1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kế hoạch năm học 2010-2011-THCS Bình Thịnh

13 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 110 KB

Nội dung

A- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH I/. Địa phương: 1. Thuận lợi: Thái Yên và Đức Thịnh là 2 xã vùng lúa Đức Thọ, dân số hơn 10000 người. Nguồn thu nhập chính của đa số nhân dân là sản xuất nông nghiệp và nghề mộc truyền thống, dịch vụ thương nghiệp Mức thu nhập đủ để nuôi con cái học tập trong điều kiện hiện tại. Đảng uỷ, chính quyền 2 địa phương và các tổ chức đoàn thể đã phát huy được vai trò lãnh đạo và quản lý xã hội - quan tâm và chăm lo giáo dục. Đặc biệt trong 5 năm nay 2 xã đã tập trung vật lực giành XDCSVC cho giáo dục. Truyền thống hiếu học của quê hương được gìn giữ và phát huy. Trong nhiều năm lại đây Thái Yên luôn ở tốp dẫn đầu huyện Đức Thọ về số học sinh thi đậu vào các trường Đại học & Cao đẳng và tuyển sinh vào THPT Trần Phú. Có thể nói hiện nay Thái Yên là một trong những xã mà nhân dân đầu tư và chăm lo giáo dục có những chuyển biến nổi bật so với các vùng khác trong huyện. 2. Khó khăn: Thái Yên và Đức Thịnh là 2 xã tập quán lề lối sinh hoạt có nhiều điểm khác nhau. Vì thế cách tiếp cận và nhìn nhận một số vấn đề xã hội và giáo dục cũng có sự khác biệt. Điều kiện kinh tế, sự quan tâm chăm lo cho con em học tập ở 2 vùng không đều nhau. 2 địa phương có 2 trục lộ giao thông chính đi qua tuy thuận tiện cho giao lưu đi lại - song cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức học sinh. II/. Nhà trường: 1. Cơ sở vật chất: - Phòng học: 18 phòng - Phòng học kiên cố: 12 - Phòng TV: 1 - Phòng bộ môn: 5 và Phòng chức năng: 4 ( Đang xây dựng nhà cao tầng 10 phòng). - Giám hiệu: 2 - Văn phòng: 1 - Máy chiếu Projeto: chất lượng kém; Máy tính: 42; Máy Pôtocopy: hỏng; Máy in: 5; Máy ảnh KTS:1. - Bàn ghế: 600 bộ - Thiết bị dạy học đủ dạy: 80% số tiết bộ môn, - Diện tích trên đầu HS : 20 m 2 /1em. 2. Số lượng: a. Học sinh: - Lớp 6: 4 lớp - Lớp 7: 5 lớp - Lớp 8: 4 lớp - Lớp 9: 5 lớp Tổng số: 18 lớp Học sinh lớp 6: 148 em; lớp 7: 173 em; lớp 8: 160 em; lớp 9: 201 em Tổng số: 682 em b. Cán bộ giáo viên: + Quản lý: 2 - Giáo viên: 40 - Hành chính: 5 + Trình độ: Đại học: 25; Đang học ĐH: 1; Cao Đẳng: 14; Trung học: 5(cán bộ hành chính). 1 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn : 100%. B: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC Năm học 2009-2010 là năm học mà trường THCS Bình Thịnh giành được nhiều thành tích xuất sắc như học sinh giỏi, tuyển sinh vào phổ thông trung học, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, phong trào TDTT Kết quả thi đua là niềm động viên cổ vũ lớn lao để nhà trường phấn đấu vươn lên trong năm học mới. Căn cứ văn bản số 3399/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2010 của Bộ GD-ĐT và văn bản của Sở GD-ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 cấp THCS, văn bản số 210/THCS của Phũng GD-ĐT về kế hoạch năm học 2010- 2011của cấp THCS. Trường THCS Bình Thịnh xác định kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 như sau: Năm học 2010-2011 là năm học quan trọng ngành giáo dục triển khai mạnh mẽ các chủ trương của Đảng nhà nước và của ngành: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; " Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và hiện tượng học sinh chưa đạt chuẩn lên lớp” và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Quán triệt chủ đề năm học “ Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”. I/. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ 1. Công tác chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức học sinh và xây dựng đoàn kết nội bộ: Xác định rõ vị trí năm học trên cơ sở đó nhận thức về công tác chính trị tư tưởng của năm học - Để tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức cho CBGV - đồng thời tham mưu tích cực với Đảng uỷ chính quyền 2 địa phương để có các quyết sách cụ thể kịp thời cho công tác giáo dục trong năm học 2010-2011. Với tinh thần quán triệt đầy đủ đúng đắn các chỉ thị nghị quyết của trung ương và địa phương về giáo dục. Đặc biệt phải giáo dục cho CBGV, học sinh và phụ huynh nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn các cuộc vận động nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho toàn thể CBGV tạo động lực vươn lên hoàn thành nhiệm vụ năm học. Tạo bầu không khí dân chủ động viên CBGV phát huy tính tự giác, năng động, sáng tạo, rèn luyện tu dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học. Xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong trường trên cơ sở Dân chủ - Kỷ cương, đây là yếu tố cơ bản trước tiên để xây dựng một trường học vững mạnh. Đối với CBGV trong trường học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng nội dung cụ thể đó là: “ Tận tâm với học sinh, tận tụy với công việc, tận tình với đồng nghiệp.” Đối với học sinh giáo dục các em: “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng” - Thông qua các bộ môn văn hoá và hoạt động giáo dục ngoài gìơ lên lớp, hoạt động của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm giáo dục các em ý 2 thức tinh thần tập thể, tình cảm cộng đồng: Biết kính trọng và lễ phép với cha mẹ, thầy cô và người lớn, biết thương yêu nhường nhịn bạn bè và trẻ em và có ý thức bảo vệ của công. Giải pháp cơ bản - Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham gia học tập đầy đủ các đợt sinh hoạt chính trị. - Sử dụng tốt các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, phòng đọc thư viện kết nối báo điện tử Intenex. - Phát huy tác dụng Báo bảng trong việc biểu dương nêu gương tốt, khuyến khích học sinh tham gia giải Toán Tuổi thơ của VIOLIMPIC và các hình thức khai thác tri thức khác. - Khai thác phát huy hiệu quả trang Web của trường. - Tăng cường hoạt động Đội quản lý tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ. - Tổ chức cho đội viên đọc và làm theo báo Đội. - Thường xuyên coi trọng việc nêu gương tốt và nhắc nhở cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần. - Phối hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh thống nhất ở trường với gia đình. - Chú trọng giáo dục đạo đức học sinh cá biệt-tổ chức họp PHHS cá biệt từ đầu năm để giao trách nhiệm cho gia đình quan tâm hơn đến nữa đến con em . - Giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh kèm cặp lẫn nhau, xây dựng trong học sinh “ Đôi bạn cùng tiến” cho lớp bình bầu đạo đức hàng tháng một cách dân chủ, góp ý giúp nhau tiến bộ. Giáo viên chủ nhiệm không được áp đặt hoặc làm qua loa chiếu lệ. - Phê bình, xử lý kỷ luật học sinh vi phạm đạo đức kịp thời nghiêm túc- phối hợp tốt với trường tiểu học trong định hướng giáo dục đạo đức học sinh sát với đặc điểm tập quán địa phương. - Phân định rõ trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh của GV bộ môn và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp. 2. Đổi mới công tác quản lý - Công tác quản lý nhằm tăng cường kỷ cưong nền nếp, phát huy tính tự giác của CBGV, hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. - Đổi mới công tác quản lý, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy hiệu quả công tác làm thước đo đánh giá hoàn thành nhiệm vụ. - Tập trung suy nghĩ đổi mới tư duy lãnh đạo của hiệu trưởng và các thành viên trong lãnh đạo nhà trường. Coi công tác chuyên môn là nhiệm vụ trung tâm số một của nhà trường để xây dựng kế hoạch và quản lý. - Trong quản lý thực hiện phương châm bảo đảm tính nguyên tắc trong thực hiện mục tiêu nhưng trong chỉ đạo thực hiện phải sáng tạo linh hoạt không rập khuôn máy móc. - Thực hiện mối CBQL mỗi GV phải có một đổi mới trong QL và giảng dạy. - Tạo không khí thân thiện đoàn kết, hợp tác trong trường để thực hiện nhiệm vụ- Đoàn kết, tận tuỵ, hiểu biết, sáng tạo. - Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo. 3 - Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý. - Xây dựng phương án thu thập và xử lý kênh thông tin ngược từ học sinh để quản lý tốt hơn đánh giá chính xác hơn công tác giảng dạy của GV, từ đó để lựa chọn phương án quản lý nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả hơn. Cải tiến công tác quản lý thực hiện dân chủ trong: + Xây dựng kế hoạch + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra đánh giá - Coi công tác quản lý chuyên môn là hàng đầu để giáo viên dễ hình dung công việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phải biểu bảng hoá các công việc cơ bản của chuyên môn, nói cách khác là hành chính hoá các công việc của chuyên môn. 3. Công tác thi đua - Cải tiến công tác thi đua lượng hoá điểm các mặt công tác theo thang điểm 100. Việc theo dõi đánh giá cho điểm các mặt công tác của CBGV phải được tổ chức phân công cụ thể rõ ràng. + Theo dõi ngày công và kỷ luật lao động: Đ/c Hiệu trưởng + Theo dõi chuyên môn: Đ/c: Hiệu phó + Tổ trưởng + Theo dõi hoạt động ngoài giờ và công tác đoàn thể: Các Đ/C phụ trách đoàn thể + Tổ chuyên môn theo dõi đánh giá các nội dung do tổ quản lý. + Hàng tuần sáng thứ 2 họp giao ban thống nhất kế hoạch trong tuần. + Sáng thứ 7 họp giao ban các bộ phận đánh giá mức độ hoàn thành một số mặt công tác của CBGV trong tuần. Cuối tháng họp thi đua căn cứ điểm xếp loại giáo viên. - Tăng cường công tác kiểm tra trường học theo đúng nội dung đã được hướng dẫn: + Kiểm tra chuyên đề thực hiện theo kế hoạch hàng tuần. + Kiểm tra toàn diện tiến hành theo kế hoạch hàng tháng bảo đảm để tất cả 100% giáo viên đều được kiểm tra toàn diện trong nưm học . - Quản lý tài chính thu - chi đúng hướng dẫn pháp lệnh kế toán thống kê tài chính. - Thực hiện 3 công khai theo qui định của ngành. Thực hiện qui chế dân chủ cơ sở: - Tiếp tục tổ chức cho CBGV học tập nắm vững quy chế dân chủ trường học, quản lý đúng nguyên tắc- nhằm phát huy hiệu quả khai thác được tiềm năng tích cực của mọi thành viên trong trường. - Thực hiện tốt thiết chế chế dân chủ cơ sở là để phụ huynh học sinh hiểu và tin tưởng để tạo nên sự nhất trí cao trong các đóng góp cũng như các hoạt động nhằm xây dựng nhà trường lớn mạnh. - Cùng với ban thanh tra nhân dân và thanh tra công đoàn giải quyết kịp thời các khiếu nại, khiếu tố nếu có. - Việc thực hiện thiết chế dân chủ phải gắn kết với trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân đối với cơ quan và tập thể. - Lề lối sinh hoạt hội họp: Thực hiện đúng chế độ qui định. - Họp hội đồng tháng: 1 lần 4 - Tổ chuyên môn: 1 lần/ 2 tuần - Nhóm chuyên môn: 1 lần/ 1 tuần Trong hội họp phải có chuẩn bị nội dung đầy đủ. CBGV dự họp ghi chép cẩn thận có thảo luận góp ý. Họp giao ban hàng tuần sáng thứ 2 và sáng thứ 7: các chức danh như BGH, Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng, tổng đội, thư ký hội đồng. 4. Quản lý tài chính - Quản lý đúng qui định, sử dụng đúng mục đích. - Đảm bảo dân chủ công khai. - Hồ sơ tài chính phải được bảo quản lưu giữ cẩn thận. 5. Công tác phổ cập THCS: - Thực hiện chỉ thị 48 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác PCGD từ 2005 -2010, phải tham mưu với địa phưong, phối hợp tốt với Tiểu học và Mầm non xây dựng công tác PCGD THCS và phổ cậo Tiểu học đúng độ tuổi đạt chất lượng cao. Trên cơ sở đó phấn đấu để đạt phổ cập giáo dục TH theo lộ trình từ 2005 -2010. - Phối hợp với Tiểu học đảm bảo chuẩn điều tra về mặt số liệu, xây dựng bộ hồ sơ Phổ cập Bình Thịnh đẹp và chính xác. - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là cơ sở, là nền tảng để đảm bảo PCGD vững chắc. - Phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục tuyệt đối không để học sinh bỏ học. II/.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1.Quản lý thực hiện chương trình: Đây là nhiệm vụ số một trong quản lý dạy và học . - Thực hiện theo Phân phối chương trình mà Bộ GD-ĐT đã ban hành. - Định lịch lên số báo giảng vào thứ 2 hàng tuần. Chuyên môn lập sổ theo dõi để tiện kiểm tra thực hiện. - Hướng dẫn học sinh ghi sổ đầu bài đúng qui định. Sổ phải được HP chuyên môn kiểm tra theo dõi hàng tuần, phát hiện sai sót bổ cứu sớm . - Thực hiện nghiêm túc tiến độ chương trình nếu môn nào thực hiện chậm phải bố trí dạy bù kịp thời. - Bố trí sắp xếp TKB chủ động kịp thời, ứng dụng phần mềm xếp TKB hiện có. 2. Quản lý giờ lên lớp: Cần phải tập trung thực hiện mấy yêu cầu sau: - Đủ định lượng về mặt thời gian 45 phút/ tiết, Cán bộ hành chính được phân công trực khắc trống đúng theo bảng niêm yết. Giáo viên dạy ra vào đúng hiệu lệnh. - Thực hiện đầy đủ các bước lên lớp. - Nâng cao chất lượng giờ dạy, quản lý tốt nề nếp học trong lớp của học sinh. - Tập trung chỉ đạo giáo viên phải “Rèn chữ viết và trình bày bảng đẹp, khoa học, hợp lý”( Hết giờ hết bài hết bảng). Làm tốt sẽ chống được tình trạng thầy đọc trò chép trong dạy học. - Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp, các nhóm chuyên môn có kế hoạch bố trí để 2 tuần có 1 tiết dạy thực tập toàn nhóm cùng dự . - Trong năm học tổ chức tốt 2 đợt thao giảng 20/11 và thao giảng mùa Xuân kết hợp bồi dưỡng vừa lựa chọn giáo viên giỏi. 5 - Khảo sát chất lượng học sinh để kiểm tra hiệu quả giờ lên lớp. 3. Quản lý hồ sơ - giáo án: - Hồ sơ giáo án quyết định giờ lên lớp, hướng chỉ đạo của chúng ta là: + Soạn, giảng theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Giáo án phải thể hiện rõ công việc của giáo viên và học sinh trong một tiết học- Mỗi đơn vị kiến thức phải có đầy đủ 3 loại hệ thống câu hỏi( Phát hiện, giải quyết, chốt)… + Phải phân loại đối tượng học sinh để kiểm tra hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả cao, động viên được mọi đối tượng học sinh tích cực học tập. + Hình thức Hồ sơ phải thống nhất chung toàn trường, bài soạn phải được trình bày rõ ràng sạch sẽ, bìa phải được bọc cẩn thận. Hướng quản lý - Hàng tháng kiểm tra hồ sơ giáo án định kỳ theo 3 hình thức: + Tự kiểm tra + Kiểm tra dân chủ lẫn nhau + Kiểm tra của BGH và tổ chuyên môn - Kiểm tra giáo án đột xuất giáo viên của BGH - Xử lý kỷ luật đối với CBGV vi phạm qui định này. - Việc sử dụng giáo án vi tính phải gắn liền với việc tăng cường dự giờ thăm lớp của quản lý và tổ nhóm cũng như của giáo viên. 4. Hướng dẫn học sinh ở lớp, ở nhà: - Quản lý tốt học sinh ở lớp trước hết về mặt thời gian, thái độ tác phong, tư thế ngồi học. Nếu không quản lý tốt dẫn đến học sinh mất trật tự trong lớp, bỏ giờ la cà hàng quán, làm mất ý chí học tập vươn lên của các học sinh khác. - Qui định bắt buộc là học sinh phải có đủ SGK và dụng cụ học tập,bao đựng và lưu bài kiểm tra . - Giáo viên phải nghiêm túc với học sinh ngay từ đầu tiết học, nếu học sinh còn lộn xộn, bàn ghế xộc xệch thì giáo viên chưa vào lớp. - Giáo dục học sinh tự giác học tập biết giúp đỡ bạn bè trong học tập. Giáo viên nhất thiết phải phân loại học sinh để có hình thức, phương pháp giáo dục thích hợp. - Giáo viên phải chú trọng việc hướng dẫn học ở nhà sau mỗi tiết học. Đối với học sinh lớp 6 uốn nắn hướng dẫn các em tiếp thu kịp thời phương pháp học tập bộ môn ở cấp THCS. Đối với học sinh lớp 9 tiếp tục củng cố và xiết chặt kỷ luật, ý thức học ôn và học ở nhà. - Bên cạnh nghiêm khắc trong quản lý, giáo viên phải động viên khuyến khích học sinh từng bước vươn lên trong học tập, rèn luyện. 5. Về việc thực hiện qui chế chuyên môn: - Yêu cầu CBGV nghiên cứu kỹ phải bám sát thực hiện đúng vận dụng nhuần nhuyễn qui chế. Để tạo điều kiện cho giáo viên hạn chế được sai sót ngoài việc cung cấp đủ bản phô tô qui chế, nhà trường sẽ niêm yết qui chế tại văn phòng để hàng ngày CBGV tiện theo dõi thực hiện. 6 - Trường chỉ đạo tất cả các bài kiểm tra phải làm trên giấy qui định chung của trường và phải được lưu giữ ở phòng chuyên môn. 6. Công tác thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp thu đầy đủ các chuyên đề do Sở & Phòng GD truyền đạt . - Chuyên đề tại trường theo từng nhóm chuyên môn, thảo luận giải quyết các vướng mắc thống nhất áp dụng. - Giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả các phương pháp dạy học. a. Dạy thể nghiệm, dạy thực tập: - Nhóm chuyên môn dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm và thống nhất phương pháp lên lớp sau đó các nhóm tổ được tổ chức dạy thực tập để bổ cứu. b. Triển khai thực hiện các chuyên đề. - Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình SGK gắn với đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm chuyên đề sau: - Chuyên đề về soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Chuyên đề về dạy kiến thức mới. - Chuyên đề về giảng dạy tiết luyện tập . - Chuyên đề về giảng dạy tiết thực hành . - Chuyên đề về thiết kế ra đề kiểm tra theo hình thức mở, trắc nghiệm - Chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học. 7. Công tác ra đề tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh. - Ra đề kiểm tra: Tất cả các tiết kiểm tra phải lựa chọn các hình thức trắc nghiệm hoặc tự luân cân đối thích hợp. Mỗi giáo viên tiết kiểm tra phải có ít nhất 2 đề kiểm tra sau đó nhóm chuyên môn thảo luận góp ý thống nhất mặt bằng chung. - Tổ chức kiểm tra: Bố trí phòng học có đủ 10 bộ bàn ghế dài sử dụng để thực hiện các tiết kiểm tra nhằm hạn chế tối đa sự gian lận của học sinh trong khi làm bài- qua đó để giáo dục tính trung thực và ý thức học tập nghiêm túc cho học sinh. - Chấm trả bài kiểm tra: Đúng qui định, kịp thời theo đúng đáp án đã thống nhất -tranh thủ thời gian nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ, khả năng và kết quả làm bài của từng học sinh giúp các em phấn đấu vươn lên. - Đánh giá xếp loại: Bám sát qui chế đánh giá đúng thực chất kết quả học tập phấn đấu của học sinh. 8. Sử dụng thiết bị dạy học: a. Cán bộ phụ trách thiết bị phải có kế hoạch cụ thể trong việc bố trí sắp xếp thiết bị dạy học, lịch thời gian cho mượn giao trả thích hợp –tạo điều kiện thuận lợi nhất để GV sử dụng tốt thiết bị dạy học. Thực hiện đúng qui trình giáo viên đăng ký đồ dùng vào sổ trước 1- 3 ngày. Sau đó cán bộ phụ trách sẽ lựa chọn, sắp xếp dụng cụ cho giáo viên bộ môn mượn. - Mua sắm thêm tủ, giá đựng bản đồ ,sắp xếp bố trí lại phòng thiết bị. - Quản lý cho mượn ký nhận và giao trả đầy đủ đúng thời gian qui định. - Chú ý bảo dưỡng một số máy móc, thiết bị dễ hư hỏng. - Đặt chỉ tiêu một CBGV làm 2 đồ dùng dạy học/1 học kỳ theo hướng tiện dụng. 7 b. Khai thác nâng cao các phòng học bộ môn -phòng máy Vi tính. Khai thác sử dụng có hiệu quả trong công tác quản lý và giảng dạy. Tổ chức tốt dạy Tin học tự chọn cho học sinh lớp 6,7,8,9. 9. Bồi dường học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, ôn tập cho học sinh lớp 9: a. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc thường xuyên và phải tập trung đồng đều 3 bộ môn - Song cũng cần tính đến bộ môn mà trường có ưu thế - Lựa chọn giáo viên phân công bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng thích hợp cân đối. Giao trách nhiệm cho chuyên môn, tổ, nhóm và GV chủ lực ở các bộ môn sau phải có học sinh giỏi Tỉnh. - Phát huy lợi thế về học 1 ca phấn đấu nâng cao một bước chất lượng đại trà vì vậy cần phải điều tra số học sinh yếu để có biện pháp phụ đạo kịp thời. b. Từ cuối tháng 9 trở đi sẽ ôn 2 môn: Văn, Toán, cho HS lớp 9 chu đáo kịp thời, tăng cường rèn luyện kỹ năng làm bài thi cho HS. Với các lớp khác sẽ bố trí sắp xếp bồi dưỡng theo nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. 10. Về đúc rút viết sáng kiến kinh nghiệm - bồi dưỡng đội ngũ: a. Đúc rút sáng kiến kinh nghiệm. Hướng tập trung chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm. - Đổi mới phương pháp giảng dạy. - Khai thác kiến thức SGK. - Ra đề và tổ chức kiểm tra. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hoc và học. - Sử dụng và làm đồ dùng dạy học. - Giáo dục đạo đức học sinh. Phấn đấu: 100% CBGV tham gia viết SKKN trong đó: 05 sáng kiến xếp bậc 4 chuyển hội đồng khoa học Sở GD-ĐT 12 sáng kiến bậc 4 chuyển hội đồng khoa học Phòng GD b. Bồi dưỡng đội ngũ: - Phấn đấu xây dựng đội ngũ giáo viên có tâm có tầm. - Phát huy sức mạnh nội lực đội ngũ CBGV với phương châm tự học tự bồi dưỡng và học đồng nghiệp. Tổ nhóm chuyên môn mỗi tháng tập trung một chuyên đề bồi dưỡng. - Đẩy mạnh phong trào tự học tự bồi dưỡng-CBGV đăng ký chuyên đề tự học của mình trong năm. - Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chỉ tiêu - Giáo viên Cao đẳng tham gia các chương trình đào tạo để đạt trình độ đại học (Hiện đang có 1 giáo viên tham dự học Cao học.) - Trường và công đoàn tạo điều kiện động viên hỗ trợ CBGV học tập nâng cao trình độ. - Giáo viên phải tích cực học tập ứng dụng CNTT trong hoc tập và tiếp thu kiến thức nghiệp vụ thông qua việc truy cập mạng Intenet. 11. Dạy nghề-Hướng nghiệp . 8 - Tổ chức dạy hướng nghiệp và định huớng phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS cho học sinh lớp 9. - Dạy nghề Tin văn phòng cho học sinh lớp 9. III/. CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN THỂ: 1: Đoàn - Đội: - Phải nhận thức được rằng đối với nhà trường thì “ Nền nếp là xương sống để nâng cao chất lượng” nền nếp học sinh chỉ có được khi học sinh có chế độ tự quản cao muốn thế cần phải tăng cường hoạt động của tổ chức Đoàn - Đội trong trường kết khép các em vào nề nếp sinh hoạt tập thể. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác Đội là: - Đoàn đội phải là lực lượng tích cực thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tự quản tốt sinh hoạt 15 phút (Tập hợp ra vào lớp). Mỗi chi đội chọn ban tự quản học tập để tăng cường chất lượng giáo dục thông qua sinh hoạt 15 phút. - Tự quản chế độ kiểm tra theo dõi thi đua nền nếp, vệ sinh, trực nhật và ý thức học tập rèn luyện,tính trung thực trong học tập và làm bài kiểm tra của Đội viên. Tăng cường hoạt động văn nghệ thể dục thể thao trong trường. Tổ chức các cuộc thi, tạo các sân chơi hấp dẫn thích hợp với học sinh THCS. - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt ngoài giờ làm tốt công tác Trần Quốc Toản. Đưa học sinh lớp 9 vào sinh hoạt tổ thanh niên phối hợp với Đoàn xã sau hè kết nạp cho những em có ý thức học tập và rèn luyện tốt vào Đoàn. 2. Công đoàn: - Công đoàn thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” tham gia quản lý kế hoạch. Xây dựng nhà trường có lề lối làm việc và quản lý đặc trưng của giáo dục. Nhà trường thực sự là nề nếp, kỷ cương và tình thương trách nhiệm. - Xây dựng tập thể công đoàn là tổ ấm bảo đảm khối đoàn kết thống nhất cao trong trường. Quan tâm chăm lo đời sống tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, bảo vệ qyuền lợi chính đáng của đoàn viên. Công đoàn thực sự là đòn xeo thúc đẩy chuyên môn, xây dựng quỹ công đoàn ngày càng lớn mạnh. Xây dựng nề nếp sinh hoạt thường xuyên, thấu hiểu tâm tư tình cảm động viên thăm hỏi kịp thời khi đoàn viên đau ốm khó khăn, lúc vui lúc buồn. 3. Tổ chức Chữ thập đỏ: - Xây dựng tổ chức hội chữ thập đỏ trong nhà trường hoạt động tốt với mục đích nhân đạo nhằm giáo dục học sinh tôn chỉ của tổ chức hội chữ thập đỏ quốc tế. Nhiệm vụ đối với hội chữ thập đỏ nhà trường là: - Sơ cứu kịp thời có hiệu quả khi có người bị tai nạn, cảm mạo. - Thăm hỏi động viên cứu trợ người bị nạn gặp phải hoàn cảnh khó khăn éo le trong cuộc sống. 4. Công tác xã hội hoá giáo dục: - Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục theo tinh thần nghị quyết trung ương II trên cơ sở quán triệt các nghị quyết mới về giáo dục như nghị quyết 15 của Tỉnh 9 uỷ. Chỉ thị 48 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác PCGD bậc TH giai đoạn 2005-2010. - Xây dựng môi trường giáo dục trong sạch lành mạnh. Phối hợp tốt giữa nhà trường với PHHS với thôn xóm nhằm quản lý tốt hơn việc học tập, rèn và luyện của học sinh ở gia đình và thôn xóm. - Liên hệ với các dòng họ xây dựng quĩ khuyến học động viên con cháu chăm ngoan học giỏi tặng quà nhân dịp các ngày lễ tết. 5. Ban đại diện cha mẹ học sinh : - Đây là năm học mà nhà trường tập trung chỉ đạo để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt hơn. Nhằm tăng cường mối liên hệ 3 môi trường giáo dục " Nhà trường-Gia đình-Xã hội " Để quản lý tốt hơn H/S học ở nhà- Đặc biệt giáo dục học sinh còn yếu kém về đạo đức, thiếu chịu khó trong học tập và rèn luyện. Tăng cường mối quan hệ và sự hiểu biết giữa nhà trường và phụ huynh tạo được tiếng nói chung về Giáo dục, về đóng góp tự nguyện đảm bảo được thiết chế dân chủ - Quán triệt sâu rộng cho phụ huynh nhận thức đầy đủ tinh thần các cuộc vận động các phong trào thi đua IV. CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CHUẨN CỦA TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA: - Nâng cao chất lượng đội ngũ phấn đấu vài năm tới có 70% CBGVđạt trên chuẩn . - Bổ sung cơ sở vật chất cho các phòng học bộ môn, khai thác và sử dụng tốt TBDH. - Chăm lo xây dựng cảnh quan nhà trường " Xanh-Sạch-Đẹp". - Giáo dục ý thức truyền thống vẻ vang của nhà trường cho học sinh. - Tham mưu với UBND xã sử dụng vốn đối ứng của Dự án Kiên cố hoá trường học để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các hạng mục của trường trước tháng 4/2011 để tập trung củng cố các chuẩn kịp phúc chuẩn vào cuối năm học. - Sau khi hoàn thành 10 phòng học cao tầng sẽ sắp xếp bố trí làm các phòng bộ môn, phòng Nghe- nhìn, phòng thư viện, phòng sinh hoạt tổ nhóm, phòng đoàn thể. - Nâng cấp dãy 8 phòng học cấp IV đáp ứng được các tiêu chuẩn phòng học đạt chuẩn. V. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: - Mua sắm và sử dụng tốt thiết bị phục vụ CNTT, phân công giáo viên cán bộ chuyên trách quản lý phòng máy đúng quy định. - Tiếp thu tập huấn và giao trách nhiệm cho CBGV phải có ý thức học tập nâng cao trình độ tin học, động viên khuyến khích tự học và học hỏi bạn bè đồng nhiệp. - Bồi dưỡng hướng đẫn CBGV cũng như học sinh biết truy cập và khai thác Intenet phục vụ cho giảng dạy và học tập. - Tham gia viết tin bài và thông tin của nhà trường lên trang Webs của phòng nhằm chia sẻ và sử dụng thông tin. - Củng cố 2 Phòng máy và phòng khai thác Intenet bảo đảm sử dụng hiệu quả có chất lượng phục vụ dạy và học. 10 [...]... Dạy Tin học cho học sinh các lớp vững về lý thuyết thạo về thực hành VI XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC - Năm học qua trường đã có những hoạt động hiệu quả về phong trào này Năm nay trường tập trung chỉ đạo phát huy với việc sử dụng trang Web của trường gắn với phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực… - Lựa chọn ưu tiên thực hiện những nội dung trong năm học này... UBND 2 xã hoàn thành các hạng mục đã cam kết với dự án Kiên cố hoá trường học - Từng bước hoàn thiện các phòng học bộ môn, phòng chức năng - Mua đủ thiết bị cho phòng Nghe- nhìn… - Cải tạo khuôn viên, làm sân bê tông ở dãy nhà học mới - Hoàn thành hệ thống sân chơi bãi tập, trồng cây bóng mát phủ xanh khu vực sân tập Trường THCS Bình Thịnh: Ngày 12 tháng 09 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG Đinh Xuân Đông Ý KIẾN... Huyện: 2 Giáo viên giỏi Tỉnh: Giáo viên giỏi Huyện: 11 Lao động Tiên tiến: 47 b/ Về học sinh: - Học sinh giỏi Tỉnh: 4 - Học sinh giỏi Huyện và Olempic: 130 em - Học sinh giỏi trường: 150 - Lên lớp thẳng: 95% - Đậu tốt nghiệp THCS: 96%; Trong đó vào THPT: 80%, phấn đấu xếp thứ tự TS vào THPT xếp dưới 50 toàn tỉnh - Học lực: + Xếp loại giỏi: 4% + Xếp loại khá: 32% + Xếp loại TB: 60% 11 +Xếp loại Yếu... nội dung trong năm học này đó là: +) Giáo dục cho học sinh kỹ năng sống(Tập trung kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự bảo vệ…) +) Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn +) Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập +) Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh +) Học sinh tham gia tỡm hiểu, chăm sóc và phát huy giá . nhiệm vụ năm học 2010-2011 cấp THCS, văn bản số 210/THCS của Phũng GD-ĐT về kế hoạch năm học 2010- 2011của cấp THCS. Trường THCS Bình Thịnh xác định kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011. Đại học: 25; Đang học ĐH: 1; Cao Đẳng: 14; Trung học: 5(cán bộ hành chính). 1 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn : 100%. B: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC Năm học 2009-2010 là năm học. đúng thực chất kết quả học tập phấn đấu của học sinh. 8. Sử dụng thiết bị dạy học: a. Cán bộ phụ trách thiết bị phải có kế hoạch cụ thể trong việc bố trí sắp xếp thiết bị dạy học, lịch thời

Ngày đăng: 28/04/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w