Biên pháp khắc phục CL HS các kỳ KT

5 91 0
Biên pháp khắc phục CL HS các kỳ KT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT DI LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN LẠC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc     Số: 01/2010/KH-GD Tân Lạc, ngày 5 tháng 11 năm 2010 KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HS YẾU SAU KIỂM TRA GIỮA KỲ I Năm Học 2010 – 2011 Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của bộ phận chun mơn Phòng Giáo dục & Đào tạo Di Linh. Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của trường TH Tân Lạc. Căn cứ kết quả đạt được trong đợt kiểm tra GKI ngày 26/10/2010 và tình hình thực tế của trường năm học 2010 – 2011. Nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở các khối lớp, đặc biệt là học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bộ phận chuyên môn trường tiểu học Tân Lạc có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém cụ thể như sau : PHẦN A. BIỆN PHÁP I. Đối với chuyên môn nhà trường : 1. Thực hiện việc kiểm tra khảo sát chất lượng hàng tháng theo sự chỉ đạo của nhà trường và phòng giáo dục. 2. Đánh giá kết quả kiểm tra, phân tích rõ nguyên nhân yếu kém, phân môn yếu kém dựa trên các báo cáo của tổ khối. 3. Lên kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu kém của các tổ theo từng thời điểm cụ thể, đếùn cuối học kì I. 4. Bố trí phòng học phụ đạo. 5. Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên (bao gồm kế hoạch giảng dạy trên lớp cũng như kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém), việc phụ đạo học sinh yếu kém. 6. Chỉ đạo và tăng cường kiểm tra công tác đổi mới phương pháp dạy học của thầy và trò, vì đây là yếu tố quyết đònh chất lượng giáo dục. 7. Phối kết hợp cùng giáo viên trong việc thường xuyên tuyên truyền trong cha mẹ học sinh, trong nhân dân để tạo ra dư luận tốt, tạo ra sự phối hợp tích cực giữa gia đình, nhà trường trong giáo dục và chăm sóc học sinh. 8. Đối với khối lớp 1 : Dạy 2 buổi / ngày. Đối với khối lớp 2,3, 4,5 : Bố trí thời khoá biểu 5-6 tiết/ 1ngày (tập trung với các tiết luyện Toán, TV), tăng cường nói Tiếng việt - theo vùng miền. Cụ thể với các biện pháp sau: - Chọn giáo viên có năng lực để bố trí vào các lớp phụ đạo. - Hàng tháng có kế hoạch kiểm tra những học sinh yếu kém để xem mức độ tiến bộ như thế nào, từ đó đề ra hình thức phụ đạo cho phù hợp. 1 II. Đối với tổ chuyên môn 1. Thống kê số lượng học sinh yếu, kém phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém và phân môn yếu kém dựa vào báo cáo của GV chủ nhiệm, nộp về Chuyên môn trường đúng thời gian quy đònh (ngày 24 hàng tháng). 2. Các tổ chuyên môn bố trí đội ngũ, sắp xếp thời gian hợp lý để phụ đạo kòp thời số học sinh yếu kém của tổ. 3. Đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn, xoáy sâu vào đổi mới công tác dạy học, lồng ghép chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu dạy học sinh vùng miền, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để từ đó cùng nhau trao đổi tìm biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém. III. Đối với giáo viên chủ nhiệm 1. Giáo viên các khối lớp lập danh sách học sinh yếu, kém của lớp, phân tích cụ thể các mặt yếu kém cùng các biện pháp khắc phục phù hợp với thực tế học sinh của lớp nộp về tổ. 2. Thường xuyên quan tâm, gần gũi, thương yêu học sinh. Thông tin kòp thời với Ban giám hiệu nhà trường đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thường xuyên nghỉ học. 3. Tận dụng hết thời gian ở lớp như :15 phút đầu giờ, trong giờ học hoặc giờ ra chơi hay trong các buổi ngoài giờ lên lớp để phụ đạo kèm cặp học sinh yếu. Đối với những lớp yếu về đọc như lớp 1, 2, 3 có thể tổ chức đọc truyện tranh ở tủ sách đạo đức của nhà trường trong giờ ra chơi. 4. Nắm bắt CTSGK mới, cấu tạo tài liệu giảng, chú trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học phát huy tích cực của học sinh. 5. Thường xuyên làm và sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả, tổ chức hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, tạo hứng thú trong giờ học. 6. Trong giảng dạy cần tăng cường vừa dạy kiến thức mới vừa ôn kiến thức cũ. Luôn theo dõi mức độ tiếp thu bài học của học sinh để kòp thời điều chỉnh cách dạy, cách học. Đối với học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần chú ý tới tài liệu dạy học sinh vùng miền, kòp thời hỗ trợ các em về cách diễn đạt câu, cách đặt tính, từ ngữ, thuật ngư õ…… để cuối học kỳ các em đều đạt theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng khối lớp. 7. Thường xuyên tuyên truyền trong cha mẹ học sinh, trong nhân dân để tạo ra dư luận tốt, tạo ra sự phối hợp tích cực giữa gia đình và nhà trườngtrong giáo dục và chăm sóc học sinh. 8. Chọn được ban cán sựï lớp nhanh nhẹn hoạt bát, xây dụng nhóm học tập “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ giáo viên trong việc kèm cặp học sinh yếu kém. PHẦN B. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC KỸ NĂNG Ở HỌC KỲ I Khối lớp 1 : * Môn: Tiếng Việt - Học sinh nắm được bảng chữ cái, học thuộc bảng chữ cái a,b,c…. các dấu thanh, quy tắc viết chính tả. - Học thuộc các vần từ dễ đến khó . Khi ôn không nhất thiết phải ôn theo thứ tự đã học trong SGK mà thấy học sinh yếu phần nào thì ôn vần đó . Có bảng tổng hợp vần đã học. 2 - Phát âm, đánh vần, đọc trơn các âm vần thông thường (có thể là một vài vần khó). - Đọc trơn được tiếng, từ, cụm từ, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Viết đúng cỡ chữ, viết được câu văn đúng chính tả, ngữ pháp có nội dung. - Nghe, trả lời câu hỏi đơn giản. - Nghe viết đúng âm, vần, từ, tiếng đã học. - Trả lời được những câu hỏi theo mẫu đơn giản. - Nói được về mình, người thân thành một câu, hai câu. * Môn Toán - Hướng dẫn học sinh tập đếm nhằm nhớ lại dãy số tự nhiên mà các em đã học : + Đếm từ 1 đến 10 , đến 20. Đếm lùi từ 20 đến 1 . + Đếm theo chục từ 10 đến 100.Đếm lùi theo chục từ 100 xuống 10 . + Đếm cách theo số chẵn từ 0 đến 50 . + Đếm cách theo số lẻ từ1 đến 49 . + Đếm cách từ 5 đến 50 . - Thuộc bảng tính : + Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 . - Biết được, đếm, viết các số 10,100. - Viết số có hai chữ số thành tổng - Làm được một số bài toán giải. - Thực hiện các phép tính công không nhớ trong phạm vi 100. - Biết được 2 đơn vò đo độ dài, thời gian và một số yếu tố hình học đơn giản. Khối lớp 2 : Môn : Tiếng Việt - Đọc đúng, đọc vừa câu văn ngắn từ đó đọc được đoạn văn khoảng 3 câu. - Chép được đoạn bài vừa đọc. - Đối với học sinh sai nhiều về lỗi chính tả : Giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến những đối tượng này thông qua tiết chính tả , giúp học sinh nắm chắc được nghóa của từ những qui tắc chính tả để các em viết đúng . - Không những giúp các em viết đúng chính tả thông qua tiết chính tả mà còn giúp các em thông qua các môn học khác . - Đối với những học sinh yếu về Tập làm văn và luyện từ câu : Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung sẽ dạy để chắt lọc kiến thức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp … Môn Toán - Học sinh nắm được các bảng cộng, trừ. - Làm được các phép tính cộng, trừ không nhớ, có nhớ trong phạm vi 100. - Biết xem lòch, giờ, biết gọi tên các đơn vò đo độ dài : dm; khối lượng : kg; dung tích : lít. - Nắm được các hình tứ giác, chữ nhật; tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ. - Nắm được bảng nhân, chia đến 5. + Bảng cộng trừ trong phạm vi 20. 3 + Đếm theo chục từ 10 đến 100. Đếm lùi theo chục từ 100 xuống 10 . + Đếm cách theo số chẵn từ 0 đến 50 . + Đếm cách theo số lẻ từ1 đến 49 . + Đếm cách từ 5 đến 50 . - Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; Tìm thành phần chưa biết trong phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Nắm được các ký hiệu hình học, cách tính chu vi, đơn vò đo độ dài: mét, ki- lô -mét, mi – li – mét. - Tìm một phần mấy của một hình. - Cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000. - Tiền Việt Nam: - Biết giải một số bài toán có lời văn đơn giản. Khối lớp 3 : Môn Tiếng Việt - Đọc trơn, đọc thầm được một số văn bản nghệ thuật hành chính, báo chí,khoa học thưởng thức dài 100 chữ ( 40 tiếng / 1 phút ). -Viết đúng bài chính tả đã học trong thời gian quy đònh (40 chữ / 15 phút). -Nghe hiểu ý chính của người đối thoại. - Nói ý kiến cá nhân hay việc làm. - Khi làm văn học sinh hay viết câu lủng củng tối nghóa : Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ pháp để viết câu , lựa chọn từ thích hợp khi viết để viết được câu văn có ý cô đọng ngắn gọn , xúc tích . * Môn Toán - Nắm được bảng nhân, chia và ứng dụng làm các phép toán, giải toán. -Thực hiện được một số phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số có hai chữ số( chia hết). Khối lớp 4 : Môn Tiếng Việt -Đọc được các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí có độ dài 100 chữ ( 60 tiếng / 1 phút). -Học sinh học thuộc từ 10 đến 12 dòng thơ trên lớp. -Viết đúng chính tả mắc không quá 5 lỗi trong bài chính tả nghe viết. -Tốc độ viết 60 chữ / 15 phút. -Làm được một số bài tập âm vần đơn giản. -Viết được các văn bản thông thường. * Môn Toán - Thực hiện được 4 phép tính về các số tự nhiên. - Giải được một số bài toán có lời văn 2 – 3 phép tính (các dạng toán cơ bản) - Biết cách tìm các thành phần trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Nắm được bảng đơn vò đo khối lượng và biết cách chuyển đổi. - Nắm được đơn vò đo diện tích Km 2 , đơn vò đo thời gian. - Nắm được các yếu tố hình học, vận dụng vào thực hành để vẽ góc, đường thẳng vuông góc. 4 Khối lớp 5 : Môn Tiếng Việt - Đọc đúng các văn bản nghệ thuật, hành chính khoa học báo chí với tốc độ 90 tiếng / 1 phút. - Đọc thầm với tốc độ khá hơn lớp 4. - Đọc được một đoạn, một câu trong bài tập đọc. -Trả lời được một số câu hỏi đơn giản. - Viết đúng bài chính tả 85 chữ/15 phút, không mắc lỗi quá 5 lỗi chính tả. - Học sinh tự phát hiện, sửa lỗi bài chính tả. Môn Toán - Học sinh thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, các số thập phân, biểu thức có chứa chữ. - Biết chuyển đổi các đơn vò đo lường. - Biết giải các bài toán có lời văn ( 2 – 3 phép tính), tỷ số phần trăm. -Tập ước lượng thương trong phép chia cho số có 03 chữ số , luyện tập kỹ , biết thực hiện phép chia theo từng bước và yêu cầu tính toán chính xác , cẩn thận . -Tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém vào buổi thứ 02 trong tuần . - Trong giờ học giáo viên thường quan tâm đến đối tượng học sinh yếu thông qua các câu hỏi gợi ý khuyến khích những em yếu học tập , không chán nản …. - Phụ đạo học sinh yếu kém giáo viên phải ân cần để các em tự tin ở mình , tin vào sự giúp đỡ có hiệu quả của các thầy cô , không nóng vội , thực hiện từng bước một từ dễ đến khó để học sinh không bò ngợp . Giáo viên phải tạo niềm tin cho các em để các em không chán nản . các em có tiến bộ chậm thì giáo viên cũng nên động viện các em để các em phấn khởi cố gắng học tập . - Giáo viên cử học sinh khá kèm cặp giúp đỡ học sinh giỏi nhưng không được cho học sinh khá làm thay bạn . PHẦNC : Chỉ tiêu : Phấn đấu đến cuối năm số học sinh yếu khối 1 chỉ còn 1 em. Phấn đấu đến cuối năm số học sinh yếu khối 2 chỉ còn 1 em. Phấn đấu đến cuối năm số học sinh yếu khối 3 chỉ còn 2 em. Phấn đấu đến cuối năm số học sinh yếu khối 4 chỉ còn 2 em. Phấn đấu đến cuối năm số học sinh yếu khối 5 chỉ còn 2 em. Toàn trường yếu cố gắng phấn đấu chỉ còn : 8 em Sau khi thi lại lên lớp 100% Tân Lạc, ngày 5 tháng 11 năm 2010 Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng 5 . pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém. III. Đối với giáo viên chủ nhiệm 1. Giáo viên các khối lớp lập danh sách học sinh yếu, kém của lớp, phân tích cụ thể các mặt yếu kém cùng các biện pháp. điều chỉnh cách dạy, cách học. Đối với học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần chú ý tới tài liệu dạy học sinh vùng miền, kòp thời hỗ trợ các em về cách diễn đạt câu, cách đặt tính,. được các văn bản thông thường. * Môn Toán - Thực hiện được 4 phép tính về các số tự nhiên. - Giải được một số bài toán có lời văn 2 – 3 phép tính (các dạng toán cơ bản) - Biết cách tìm các thành

Ngày đăng: 01/05/2015, 21:00

Mục lục

    KE HOAẽCH PHUẽ ẹAẽO HS YEU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan