Tính toán hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Nước thải đô thị trong tương tác nông thôn - đô thị Hình (Trang 48)

3 sông (Kim Ngưu, Sét, Lừ)

3.2.3. Tính toán hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế (HQKT) = Lợi ích kinh tế - Chi phí kinh tế Với lợi ích kinh tế theo tính toán là:

3.040.000.000 + 14.580.000 = 3.054.580.000 VNĐChi phí kinh tế là: Chi phí kinh tế là:

1.292.964.000 + 2.303.640.000 = 3.596.604.000 VNĐNhư vậy: Như vậy:

HQKT = 3.054.580.000 - 3.596.604.000 = - 542.024.000 VNĐ

HQKT < 0 chứng tỏ hoạt động sản xuất rau sử dụng nước thải từ sông Tô Lịch của thôn Bằng B không mang lại hiệu quả kinh tế, mặc dù mang lại hiệu quả tài chính.

Kết luận và kiến nghị

Việc sử dụng nước thải trong sản xuất giúp tận dụng các chất dinh dưỡng có trong nước thải, góp phần làm giảm gánh nặng về phân bón cho người nông dân, từ đó tăng thu nhập cũng như tăng hàng loạt các phúc lợi khác kèm theo ; hạn chế ô nhiễm môi trường do xả nước thải, góp phần thanh lọc một lượng nước thải lớn; tiết kiệm được nước ngọt phải khai thác từ nguồn (sông Hồng). Tuy nhiên, trong nước thải còn chứa các thành phần nguy hiểm: các mềm bệnh, các chất độc hại (kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy…) ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu dùng, và tác động xấu đến môi trường đất, nước ngầm, không khí.

Chuyên đề đã khái quát được tình hình sử dụng nước thải trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam trong chương 1, nêu lên tình hình thực tế tại thôn Bằng B, và cố gắng lượng giá các chi phí và lợi ích của việc sản xuất rau sử dụng nước thải làm nước tưới nhằm tính toán các hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế. Theo đó, đứng trên góc độ người dân thì việc sản xuất rau sử dụng nước thải hoàn toàn mang lại hiệu quả. Nhưng khi xem xét trên góc độ xã hội, có tính đến cả lợi ích chi phí xã hội và môi trường thì hoạt động này lại mang hiệu quả âm (không hiệu quả).

Tuy nhiên, do trình độ có hạn, chuyên đề chưa lượng giá được hết các tác động về khia cạnh xã hội và môi trường của hoạt động sản xuất, nên có thể kết quả chưa được chinh xác. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện đề tài.

Nhằm giảm thiểu những tác động có hại, tăng cường những tác động có lợi, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị sau:

- Tiến hành nghiên cứu đề xuất cách bón phân hợp lí nhất để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng có trong nước thải.

- Nước trước khi sử dụng nên để lưu một thời gian trên kênh, mương nhằm giảm tính độc hại

- Hạn chế tưới nước thải trong mùa thu hoạch

- Áp dụng kĩ thuật tưới phù hợp: tưới nhỏ giọt, tưới ngầm, tưới vòi phun thay cho tưới bằng kênh hay tưới tràn.

- Người nông dân cần tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe: dùng đồ bảo hộ khi lao động: đi ủng, đeo găng tay, khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ sau khi lao động.

- Người tiêu dùng cần thực hiện đúng các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm: rửa sạch, khử trùng, nấu chín rau trước khi ăn, hạn chế ăn rau sống, nếu ăn thì rau phải được khử trùng sạch sẽ.

- Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của nước thải: xây dựng hồ sinh học…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế phát triển, trường ĐH Kinh tế TP HCM. Nhập môn phân tích lợi ích – chi phí. NXB Đại học Quốc gia, TP HCM, 2003.

Barry Field & Nancy Olewiler. Kinh tế môi trường.

Báo cáo của dự án PAUSSA về Quy trình sản xuất rau nước ở 4 thành phố Đông Nam Á

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình lập dự án đầu tư. NXB Thống kê, Hà Nôi, 2005.

Liqa Raschid-Sally, Jens Raunso Jensen, Nguyễn Công Vinh. Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, 2006

Viện Môi trường và Phát triển bền vững. Hướng dẫn về công cụ hỗ trợ quyết định trong sử dụng hợp lý nước thải đô thị vào canh tác rau ở các vùng ngoại thành thành phố Hà Nội, 6/2006 Các trang wep: 1. www.paussa.org 2. www.nea.gov.vn 3. www.vietnamnet.com 4. www.hanoimoi.com.vn

Một phần của tài liệu Nước thải đô thị trong tương tác nông thôn - đô thị Hình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w