhiệm về lời phát ngôn mà hàm ý là do người nghe suy ra. Chúng ta đã rất quen với câu thơ của Bà huyện Thanh Quan trong một giai thoại: Người ta thì chẳng được đâu Ừ thì ông Cống làm trâu thì làm Người xin làm trâu là một ông Cống, người phê là Bà huyện (bà thay mặt chồng là ông huyện ở Thanh Quan), nghĩa nước đôi làm trâu thì làm hết sức độc đáo, thâm thúy nhưng người tạo hàm ý ấy không trực tiếp chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Tóm lại, hàm ý, hàm súc là cách nói bằng nghĩa gián tiếp (tức là dùng câu có hình thức cấu tạo của kiểu câu này), nhưng thực chất để thực hiện mục đích khác như khen, chê, chào, cầu khiến, khuyên răn, gợi ý, … 3. Kết luận Hàm ý và hàm súc là hai thuật ngữ, hai khái niệm rất gần giống nhau trong ngôn ngữ tiếng Việt. Thực tế, việc ai đó sử dụng nhầm lẫn qua lại giữa hàm súc và hàm ý không phải là ít. Nhiều người hiểu hàm súc cũng là hàm ý và ngược lại, tuy nhiên như đã phân tích ở trên đây là cách nói đại khái (dù vẫn được chấp nhận) chứ không hoàn toàn chính xác về mặt thuật ngữ khoa học. Học sinh ở trung học phổ thông hiểu được điều này để vận dụng vào việc phân tích, tiếp cận một tác phẩm là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi ngôn ngữ nghệ thuật (nhất là trong tác phẩm văn chương) thường là “lời có cánh”, chính vì thế người tiếp nhận phải bình tĩnh tìm cách hiểu, cách cảm. Tính hàm súc trong thơ ca hay lời văn nghệ thuật thường ẩn dưới các biện pháp nghệ thuật tu từ, các hình thức diễn đạt mà tác giả cố ý tạo ra. Hiểu tường tận căn nguyên giá trị của tác phẩm, người đọc vừa đồng cảm và chia sẻ với tâm sự của nhà văn, vừa đóng vai là người chấp cánh cho đứa con tinh thần của nhà văn thêm sức bay cao và vươn xa hơn trong thời gian lâu dài và không gian rộng lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007. 2. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008. 3. Nguyễn Khắc Phi (tổng chủ biên), Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2005. . HÀM Ý VÀ HÀM SÚC TRONG TIẾNG VIỆT Th.S Trần Minh Thương Trường THPT Mai Thanh Thế, Ngã Năm, Sóc Trăng. HÀM Ý VÀ HÀM SÚC TRONG TIẾNG VIỆT 1. Những vấn đề liên quan đến hàm ý trong. chỉ nó hơn là dùng từ hàm ý. Thứ hai, hàm ý bao hàm cả hàm súc. Thứ ba, trong giao tiếp ở ngôi thứ nhất không thể tạo hàm súc, họ chỉ tạo được hàm ý trong lời nói. Hàm súc là do nhà văn tạo. Nói cách khác là hàm súc là cái sẵn có trong lời văn nghệ thuật, còn hàm ý có thể xuất hiện ngay tức thời trong lúc sinh hoạt 2.2. Cách tạo hàm ý và biểu hiện hàm súc trong ngôn ngữ nghệ

Ngày đăng: 02/05/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giấc Nam Kha khéo bất bình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan