1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔN1

31 3,1K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 322,5 KB

Nội dung

Quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ con người: Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM    BÀI TẬP LỚN ĐỀ BÀI: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NAM LƯƠNG SƠN HÒA BÌNH Môn : Quản lý hành chính Nhà nước về Giáo dục Giảng viên: Đào Phú Quảng Lớp : QH – 2005S – Toán học Sinh viên : Bùi Thị Huệ HÀ NỘI, 10/2008 MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU 2 B PHẦN NỘI DUNG 3 I Một số khái niệm cơ bản của đề tài……………………………………………………… 3 1 Khái niệm quản lý ………………………………………………………… 4 2 Khái niệm giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN)………………………………………5 II Tổng quan về lý luận giáo dục quy định vai trò, nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tại trường phổ thông…………………………………………………….5 1 Vai trò của người GVCN lớp……………………………………………5 2 Nhiệm vụ giáo dục của một người GV, GVCN…………………… .5 3 Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp …………………………… 9 4 Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp 14 III Thực trạng công tác quản lý học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp của trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình…………………………………………………………………… 16 1 Một số đặc điểm địa lí, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực THPT…………………………………………………………………… 16 2 Thực trạng dạy và học…………………………………………………….16 3 Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình………………………………………………………………….18 4 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình……………………………………………….18 5 Thực trạng hoạt động của GVCN lớp trường trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình………………………………………………………………….20 IV Một số biện pháp quản lý nhằm năng cao công tác chủ nhiệm lớp ………………… 22 1 Ban giám hiệu phải tạo điều kiện, môi trường tốt nhất để giáo viên chủ nhiệm có thể làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình…………………… 23 2 Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thực hiện nhiệm vụ Giáo viên chủ nhiệm…………………………………………………………… 23 3 Các cấp quản lý cụ thể hoá cơ chế chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm…………………………………………………………………25 4 Giáo viên chủ nhiệm chú trọng việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh………………………………………………….25 5 Tăng cường sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng trong và ngoài nhà trường……………………………………………27 V Kết luận…………………………………………………………………………………30 A PHẦN MỞ ĐẦU Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện giáo dục Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm.Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học Phổ Thông nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm Là một giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” Mặt khác những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn Nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn đề tài tìm hiểu “thực trạng thực hiện vau trò – nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT” và tiến hành khảo sát Ở TRƯỜNG THPT NAM LƯƠNG SƠN HÒA BÌNH nhằm chỉ ra thực trạng của vấn đề trên và đề xuất một só biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm B PHẦN NỘI DUNG I Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1 Khái niệm quản lý a Khái niệm về quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ con người: Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội Trong xã hội hiện đại, khi các quốc gia đang đua tranh về khoa học và công nghệ, thì giáo dục có vai trò quyết định, giúp các quốc gia thắng lợi trong các cuộc đua tranh đó Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu thể hiện trong chiến lược và mọi chính sách quốc gia Vậy quản lý giáo dục là gi? Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có ý thức của chủ thể lên đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưa những hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới những kết quả mong muôn Quản lý giáo dục là một dạng quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu quản lý giáo dục nhất định b Hiệu quả quản lý: Là kết quả đạt được những yêu cầu của việc làm đem lại Hiệu quả quản lý hoạt động dậy học là tất cả những gì tạo nên kết quả của công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường Hiệu quả dạy học phụ thuộc vào việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học, sự kích hích hứng thú của học sinh v à kiểm tra đánh giá Hiệu quả dạy học cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn các phương tiện dậy học và các hình thức dạy h ọc c Các chức năng của quản lý Có 4 chức năng cơ bản của quản lý - Chức năng lập kế hoạch - Chức năng tổ chức - Chức năng lãnh đạo - Chức năng kiểm tra Trong 4 chức năng trên thì chức năng lập kế hoạch là chức năng quan trọng nhất Tuy nhiên 4 chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau 2 Khái niệm giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN) Trong nhà trường, đơn vị tổ chức cơ bản để giảng dạy và học tập là lớp học Để quản lý trực tiếp một lớp học nhà trường phải cử ra những giáo viên giỏi, nhiệt tình để làm công tác chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông : Ở trường THPT, GVCN lớp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách của học sinh GVCN lớp là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong tập thể GVCN lớp chủ động tổ chức, phối hợp với các giáo viên bộ môn của lớp để điều hoà chương trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy theo mục tiêu giáo dục năm học một cách có hiệu quả nhất Có thể khẳng định : trong nhà trường phổ thông, GVCN lớp như thế nào thì lớp học sẽ như thế Hiệu quả công tác của người GVCN lớp được thể hiện thông qua chính sản phẩm giáo dục của mình Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh của một lớp học Tuy nhiên, việc quản lý con người trong tập thể HS trong nhà trường không chỉ có GVCN lớp mà còn có các lực lượng khác trong nhà trường như : Ban giám hiệu, Đoàn thanh nien Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn…song GVCN lớp là người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động của tập thể lớp và mọi hành vi của mỗi HS trong lớp mình phụ trách Quản lý tốt HS, điều đó có nghĩa là người GVCN lớp phải có những biện pháp tích cực nhất, phù hợp nhất để tác động đến tư tưởng của mỗi em HS ; có thể gián tiếp thông qua đội ngũ cán sự lớp và mọi hoạt động của tập thể ; có thể trực tiếp giữa GVCN lớp và mỗi thành viên trong tập thể nhằm hình thành ở HS những hành vi đạo đức tốt II Tổng quan về lý luận giáo dục quy định vai trò, nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) tại trường phổ thông 1 Vai trò của người GVCN lớp Trong nhà trường đơn vị tổ chức cơ bản để giạng dạy và học tập là lớp học Để quản lý trực tiếp m lớp học nhà trường cử ra những giáo viên giỏi, giàu nhiệt huyết để làm chủ nhiệm lớp, GVCN ở trườ phổ thông là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện một lớp học “GVCN là nhân vật trung tâ linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong tập thể GVCN lớp có vai trò to lớn trong tổ ch mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh” GVCN lớp chủ động tổ chức, phối hợp các GV giảng dạy các bộ môn của lớp để điều hòa chươ trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy học theo mục tiêu giáo dục năm học một cách hiệu quả GVCN chủ động phối hợp với chi đoàn Thanh niên cộng sản của lớp để tiến hành các nghi thức si hoạt tập thể, cùng với các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh, thanh thiếu niên Có thể khẳng định, trong nhà trường, GVCN như thế nào thì lớp học sẽ như thế Hiệu quả công tác c người GVCN được thể hiện chính trong các sản phẩm giáo dục 2 Nhiệm vụ giáo dục của một người GV, GVCN (theo Điều lệ Nhà trường, Điều 29) a Nhiệm vụ một: “Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp GD sát đối tượng nhằm thúc đẩy tiến bộ của lớp”: “- GVCN lớp là linh hồn, là người tổ chức mọi hoạt động của tập thể lớp học, đưa học sinh vào guồng máy hoạt động tích cực.” Tìm hiểu nắn vững học sinh trong lớp là một nhiệm vụ quan trọng của người GVCN GVCN l phải nắm được mọi mặt của học sinh như hoàn cảnh gia đình, học lực, cá tính…để từ đó đặt ra phươ hướng giáo dục sát đối tượng Tìm hiểu nắm vững học sinh trong lớp là một công việc cần làm thường xuyên đối với GVC GVCN phải gần gũi học sinh trong lớp, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em Nếu GVCN gần g học sinh thì sẽ được học sinh yêu quí, tin tưởng và hợp tác trong mọi hoạt động giáo dục Khi đã nắ vững được học sinh, GVCN có thể có biện pháp giáo dục với từng đối tượng cụ thể GVCN phải là trung tâm của lớp học, đứng ra tổ chức mọi hoạt động của lớp học như ngoại khó sinh hoạt lớp… Học sinh tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục đồng thời cũng là chủ thể giáo dục Để giáo dục h sinh có kết quả tốt, giáo viên phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó lựa ch những tác động sư phạm thích hợp Trái lại, thực tiễn giáo dục cho thấy nếu không hiểu rõ học sinh những tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, do đó không cho kết quả mong muốn và thậ chí sẽ bị thất bại Vì vậy GVCN phải hiểu rõ từng học sinh một cách đầy đủ, chính xác về:  Hoàn cảnh sống của từng học sinh Mỗi học sinh được sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh gia đình khác nhau Tuổi tác, trình độ v hóa, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bố mẹ, gia đình đông con hay ít con, sự quan tâm tới phươ pháp giáo dục con cái của bố mẹ, sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đìn điều kiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ hay túng thiếu…) điều kiện sinh hoạt tinh thần (có c phương tiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần, tình cảm gia đình đầy đủ, ấm cúng hay thiếu thốn, tẻ nhạt, că thẳng…) quan hệ của gia đình (bố, mẹ) tốt hay không tốt đối với hàng xóm láng giềng, tình hình an ni trật tự của địa phương, quan hệ bạn bè tốt hay xấu…Tất cả những điều kiện trên đều có khả năng ả hưởng đến con trẻ Bởi vậy, việc tìm hiểu nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống nói chung c từng học sinh là hết sức quan trọng Nó giúp GVCN biết được nguyên nhân và những yếu tố tích c hoặc tiêu cực, được thuận lợi hay khó khăn đang tác động đến học sinh Đồng thời biết được phươ pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình để l chọn phương pháp tác động phù hợp  Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh Những đặc điểm về thể chất, sinh lý của học sinh là thể lực (chiều cao, cân nặng…) sức khỏe (kh mạnh hay không, vóc dáng bình thường hay có khuyết tật như gù, thọt, mắt kém, kém tai…) nắm vữ những đặc điểm này, GVCN sẽ hướng sự quan tâm của cả lớp tới việc giúp những em khỏe phát huy m mạnh (đảm nhận những công việc, sự quan tâm, thông cảm giúp đỡ của cả lớp tới những bạn có t trạng không bình thường, ưu tiên bạn kém mắt, kém tai ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có kết qu thông cảm và gần gũi, giúp các bạn hòa nhập nhằm hạn chế và xóa bỏ mặc cảm về khuyết tật của mìn cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm đoàn kết thân ái của tập thể lớp)  Những đặc điểm về tâm lý của mỗi học sinh Đó là khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bình thường hoặc chậm) tro học tập, lao động vui chơi, giao tiếp, tác phong hoạt bát hay chậm chạp hứng thú hoạt động sở thích, n cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư…) cẩn thận, chin ch trong học tập, sinh hoạt hay bồng bột, cẩu thả, hiền dịu hay nóng nảy…việc nắm vững đặc điểm tâm của mỗi học sinh GVCN lựa chọn và sử dụng phương pháp giáo dục cá biệt có kết quả tốt  Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh Những tính cách và hành vi đạo đức của các em thể hiện ở tính chăm học hay lười học, khiêm tốn hay hoa, trung thực hay giả dối, mạnh dạn hay nhút nhát, nhân hậu vị tha hay ích kỷ với bạn bè và m người, có tính tự lập hay ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xây dựng, bảo vệ da dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng mọi người, t trọng pháp luật, tôn trọng bản thân hay sống buông thả, tùy tiện, vô văn hóa Đặc biệt cần quan tâm đ thái độ, cách ứng xử của học sinh đối với các thành viên trong gia đình, đối với thầy cô giáo và bạn đúng hay chưa đúng với chuẩn mực xã hội, ở mỗi em có khả năng và sở thích gì Tóm lại, việc tìm hiểu và nắm vững những đặc điểm về hoàn cảnh sống (nhất là gia cảnh, gia phon những đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, những phẩm chất đạo đức, những năng khiếu và sở thích…c từng học sinh như đã nêu ở trên là hết sức quan trọng và cần thiết Nắm vững những đặc điểm này, gi viên sẽ lựa chọn được những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy được m mạnh sẵn có, đồng thời hình thành, phát triển những phẩm chất cần thiết ở mỗi em, xây dựng cho các e một cuộc sống tâm hồn tình cảm phong phú, trong sáng, cao cả và nhân hậu, có năng lực và sức khỏe d dào, thích ứng cuộc sống tự lập của bản thân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cần lưu ý rằng ở lứa tuổi học sinh phổ thông trung học nói chung, đặc biệt là học sinh THCS nói riên cuộc sống nội tâm của các em dễ có những biến đổi do các quá trình tâm lý chưa ổn định và do sự t động của xã hội của hoàn cảnh sống Bởi vậy GVCN phải thường xuyên quan tâm đến sự thay đổi c từng học sinh để giúp học sinh có định hướng đúng và điều chỉnh kịp thời Nói cách khác, việc tìm hiể nắm vững đối tượng giáo dục là việc làm thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm học và khóa học n làm chủ nhiệm suốt cả khóa học Tuy nhiên nội dung cụ thể của việc tìm hiểu có khác nhau ở từng th điểm: vào đầu năm học GVCN lớp bắt đầu tiếp cận với học sinh Công việc tìm hiểu ở giai đoạn đầu ti này phải giúp GVCN nắm được sơ bộ những nét cơ bản của từng học sinh và cả lớp nói chung về m mặt Trên cơ sở đó, phân loại học sinh, dự kiến kế hoạch tổ chức, giáo dục tập thể và từng cá nhân, từ nhóm học sinh Những tháng tiếp theo của năm học, việc tìm hiểu học sinh nhằm giúp GVCN kiểm lại độ chính xác của các thông tin thu được ban đầu, kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, biện pháp t động sư phạm phù hợp với từng học sinh và từng nhóm học sinh Gần cuối học kỳ hoặc cuối năm họ GVCN tiếp tục theo dõi các em để nắm được tình hình và kết quả giáo dục, kịp thời bổ sung, điều chỉ biện pháp tác động để đạt hiệu quả giáo dục cao hơn để tổ chức mọi hoạt động của lớp học và đoàn k mọi học sinh trong lớp người GVCN cần phải b Nhiệm vụ thứ hai “Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn và các chức đoàn thể tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh ”  Kết hợp với các lực lượng trong trường + Kết hợp và giúp đỡ các tổ chức Đoàn, Đội thực hiện các mục tiêu giáo dục Để giáo dục học sinh của lớp cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng s HCM và Đội Thiếu niên tiền phong HCM để tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện ở lớp M khác, GVCN phải giúp đỡ chi đoàn, chi đội của lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán nòng cốt, cố vấn cho họ tổ chức các hoạt động giáo dục… Điều quan trọng là GVCN phải giúp đỡ tổ chức Đoàn, Đội chứ không phải áp đặt, phải tôn trọ tính độc lập, tự quản của tổ chức Đoàn, Đội Việc can thiệp thô bạo của GVCN sẽ dẫn đến mâu thu giữa chi đoàn, chi đội với GVCN, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục của lớp Thực tế cho thấy GVC nào quan tâm đến công tác của chi đoàn, chi đội và thường xuyên kết hợp với chi đoàn, chi đội để chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục đối với mọi thành viên trong lớp đư nhân lên gấp bội Phối hợp với các giáo viên dạy các môn học Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động và phẩm chất c GVCN và các giáo viên dạy bộ môn của lớp Vì vậy GVCN phải là hạt nhân của sự kết hợp với c giáo viên khác cùng thực hiện các tác động sư phạm đồng bộ tới học sinh và tập thể học sinh Cụ t là sự phối hợp đó là: - Thống nhất là các yêu cầu giáo dục đối với học sinh Sự thống nhất này sẽ định hướng chung c tác động sư phạm của giáo viên, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để cùng nâng cao chất lượ giảng dạy – giáo dục của giáo viên, tránh sự hoạt động rời rạc, tùy tiện, thậm chí vô hiệu hóa t động sư phạm của nhau - Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh nói riêng, cả lớp nói chu đối với từng môn học Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những khó khăn của học si trong học tập Trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện (hoàn cả gia đình không thuận lợi, sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật kém…) đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo vi bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng Phản ánh với giáo viên bộ môn về nguyện vọng của học sinh và đề xuất với giáo viên bộ môn gi lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập để học sinh học môn đó có kết quả học tập tốt hơn, đồ thời đề bạt, cuốn hút các giáo viên bộ môn tham gia các hoạt động tập thể của lớp có liên quan đ môn học nhằm kích thích và tạo thuận lợi cho các em hoạt động có hiệu quả  GVCN thực hiện liên kêt với gia đình Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến đứa trẻ, trước hết là ảnh hưởng của c mẹ một cách sâu sắc Vì vậy giáo dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghi giáo dục trẻ em Giáo dục gia đình vốn có những đặc trưng riêng của nó, nên vấn đề đặt ra là n trường cần phải liên kết với gia đình như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của q trình giáo dục thì giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng với nhà trường giáo d học sinh có hiệu quả Chính GVCN lớp là người thay mặt nhà trường thực hiện sự liên kết này Trước hết, GVCN phải giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của n trường và mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của lớp Trên cơ sở đó GVCN thống nhất với gia đình về y cầu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục GVCN cũng có thể đề nghị gia đình tạo mọi điều ki cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện ở nhà trường theo mục tiêu giáo dục của nhà trường Nội dung liên kết giữa GVCN với gia đình: GVCN có kế hoạch định kỳ thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, lao động dưỡng… của con em họ GVCN phải cùng gia đình thường xuyên tự điều chỉnh và hoàn thiện liên kết giáo dục - GVCN phải tư vấn cho các bậc phụ huynh về kiến thức tâm lý học, giáo dục học sinh để cùng n trường giáo dục học sinh, tổ chức bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đình cho cha mẹ học sin - GVCN thay mặt nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh cùng với nhà trường chăm lo xây dựng cơ vật chất để giáo dục con em Các nội dung trên được thực hiện bằng nhiều cách như: - Sổ liên lạc giữa nhà trường với gia đình; hình thức này với học sinh THCS và các lớp đầu cấp c THPT - Họp phụ huynh theo định kỳ: đầu năm, giữa họ kỳ, cuối học kỳ… Bởi lẽ họp phụ huynh sẽ gi họ nắm đầy đủ chủ trương, kế hoạch của lớp, của trường cùng thảo luận góp ý kiến thống nh biện pháp giáo dục cũng như phương pháp giải quyết tối ưu nhất để đạt được mục đích giáo dục - Qua hội cha mẹ học sinh, cán bộ học sinh - Qua việc thăm gia đình học sinh - Qua việc mời cha mẹ học sinh đến trường trao đổi trực tiếp để bàn biện pháp giáo dục con em Tuy nhiên không nên quá lạm dụng hình thức này c Nhiệm vụ thứ ba “Thực hiện, đánh giá và hoàn chỉnh việc ghi chép vào hồ sơ học bạ của học sinh ” Cần lưu ý rằng đánh giá kết quả giáo dục học sinh là một trong những nội dung lớn và hết sức qu trọng của công tác chủ nhiệm lớp Bởi lẽ nó không phải chỉ phản ánh kết quả giáo dục học sinh mà c phản ánh nội dung, phương pháp giáo dục của các lực lượng giáo dục nói chung, của GVCN nói riên Đánh giá đúng sẽ là động lực giúp học sinh nỗ lực rèn luyện tu dưỡng, phát huy ưu điểm, sẽ khích động viên học sinh không ngừng rèn luyện, phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình Nói cách khác, sự đá giá đúng và mang tính giáo dục sẽ mang lại kết quae giáo dục Ngược lại, sự đánh giá không đún không khách quan đối với học sinh của nhà trường nói chung, của GVCN nói riêng sẽ đưa lại hậu q xấu, phản giáo dục Trong thực tế đánh giá sai lầm của một số GVCN đã dẫn tới những phản ứng c học sinh Vì vậy phải đánh giá khách quan là nguyên tắc của GVCN trong việc đánh giá thành tích c lớp và từng học sinh Để đánh giá được kết quả giáo dục đạo đức học sinh cần căn cứ vào các chỉ tiêu giáo dục đạo đ trong nhà trường Đó là các phẩm chất đạo đức cần được giáo dục thông qua thái độ, hành vi ứng trong các mối quan hệ đa dạng của các em như đối với công việc, đối với xã hội với mọi người, với b thân mình Đối với công việc đánh giá tinh thần tự giác, tích cực học tập, tinh thần trách nhiệm và quan tâ đến hiệu quả học tập, tham gia lao động và hoạt động tập thể, tận tụy trong mọi công việc và hoàn thà tốt công việc được giao Đối với mọi người và xã hội đánh giá lòng vị tha, nhân ái, hướng thiện, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, kí trọng người lớn, giúp người tàn tật, thương yêu, nhường nhịn em nhỏ, tôn trọng pháp luật, bảo vệ c công, bảo vệ môi sinh, có ý thức cộng đồng và hợp tác Đối với bản thân: đánh giá lòng tự trọng bản thân và ý thức trách nhiệm với bản thân Điều n được thể hiện ở cách ăn mặc gọn gang, sạch sẽ phù hợp với lứa tuổi, nói năng lịch sự, lễ phép văn min quyết tâm khắc phục những yếu kém của bản thân để không ngừng tiến bộ, có ước mơ hoài bão Tóm lại đánh giá kết quả giáo dục học sinh cũng chính là giáo dục các em GVCN cần tổ chức cho h sinh tham gia vào quá trình tự đánh giá và đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân mỗi học sinh và c cả lớp theo các phẩm chất nói trên Việc tổ chức cho các em tham gia vào quá trình tự đánh giá và đá giá giúp các em tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình và rèn luyện cho năng lực tự hoàn thiện nh cách d Nhiệm vụ thứ tư “Báo cáo thường kỳ và đột xuất với hiệu trưởng về tình hình của lớp” GVCN là người thừa lệnh của Hiệu trưởng – BGH, thay mặt nhà trường để tổ chức quản lý gi dục học sinh một lớp Để học sinh lớp mình phụ trách, GVCN phải dựa vào kế hoạch giáo dục chu của trường đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp để giáo d học sinh lớp mình, thường xuyên báo cáo tình hình lớp với BGH nhà trường; đề xuất xin ý kiến về bi pháp giáo dục và đề nghị BGH cùng phối hợp và thống nhất tác động sư phạm đối với cả lớp và từ học sinh Cần phối hợp với các lực lượng khác nhau như bảo vệ, thư viện, văn thư, y tế nhà trường… giáo dục học sinh, trong nhiều trường hợp, GVCN sẽ hiểu học sinh mình thông qua lực lượng này m cách khách quan GVCN cần đề xuất yêu cầu và đề nghị họ cùng thống nhất biện pháp tác động sư phạ đối với học sinh khi cần thiết Sự quan tâm, giáo dục học sinh trên tinh thần trách nhiệm chung đối v sự nghiệp giáo dục và sự mẫu mực trong ứng xử đối với học sinh của các lực lượng này cũng hết s quan trọng, góp phần tạo thuận lợi cho GVCN nói riêng và nhà trường nói chung, phối hợp giáo dục h sinh có hiệu quả Sự kết hợp của GVCN với lực lượng trong trường để giáo dục học sinh còn thể hiện ở khâu đá giá kết quả giáo dục toàn diện của lớp Trong khâu này GVCN không thể không lấy ý kiến cả giáo vi dạy bộ môn của lớp, cán bộ chuyên trách công đoàn, đội của trường…Bởi lẽ những ý kiến này liên qu đến việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện thể chất, bồi dưỡng thẩm mỹ…và liên quan đến việc đá giá kết quả tu dưỡng đạo đức của học sinh Tóm lại, GVCN phải là người tổ chức, liên kết hoạt động và thống nhất tập thể sư phạm dạy lớp mì chủ nhiệm 3 Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp Công tác chủ nhiệm lớp là một hoạt động có tính khoa học và rất cụ thể, bản chất của nó là hoạt đọng tổ chức giáo dục con người Đối tượng hoạt động của GVCN vừa là tập thể, vừa là từng học sinh cá thể, phương pháp là tác động giáo dục đến từng cá nhân thông qua giáo dục tập thể Phương pháp công tác của người GVCN lớp được tiến hành như sau: a Phương pháp thứ nhất: Nghiên cứu điều tra thật đầy đủ về các mặt của từng cá nhân trong lớp để từ đó mà phân loại học sinh Sự phân loại được tiến hành theo các tiêu chí khác nhau như lực học, đạo đức, hứng thú, sức khoẻ, năng khiếu, sở trường, … từ sự phân loại học sinh theo yêu cầu riêng Muốn giáo dục con người phải hiểu con người về mọi mặt b Phương pháp thứ hai: Xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh bằng con đường đưa họcsinh vào một nề nếp, với kỷ luật chặt chẽ ngay từ đầu năm học, với cáchoạt động phong phú, lành mạnh, truyền thống tốt đẹp, có viễn cảnh tương lai … nhằm biến tập thể học sinh thành một tập thể đoàn kết, các thành viên gắn bó và yêu thương nhau, trở thành môi trường giáo dục rèn luyện và tốt đối với tất cả học sinh c Phương pháp thứ ba: Tổ chức các hoạt động tập thể học sinh với nhiều loại hình phong phú Trước hết là chăm lo đến hoạt động học tập của học sinh Việc học tập cần phải có ý thức chuyên cần, chủ động, tích cực và có phương pháp tốt Chăm lo đến việc tu dưỡng đạo đức của học sinh giúp đỡ và lôi kéo tất cả học sinh trở thành đoàn viên tốt Tổ chức các hình thức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch, vui chơi giải trí, … các hoạt động này càng phong phú hấp dẫn thì giá trị giáo dục sẽ càng cao Tổ chức các hoạt động tập thể học sinh với nhiều loại hình phong phú - Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức xã hội và ý thức công dân, thêm yêu quê hương dất nước - Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết và ý thức chủ động, mạnh dạn trong các hoạt - Khách quan: một vùng thuần nông, chưa chịu ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế thị trường vậy nên ít tiêu cực , ít tệ nạn xã hội xâm nhập học đường Là vùng nông thôn nên tình hình an ninh chính trị của địa phương ổn định Cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm tới nhà trường - Chủ quan: đội ngũ giáo viên nhà trường trẻ, nhiệt tình có tinh thần đoàn kết Một số giáo viên có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ, nhiều giáo viên có điều kiện thường xuyên hỏi thăm gia đình học sinh giúp tăng lòng yêu nghề và tình cảm thương yêu học sinh * Khó khăn - Vùng xa trung tâm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn: trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế nên công tác xã hội hóa giáo dục chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường Cụ thể như sau: + Thời gian học ở nhà của học sinh không được nhiều vì còn phải giúp đỡ gia đình + Nơi học tập ở nhà còn thiếu, các phương tiện phục vụ học tập còn thiếu hơn + Phương tiện đi lại khó khăn: đường xá xa xôi ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của học sinh -Việc đầu tư cho giáo dục huy động cộng đồng cùng tham gia công tác giáo dục còn hạn chế Việc đổi mới chương trình phổ thông đang tron giai đoạn bước đầu nên công tác quản lí gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục nhà trường 2 Thực trạng dạy và học a Thực trạng về giáo viên và tình hình giảng dạy - Là một trường mới thành lập năm 1992 nên bề dầy lịch sử chưa có, trường xa trung tâm huyện nên giáo viên chưa yên tâm công tác gần như nhà trường là nơi trung chuyển giáo viên, một số giáo viên chưa có ý thức đầu tư giảng dạy Mấy năm gần đây giao thông được xây dựng tốt, vị trí nhà trường trở nên quan trọng sẽ trung tâm văn hóa giáo dục vùng nam của huyện, điều này sẽ là điểm lí tưởng cho nhiều giáo viên có tâm huyết phấn đấu để trưởng thành Nếu những năm trước nhà trường tập trung xây dựng cơ sở vật chất thì trong mấy năm gần đây khi cơ sở vật chất tương đối ổn định thì nhà trường tập trung công tác chuyên môn nên bước đầu có những chuyển biến tốt đẹp Một số giáo viên tuy mới ra trường nhưng đã có ý thức phấn đấu về chuyên môn tự tìm tòi nâng cao kiến thức - Thực trạng dạy học của giáo viên thể hiện qua một số hoạt động cụ thể: + Thực hiện chương trình: căn cứ vào phân phối chương trình của bộ là cơ sở pháp lí thực hiện khâu soạn bài, giảng dạy trong năm học Trong chương trình giảng dạy giáo viên không tự cắt xén đảo chương trình và thực hiện theo đúng kế hoạch Tuy nhiên việc thực hiện chương trình của tiết thực hành, thí nghiệm trong nội dung sách giáo khoa đổi mới chưa hiệu quả nên một số chương trình bị dồn ép + Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp: cơ bản giáo viên đã có ý thức thiết kế bài giảng theo đúng sự thống nhất của nhà trường, thể hiện được vai trò chủ đạo của thầy và trò tích cực chủ động, sáng tạo trong dạy và học Đặc biệt giáo án đều quan tâm tới mục tiêu bài học, kiến thức, kĩ năng thái độ tư đó phương pháp giảng dạy của thầy được đổi mới Để thực hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học các bài soạn thể hiện được công việc cần thiết sau mỗi bài dạy là củng cố và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà khá chi tiết và cụ thể, là cơ sở cho việc tham gia và tiếp thu bài tiếp theo Tuy nhiên một số giáo viên chưa thực hiện khâu soạn bài một cách nghiêm túc, bài soạn sơ sài, một số giáo viên năng lực còn hạn chế và giáo viên mới ra trường còn rườm rà, tham về nội dung kiến thức vì chưa xác định rõ mục tiêu quan trọng, không dám thoát khỏi sách giáo khoa, tài liệu tham khảo theo ý chủ quan của bản thân Một số giáo viên chưa chuẩn bị tốt tài liệu, đồ dùng thiết bị phục vụ dạy học mà xem nhẹ phần này + Giờ lên lớp: giáo viên có ý thức khai thác triệt để 45 phút để thực hiện vai trò chủ đạo của mình, điều khiển học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, quan tâm tới học sinh và có ý thức thưởng phạt nghiêm túc nên động viên được học sinh Tuy một số giáo viên có ý thức chưa cao dạy cho xong trách nhiệm của mình, việc tiếp thu bài của học sinh tới đâu không cần thiết miễn dạy đủ nội dung kiến thức, nhiều giáo viên ngại cải tiến phương pháp + Hồ sơ chuyên môn: gồm sổ kế hoạch, giáo án, phân phối chương trình, sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ nghiệp vụ, sổ công tác được trang bị đầy đủ về số lượng Tuy nhiên một số hồ sơ chưa đảm bảo chất lượng, nặng về kiến thức, hồ sơ còn sơ sài chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới Hiện nay việc nắm bắt thông tin của nhiều học sinh còn hạn chế đặc biệt việc cập nhật thông tin trên mạng còn quá ít, sử dụng phương tiên dạy hoc chưa thành thạo, chậm đổi mới Chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa đồng đều có tình trạng thiếu giáo viên gây khó khăn cho chỉ đạo quản lí của nhà trường Thực tế: trình độ và ý thức chuyên môn của đa số giáo viên có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục của nhà trường và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Bên cạch đó còn một số giáo viên chưa khai thác đồ dùng thiết bị dạy học b Tình hình học tập của học sinh Mấy năm gần đây chưa có nhiều chuyển biến về số lượng và chất lượng: số học sinh ngày càng tăng song không đáng kể, kết quả của chất lượng đại trà còn chưa cao, số học sinh yếu chiếm đáng kể Chất lượng đầu vào quá yếu, học sinh giỏi các cấp chưa nhiều Tỉ lệ lên lớp thẳng hàng năm chưa cao, nhất sau khi thực hiện cuộc vận động hai không, tỉ lệ lên lớp và đỗ tôt nghiệp còn thấp hơn Kết quả đỗ vào các trường cao đẳng và đại học rất thấp chỉ đạt 10-12% - Nề nếp ý thức học tập của học sinh còn yếu thể hiện: + Đi học muộn nhiều + Số học sinh nghỉ học không phép(có phép) quá nhiều có trường hợp nghỉ học 30-40 ngày trong năm học đã được giáo viên chủ nhiệm thông báo và phối hợp với gia đình nhưng chưa có biện pháp triệt để Tình trạng nghỉ học vẫn thường xuyên xảy ra + Hiện tượng vi phạm nội quy của nhà trường còn diễn ra như: trốn học đánh nhau trong và ngoài trường + Động cơ học tập chưa xác định đúng đắn, tâm lí thụ động cảu một bộ phận không nhỏ học sinh Tuy nhiên một số học sinh đã vượt lên những khó khăn về gia đình đi học đều đặn, có ý thức phấn đấu, rèn luyện, trở thành những tấm gương điển hình trong học tập góp phần tạo nên những thành tích của nhà trường - Phương pháp tự học: gặp nhiều khó khăn bởi học sinh đa phần theo lối học cũ và học thuộc lòng chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo + Điều kiện học tập của học sinh còn hạn chế: thiếu sách vở, phương tiện tới trường, thời gian học tập ít do phải phụ giúp gia đình nhiều… + Điều kiện kinh tế khó khăn: do đa phần nhân dân là nông dân nên còn nghèo nàn lạc hậu, cuộc sống chưa cao, vì vậy việc tạo điều kiện cho các em học sinh tới trường còn gặp nhiều khó khăn 3 Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình Để tìm hiểu về thực trạng về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình., ta thống kê số lượng giáo viên đã tham gia công tác GVCN lớp trong 3 năm học (2004 – 2007) Năm học 2004 – 2005: 41 Giáo viên chủ nhiệm Năm học 2005 – 2006: 45 Giáo viên chủ nhiệm Năm học 2006 – 2007: 47 Giáo viên chủ nhiệm (Nguồn : phòng tổ chức cán bộ- trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình Như vậy số giáo viên chủ nhiệm qua các năm có biến đổi nhưng không đáng kể 4 Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình Hiện nay, trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình có ban hành quyết định số 61/QĐ- CĐTNMT, ngày 19/01/2006 để quản lý đội ngũ GVCN lớp Công tác tuyển chọn phân công nhiệm vụ cho đội ngũ GVCN lớp cũng được cán bộ quản lý nhận thức rất cao về việc cần và rất cần phải có những tuyển chọn giáo viên tốt làm công tác chủ nhiệm Quan điểm chi đạo của nhà trường trong thời gian qua khi tuyển chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp là: Về tiêu chí: + Phải là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy + Giáo viên có kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình Quy trình tuyển chọn GVCN lớp trong thời gian qua được thực hiện theo các bước sau: + Bước 1 Căn cứ số lớp HSSV mà phòng Quản lý đào tạo thông báo về các khoa đề xuất lựa chọn giáo viên tham gia công tác GVCN lớp + Bước 2: Các khoa, cụ thể là trưởng khoa căn cứ thông báo cử giáo viên tham gia bằng văn bản gửi về phòng quản lý đào tạo để tổng hợp trình hiệu trưởng ký quyết định + Bước 3: Phòng đào tạo tổng hợp, thảo quyết định trình hiệu trưởng ký quyết định phân công + Bước 4: Hiệu trưởng ký quyết định và ban hành Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc tuyển chọn giáo viên tham gia làm công tác chủ nhiệm cũng chủ yếu dựa vào kinh nhiệm của các Trưởng khoa, do đó chất lượng chủ yếu của việc tuyển chọn phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm chủ quan của Trưởng khoa Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN lớp về nghiệp vụ là rất quan trọng, nó giúp cho người giáo viên (đặc biệt là các giáo viên trẻ) nắm chắc được chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý HSSV Tuy nhiên trong thực tế thời gian vừa qua công tác này chưa thực hiện tốt, thể hiện ở tỷ lệ cán bộ quản lý đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt (40.25%), thực tế trong thời gian qua cũng mới chỉ có một vài buổi tổng kết rút kinh nghiệm về công tác GVCN lớp vào dịp cuối năm học, chưa có những buổi học tập chuyên đề về công tác GVCN lớp Do đó khi thực hiện nhiệm vụ nhiều GVCN lớp rất bỡ ngỡ gặp phải nhiều vấn đề xảy ra Việc thanh kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động của đội ngũ GVCN lớp giúp cho Hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ của người GVCN lớp để kịp thời chỉ đạo và điều chỉnh những lệch lạc nếu có và phát huy những mặt tích cực đã đạt được Tuy nhiên trong công tác này còn có nhiều bất ổn Thực tế qua tìm hiểu cho thấy nhà trường chưa có lực lượng chuyên trách (bộ phân thanh tra giáo dục) để kiểm tra , đánh giá hoạt động này, việc kiểm tra đánh giá được ban giám hiệu nhà trường giao cho phòng Công tác HS thực hiện, trong khi nhân lực của phòng này chưa đủ tầm để kiểm tra đánh giá được hoạt động của GVCN lớp Một bất cập nữa theo chúng tôi là: Trong việc tuyển chọn và phân công công tác chủ nhiệm lớp, đầu mối tuyển chọn lại không được phân công công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của GVCN, cho nên đơn vị này lại không nắm hết được tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trước đó, do đó có những giáo viên khi tham gia công tác GVCN lớp trước đó đã không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc những giáo viên thiếu năng lực trong công tác quản lý vẫn được tiếp tục phân công nhiệm vụ, từ đó dẫn đến kết quả hoạt động quản lý HS không cao Trên thực tế hiện nay trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình chưa có nhiều chính sách đãi ngộ cho những giáo viên làm công tác GVCN lớp Ngoài việc GVCN lớp được trừ 14 tiết chuẩn trên tổng khối lượng 480 tiết chuẩn đối với giảng viên CĐ và 380 tiết đối với giáo viên trung học phải thực hiện trong một năm học, do đó chưa tạo được động lực cho giáo viên khi nhận nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp Điều này cũng được thể hiện qua kết quả điều tra ở trên, có tới 68,24% số cán bộ quản lý và GVCN lớp được hỏi đánh giá không tốt về công tác này của nhà trường Tóm lại: Qua kết quả điều tra thực trạng về công tác quản lý đội ngũ GVCN lớp ở trên chúng ta có thể đánh giá tóm tắt như sau: Về mặt nhận thức, nhà trường đã có những đánh giá cao các việc cần phải làm để quản lý đội ngũ GVCN lớp Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện, lãnh đạo nhà trường chưa có những chỉ đạo quyết liệt, chưa có những biện pháp đồng bộ, dẫn tới hiêu quả quản lý thấp, không đạt kết quả như mong muốn, điều này cũng chỉ ra rằng: Ban giám hiệu nhà trường cần có những chỉ đạo quyết liệt hơn, những biện pháp quản lý đồng bộ hơn để quản lý đội ngũ GVCN lớp 5 Thực trạng hoạt động của GVCN lớp trường trường THPT Nam Lương Sơn Hòa Bình a Kế hoạch hoạt động quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp Đây là hoạt động có tính chất khởi đầu, định hướng cho tất cả những hoạt động khác của người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như những hoạt động tập thể Việc thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho người GVCN lớp nâng cao được hiệu quả công tác của mình Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: đại đa số HS của mình – sản phẩm cuối cùng của việc nắm chủ trương tinh thần của nhà trường trong công tác quản lý HS và nắm tình hình lớp mình phụ trách về mọi mặt cũng như dự thảo và hoàn thiện kế hoạch Mặc dù kết quả cho thấy đại đa số GVCN lớp có quan tâm đến việc nắm tình hình lớp một cách thường xuyên Nhưng không phải là để lên kế hoạch công tác quản lý HSSV của mình mà chủ yếu là để nắm tình hình HS của lớp Việc nắm chủ trương, tinh thần của nhà trương trong công tác quản lý HSSV của nhiều giáo viên cũng không ... Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp …………………………… Nội dung công tác người giáo viên chủ nhiệm lớp 14 III Thực trạng công tác quản lý học sinh giáo viên chủ nhiệm lớp trường THPT Nam... viên chủ nhiệm lớp (GVCN) Trong nhà trường, đơn vị tổ chức để giảng dạy học tập lớp học Để quản lý trực tiếp lớp học nhà trường phải cử giáo viên giỏi, nhiệt tình để làm công tác chủ nhiệm lớp. .. nhà trường năm học có ý nghĩa lớn người giáo viên chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực chủ động, sáng tạo nhiệm vụ lớp vào phong trào chung nhà trường

Ngày đăng: 05/04/2013, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w