Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
1,13 MB
Nội dung
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa COD: Nhu cầu oxy hóa học DO: Lượng oxy hòa tan CVM: Đánh giá ngẫu nhiên BVTV: Bảo vệ thực vật DANIDA: Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch HQKT: Hiệu quả kinh tế HQTC: Hiệu quả tài chính N, P, K: Nitơ, Photpho, Kali TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam VESDI: Viện môi trường và phát triển bền vững WTP: Sắn lòng chi trả WTA: Sắn lòng chấp nhận WHO: Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Diện tích trồng lúa và rau của quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì Bảng 1.2 Các phương pháp dùng trong đánh giá chi phí, lợi ích Bảng 2.1 Loại và lượng nước thải của TP. Hà Nội Bảng 2.2 Các loại rau chính trồng tại thôn Bằng B Bảng 3.1 Thống kê các biện pháp bảo vệ sức khỏe của nông dân phường Hoàng Liệt Bảng 3.2 Tình hình mắc các bệnh về da đối với nông dân tại Hoàng Liệt DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cơ cấu sử dụng nước Hình 1.2 Nước thải đô thị trong tương tác nông thôn - đô thị Hình 1.3 Sự di chuyển của nước thải đô thị tại khu vực sản xuất nông nghiệp (thôn Bằng B) Hình 2.1 Bản đồ vị trí các thôn của phường Hoàng Liệt, Hoàng mai Hình 2.2 Bản đồ thể hiện vị trí của thôn Bằng B Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của thôn Bằng B, 2002 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập của thôn Bằng B năm 2002 Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp của thôn Bằng B, 2002 Hình 2.6 Hướng di chuyển của nước thải đô thị tới khu vực sản xuất nông nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp với truyền thống của nền sản xuất lúa nước. Đến nay sản xuất nông nghiệp đang chiếm một tỷ trọng khá lớn (21,75%) trong GDP. Lực lượng lao động trong nông nghiệp (nông dân) cũng đang chiếm một tỷ lệ cao (53,9%) trong tổng lực lượng lao động của cả nước. Vì vậy ở Việt Nam, Nông nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hợp phần: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trong lĩnh vực trồng trọt, dân ta có câu: “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố: nước, phân bón, chuyên cần và giống đối với năng suất, chất lượng của cây trồng. Theo đó, nước được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với cây trồng. Vậy nên các nền văn minh nông nghiệp, các vùng đồng bằng trù phú đều gắn liền với một dòng sông: văn minh sông Hồng, văn minh sông Ấn. sông Hằng, … Tuy nhiên hiện nay, dân số ngày một tăng nhanh, các hoạt động sản xuất diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa, sự nóng lên toàn cầu khiến các nguồn nước tưới cho nông nghiệp đang ngày một cạn kiệt và suy thoái. Các hoạt động nông nghiệp muốn duy trì, không còn cách nào khác là vẫn phải sử dụng nguồn nước mà từ lâu nay vẫn sử dụng, cho dù hiện nay nguồn nước đó đã bị ô nhiễm. Ở Việt Nam, việc làm sạch các nguồn nước trong tương lai gần là chưa thể, nên sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp sẽ vẫn còn tiếp diễn.Việc sử dụng nước thải công nghiệp, đô thị cho sản xuất nông nghiệp góp phần không nhỏ trong đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo…, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm tàng những nguy cơ về sức khỏe và môi trường. Vậy thì việc sử dụng nước thải mang lại hiệu quả đến đâu? Đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc dử sụng nước thải trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai” thông qua nghiên cứu điển hình việc sản xuất rau tại thôn Bằng B để trả lời cho câu hỏi trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất rau sử dụng nước thải để tưới; xem xét, đánh giá hiệu quả chi phí trên các khía cạnh tài chính, xã hội, môi trường của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau; đưa ra kết luận về tính hiệu quả; từ đó đề xuất ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường. 3. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi thời gian: dựa trên tổng hợp các số liệu từ năm 2002 tới nay. • Phạm vi không gian: nghiên cứu tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai. • Phạm vi nội dung: Chuyên đề không đánh giá hiệu quả cho tất cả các loại rau tại thôn Bằng B, mà chỉ đi vào tập trung đánh giá hiệu quả cho việc trồng 4 loại rau nước mà sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch là rau rút, rau muống, rau cần và cải xoong. 4. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp sau: • Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử • Phương pháp tiếp cận hệ thống , phân tích hệ thống và cân bằng vật chất • Phương pháp đánh giá tác động môi trường, lượng hóa các tác động môi trường (thông qua các phương pháp: chi phí chăm sóc sức khỏe, đánh giá ngẫu nhiên) • Phương pháp phân tích chi phí lợi ích 5. Kết cấu chuyên đề Chuyên đề gồm 3 phần chính ngoài phần mở đầu và kết luận: Chương I: Cơ sở lí luận về đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nước thải trong sản xuất rau Chương II: Thực trạng sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất rau tại thôn Bằng B, Hoàng Liệt, Hoàng Mai Chương III: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch trong sản xuất rau tại thôn Bằng B CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TRONG SẢN XUẤT RAU 1.1. Tổng quan về sử dụng nước thải trong sản xuất rau 1.1.1. Tình hình các nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Tài nguyên nước Trái đất chúng ta có 3/4 diện tích được bao phủ bởi nước, tuy nhiên, tới 97,4% là nước mặn, chỉ có 2,6% là nước ngọt, mà trong lượng nước ngọt ít ỏi đó, có tới 68,5% là tồn tại dưới dạng băng tuyết ở hai cực và trên các ngọn núi. Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km 3 , tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km 3 ), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. Tài nguyên nước trong thủy quyển bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước ngầm và nước biển. Lượng nước thì nhiều, tuy nhiên không phải nguồn nước nào cũng có thể sử dụng ngay cho sản xuất, ví dụ như nước biển muốn sử dụng thì phải qua chế biến, xử lý. Vì lí do kinh tế và thuận tiện, hiện nay chỉ có nước mặt và nước ngầm được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Nước mặt tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thuỷ vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng. Tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km 3 . Tuy nhiên, tới 60% (507 km 3 ) nguồn nước là do chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào. Lượng nước phân bố không đồng đều: trên 60% nguồn nước sông tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (lưu vực sông Mê Kông) trong khi toàn phần lãnh thổ còn lại chỉ có gần 40% lượng nước nhưng lại chiếm tới gần 80% dân số cả nước và trên 90% khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Nhu cầu tiêu thụ nước đang tăng lên mạnh mẽ Trong cơ thể người nước chiếm tới 70% trọng lượng. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 - 80, tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Nước còn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ. Lượng nước dùng cho trồng trọt, chăn nuôi rất lớn: trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 -7 l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít nước một ngày, lợn: 15 - 60, gà, vịt, ngan, ngỗng: 1 - 1,25 lít. Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp cũng vậy: để sản xuất 1 tấn thép hay 1 tấn giấy phải dùng 44.000 lít nước; lọc một lít dầu cần 10 lít; sản xuất một lít bia phải có 15 lít nước sạch; lượng nước dùng làm mát máy cũng không nhỏ (động cơ đốt trong: 10 lít /giờ, động cơ dầu: 25 - 50 lít/giờ ) Tổng lượng nước chúng ta có được không đổi từ hàng nghìn năm nay, mà số lượng và các loại đối tượng sử dụng lại tăng lên ồ ạt. Dân số thế giới hiện nay là 6,8 tỷ; dự báo đến cuối năm 2012 là 7 tỷ và sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050. Dân số thế giới tăng trung bình mỗi năm gần 80 triệu, có nghĩa là nhu cầu nước mỗi năm của thế giới cũng tăng thêm 64 tỷ thước khối. Tại Việt Nam, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp tăng cũng lên mạnh mẽ trong tất cả các vùng. Trong vòng 15 năm, nhu cầu nước đã tăng 1,76 lần (ăn uống - sinh hoạt: 1,65 lần; công nghiệp: 5,62 lần; nông nghiệp:1,49 lần). Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km 3 (chiếm 89,8%) năm 1985, tăng lên 46,9 km 3 (năm 1990) và 60 km 3 năm 2000 (chiếm 85%). Nếu cứ với điều kiện này thì 15 đến 20 năm tới (2015 - 2020) nhu cầu nước sẽ vào khoảng 140 tỷ/m 3 năm, tạo nên một sức ép rất lớn, đó là chưa kể đến khi ấy nước ta đã trở thành nước công nghiệp, dân số chừng 120 -150 triệu, mức sống cao hơn đòi hỏi lượng nước dùng lớn hơn: trung bình cư dân đô thị mỗi người mỗi ngày dùng 120 - 150 lít nước chứ không phải mức 80 -100 lít như hiện nay, còn người dân nông thôn dùng 80 - 100 lít thay vì 40 - 60 lít. Nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm hơn 70% lượng nước của các hồ chứa, kênh rạch và từ nguồn nước ngầm trên thế giới (trong khi nước cho công nghiệp chỉ chiếm 22% và sinh hoạt con người chiếm 8%) và tỷ lệ này sẽ còn tăng thêm 17% trong 20 năm tới. Trong khi đó, 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Tính trung bình, để sản xuất 1 tấn gạo cần tới 1.000 tấn nước. Do tình trạng thiếu nước, đến năm 2030, sẽ có tới 45 triệu ha canh tác sẽ không đủ nước tưới. Hình 1.1. Cơ cấu sử dụng nước [...]... khái quát cách thức tác động của việc sử dụng nước thải đô thị trong sản xuất rau tới những người dân đô thị theo sơ đồ sau: Đô thị Nước thải Tưới rau Bán buôn, bán lẻ (tại ruộng, chợ) Sản phẩm Hình 1.2 Nước thải đô thị trong tương tác nông thôn - đô thị Nguồn: VESDI • Đối với môi trường Dùng nước thải cho nông nghiệp, nhìn ở khía cạnh khác, còn có thể được coi là việc tái sử dụng nước thải thay cho các... triển nhanh, nước sạch cực kỳ hiếm trong khi nước thải lại nhiều Nước thải có lẽ là nguồn nước dồi dào nhất của hoạt động canh tác nông nghiệp ở đô thị Tại Hyderabad, thành phố ở Ấn Độ, 100% cây trồng quanh thành phố phụ thuộc vào nước thải Nguyên nhân là không có sẵn các nguồn nước khác Nói chung, thường ở những nước phát triển ít có tình trạng nước thải chưa qua xử lý được sử dụng trong nông nghiệp... thể tích lũy trong đất làm giảm năng suất một số loại cây trồng Sự di chuyển của nước thải tại khu vực sản xuất được thể hiện trong sơ đồ sau: Vào cây rau Nước thải Đất trồng lúa, rau Đất trũng Bốc hơi, rò rỉ Thấm xuống đất Nước ngầm Hình 1.3 Sự di chuyển của nước thải đô thị tại khu vực sản xuất nông nghiệp (thôn Bằng B) Nguồn: VESDI CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ SÔNG TÔ LỊCH TRONG SẢN XUẤT... tại thôn bằng B được người dân bán trực tiếp cho người dùng hoặc bán cho những người bán buôn bán lẻ khác Các khu vực tiêu thụ rau của thôn là: Tam Hiệp, Văn Điển, Mai Động, Long Biên, Tựu, Đông Xuân, Trương Định, Linh Đàm, trong đó Mai Động là nơi tiêu thụ rau chính Cách thức sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp Nước thải công nghiệp Nước thải sinh hoạt Nước thải bệnh viện Thoát nước đô thị. .. theo các sông dẫn nước thải đô thị Hà Nội So với TCVN 594 2-1 995 loại B, các chỉ tiêu N-NH4, N-NO2 trong nước tưới (nước mặt) đều vượt nồng độ Nts và K trong nước của các ruộng rau, còn hàm lượng Pts không khác nhau nhiều Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước tưới rau ở Bằng B như Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Cadimi (Cd), Crôm (Cr) đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN 594 2-1 995 (loại B) Không... 400.000 m3/ngày đêm, trong đó khoảng 55% là nước thải sinh hoạt, 43% nước thải công nghiệp và dịch vụ, 2% là nước thải bệnh viện (Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội, 2003) theo 4 con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét đổ vào hồ Yên Sở sau đó được bơm ra sông Hồng 1.1.2 Tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp • Trên thế giới: Việc sử dụng nước thải cho sản xuất nông nghiệp là khá...Tài nguyên nước đang ngày một cạn kiệt và suy thoái Gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, thay đổi sử dụng đất và sự ấm lên toàn cầu, tất cả đang tạo nên những áp lực cạnh tranh lên một nguồn tài nguyên có hạn Tiêu thụ nước tăng, dẫn đến lượng nước thải ra cùng với các chất thải khác được thải vào nguồn nước cũng tăng tương ứng Ở các nước đang phát triển, 90% nước thải sinh hoạt và 60% nước thải công... nước thải đô thị là hỗn hợp của nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện được thải vào hệ thống cống rãnh chung của thành phố Nhìn chung nước thải đô thị của Việt Nam chưa được xử lý trước khi đổ vào sông ngòi, ao hồ Theo thống kê sơ bộ thì chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Không chỉ có vậy, lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông. .. là vì nông dân ở những nước này đã được tiếp cận với nguồn nước đã qua xử lý Họ thường sử dụng nước thải qua tái chế đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về nước uống Ở Anh và Cộng hòa liên bang Đức ngay từ đầu thế kỷ 19 đã xây dựng những cánh đồng chuyên tưới nước thải đã được xử lý cơ học Sang đầu thế kỷ 20, chỉ tính riêng Châu Âu đã có 80.00 0-9 0.000 ha đất nông nghiệp được tưới bằng nước thải đô thị, ở... nhiều thế kỉ nay Trong đó, điển hình là hệ thống VAC (Vườn – Ao – Chuồng) Ở VAC, chu trình dinh dưỡng được khép kín và tất cả các dạng chất thải được đưa vào sử dụng hiệu quả Tuy nhiên, VAC là mô hình phát triển chủ yếu ở nông thôn, còn đối với hoạt động nông nghiệp ở các đô thị, việc sử dụng phân và nước thải không còn phổ biến, thay vào đó là nông dân dùng nguồn nước chứa các chất thải từ các hộ gia