1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Môn Hóa Học THCS

23 268 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 258,5 KB

Nội dung

PHẦN I PHẦN I : : PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ở lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học mới là môn Hoá học, vì thế có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất là khi tự mình lập nhanh và đúng các phương trình hoá học để giải tốt các bài toán hoá học. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương trình hoá học là một nội dung khó đối với học sinh. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học” làm vấn đề nghiên cứu để giúp các em học sinh tham khảo và tự rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn Hoá học một cách tự tin và hứng thú. II- NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: - Giúp cho các em học sinh nắm vững kiến thức và có thêm một số kỹ năng vận dụng các kiến thức đó để lập đúng các phương trình hoá học. - Tìm hiểu một số phương pháp giúp học sinh lập đúng các phương trình hoá học. - Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến trong việc giúp học sinh lập đúng các phương trình hoá học. III- PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. Phương pháp quan sát. 2. Phương pháp trò chuyện. 3. Phương pháp điều tra. 4. Phương pháp tổng hợp tài liệu. 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. IV- CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở nghiên cứu: - Trong nhiều năm học tôi được phân công giảng dạy bộ môn Hoá lớp 8 và lớp 9 ở trường THCS Tây An. Nhìn chung hầu hết học sinh ở đây là con gia đình nông dân nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, các em ngoài giờ học trên lớp ở nhà còn phụ giúp gia đình nên thời gian đầu tư cho việc học còn ít, nhiều em khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức còn chậm dẫn đến việc học tập bộ môn Hoá của các em còn gặp nhiều khó khăn. - Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh khi học bộ môn Hoá ở trường THCS Tây An, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học” làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình. 2. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS Tây An, tôi đã nghiên cứu đề tài : “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học” từ năm học 2006 – 2007 đến nay. PHẦN II PHẦN II : : PHẦN KẾT QUẢ PHẦN KẾT QUẢ I- TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI: Qua việc quan sát, trò chuyện và điều tra tình hình về sự lónh hội cách lập phương trình hoá học của học sinh ở trường THCS Tây An nói chung và các trường THCS khác ở huyện Tây Sơn nói riêng tôi thấy: - Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập phương trình hoá học một cách mơ hồ. - Kỹ năng lập phương trình hoá học của nhiều học sinh còn kém, các em chọn các hệ số thiếu chính xác. Đa số các em còn lúng túng không biết phải bắt đầu cân bằng từ nguyên tố nào trước. - Cũng qua điều tra và trò chuyện với nhiều học sinh và các giáo viên đang giảng dạy bộ môn Hoá học khác, tôi đã biết được một số nguyên nhân đưa đến việc HS không cân bằng được một phương trình hoá học: Thứ nhất, do học sinh không chú ý vào tiết dạy: Đa số những học sinh này thuộc loại những học sinh học yếu - kém. Trong giờ học Hoá chẳng thấy thích thú gì cả, vì thấy học môn Hoá quá khó, thầy giáo hướng dẫn cách cân bằng nhanh quá các em không tiếp thu kòp, từ đó thấy chán không muốn học. Thứ hai, do học sinh thiếu điều kiện học tập: Đa số học sinh loại này do điều kiện gia đình khó khăn, các em phải phụ giúp gia đình (như trông em, cắt cỏ, chăn bò,…) có ít thời gian học và tìm hiểu, nên khi đến lớp chưa có đủ cơ sở để lónh hội kiến thức mới. Thứ ba, do học sinh thấy mình không có năng lực: Đa số những em này thấy việc cân bằng phương trình hoá học quá khó khăn, khi cân bằng lại không chính xác, điều này vẫn thường xuyên xảy ra làm cho các em chán nản, mất tự tin cho rằng mình không có năng lực học bộ môn Hoá. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI: Như những nguyên nhân đã nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hoá, trước hết phải có những biện pháp tích cực giúp cho học sinh lập đúng các phương trình hoá học. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc ba bước lập phương trình hoá học, cụ thể: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm. Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức. Bước 3: Viết phương trình hoá học: thay dấu “ −− → ” bằng dấu “ → ”  Lưu ý: Mấy điều cần nhớ khi lập phương trình hoá học: - Viết sơ đồ phản ứng: Không được viết thiếu chất, viết sai công thức hoá học. Để viết đúng công thức hoá học, phải nhớ hoá trò nguyên tử và nhóm nguyên tử. - Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hoá học. Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phương pháp lập đúng các phương trình hoá học phù hợp với trình độ nhận thức của các em để các em học tốt hơn môn Hoá học, qua kinh nghiệm thực tế giảng Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: P + O 2 P 2 O 5 dạy tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một số phương pháp cơ bản, cụ thể như sau:  Phương pháp thứ nhất: Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm. Bước 2: Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế đều bằng nhau. Cách làm như sau: - Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không bằng nhau. - Trường hợp số nguyên tử của một nguyên tố ở vế này là số chẵn và ở vế kia là số lẻ thì trước hết phải đặt hệ số 2 cho chất mà số nguyên tử là số lẻ, rồi tiếp tục đặt hệ số cho phân tử chứa số nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao cho số nguyên tử của nguyên tố này ở hai vế bằng nhau. Bước 3: Viết phương trình hoá học. Ví dụ 1: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: P + O 2 P 2 O 5 t o −− → t o −− → Lập phương trình hoá học bằng phương Lập phương trình hoá học bằng phương pháp chẵn – lẻ. pháp chẵn – lẻ. Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: Fe + O 2 Fe 2 O 3 Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: KClO 3 KCl + O 2 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi mỗi nguyên tố: - Cả P và O đều có số nguyên tử không bằng nhau. - Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn. Trước hết phải làm chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức P 2 O 5 . - Tiếp đó đặt hệ số 5 trước O 2 và 4 trước P. Như vậy cả hai bên đều có 10 O và 4 P. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 4P + 5O 2 2P 2 O 5 Ví dụ 2: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Fe + O 2 Fe 2 O 3 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: - Cả Fe và O đều có số nguyên tử không bằng nhau. - Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn. Trước hết phải làm chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức Fe 2 O 3 . - Tiếp đó đặt hệ số 3 trước O 2 và 4 trước Fe. Như vậy cả hai bên đều có 6 O và 4 Fe. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 4Fe + 3O 2 2Fe 2 O 3 Ví dụ 3: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: KClO 3 KCl + O 2 t o → t o −− → t o → t o −− → t o −− → t o −− → Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: Na + H 2 O − − → NaOH + H 2 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: - K, Cl có số nguyên tử bằng nhau. - O có số nguyên tử không bằng nhau, một bên là 3, bên kia là 2. - Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn. Trước hết phải làm chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức KClO 3 . - Tiếp đó đặt hệ số 3 trước O 2 và 2 trước KCl. Như vậy cả hai bên đều có 6 O, 2K và 2Cl. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 2KClO 3 2KCl + 3O 2 Lưu ý: Trong trường hợp phân tử có 3 loại nguyên tố thì thường số nguyên tử của 2 loại nguyên tố kết hợp thành một nhóm nguyên tử, ta coi cả nhóm tương đương với một nguyên tố. Ví dụ 4: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Na + H 2 O − − → NaOH + H 2 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: - Na, O có số nguyên tử bằng nhau. - H có số nguyên tử không bằng nhau, một bên là 2, bên kia là 3. - Bắt đầu từ H, đặt 2 trước NaOH để làm chẵn số nguyên tử H. - Tiếp đó đặt 2 trước Na và 2 trước H 2 O. Kiểm tra lại số nguyên tử hai bên đã bằng nhau. t o → Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: Al + H 2 SO 4 − − → Al 2 (SO 4 ) 3 + H 2 Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau: NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 − − → Fe(OH) 3 + Na 2 SO 4 Bước 3: Viết phương trình hoá học: 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 Ví dụ 5: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Al + H 2 SO 4 − − → Al 2 (SO 4 ) 3 + H 2 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: - Nhóm SO 4 tương đương như một nguyên tố. - Vậy nhóm SO 4 có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế, nên ta cân bằng trước. Bắt đầu từ nhóm SO 4 . - Đặt hệ số 3 trước phân tử H 2 SO 4 để làm cho số nguyên tử của nhóm SO 4 ở hai vế bằng nhau. - Đặt hệ số 3 trước H 2 và 2 trước Al. Kiểm tra lại số nguyên tử ở hai bên đã bằng nhau. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 2Al + 3H 2 SO 4 → Al 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 Ví dụ 6: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 − − → Fe(OH) 3 + Na 2 SO 4 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: - Ta coi nhóm SO 4 và nhóm OH mỗi nhóm tương đương như một nguyên tố. - Vậy nhóm SO 4 và OH có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế, nên ta cân bằng trước. - Đặt hệ số 3 trước Na 2 SO 4 và NaOH để làm cho số nguyên tử của nhóm SO 4 và nhóm OH ở hai vế phương trình bằng nhau. 3NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 − − → Fe(OH) 3 + 3Na 2 SO 4 - Tiếp đó cân bằng số nguyên tử Na, vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2 trước NaOH 2 × 3NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 − − → Fe(OH) 3 + 3Na 2 SO 4 - Tiếp đó cân bằng số nhóm OH vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2 trước Fe(OH) 3 6NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 − − → 2Fe(OH) 3 + 3Na 2 SO 4 Kiểm tra lại số nguyên tử và nhóm nguyên tử hai bên đã bằng nhau. Bước 3: Viết phương trình hoá học: 6NaOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 → 2Fe(OH) 3 + 3Na 2 SO 4  Nhận xét chung về phương pháp: - Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đa số các phương trình hoá học. - Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp. - Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh. Phương pháp thứ thứ hai: Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Đặt hệ số cân bằng các chữ a, b, c, d,…đứng trước các chất trong phản ứng. Bước 2: - Lập phương trình theo nguyên lý bảo toàn nguyên tố 2 vế. - Chọn ẩn số bất kì = 1. Rồi giải nghiệm các ẩn số đó. - Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên. Bước 3: Viết phương trình hoá học. Ví dụ 1: Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng: aP 2 O 5 + bH 2 O −− → cH 3 PO 4 Bước 2: - Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp đại số Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau: P 2 O 5 + H 2 O −− → H 3 PO 4 [...]... giáo viên được giảng dạy tốt hơn - Giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh - Giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt cho từng đối tượng học sinh để giúp các em học bộ môn Hoá được tốt hơn - Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương... chỉ giới thiệu một số phương pháp lập phương trình hoá học điển hình mà học sinh thường gặp phải trong quá trình học bộ môn hoá ở cấp THCS Ngoài ra, lên cấp PTTH các em còn gặp nhiều phương pháp lập phương trình hoá học nhanh và chính xác khác nữa, trong đó có các phương pháp cân bằng như “electron” hoặc “ion- eclectron” Tuy nhiên với trình độ của học sinh lớp 8 chưa thể cân bằng được theo các phương... Nhìn qua bảng thống kê số liệu theo từng năm học, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các phương pháp lập phương trình hoá học nêu trên vào các bài làm kểm tra một tiết trong từng năm học tăng lên rõ rệt - Năm học: 2006 – 2007 là năm đầu tiên áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy, số học sinh lập đúng PTHH chỉ đạt 65% - Trong 2 năm tiếp theo, số học sinh lập đúng PTHH tăng lên 70.1% rồi đến... trình hoá học từ đơn giản đến phức tạp Trong quá trình luyện tập các em dần dần khắc phục các sai lầm của mình khi gặp phải Học sinh sẽ bắt đầu cảm nhận được niềm vui khi tự mình lập được phương trình hoá học Những HS khá giỏi môn Hoá hứng thú tìm đến với các phương trình khó, những HS yếu cũng tự tin hơn khi lập các phương trình cơ bản Kết quả kiểm tra khả năng lập phương trình hoá học của học sinh... bài làm kiểm tra một tiết của học sinh trong các năm học vừa qua, tôi nhận thấy kỹ năng lập phương trình hoá học của học sinh được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập của học sinh được nâng cao, cụ thể: BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ LẬP PTHH CỦA HỌC SINH TRONG CÁC BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 T.số HS T.số điểm cho cả khối 103 97 96 phần lập PTHH 2 2 2 HS lập đúng PTHH... Phương pháp dạy học hoá học, NXB GD, 2000 2 Nhiều tác giả, Phương pháp dạy bài tập hoá học, NXB GD, 1993 3 N.M IACÔPLEP, Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông (tập 1), NXB GD, 1978 4 Ngô Ngọc An, Hướng dẫn làm bài tập hoá học 8, NXB ĐHSP, 2004 5 Ngô Thò Diệu Minh-Ngô Nhã Trang, Hướng dẫn làm bài tập hoá học 8, NXB Tổng hợp TP HCM, 2005 6 Nguyễn Thò Nguyệt Minh, 250 bài tập hoá học 8, NXB... trình hoá học: → 2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O  Nhận xét chung về phương pháp: - Vận dụng phương pháp này học sinh sẽ áp dụng dễ dàng với hầu hết các phương trình hoá học đặc biệt với các phản ứng phức tạp - Tuy nhiên, việc giải phương trình đại số khá phức tạp, khó khăn nên phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những học sinh khá – giỏi  Phương pháp thứ ba : Lập phương trình hoá học bằng... trình hoá học: to → 4P + 5O2  2P2O5  Nhận xét chung về phương pháp: - Phương pháp này áp dụng hiệu quả với những phương trình hoá học đơn giản - Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC: Qua thời gian theo dõi việc sử dụng các những phương pháp lập phương trình hoá học nêu trên vào các bài làm kiểm tra một tiết của học sinh trong các năm học vừa... → 4Al + 3O2 Bước 3: Viết phương trình hoá học t 2Al2O3  → o 4Al + 3O2  Nhận xét chung về phương pháp: - Vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn – lẻ, học sinh sẽ áp dụng hiệu quả với các phương trình hoá học đơn giản - Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp  Phương pháp thứ tư: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp dùng bội số chung nhỏ... Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác đònh bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó trong công thức hoá học Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số trong từng công thức hoá học để được các hệ số Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại Bước 3: Viết phương trình hoá học Chú ý: Thường bắt đầu từ nguyên tố . 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học mới là môn Hoá học, vì thế có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất là khi tự mình lập nhanh và đúng các phương trình hoá học. tình hình thực tế của học sinh khi học bộ môn Hoá ở trường THCS Tây An, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 8 lập đúng các phương trình hoá học làm cơ sở cho việc. lập phương trình hoá học của học sinh ở trường THCS Tây An nói chung và các trường THCS khác ở huyện Tây Sơn nói riêng tôi thấy: - Có rất nhiều học sinh hiểu cách lập phương trình hoá học một cách mơ hồ. -

Ngày đăng: 01/05/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w