1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN: TOAN CO LOI VAN- LOP 4

48 464 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 826,5 KB

Nội dung

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, việc thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược ấy cần một nguồn lực mới - một đội ngũ lao động không những phải có những phẩm chất cao quý, mà còn phải có trình độ nghề nghiệp cần thiết. Muốn tạo ra được đội ngũ lao động như vậy xã hội cần phải dựa vào giáo dục và chỉ có giáo dục mới mới đáp ứng được những “đơn đặt hàng” đó. Nhận thức được vai trò của giáo dục trong việc phát triển và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở cửa tương lai”. Luật Giáo dục 2005 nêu rõ: Mục tiêu giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đạt được mục tiêu này, giáo dục Việt Nam phải thực hiện thông qua nhiều cấp học, bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục tiểu học giữ một vai trò quan trọng. Chính vì vậy trong những năm gần đây, giáo dục tiểu học đã trở thành một bậc học quan trọng và được tiến hành phổ cấp trên toàn đất nước. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học cơ sở. Mục tiêu này được thực hiên thông qua nhiều môn học khác nhau, trong đó môn Toán có vị trí hết sức quan trọng và chiếm thời lượng lớn trong chương trình. Toán học nói chung và toán tiểu học nói riêng đều mang bản chất trừu tượng và khái quát hóa ở mức độ cao. Điều này mâu thuẫn với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. Mặc dù các tác giả sách giáo khoa đã cố gắng trình bày những tri thức toán học phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em nhưng thực tế vẫn cho thấy rằng học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình học môn Toán ở Trường tiểu học. Chương trình Toán tiểu học được xây dựng bao gồm bốn mạch kiến thức cơ bản: Số học; Đo lường; Hình học và Giải toán có lời văn. Phần lớn thời gian của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng dành cho việc học bốn phép tính 6 cộng, trừ, nhân, chia và giải toán có lời văn. Trong đó việc học bốn phép tính thường không khó với tuyệt đại đa số học sinh còn giải toán có lời văn là không dễ đối với các em. Đó là vì trong các bài toán có lời văn, bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia không hiện ra một cách rõ ràng, mà chúng lại ẩn náu đằng sau các câu chữ (nhiều khi rất khó nhận thấy) mô tả các tình huống của trong đời sống sinh hoạt, lao động, học tập hằng ngày. Nếu không có phương pháp suy nghĩ, tìm hiểu thì không thể phát hiện ra cách giải. Do đó đa số học sinh không sợ các bài toán số mà thường chỉ sợ các bài toán đố (toán có lời văn), nhất là học sinh từ trung bình trở xuống. Từ thực tế đó, chúng tôi thấy việc tìm hiểu kĩ năng giải toán của các em và bước đầu đề xuất các biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng giải toán là hết sức cần thiết. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh khối 4 Trường tiểu học Vĩnh Lợi thành phố Huế”. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài này là nhằm tìm hiểu kĩ năng giải toán của các em và bước đầu đề xuất các biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng giải toán. III. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn trong chương trình toán khối 4 Trường tiểu học Vĩnh Lợi. 3.2. Khách thể nghiên cứu Giáo viên và học sinh trong quá trình rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn. IV. Giả thuyết khoa học Việc rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh là công việc cần phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong suốt năm học cũng như toàn bậc học tiểu học. Nếu như việc tìm hiểu kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh được tiến hành một cách có hiệu quả thì đó sẽ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tác động nhằm nâng kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh V. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận cho việc nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh khối 4 Trường tiểu học Vĩnh Lợi Khảo sát thực trạng về kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh khối 4. Đề ra các biện pháp nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh. 7 VI. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết: Chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp lí thuyết để nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh. - Phương pháp điều tra bằng Ankét: Đây là phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh khối 4 Trường Tiểu học Vĩnh Lợi với 2 phiếu điều tra dành cho giáo viên và học sinh. - Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát học sinh và giáo viên trong quá trình dạy học giải toán có lời văn để thu thập các thông tin nhằm bổ sung cho các phương pháp trên. - Phương pháp trò chuyện: Chúng tôi tiến hành trò chuyện với giáo viên và học sinh khối 4 Trường Tiểu học Vĩnh Lợi để thu thập thông tin bổ sung cho các phương pháp trên. - Phương pháp toán học: Dùng để xử lí số liệu thu được trong quá trình điều tra. VII. Phạm vi nghiên cứu Vì điều kiện thời gian và khả năng của bản thân chúng tôi chỉ nghiên cứu việc tìm hiểu kĩ năng giải toán có lời văn trong phạm vi học sinh khối 4 Trường Tiểu học Vĩnh Lợi thành phố Huế. VIII. Lịch sử của vấn đề Việc nghiên cứu phương pháp dạy học môn Toán trong đó có phương pháp giải toán có lời văn đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên vấn đề rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn thì các công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề này chỉ được một số tác giả đề cập đến thông qua các bài báo đăng trên tạp chí giáo dục và xuất hiện trong các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tiểu học. Một số tác giả lại chú trọng rèn luyện kĩ năng này thông qua việc xuất bản các đầu sách . Mặt khác chương trình Sách giáo khóa Toán 4 mới, được đưa vào giảng dạy chính thức không lâu (từ năm 2000) nên các công trình nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế. 8 IX. Kế hoạch nghiên cứu 1.Từ: 10 - 01 đến 20 - 01 : Chọn đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu 2.Từ: 21- 01 đến: 09 - 02 : Xây dựng đề cương chi tết 3.Từ: 10 - 02 đến 10 - 03 : Điều tra thu thập tư liệu 4.Từ: 11 - 03 đến 21 -03 : Xử lí số liệu 5.Từ: 22 - 03 đến 03 - 04 : Viết công trình nghiên cứu 6.Từ: 04 - 04 đến 05 - 04 : Nộp đề tài 9 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Các khái niệm cơ bản 1. Kĩ năng Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Trung tâm Từ điển học và NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2002 định nghĩa: Kỹ năng: “Khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”. Từ điển Le Petit Robert (1996) lại định nghĩa: kĩ năng như là khả năng thành công trong các công việc dự định tiến hành, trong việc giải quyết các vấn đề thực tế; khả năng, kinh nghiệm trong việc thực hiện một hoạt động trí tuệ hay nghệ thuật. Theo tâm lí học, Kĩ năng: Là khả năng vận dụng kiến thức (Khái niệm, cách thức, phương thức) để giải quyết một nhiệm vụ mới. Về kĩ năng học tập của học sinh ta có thể diễn đạt như sau: Kĩ năng học tập, trước hết là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện các hành động học tập đã được học sinh lĩnh hội để giải quyết các nhiệm vụ học tập mới. Trong quá trình dạy học ở tiểu học, giáo viên thường ra sức truyền đạt cho học sinh những tri thức. Nắm được tri thức là hiểu biết và ghi nhớ được những khái niệm khoa học. Tiếp thêm một bước nữa là vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn thì là có kĩ năng. Và khi kĩ năng được cũng cố vững chắc, trở nên tự động hoá hoặc nửa tự động hóa hình thành nên kĩ xảo. 2. Kĩ năng giải toán Kĩ năng giải toán chính là quá trình học sinh vận dụng các khái niệm, định lí, định luật vào giải quyết các yêu cầu của bài toán đặt ra. Để hình thành được hế thống kĩ năng giải toán thành thạo thì không những phải có sự rèn luyện mà còn đòi hỏi phải có phương pháp phù hợp. 3. Bài toán có lời văn Bài toán có lời văn là những bài toán mà phần đã cho và phần cần tìm ẩn chứa dưới ngôn ngữ Tiếng Việt, để giải chúng cần phải hiểu rõ ngôn ngữ và các từ chìa khóa mới tìm được phép tính tương ứng. 10 II. Dạy học giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 1. Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 Dạy học giải toán có lời văn lớp 4 giúp học sinh củng cố, rèn luyện kiến thức và kĩ năng về số học, đo đại lượng trong chương trình Toán 4, rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng, diễn đạt, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề gần gũi với cuộc sống. Yêu cầu cần đạt được của mỗi học sinh lớp 4 là: - Học sinh biết quy trình giải bài toán có lời văn. - Nhận dạng và phân biệt được các bài toán điển hình trong chương trình Toán 4. - Hiểu được phương pháp đặc thù đối với mỗi dạng toán đó (thực hiện đúng các bước giải, trình bày bài giải đến kết quả chính xác); hiểu được ý nghĩa các bước tính trong cách giải. - Vận dụng được phương pháp các bài toán điển hình để giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản có liên quan (dưới dạng bài toán có lời văn). 2. Nội dung chương trình giải toán có lời văn Toán 4 2.1. Nội dung chương trình Chương trình môn Toán lớp 4 được xây dựng theo bốn mạch kiến thức chủ yếu: Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Hình học và Giải toán có lời văn. Các mạch kiến thức này không được dạy riêng rẽ mà được dạy xen kẽ lẫn nhau trong suốt chương trình. Chương trình có 175 tiết được dạy trong 35 tuần (mỗi tuần 5 tiết). Trong bốn mạch kiến thức đó thì Giải toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng và được xây dựng với các nội dung chủ yếu sau: a ) Các bài toán đơn giải bằng một phép tính. - Giải bằng một phép tính cộng (hai số tự nhiên hoặc hai phân số) - Giải bằng một phép tính trừ (hai số tự nhiên có nhiều chữ số hoặc hai phân số). - Giải bằng một phép nhân (hai số tự nhiên có hai, ba chữ số hoặc hai phân số). - Giải bằng một phép tính chia (hai số tự nhiên hoặc hai phân số). Ta có thể nhìn thấy các bài toán đơn giải bằng một phép tính trong chương trình Toán 4 qua bảng tóm tắt sau: 11 b) Các bài toán giải bằng hai phép tính Trong chương trình sách giáo khoa Toán 4 có 10 dạng toán giải bằng hai phép tính. Ta có thể thấy rõ chúng qua bảng tóm tắt sau: c. Các bài toán điển hình c.1. Bài toán tìm số trung bình cộng Các bài toán về tìm số trung bình cộng chủ yếu có các dạng sau: - Dạng cơ bản: Biết 2 (hoặc nhiều) số hạng. Tìm số trung bình cộng của 2 (hay nhiều) số hạng đó. - Dạng vận dụng 1:Biết số trung bình cộng của 2 (hay nhiều) số hạng; biết 1 hoặc (nhiều số) hạng khác. Tìm một số hạng còn chưa biết trong số các số hạng. - Dạng vận dụng 2: Biết một số số hạng (đã cho hoặc tính được). Tìm số trung bình cộng và tìm một số hạng còn chưa biết. c.2. Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó Bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu có các dạng sau: - Dạng cơ bản: Biết tổng; biết hiệu. Tìm số lớn, số bé 12 CÁC BÀI TOÁN ĐƠN GIẢI BẰNG MỘT PHÉP TÍNH CỘNG GIẢI BẰNG MỘT PHÉP TÍNH TRỪ GIẢI BẰNG MỘT PHÉP TÍNH NHÂN NHÂN GIẢI BẰNG MỘT PHÉP TÍNH CHIA a + b a, b là số tự nhiên có nhiều chữ số a,b,c,d là các số tự nhiên b, d ≠0 a - b a, b là số tự nhiên có nhiều chữ số a x b a, b là số tự nhiên có 2 hoặc 3 chữ số a : b a, b là số tự nhiên có nhiều chữ số a,b,c,d là các số tự nhiên b, d ≠0 a,b,c,d là các số tự nhiên b, d ≠ 0 a,b,c,d là các số tự nhiên b, d ≠ 0 CÁC DẠNG BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (a + b) +c a - (b +c) (a - b) +c (a + b) x c (a + b) :c Ví dụ: Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng lấn lượt là 60 và 12 (bài tập 1. trang 48, SGK Toán 4). - Dạng vận dụng 1: Ví dụ. Tuổi chị và tuổi em cộng lại bằng 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi. Trong chương trình toán 4 những bài tập kiểu như thế này khá nhiều. Nội dung bài toán chưa nêu rõ số lớn, số bé, phải sử dụng vốn kinh nghiệm, vốn sống thực tế để suy luận. - Dạng vận dụng 2: Ví dụ:Tìm hai số biết tổng của chúng bằng số lớn nhất có 3 chữ số và hiệu của hai số đó bằng số lớn nhất có hai chữ số. Dạng bài này ta có thể nhận ra ngay vì đề nêu rõ “biết tổng biết hiệu”. Tuy nhiên tổng và hiệu đều phải lập luận và sử dụng thêm kiến thức đã biết để xác định tổng và hiệu một cách cụ thể. - Dạng vận dụng 3: Ví dụ: Tìm 3 số tự nhiên liên tiếp, biết tổng của chúng là 84. ( Bài tập 4, trang 177, SGk Toán 4). Dạng bài này yêu cầu tìm ba số chứ không phải hai số và đã cho tổng cụ thể nhưng hiệu dưới dạng ẩn. Các bài tập này cũng có thể cho biết hiệu cụ thể và tổng dưới dạng ẩn. c.3. Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ có các dạng sau: - Dạng cơ bản: Biết tổng của 2 số; biết tỉ của 2 số. Tìm số lớn, số bé. Ví dụ: Tổng của 2 số là 333 . Tỉ của 2 số đó là 7 2 . Tìm hai số đó (Bài tập1, trang 48, SGk toán 4). - Dạng vận dụng 1: Ví dụ: Một người đã bán được 280 quả cam và quýt, trong đó số cam bằng 5 2 số quýt. Tìm số cam và số quýt đã bán. - Dạng vận dụng 2: Tổng của 2 số bắng số lớn nhất có 2 chữ số. Tỉ số của 2 số đó là 5 4 . Tìm hai số đó. ( Bài tập 3, trang 148, SGk Toán 4). 13 Trong dạng toán này hoặc tổng cho dưới dạng ẩn hoặc tỉ số cho dưới dạng ẩn; cần lập luận để đưa về dạng cơ bản. - Dạng vận dụng 3: Ví dụ: Hùng và Dũng có tất cả 79000đồng. Sau khi Hùng mua hết 6 5 số tiền của mình và Dũng mua hết 7 6 số tiền của mình thì Dũng còn nhiều hơn Hùng 2000 đồng. Tính số tiền của mỗi bạn. Dạng toán này chủ yếu bồi dưỡng học sinh giỏi. Ở đây cả tổng và tỉ số đều cho ở dạng ẩn. c.4. Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó Bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ có các dạng sau: - Dạng cơ bản: Biết hiệu và tỉ số của 2 số. Yêu cầu tìm hai số đó. - Dạng vận dụng 1: Ví dụ: Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng 7 2 tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi người. - Dạng vận dụng 2: Ví dụ: Hiệu hai số bằng số bé nhất có 3 chữ số, tỉ số số của 2 số đó là 5 9 . Tìm hai số đó. - Dạng vận dụng 3: Có 2 kho chứa thóc, sức chứa ở mỗi kho không bằng nhau. Biết rằng nếu lấy số thóc ở kho 2 trừ đi số thóc ở kho 1 được một số bé nhất chia hết cho 3 và 5. Nếu chuyển 5 tấn thóc từ kho 2 sang kho 1 thì tỉ số của kho 1 và kho 2 là 5 4 . Tìm số thóc mà mỗi kho chứa? Ở dạng này cả tỉ và hiệu đều cho dưới dạng ẩn, cần suy luận để đưa về bài toán cơ bản. Dạng này chủ yếu dành cho học sinh giỏi toán c.5. Bài toán tìm các số đo thực tế biết các số đo trên bản đồ và tỉ lệ bản đồ c.6. Bài toán tìm số đo trên bảng đồ biết số đo ngoài thực tế và tỉ lệ bản đồ d. Bài toán có nội dung hình học và vận dụng kiến thức kiến thức (bài toán không mẫu mực) - Dạng cơ bản: 14 + Dạng 1: Tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác có số đo cho trước. + Dạng 2:Biết số đo các cạnh . Tính diện tích (hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình bình hành, hình thoi ) - Dạng vận dụng 1: Biết chu vi (hoặc diện tích) và mối quan hệ. Ví dụ: Một hình chữ nhật có chu vi là 350m, chiều rộng bằng 4 3 chiều dài. Tìm chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật (Bài tập 5, trang 149, SGK Toán 4). - Dạng vận dụng 2: Ví dụ: Để lát nền một căn phòng, người ta sử dụng hết 200 viên gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể? Chú ý: Các bài toán dạng vận dung 2 các công thức hình học chỉ là công cụ, hoặc là bước trung gian trong khi tìm kiếm lời giải cho bài toán. - Dạng vận dụng 3: Ví dụ: Tính diện của miếng bìa có các kích thước theo hình vẽ dưới đây: Bài toán này chưa có các hình cơ bản và các công thức để áp dụng hoặc vận dụng mà phải tiến hành biến đổi phân tích bài toán đã cho, quy về định dạng có thể áp dụng hoặc vận dụng công thức hình học đã có. - Các bài toán ứng dụng tỉ lệ bản đồ: +Dạng 1: Biết tỉ lệ bản đồ Biết số đo khoảng cách trên bản đồ Tìm số đo (khoảng cách) trên thực tế +Dạng 2: Biết tỉ lệ bản đồ Biết số đo (khoảng cách) trên thực tế Tìm số đo (khoảng cách) trên bản đồ 2.2. Những điểm mới về nội dung và yêu cầu của chương trình giải toán có lời văn lớp 4. 15 5cm 4cm 3cm 6cm 15cm [...]... hiểu thực trạng kĩ năng giải toán của hoc sinh khối 4 chúng tôi tập trung điều tra, khảo sát trên hai đối tượng chủ yếu là giáo viên và học sinh 1 Thực trạng kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh khối 4 Đối với học sinh chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên (bằng phiều trưng cầu ý kiến) đối với tổng số 60 học sinh thuộc các lớp: 4/ 1, 4/ 2 4/ 3, 4/ 4 tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: 1.1 Nhận thức... 4 mức độ: Rất tốt; Tốt; Trung bình; Yếu Chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 7: Kĩ năng viết câu lời giải của học sinh Mức độ Rất tốt Tốt 30 Trung bình Yếu Số lượng % 18 25 15 2 30,0 41 ,7 25,0 3,3 Biểu đồ 4: Kĩ năng viết câu lời giải của học sinh Ngoài ra để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 20 cuốn vở bài tập Toán 4 của 20 học sinh thuộc các lớp 4 khác nhau (4/ 1,... Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 848 dm Nếu tăng chiều rộng lên 15dm và đồng thời giảm chiều dài đi 15dm thì được mãnh đất hình vuông Tính diện tích mãnh đất đó Kết quả thu được như sau: Học sinh Giải được Không giải được SL 14 11 % 56 44 Như vậy với một bài toán hình học quy về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu nhiều em vẫn không giải được (44 %) Khi chúng tôi trò chuyện với các em để... Chủ tịch công đoàn Hiện nay nhà trường có tổng số học sinh là 1051 em (trong đó có 42 8 em nữ) với 26 lớp Khối 1 có 238 học sinh (105 nữ) Khối 2 có: 229 học sinh (100 nữ) Khối 3 có: 201 (98 nữ) Khối 4 có:212 (96 nữ) Khối 5 có: 171 học sinh (83 nữ) Đội ngũ 24 cán bộ công nhân viên hiện nay là 46 người, trong đó: Đại học: 24 người; Cao đẳng: 12 người; THSP và Trung cấp: 10 người 3 Về cơ sở vật chất Toàn... bài toán quen thuộc trong chương trình Toán 4 với nội dung như sau: 28 “Lớp em có 40 học sinh Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ 6 bạn Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?” và yêu cầu ngẫu nhiên 20 của 4 lớp 4 khác nhau tóm tắt bài toán trên bằng 2 cách khác nhau (không dùng sơ đồ đoạn thằng và dùng lời) Kết quả thu được như sau: Bảng 4: Khả năng tóm tắt bài toán bằng nhiềù cách... 23 14 4 % 92 56 16 34 Biểu đồ 8: Khả năng giải bài toán đã cho bằng nhiều cách Qua đây ta có thể thấy rõ khả năng giải toán bằng nhiều cách của các em vẫn còn nhiều hạn chế.Với bài toán chúng tôi đưa ra thì chỉ có 16% là đáp ứng được yêu cầu của đề bài Còn lại là chỉ giải phổ biến 1 cách (92%) và một số giải bằng 2 cách (56%) Chúng tôi lại đặt ra bài toán sau cho ngẫu nhiên 25 học sinh thuộc 4 lớp 4. .. phương pháp nêu trên.)” Kết quả thu được như sau Bảng 14: Phương pháp dạy học giải toán có lời văn 1 2 3 4 Phương pháp Thuyết trình Nêu và giải quyết vấn đề Thực hành luyện tập Phối hợp các phương pháp trên SL 4 2 5 3 % 80 40 100 60 Biểu đồ 9: Phương pháp sử dụng khi dạy học toán có lời văn Việc phối hợp các phương pháp giảng dạy được giáo viên hết sức coi trọng (chiếm 60%) Phương pháp nêu và giải quyết... 11,7 20,0 46 ,7 Biểu đồ 5: Dạng toán gây khó khăn cho học sinh Qua bảng số liệu nhiều học sinh đều cho rằng các bài toán có nội dung hình học là tương đối khó và gây nhiều khó khăn trong quá trình giải chúng Một số em (41 ,6%) cho rằng dạng toán Tổng - Tỉ và Hiệu - Tỉ cũng gây khó khăn trong quá trình tìm cách giải Để kiểm chứng thêm vấn đề này chúng tôi yêu cầu ngẫu nhiên 25 học sinh thuộc 4 lớp 4 khác... 4: Kĩ năng viết câu lời giải của học sinh Ngoài ra để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng tôi tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên 20 cuốn vở bài tập Toán 4 của 20 học sinh thuộc các lớp 4 khác nhau (4/ 1, 4/ 2, 4/ 3, 4/ 4) Sau khi kiểm tra các câu lời giải của các em chúng tôi nhận thấy có các lỗi phổ biến như sau: - Câu lời giải bị phê là dài dòng và còn thiếu (20%.) - Quên ghi dấu ngoặc ở tên đơn vị và quên ghi... kết quả sau: Bảng 14: Mức độ tổ chức các trò chơi toán học của giáo viên Mức độ SL % Rất thường xuyên 0 0 Thường xuyên Thỉnh thoảng 1 2 20 40 39 Không sử dụng 2 40 Biểu đồ 11: Mức độ tổ chức các trò chơi toán học của giáo viên Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy không có giáo viên nào tổ chức trò chơi toán học trong giải toán có lời văn với mức độ rất thường xuyên; thậm chí có tới 40 % giáo viên không . 10 - 03 : Điều tra thu thập tư liệu 4. Từ: 11 - 03 đến 21 -03 : Xử lí số liệu 5.Từ: 22 - 03 đến 03 - 04 : Viết công trình nghiên cứu 6.Từ: 04 - 04 đến 05 - 04 : Nộp đề tài 9 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG. giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 1. Mục tiêu dạy học giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 Dạy học giải toán có lời văn lớp 4 giúp học sinh củng cố, rèn luyện kiến thức và. 1. trang 48 , SGK Toán 4) . - Dạng vận dụng 1: Ví dụ. Tuổi chị và tuổi em cộng lại bằng 36 tuổi. Em kém chị 8 tuổi. Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi. Trong chương trình toán 4 những bài

Ngày đăng: 29/04/2015, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w