Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
90 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Kính gửi: - Ban lãnh đạo Sở Giao dịch NHCSXH - Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ Sở giao dịch NHCSXH Tên tôi là: Được sự đồng ý của Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), từ ngày 06/9/2006 tôi đã được bố trí về học việc tại phòng kế hoạch - Nghiệp vụ Sở giáo dịch NHCSXH. Trong suốt quá trình học việc được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Sở giao dịch, các đồng chí trong phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, cùng với sự cố gắng của bản thân. Tôi đã tìm hiểu về hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội, các nghiệp vụ của Sở giao dịch nói chung và được tham gia học việc cụ thể về chương trình cho vay học sinh sinh viên và các công tác nghiệp vụ khác. Qua đó tôi bước đầu trang bị cho mình những kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng và trau dồi, học hỏi thêm được nhiều về kinh nghiệm làm việc. Sau đây là bài báo cáo thu hoạch của tôi trong thời gian học việc. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Sở giao dịch, trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ và các cán bộ, nhân viên trong phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Phần 1 Hệ thống ngân hàng chính sách xã hội việt nam I. Những vấn đề chung Theo nghịđịnh 78/2002/NĐ - CP ban hành ngày 04 tháng 10 năm 2002, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ - NH5, ngày 01/9/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 04/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 131/2002/QĐ - TTg thành lập NHCSXH. Đến nay, NHCSXH đã có một mạng lưới tổ chức rộng khắp 64 tỉnh thành phố, Sở giao dịch và 592 phòng giao dịch cấp quận, huyện. - Tên tiếng Việt: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN). - Tên giao dịch quốc tế: Vietnam for Social Policies (VBSP). - Hội sở chính: 68 Trường Chinh - Đống Đa - Hà Nội. 1. Cơ cấu tổ chức: * Hệ thống tổ chức NHCSXH gồm: - Hội sở chính đặt tại thủ đô Hà Nội. - Sở giao dịch, chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh thành phố trực thuộc TW. - Phòng giao dịch cấp quận, huyện thuộc chi nhánh cấp tỉnh, thành phố. Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của hội sở chính, Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện theo quy định của Hội đồng quản trị. * Cơ sở tổ chức của bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính: - Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc. - Ban kiểm soát. - Ban Tổng giám đốc và các phòng, ban là bộ máy giúp việc. 2. Chức năng, nhiệm vụ: - Tổ chức huy động vốn trong và ngàoi nước có trả lãi của tổ chức và tầng líp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. - Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài ưnớc; Vay tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng nhà nước. - Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nhiên không có lãi hoặc không hoàn toàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính - tín dụng và các tổ chức kinh tế chính trị - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. - Có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. - Được thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác. Ngân hàng Chính sách Xã hội hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là ivệc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. * Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi bao gồm: - Hé nghèo. - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Chính phủ. - Các đối tượng chính sách đi lao động có htời hạn ở nước ngoài. - Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuát, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tÕ - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn miền núí, vùng sâu, vùng xa. - Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. II. Nguồn vốn 1. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước - Vốn Điều lệ. - Vốn cho vay xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác. - Vốn trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn. - Vốn ODA được Chính phủ giao. 2. Vốn huy động: - Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Tiền gửi của các tổ c hức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng tiền Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận. - Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác. - Tiền gửi tiết kiệm của người nghèo. 3. Vốn đi vay: - Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. - Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Vay Ngân hàng Nhà nước. 4. Vốn đóng góp tự nhiên không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. 5. Vốn nhận uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước. 6. Các nguồn vốn khác. III. Cho vay 1. Điều kiện để được vay vốn: - Đối với người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trí hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bé Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập danh sách có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã. - Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của nghị định này. 2. Vốn vay được sử dụng vào các việc sau: - Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135), sử dụng vốn vay để: + Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh. + Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập. - Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường. - Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời gian ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả chi phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay. - Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Vốn nhận Uỷ thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích cho bên uỷ thác yêu cầu và được ghi trong hợp đồng uỷ thác. 3. Về nguyên tắc tín dụng: - Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. - Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. 4. Về mức cho vay: Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ. 5. Về thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: - Thời igan vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời gian thu hồi vốn của chương trình, dự án cso tính đến khả năng trả nợ của người vay. - Trường hợp người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ. - Trường hợp người vay sử dụng vốn vay sai mục đích; Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ. - Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định. 6. Về lãi suất cho vay: - Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. - Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. 7. Về rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro: - Người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như: Thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường được giải quyết như sau: + Trường hợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; + Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội do Hội đồng quản trị quyết định. - Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của người vay, của tổ chức nhận uỷ thác hoặc của cán bộ viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phần 2 Sở giao dịch ngân hàng chính sách xã hội Sở giao dịch được thành lập theo quyết định 146/2003/QĐ - HĐQT ban hành ngày 12/02/2003. Quyết định số 156/QĐ - HĐQT ngày 19 tháng 03 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch NHCSXH, Sở giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (SGD) là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đại diện theo uỷ quyền của NHCSXH, CGD có con dấu riêng, có báo cáo tài chính. I. Tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch - Giám đốc và các phó giám đốc giúp việc. - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: + Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ. + Phòng Kế toán - Ngân quỹ. + Phòng Thanh toán + Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ + Phòng Hành chính - Nhân sự. 1. Chức năng, các nghiệp vụ chính: - Quản lý các nguồn vốn nội tệ, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của NHCSXH. Thực hiện việc đièu chuyển vốn trong toàn hệ thống theo lệnh của Tổng giám đốc NHCSXH. - Đầu mối thực hiện thanh toán quốc tế, quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các đơn vị thành viên. - Huy động vốn: + Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. + Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước. + Vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của NHCSXH theo lệnh của Tổng giám đốc. + Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ có giá khác theo kế hoạch được giao và theo lênh của Tổng giám đốc. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với khách hàng trong phạm vi và đối tượng được giao. - Thực hiện dịch vụ về thanh toán và ngân quỹ: + Cung cấp các phương tiện thanh toán và làm dịch vụ thanh toán. + Thực hiện các dịch vụ thu hội, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. + Thực hiện thanh toán nội bộ trong toàn hệ thống và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng theo quy định của pháp luật. - Thực hiện kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác theo quy định của Tổng giám đốc NHCSXH. - Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán dịch vụ và dịch vụ ngân hàng đối với các ngân hàng nước ngoài theo uỷ quyền của Tổng giám đốc. - Thực hiện thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm mới trong các hoạt động của NHCSXH. [...]... luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng c Khởi kiện trước pháp luật: - Khách hàng vi phạm hợp đồng, tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được thông báo nhưng không khắc phục - Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng - Khách hàng có năng lực tài chính để trả nợ nhưng cố tình không trả nợ ngân hàng theo thoả thuận - Khách hàng có hành... có khả năng trả nợ phải gửi giấy điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đến Ngân hàng để Ngân hàng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Nếu không được chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì Ngân hàng sẽ chuyển món đó sang nợ quá hạn - Việc đề nghịi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ của học sinh hoặc người cam kết trả nợ thay và việc giải quyết của Ngân hàng phải được thực hiện trước khi đến hạn trả nợ 15 Giảm lãi... vụ - Các tài liệu chứng từ có liên quan - Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định 9.2 Hồ sơ do Ngân hàng chính sách xã hội lập - Phiếu thẩm định, tái thẩm định - Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo chuyển nợ quá hạn - Sổ theo dõi cho vay, thu nợ - Các hồ sơ khác (nếu có) 9.3 Hồ sơ do khách hàng và NHCSXH cùng lập - Hợp đồng tín dụng - Hợp đồng bảo hiểm tiền vay - Giấy nhận nợ - Biên... tiếp tục vay vốn ở năm tiếp theo 12 Thu nợ: Trước mỗi kỳ thi tốt nghiệp tối thiểu 2 tuần, Ngân hàng nơi cho vay gửi thông báo kèm theo danh sách chi tiết các học sinh còn dư nợ tại ngân hàng khoá học sinh sắp ra trường cho ban giám hiệu Đề nghị nhà trường phối hợp đốc thúc học sinh đến làm cam kết trả nợ tại Ngân hàng Thoả thuận cùng nhà trường chỉ khi nào học sinh xuất trình Cam kết trả nợ, nhà trường... của toàn hệ thống Phần III Công tác nghiệp vụ I Cho vay học sinh sinh viên Theo văn bản số 318/NHCS - KH ngày 02 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 1 Mục đích cho vay NHCSXH thực hiện cho vay học sinh, sinh viên (sau đây gọi tắt là học sinh) có hoàn cảnh khó khăn đi học nhằm nâng cao nhận thức và địa vị xã hội góp phần xây dựng xã hội dân chủ,... học sinh từ năm thứ hai trở đi) theo quy định sau: - Đối với học sinh thuộc diện chính sách, học sinh là người nghèo hoặc thuộc hộ nghèo, học sinh không thuộc diện chính sách có hộ khẩu thường trú trước khi nhập trường thuộc khu vực 2: điểm trung bình chung mở rộng từ 6,0 trở lên - Đối với học sinh không thuộc diện chính sách có hộ khẩu thường trú trước khi nhập trường thuộc khu vực 3: điểm trung bình... (7.000.000EUR) từ nguồn vay vốn của LHLB Đức thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) để thiết lập quỹ tín dụng quay vòng nhằm cho vay tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vùng dự án Quỹ tín dụng quay vòng được thực hiện trong 20 năm (2005 - 20250 2 Khách hàng vay vốn: Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam được vay vốn từ dự án bao gồm: - Doanh nghiệp hoạt... học có thời hạn và được bảo lưu kết quả thì không phải tính lãi tiền gốc đã vay của Ngân hàng Thời hạn trả nợ: Được tính bằng số kỳ học sinh được Ngân hàng cho vay vốn 7 Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay hiện nay là 0,45%/tháng và lãi suất quá hạn là 120% lãi suất trong hạn 8 Hợp đồng tín dụng giữa học sinh và Ngân hàng kí một lần tại lần vay vốn đầu tiên và được sử dụng cho toàn khoá học Vốn cho vay... vốn đăng ký với nhà trường Nhà trường kểim tra và lập danh sách gửi Ngân hàng Học sinh hoàn thành các nội dung trong giấy đề nghị vay vốn bao gồm: - Cam kết của gia đình học sinh hoặc người đỡ đầu hợp pháp của học sinh tại Việt Nam về trách nhiệm trả nợ thay cho học sinh trong trường hợp học sinh không trả nợ theo cam kết - Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn, nơi đại diện hộ gia đình học sinh hoặc... khách hàng quyết định xử lý như sau: a Tạm ngừng cho vay: trong các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sù thật b Chấm dứt cho vay: Trong các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá snả; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính