NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM

33 151 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lâu nay cạnh tranh không còn là điều mới mẻ đối với các nhà kinh doanh Việt nam, cạnh tranh đã trở thành bạn đồng hành của mỗi doanh nghiệp. Người ta không thể tồn tại và phát triển nếu không biết cạnh tranh hoặc cạnh tranh yếu kém

NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HỐ CỦA HÃNG HÀNG KHƠNG QUỐC GIA VIỆT NAM LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I. MARKETINGVẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP A. Vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp I. Định Nghĩa Marketing. II. Marketing và doanh nghiệp III. Marketingvấn đề tăng khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp. B. Cạnh tranh và các hình thức cạnh tranh. I. Khái qt về cạnh tranh. II. Các hình thức cạnh tranh. 1 - Cạnh tranh bằng việc cống hiến một dịch vụ hồn hảo. 2 - Cạnh tranh bằng giá cả. 3 - Cạnh tranh bằng chính sách thơng tin. 4 - Cạnh tranh bằng chính sách phân phối. PHẦN II. MARKETINGCẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HỐ CỦA HÃNG HÀNG KHƠNG QUỐC GIA VIỆT NAM - VIỆT NAM - AIRLINES (VNA). I. Các đặc thù riêng của kinh doanh vận tải hàng hố hàng khơng. II. Tình hình cạnh tranh của hãng VNA 1 - Cạnh tranh ngồi ngành. a - Cạnh tranh với vận tải đường bộ. b - Cạnh tranh với vận tải đường sắt. c - Cạnh tranh với vận tải đường thuỷ nội địa. d - Cạnh tranh với vận tải đường biển. 2 - Cạnh tranh trong nội bộ ngành. a - Cạnh tranh đối với các đường bay nội địa. b - Cạnh tranh đối với các đường bay quốc tế. III. Phân đoạn thị trường trong kinh doanh vận tải hàng hố của VNA. 1. Xác định các phân khúc. 2. Thị trường hàng hố vận chuyển nhỏ mang tính chất cá nhân. 1 3. Thị trường hàng hoá vận chuyển mang tính chất kinh doanh. 4. Thị trường hàng hoá với độ tin cậy cao. 5. Thị trường hàng hoá bưu điện. IV. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX MÀ VNA ĐÃ ÁP DỤNG NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH. 1. Chính sách sản phẩm. 2. Chính sách giá. 3. Chính sách phân phối. 4. Chính sách xúc tiến và quảng cáo. KẾT LUẬN. 2 LỜI MỞ ĐẦU Lâu nay cạnh tranh không còn là điều mới mẻ đối với các nhà kinh doanh Việt nam, cạnh tranh đã trở thành bạn đồng hành của mỗi doanh nghiệp. Người ta không thể tồn tại và phát triển nếu không biết cạnh tranh hoặc cạnh tranh yếu kém . Với sự đổi sang cơ chế thị trường, Việt nam đã tạo ra một môi trường cạnh tranh rộng rãi và thuận lợi. Thị trường ngày càng sôi động, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, phong phú và đa dạng, người làm kinh doanh trên thương trường phải tìm mọi biện pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó để tồn tại và phát triển. Những thành tựu ban đầu trong quá trình đổi mới ở Việt nam đã chứng tỏ việc chuyển sang nền kinh tế thường là xu thế tất yếu của nền kinh tế Việt nam, điều đó cũng khẳng định tính tất yếu của cạnh tranh bởi cạnh tranh được coi là qui luật của kinh tế thị trường. Có thị trường là có cạnh tranh dù nó tồn tại ở mức độ nào, lành mạnh hay không lành mạnh, ít hoặc nhiều. Hoạt động Marketing ra đời từ khi nền kinh tế hàng hoá phát triển. Ngày nay, hoạt động Marketing ngày càng trở nên quan trọngkhông thể thiếu được đối với mỗi tổ chức kinh doanh và càng cần thiết hơn khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và hiếm có cơ hội. Một chính sách Marketing đúng đắn, kịp thời sẽ đem lại bao nhiêu lợi ích cho một doanh nghiệp. Hãng hàng không quốc gia Việt nam (Viet nam Airlines - VNA ) được thành lập 4-1993 trong cơ chế thị trường, với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hơn lúc nào hết sự tranh giành thị phần của các hãng hàng không nước ngoài với VNA khốc liệt như ngày nay. Để trụ vững và đi lên trong điều kiện mới VNA phải làm thế nào để tăng năng lực cạnh tranh nói riêng và thành công trong thị trường nói chung, công ty đưa ra các biện pháp nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ để duy trì vị thế của mình trên thương trường. Với đề tài "Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá của hãng hàng không quốc gia Việt nam - VNA" nhằm nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp cạnh tranh của công ty từ đó đưa ra một số giải pháp Marketing nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới. Với trình độ còn hạn chế về nhiều mặt nên không thể tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự góp ý kiến của thầy để rút ra được những bài học cho việc học tập và nghiên cứu sau này. 3 Em xin chân thành cảm ơn . 4 PHẦN I: MARKETINGVẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP. A. VAI TRÒ CỦA MARKETING ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP. I. Định nghĩa Marketing Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing, tuy không ai tranh cãi hay phủ nhận vai trò, vị trí và tác dụng của nó, nhưng người ta chưa có một định nghĩa thống nhất. Marketing theo nghĩa đen có nghĩa là "làm thị trường" hay hoạt động bán hàng. Một định nghĩa như vậy không đầy đủ và chưa phản ánh được những nội dung cơ bản, đặc biệt là của Marketing hiên đại, có thể nêu ở đây một số định nghĩa tiêu biểu về Marketing. 1. Định nghĩa của Philip Kotler Marketing nghĩa là hoạt động kinh tế trong đó hàng hoá được đưa từ người sản sản xuất đến người tiêu thụ. 2. Định nghĩa của Uỷ ban các hiệp hội Marketing Mỹ. Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu thụ. Theo nghĩa này thì Marketing có nhiệm vụ cung cấp cho người tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ họ cần. 3. Định nghĩa của British & Marketing (Anh). Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến người tiêu thụ cuối cùng, nhằm bảo đảm công ty thu được lợi nhuận như dự kiến. 4. Định nghĩa của John. Crightor (Oxtrâylia). Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí. Qua các định nghĩa trên có thể xác định được tư tưởng chính của marketing như sau. • Coi trọng khâu tiêu thụ. • Hướng tới khách hàng. • Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mà mình có. • Mục tiêu của Marketing là lợi nhuận, tuy nhiên trong ngắn hạn, mục tiêu của nó có thể thay đổi (tỷ phần thị trường, cạnh tranh ) II. Marketing và doanh nghiệp : 5 Marketing mới ra đời, chỉ có một khái niệm đơn giản, giới hạn trong lĩnh vực, thương mại, nó chỉ bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp tiêu thụ hàng hố và dịch vụ đã có sẵn với mục đích thu được lợi nhuận tối đa. Bởi vậy người ta gọi Marketing trong giai đoạn này là Marketing thương mại. Khi nền sản xuất phát triển, Marketing khơng chỉ giới hạn trong lĩnh vực thương mại, nó trở thành giao điểm của nhiều q trình kinh tế chính trị tư tưởng, lý luận và trở thành một cơng cụ khơng thể thiếu được trong các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp việc nhận biết vai trò đích thực của Marketing đã dần dần hồn thiện. Từ chỗ coi Marketing là một trong bốn chức năng (sản xuất, tài chính, nhân sự, Marketing). Thì đến nay coi Marketing quan trọng hơn các chức năng khác mà nền kinh tế bị đình trệ. Ngày nay vai trò của Marketing đã được xác định là khâu trung tâm và Marketing có chức năng phối hợp các hoạt ddộng sản xuất, nhân sự, tài chính. Marketing là hết sức cơ bản đến mức độ khơng thể xem nó là một chức năng riêng biệt. Nó là tồn bộ cơng việc kinh doanh dưới góc độ kết quả cuối cùng, tức là dưới góc độ khách hàng. Thành cơng trong kinh doanh khơng phải do người sản xuất, mà chính là do khách hàng quyết định. Marketing bao gồm mọi hoạt động mà cơng ty sử dụng để thích nghi với mơi trường của mình một cách sáng tạo và có lợi. Cơng việc của Marketing là biến các nhu cầu xã hội thành cơ hội sinh lời. Ngày nay, nếu chỉ làm tốt cơng việc của mình thì các cơng ty khơng thể sống sót được. Nếu muốn thành cơng trên thị trường tồn cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt thì họ phải thực hiện cơng việc của mình một cách tuyệt hoả. Người tiêu dùng và khách hàng có rất nhiều người cung ứng sẵn sàng thoả mãn mọi nhu cầu của họ. Những cơng trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng điểm mấu chốt để cơng ty làm ăn có lời là phải am hiểu và thoả mãn những khách hàng mục tiêu bằng những hàng hố có ưu thế hơn hẳn trong cạnh tranh, và Marketing là chức năng của cơng ty có nhiệm vụ xác định các khách hàng mục tiêu là cách tốt nhất để thỗ mãn những nhu cầu cùng mong muốn của họ hơn các đối thủ cạnh tranh và có lời. Marketing bắt nguồn từ một thực tế là con người vốn dĩ có những nhu cầu và mong muốn, sự quan tâm đến Marketing ngày càng tăng lên khi mà ngày càng nhiều tổ chức trong khu vực kinh doanh, khu vực phi lợi nhuận và khu vực quốc tế nhận thấy rõ đóng góp của Marketing vào việc nâng cao kết quả hoạt động trên thị trường. 6 III. Marketingvấn đề tăng khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp : Với vai trò như trên Marketing giúp cho cácdn hạn chế những dao động có tính không ổn định và tự phát thị trường. Thông qua các biện pháp Marketing, các doanh nghiệp có thể đánh giá dự báo những biến số của thị trường, những chính sách của đối thủ cạnh tranhnhững yếu tố khách hàng. Từ đó có thể cản phá những ảnh hưởng xấu tác động tới doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận đặt ra. Đồng thời việc vận dụng Marketing, nó trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh quan trọng, có hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải vận dụng các hoạt động Marketing. Marketing là tổng thể các biện pháp nhằm bảo đảm cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường, bao gồm 4 yếu tố : • Chiến lược sản phẩm • Chiến lược giá cả. • Chiến lược phân phối. • Chiến lược yểm trợ kỹ thuật bán hàng. Các yếu tố trên là những yếu tố cấu thành hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đưa ra được những chính sách Marketing giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá thị trường (môi trường vi mô, vĩ mô), đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của mình. Từ đó mới có thể đưa ra những cống hiến tốt nhất cho khách hàng của mình, đối phó với tình trạng cạnh tranh trên thị trường và đạt được mục tiêu đề ra. B. CẠNH TRANH VÀ CÁC HÌNH THỨC CẠNH TRANH. I. Khái niệm về cạnh tranh : Cạnh tranh là một hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nó được thể hiện trong các biện pháp kinh doanh. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. 1. Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp để chiến thắng trên thị trường. 2. Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp chính sách và nghệ thuật để doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi thế tồn tại trên thị trường. Cạnh tranh không nhất thiết là phải làm cho doanh nghiệp mình thắng. 3. Cạnh tranh là sử dụng các biện pháp chính sách và nghệ thuật để thực hiện các chiến lược cạnh tranh đặc biệt là chiến lược tài chính và lợi nhuận. 7 Thực chất, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là việc sử dụng hệ thống các chính sách, các công cụ của các doanh nghiệp, đưa ra những chiến lược, chiến thuật phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp để đối phó và phản ứng với các doanh nghiệp khác nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển trên thị trường, giành được lợi thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được lợi nhuận dự kiến hoặc lợi nhuận tối đa. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường luôn có xu hướng gia tăng nhiều hãng cùng tham gia vào một lĩnh vực. Vì vậy cạnh tranh ngày một sâu rộng và trở nền gay gắt hơn. Nó là yếu tối nội tại của hàng hoá và tiếp cận thị trường không thể tránh được. Quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt đào thải, gạt khỏi thị trường những doanh nghiệp khôngkhả năng phân bổ nguồn lực tới các các hãng hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời nó buộc các doanh nghiệp pohải tự vận động tạo ra cho mình một lợi thế so với đối thủ để tồn tại và phát triển, phải trang bị cho mình những thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp chính sách Marketing - mix của mình để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp sẽ dần dần ổn định, khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị trường. Về mặt xã hội, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và là công cụ điều tiết thị trường. Cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của thị trường, thị trường là vũ đài của cạnh tranh. Dưới góc độ Marketing cạnh tranh gồm 3 loại : 1. Cạnh tranh giữa người bán và người mua. Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo "luật" mua rẻ - bán đắt. Người mua muốn mua rẻ, ngược lại người bánl uôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong qúa trình "mặc cả" và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua bán được thực hiện. Điều này có ý nghĩa trong chiến lược định giá của công ty bởi vì khi hình thành chính sách giá cả doanh nghiệp cần đưa ra mức giá mà người tiêu dùng cảm thấy mức giá đó nhỏ hơn hoặc bằng mức chất lượng mà họ mong đợi. Khi này cuộc cạnh tranh phần thắng thuộc về doanh nghiệp. 2. Cạnh tranh giữa người mua với nhau : Đây là cuộc cạnh tranh trên cơ sở cung cầu. Khi một loại hàng hoá - dịch vụ nào đó mà cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh càng trở 8 nền quyết liệt và giá hàng hoá - dịch vụ đó sẽ tăng lên. Kết quả là người bán thu lợi nhuận cao còn người mua phải mất thêm một số tiền. Trong cuộc cạnh tranh này người mua tự làm hại mình. Khi thị trường xuất hiện hiện tương cung nhỏ hơn cầu (người mua cạnh tranh với người mua) lúc này các hãng trong thị trường sẽ cung ứng hàng hoá với giá cao. Do lợi nhuận cao sẽ có nhiều hãng muốn tham gia thị trường, vì vậy các hãng trong ngành cố bảo vệ vị trí độc quyền của mình. Vì vậy tham gia được vào thị trường là hết sức khó khăn. 3. Cạnh tranh giữa người bán với nhau : Đây là cuộc cạnh tranh trên vũ đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn nhất đối với các doanh nghiệp. Trong khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập những vấn đề có liên quan đến loại cạnh tranh này. Thực tế cho thấy khi sản xuất hàng hoá càng phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng gay gắt. Trong quá trình ấy một mặt sản xuất hàng hoá với quy luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt bỏ ra khỏi thị trường những doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh thích hợp. Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho những doanh nghiệp nắm được vũ khí cạnh tranh trên thị trường và giám chất nhận "luật chơi" phát triển. Cạnh tranh trên thị trường giữa các chủ doanh nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Nhưng xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân chia thành hai loại. • Cạnh tranh giữa các ngành. • Cạnh tranh trong nội bộ ngành. a. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mua bán hàng hoá - dịch vụ khác ngành với nhau nhằm thu lợi nhuận cao hơn so với số vốn đã bỏ ra. Trong quá trình cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận. Sự điều chỉnh tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất để rồi dẫn đến kết quả cuối cùng là sự bình quân hoá lợi nhuận giữa các nhà doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau. b. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá hay dịch vụ nhằm giành lấy các điều kiện có 9 lợi nhuận nhất trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ ấy. Mục đích là đạt được lợi nhuận siêu ngạch. - Để thực hiện tốt hoạt động cạnh tranh của mình nhà doanh nghiệp trước tiên cần phải nắm bắt chính xác các đối thủ cạnh tranh hiện hữu trong nước và ngoài nước. - Dự đoán khả năng có đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện hay không. II. Các hình thức cạnh tranh. 1. Cạnh tranh bằng việc cống hiến một dịch vụ hoàn hảo. a. Chào hàng dịch vụ tổng thể : Trong lĩnh vực sản xuất dịch vụ, các doanh nghiệp không chỉ đưa ra một mà nhiều dịch vụ với khách hàng. Tuy nhiên dù đứng ở dưới góc độ nào thì các dịch vụ này cũng bao gồm hai loại : Thứ nhất là dịch vụ cơ bản, đây là dịch vụ sẽ thoả mãn nhu cầu chính của khách hàng hay nói cách khác dịch vụ cơ bản chính là lý do chính làm cho khách hàng hỏi xí nghiệp dịch vụ. Chẳng hạn, người ta hỏi một công ty hàng không để đi từ thành phố này đến thành phố khác Thứ hai là dịch vụ ngoại vi, đây là dịch vụ không quan trọng bằng dịch vụ trên làm dễ dàng cho việc đi vào dịch vụ cơ bản hoặc tăng giá trị cho dịch vụ cơ bản. Không một dịch vụ ngoại vi nào tạo thành lý do chính làm cho khách hàng lựa chọn hàng dịch vụ. Từ thực tế hoạt động kinh doanh, từ kinh nghiệm Marketing chúng ta thấy rằng để thu hút được khách hàng trên thị trường doanh nghiệp không chỉ đưa ra một dịch vụ đơn thuần (chuyên chở khách hàng) mà doanh nghiệp cần cống hiến một loạt những dịch vụ khác (đảm bảo an toàn hàng hoá cho khách hàng, phục vụ khách hàng tận tình .). b. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ . Vấn đề chất lượng vốn đã phức tạp với các sản phẩm hữu hình, lại càng phức tạp hơn đối với dịch vụ. Quả vậy người ta nhất trí nói rằng chất lượng gồm hai yếu tố, một là chất lượng khách quan có liên quan đến thành phần vật chất của sản phẩm. Chất lượng chủ quan được tạo thành bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng thông qua nhận thức của anh ta, những sự chờ đợi và những thuộc tính mà anh ta gán cho sản phẩm. Dù sao nếu chỉ có thể tác động tới chất lượng chủ quan bằng cách làm cho sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của đoạn khách hàng thì bao giờ cũng có thể xác định chất lượng khách quan ở cuối quá trình sản xuất, trước khi sản phẩm tiếp xúc với người tiêu dùng. 10 [...]... khéo léo của người làm nghiệp vụ Marketing nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình Với đề tài "Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá của hãng hàng không quốc giá Việt Nam VNA " em đã tập trung nghiên cứu vai trò của Marketing trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, Marketing và cạnh tranh trong kinh doanh vận tải hàng hoá của VNA, thực trạng của VNA,... riêng của kinh doanh vận tải hàng hoá hàng không : - Thời gian vận tải hàng hoá bằng đường hàng không nhanh hơn rất nhiều so với các phương tiện vận tải khác - Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn bất kỳ một phương tiện vận tải nào khác - Có tính an toàn cao hơn rất nhiều so với các phương tiện vận tải khác - Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không (tính theo kg/km) cao. .. Cục hàng không chỉ đảm bảo ngang bằng trong việc định giá cước vận tải giữa các hãng hàng không Đối với thị trường vận tải hàng hoá quốc tế nên áp dụng phương thức đặt giá cả của các hãng cạnh tranh vì tình hình vận tải hàng hoá quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt, các Hãng hàng không đang cố gắng giảm những chi phí liên quan đến vận tải hàng hoá, mức giá đang có xu hướng xuông ngang bằng mức giá trong. .. của hàng hoá, bến bãi, kho), các yếu tố về mặt thời gian Dưới đây là những phân tích về khả năng cạnh tranh của các phương tiện vận tải đối với vận chuyển hàng không BẢNG VAI TRÒ, CHỨC NĂNG HIỆN TẠITRONG TƯƠNG LAI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN CẠNH TRANH Phương thức vận Vai trò, chức năng hiện tạitrong tương lai tải 1 Vận tải đường 1 Đa số lằ vận tải đường bộ và liên vùng bộ 2 Đa số là vận tải hàng hoá. .. đường hàng không tăng nhanh chóng về số lượng cũng như chủng loại mặt hàng II TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA HÀNG VNA Từ khi thành lập đến nay (4.1993), hãng hàng không quốc gia Việt Nam luôn chịu tác động mạnh mẽ của những bối cảnh kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực và trên thế giới Hơn lúc nào hết, sự tranh giành thị phần của các hãng hàng không nước ngoài với hãng hàng không quốc gia Việt Nam. .. thành đối thủ cạnh tranh thực sự đối với ngành hàng không, đặc biệt là trên tuyến Bắc - Nam Do vậy trong sự phát triển của ngành hàng không nhất là trong lĩnh vực vận tải hàng hoá cần phải đánh giá đúng sự ảnh hưởng của đường sắt tới nhu cầu vận chuyển hàng không c Cạnh tranh với vận tải đường thuỷ nội địa : Đối với vận tải đường thuỷ, nhu cầu vận tải thường trùng với nhu cầu vận tải đường sắt những đoạn... tiện vận tải khác 16 - Khả năng vận chuyển bằng đường hàng không hạn chế về số lượng và chủng loại - Khả năng vận chuyển bằng đường hàng không cao hơn so với các phương tiện vận tải khác Ở Việt Nam vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không chỉ chiếm khối lượng nhỏ trong tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển cả năm của bất cứ các phương tiện vận chuyển Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, nhu cầu vận chuyển... chào hàng dịch vụ dưới những nhãn hiệu khác nhau 15 PHẦN II MARKETING VÀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM VNAIRLINES (VNA) I CÁC ĐẶC THÙ RIÊNG CỦA KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG 1- Đặc điểm của dịch vụ xã hội : Theo Phillip Kottek :"Dịch vụ là bất kỳ hoạt động và lợi ích gì mà một bên có thể cống hiến cho bên kia, thực chất là có tính vô hình và không. .. cả vận tải đường thuỷ rẻ nhất nhưng rất chậm chạp nên chỉ thuận tiện cho chuyên chở các loại hàng hoá cồng kềnh, giá trị thấp như : ngũ cốc, cát, than Do vậy trong một vài năm tới, vận tải đường thuỷ nội địa sẽ không phải là đối thủ cạnh tranh chính đối với vận tải hàng không d Cạnh tranh với vận tải đường biển Tại thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam, vận tải hàng hoá bằng đường biển là đối thủ cạnh. .. mạnh hơn nữa khả năng chiếm lĩnh thị trường mà VNA có lợi thế về thương quyền III PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG TRONG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA VNA 1 Xác định các phân khúc Căn cứ vào thị trường hiện tại và thị trường tương lai, VNA có thể phân chia thị trường vận tải hàng hoá hàng không theo các loại hình hàng hoá vận chuyển sau : * Hàng hoá vận chuyển nhỏ mang tính chất cá nhân * Hàng hoá vận chuyển mang . NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HỐ CỦA HÃNG HÀNG KHƠNG QUỐC GIA VIỆT NAM LỜI MỞ. thế của mình trên thương trường. Với đề tài " ;Những giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hàng hoá của hãng hàng

Ngày đăng: 05/04/2013, 14:45

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan