THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MƠN ĐỊA LÝ & DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HỒ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s. Châu Hồng Trung Lê Hữu Hiệp Lớp: CN Du lịch Khố: 31 Cần Thơ 04 -2009GVHD: Châu Hồng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 1 LỜI CẢM ƠN Kính thưa q thầy cơ! Trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học là cũng chừng ấy thời gian mà q thầy cơ đã bỏ ra rất nhiều cơng sức để truyền đạt kiến thức cho chúng em, để giờ đây, chúng em, những người sắp phải rời khỏi ghế giảng đường, rời xa mái trường thân u để bước tiếp con đường tương lai của mình. Quan trọng hơn cả là chúng em sắp phải chia tay q thầy cơ, những người mà chúng em ln ln cần đến cho tương lai của mình. Cảm xúc ấy có lẽ sẽ còn lưu mãi trong lòng mỗi chúng em. Cơng ơn của q thầy cơ thì bao la chừng ấy, nhưng sự đền đáp của chúng em thì chẳng có gì ngồi những lời cảm ơn thật chân thành này. Trong suốt thời gian qua, chúng em đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của q thầy cơ trong Bộ mơn Địa lý và Du lịch và nhất là thầy Châu Hồng Trung, thầy đã dành nhiều thời gian q báu của mình để hướng dẫn em hồn thành bài luận văn này. Thầy cơ ơi! Bây giờ thì chúng em sẽ phải tự mình bước tiếp con đường phía trước, những gì mà thầy cơ truyền đạt cho chúng em q giá biết bao nhiêu, đó là tất cả hành trang cho tương lai của chúng em sau này và chúng em chỉ biết đáp đền bằng hai chữ “Cảm Ơn”!GVHD: Châu Hồng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 2 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .2 1. Lý do chọn đề tài .2 2. Mục đích nghiên cứu .2 3. Phạm vi nghiên cứu .2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Lịch sử của vấn đề 4 PHẦN NỘI DUNG .4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .4 1.1. Tài nguyên du lịch 4 1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 5 Địa hình 5 Khí hậu .5 Nguồn nước 5 Sinh vật 6 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .6 Di tích lịch sử - văn hoá – kiến trúc .6 Các lễ hội .6 Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học 6 1.2. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .7 1.2.1. Cơ sở hạ tầng .7 1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 7 1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị 8 1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 8 1.3.2. Các nhân tố chính trị và chính sách phát triển của Nhà nước .8 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HOÀ 9 2.1. Khái quát 9 2.2. Lịch sử hình thành 10 CHƯƠNG III: THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ 11 3.1. Tài nguyên du lịch 11 3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 11 Địa hình 12 Khí hậu .12 Sông ngòi .13 Bờ biển .13 Các điểm tham quan du lịch .14 3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .27 Di tích lịch sử - văn hoá và công trình kiến trúc 27 Lể hội văn hóa 45 Làng nghề .47 Ẩm thực 48 3.2. Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật .50 3.2.1. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ 50 3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 53 3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội – chính trị 53 3.3.1. Kinh tế .53 3.3.2. Dân cư và lao động .54 3.3.3. Khoa học và giáo dục 55 3.3.4. Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước .55 CHƯƠNG IV: HIỊỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 62 4.1. Hiện trạng du lịch tỉnh Khánh Hoà 62 4.2. Định hướng phát triển du lịch 63 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .67 PHẦN PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao biển rộng người thương đi về” Khánh Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người. Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Vào tháng 5/2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Là một sinh viên chuyên ngành về du lịch, em quyết định chọn đề tài “Thế mạnh về du lịch tỉnh Khánh Hoà” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Ngoài mục đích nghiên cứu để làm đề tài luận văn tốt nghiệp thì việc nghiên cứu về đề tài trên còn nhằm mục đích tìm hiểu về thực trạng về tài nguyên thiên nhiên, từ đó có những kiến nghị về sự phát triển du lịch của tỉnh, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cho khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thế mạnh du lịch tỉnh Khánh Hoà còn giúp em củng cố và bổ sung thêm nguồn kiến thức cần thiết để phục vụ cho công tác du lịch sau này mà nhất là vai trò của một Hướng dẫn viên du lịch. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tỉnh Khánh Hoà có diện tích khá rộng, hơn nữa với yêu cầu của một luận văn cùng với nhiều nguyên nhân khách quan khác nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi của tỉnh và các tuyến đường giao thông liên kết trực tiếp. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp luận 4.1.1. Quan điểm lịch sử Khi nghiên cứu một đề tài nào đó thì việc tìm hiểu về lịch sử của nó là rất quan trọng, ta nên xem xét chúng trên quan điểm lịch sử để biết được nguồn gốc, xuất xứ của vấn đề, từ đó có thể so sánh với thực tại và đưa ra hướng phát triển trong tương lai trên cơ sở tôn trọng lịch sử, bảo tồn các giá trị lịch sử cho thế hệ mai sau. 4.1.2. Quan điểm tổng hợpGVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 5 Ngành du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Với vai trò quan trọng như thế nên khi nghiên cứu về lĩnh vực này, chúng ta nên xem xét chúng trong mối quan hệ tổng hợp với nhiều lĩnh vực của nhiều ngành kinh tế có liên quan, chứ không nên xem xét chúng một cách riêng lẽ từ đó sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng hợp về thế mạnh của chúng khi kết hợp cùng nhiều lĩnh vực khác nhau. 4.1.3. Quan điểm lảnh thổ Hệ thống lãnh thổ du lịch như một thành tạo toàn vẹn về hoạt động và lãnh thổ có sự lựa chọn các chức năng xã hội nhất định. Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành từ nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là các phân hệ khách du lịch, phân hệ tổng thể tự nhiên lịch sử - văn hoá, phân hệ công trình kỹ thuật phục vụ du lịch, phân hệ cán bộ công nhân viên phục vụ và bộ phận điều khiển… Việc sử dụng phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích hợp, xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch. Phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch còn nhằm mục đích nghiên cứu cơ chế hoạt động bên trong của hệ thống trong quá trình tác động qua lại giữa các thành phần cũng như cả hoạt động bên ngoài và tác động qua lại của nó với môi trường xung quanh. 4.1.4. Quan điểm viễn cảnh Vận dụng quan điểm này sẽ giúp em có được cái nhìn chiến lược về sự phát triển cảu đề tài và đề xuất những hướng đi đúng đắn trong tương lai, cho phép dự đoán và dự báo về khả năng phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà, từ đó đưa ra hướng khai thác và sử dụng hợp lý các thế mạnh về du lịch của tỉnh cũng như hướng bảo tồn và phục vụ nghiên cứu. 4.2. Phương pháp cụ thể 4.2.1. Phương pháp bản đồ Bản đồ không chỉ như một phương tiện phản ánh những đặc điểm không gian về nguồn tài nguyên, các luồng khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hoặc các thuộc tính riêng của hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (tính ổn định, tính thích hợp…) mà còn là một cơ sở để nhận được những thông tin mới và vạch ra tính qui luật hoạt động của toàn bộ hệ thống. 4.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, phân tích tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp cơ bản nhất cho đề tài luận văn này. Để có được nhiều thông tin, tài liệu, số liệu…em đã tìm tòi trên nhiều trang sách khác nhau, nhiều trang web, thông tin trên báo…từ đó em đã xử lý và tổng hợp thành một chuỗi có hệ thống những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài luận văn này.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 6 4.2.3. Phương pháp thực tế và tư vấn trực tiếp Có được phương pháp này là kết quả của việc đi thực tế và những chuyến đi tour do các công ty du lịch tạo điều kiện giúp đỡ đã giúp em rất nhiều trong việc quan sát trực tiếp cũng như tư vấn tại chỗ những gì diễn ra trước mắt, từ đó giúp em có cái nhìn thiết thực hơn, cụ thể hơn về thế mạnh du lịch của tỉnh Khánh Hoà. 5. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ Như em đã nói ở trên, qua những lần đi thực tế em đã thấy được tiềm năng về du lịch của vùng đất này. Hơn nữa, thành phố Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những thành phố du lịch đẹp nhất của cả nước, từ đó đã gợi cho em cảm nhận sâu sắc về “Nha Trang biển gọi” này. Hiện nay, Nha Trang – Khánh Hoà là một trong những điểm du lịch được lựa chọn nhiều nhất của khách du lịch khu vực Phía Nam. Để tìm hiểu thông tin về du lịch Khánh Hoà thì không quá khó khăn, thông tin từ các thầy cô, từ sách vở, báo đài, đặc biệt là các trang web cùng với sự tư vấn của các nhân viên công ty du lịch đã giúp em có được bài luận văn này.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ngành du lịch hiện nay đạt được hiệu quả cao và được gọi là ngành “công nghiệp không khói” hay là “ngành xuất khẩu vô hình”.Mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi địa phương muốn phát triển ngành du lịch đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều nguồn lực khác nhau. 1.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thế lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. Tài nguyên du lịch có thể chia làm hai nhóm: 1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Đó chính là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Ở một địa phương nào đó, tự nhiên tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân nó. Các thành phần của tự nhiên có ảnh hưởng mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên sinh vật. Địa hình Đối với du lịch, điểm quan trọng nhất của địa hình là đặc điểm hình thái, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn cho khai thác du lịch. Địa hình bao gồm các dạng như: - Đồng bằng: là nơi thuận lợi cho hoạt động kinh tế, canh tác nông nghiệp nên đây là nơi quần cư đông đúc. Thông qua các hoạt động nông nghiệp, văn hoá của con người, địa hình đồng bằng có ảnh hưởng gián tiếp đến du lịch. - Địa hình vùng đồi: thường tạo ra một không gian thoáng đãng và bao la thích hợp với các loại hình tham quan, cắm trại. Vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá lịch sử độc đáo tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. - Địa hình miền núi: có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi cho việc tổ chức du lịch thể thao, các nhà an dưỡng, các trạm nghỉ, các khu vực GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 8 thuận tiện cho chuyển tiếp lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn toàn cảnh và thích hợp với môn thể thao leo núi… - Địa hình ven bờ: có ý nghĩa rất quan trọng, có thể phát triển các loại hình du lịch như tham quan theo chuyên đề khoa học, nghỉ dưỡng, tắm biển, các môn thể thao trên mặt nước… Ngoài ra còn có các kiểu địa hình hang động, địa hình carstơ…cũng là những dạng địa hình có thể khai thác du lịch hiệu quả. Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Tuy nhiên, mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch. Tính mùa vụ của du lịch cũng chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu. Nguồn nước Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước trên bề mặt và nguồn nước ngầm trong lòng đất. Đối với du lịch thì nguồn nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn bao gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối, hồ nhân tạo… Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tuỳ theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi và theo nhu cầu của mỗi quốc gia. Nước không chỉ có tác dụng phục hồi trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến các thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu khí hậu ven bờ. Trong tài nguyên nước cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng, đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Tài nguyên sinh vật Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch, nó hình thành nên các rừng quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…Việc tham quan du lịch trong thế giới động – thực vật sống động, hài hoà trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu cuộc sống. Ngoài các yếu tố tự nhiên trên còn có các hiện tượng đặc biệt của thiên nhiên có tác động mạnh mẽ đến phát triển du lịch như hiện tượng nhật thực, tuyết rơi ở vùng khí hậu nhiệt đới… 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là những gì do con người tạo ra, hay nói cách khác nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm rất khác biệt so với tài nguyên du lịch tự nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn có các loại sau:GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 9 Di tích lịch sử - văn hoá – kiến trúc: là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại bao gồm: Di tích văn hoá khảo cổ; Di tích lịch sử; Di tích văn hoá nghệ thuật; Các loại danh lam thắng cảnh. Các lễ hội: là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại. Lễ hội thông thường có hai phần: phần lễ và phần hội. Khách du lịch khi tham gia lễ hội họ thường cảm thấy một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những lễ hội gắn chặt vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây, tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ. Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn du lịch rất cao. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học Mỗi dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học đó là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, thói quen ăn uống, sinh hoạt, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong qui hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc… Việt Nam với 54 dân tộc còn giữ gìn nguyên vẹn những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá văn nghệ đặc sắc, nhiều kỹ năng độc đáo. Ở Việt Nam còn có hàng trăm làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng mang tính nghệ thuật cao như nghề chạm khắc, đúc đồng, gốm sứ, dệt lụa…cùng với các món ăn dân tộc với nghệ thuật chế biến độc đáo. Ngoài ra, nước ta còn có một nền kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao hấp dẫn khách du lịch. Các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác Đó là các trung tâm của các viện khoa học, các trường đại học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, các cuộc thi hoa hậu…Các đối tượng văn hoá này cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. 1.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG – VẬT CHẤT KỸ THUẬT 1.2.1. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch. Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định, nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Thông tin liên lạc cũng là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch, nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch. Ngoài ra, trong cơ GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 10 sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình cấp điện, nước… Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của khách. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch. 1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu du khách. Chính vì vậy nên sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cửa hiệu buôn bán, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao…Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật chính là các cơ sở lưu trú và ăn uống, tức là nguồn vốn cố định của du lịch. 1.3. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI – CHÍNH TRỊ 1.3.1. Dân cư và nguồn lao động Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số lượng người lao động và học sinh tăng lên sẽ tham gia vào các loại hình du lịch khác nhau. Số lượng người lao động trong hoạt động sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ dân số, độ dài của tuổi thọ, sự phát triển đô thị hoá…liên quan mật thiết đến sự phát triển du lịch. 1.3.2. Các nhân tố chính trị và chính sách phát triển của Nhà nước Nhân tố chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Do vậy, hoà bình rõ ràng là đòn bẩy đẩy mạnh hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nước cũng được xem là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong việc phát triển ngành du lịch. Đó là sự quan tâm đầu tư, kêu gọi đầu tư, quan tâm đến việc bảo tồn, xây dựng và phát triển, bảo vệ môi trường…nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Ngoài các nhân tố kể trên, sự phát triển của ngành du lịch còn liên quan đến nhiều nhân tố khác đó là: Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế; Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của con người; Cách mạng khoa học kỹ thuật; Đô thị hoá; Điều kiện sống; Thời gian rỗi… Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch mà em vừa nêu trên là những nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển ngành du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia cũng như của mỗi địa phương.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 11 Lợi ích của ngành du lịch mang lại thì đã thấy rõ, tuy nhiên, một quốc gia nói chung và một địa phương nói riêng muốn phát triển được ngành du lịch phải tạo ra được thế mạnh trong lĩnh vực này. Thế mạnh để phát triển du lịch của một địa phương không chỉ là những gì sẵn có trong tự nhiên mà nó còn là tài nguyên du lịch nhân văn, thế mạnh về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật, sự đầu tư và quan tâm của chính phủ…Và đó cũng là cơ sở để em tìm hiểu, nghiên cứu về thế mạnh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà.GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 12 BẢN ĐỒ CÁC TỈNH THÀNH VIỆT NAMGVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 13 BẢN ĐỒ DU LỊCH THÀNH PHỐ NHA TRANGGVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 14 BẢN ĐỒ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ NHA TRGVHD: Châu Hồng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 15 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH KHÁNH HỒ 2.1. KHÁI QT - Diện tích: 5.217,7km² - Dân số: 1.135 nghìn người (năm 2006) - Tỉnh lỵ: Thành phố Nha Trang - Dân tộc: Việt (Kinh), Ra Glai, Hoa, Cơ Ho . - Đơn vị hành chính + Thị xã: Cam Ranh + Huyện:Vạn Ninh, Ninh Hồ, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa, Cam Lâm. Khánh Hòa là một tỉnh dun hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, hội đủ các dạng địa hình cơ bản: vùng núi bán sơn địa, đồng bằng dun hải, biển, bờ biển và các đảo, quần đảo, như hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ, có rừng núi, đồng bằng, miền ven biển, hải đảo. Ðặc điểm này tạo điều kiện cho Khánh Hòa phát triển kinh tế tồn diện và quan trọng nhất là thế tổng hợp kinh tế biển. Khánh Hồ nằm trên các đầu mối giao thơng quan trọng của cả nước và thế giới. Ðường quốc lộ 1A và đường sắt xun Việt chạy qua 5 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh, nối liền Khánh Hồ với các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Ðường quốc lộ 26 nối liền Khánh Hồ với các tỉnh Tây Ngun. Sân bay Cam Ranh, Nha Trang và các cảng Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói nối liền Khánh Hồ với cả nước và quốc tế. Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo thuộc huyện Trường Sa có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng. Biển Khánh Hồ có nhiều đặc sản như tơm, mực, các loại cá biển Bắc, biển nhiệt đới . đặc biệt là yến sào, một đặc sản có giá trị q như vàng, khiến từ lâu vùng q này được mệnh danh "xứ trầm, biển yến". Vào tháng 5/2003, vịnh Nha Trang đã được cơng nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Khánh Hòa khơng chỉ là một trong những tỉnh có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng mà còn là nơi có truyền thống văn hóa lâu đời và truyền thống kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm.Khánh Hòa còn có những cơng trình kiến trúc lâu đời có giá trị như Tháp Bà, Kim thân Phật tổ; tỉnh cũng có nhiều trường Ðại học, Học viện, các Trung tâm Khoa học lớn có tầm quan trọng cả nước như Viện Pasteur, Viện Vắc-xin, Viện nghiên cứu biển, Ðại học Thuỷ sản . Người dân Khánh Hòa sống trong cảnh vật mà thiên nhiên ban tặng cho một vùng dun hải với những bãi cát trắng mịn, những rặng san hơ kỳ ảo dưới lòng đại dương và những cơng trình cổ kính . đã tạo nên tính cách chân thành, thân thiện, hiếu khách, cần cù và giản dị của người dân Khánh Hòa - giống như vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng nhẹ. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử - văn hố đã đem lại cho tỉnh Khánh Hồ một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Thành phố Nha Trang, Trung tâm GVHD: Châu Hồng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 16 Chính trị - Kinh tế -Văn hóa của tỉnh Khánh Hồ hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch lớn của cả nước. 2.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh. Theo Ðại Nam nhất thống chí, năm 1653 vua Chăm là Bà Thấm sai quân quấy nhiễu biên cảnh, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc chống giữ, nhân đêm tối vượt núi Thạch Bi, tiến đến tận sông Phan Lang (Rang). Vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho chúa từ phía Ðông sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa Nguyễn chấp thuận, đặt dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương (thuộc phủ Diên Ninh) ở phía Nam; huyện Tân Ðịnh, Quảng Phước (thuộc phủ Thái Khang), giao cho Hùng Lộc trấn thủ. Như vậy, với việc đặt dinh Thái Khang và phân chia các đơn vị hành chính, chúa Nguyễn đã đưa vùng đất Khánh Hoà ngày nay hội nhập vào lãnh thổ Ðại Việt. Sự kiện lịch sử này được coi là mốc thời gian mở đầu cho sự hình thành địa phận hành chính tỉnh Khánh Hoà ngày nay. Tên tỉnh Khánh Hòa được xác lập vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Ðịnh. Trải qua triều Nguyễn, thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ đóng tại thành Diên Khánh. Đến đầu năm 1945 chuyển về đóng tại thị xã Nha Trang (nay là thành phố Nha Trang) cho đến nay. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 29/10/1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa được hợp nhất thành một tỉnh mới là tỉnh Phú Khánh. Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp lên thành Thành phố Nha Trang. Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sáp nhập huyện đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh mới là Khánh Hòa và Phú Yên. Cho đến nay, Khánh Hòa có sáu huyện là Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa; thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Nha Trang. Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa. Ngược dòng thời gian, Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa. Nơi đây, ngày nay vẫn còn sừng sững khu tháp cổ thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar nằm trên đỉnh hòn Cù Lao thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thuộc loại lớn nhất trong hệ thống đền tháp Chămpa tại Việt Nam. Ngoài Tháp Bà, ở Khánh Hòa còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng thế kỷ III-VI sau công nguyên, là tấm bia cổ vào bậc nhất nước ta và Đông Nam Á; Thành Hời, miếu Ông Thạch, . nhưng có thể khẳng định, GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 17 trong số những di tích văn hóa Chămpa ở Khánh Hòa thì khu di tích tháp Bà Nha Trang là di tích còn lại tiêu biểu nhất và quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa về các lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc và bia ký. [...]... CHƯƠNG III THẾ MẠNH VỀ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ 3.1 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình Do bị một số dãy núi phân cắt, cho nên địa hình đồng bằng Khánh Hòa đã hình thành 3 vùng riêng biệt - Đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hòa: Diện tích khoảng 200km², độ cao tuyệt đối 5 15m, bề mặt địa hình nghiêng về phía Đông - Nam GVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 18 - Đồng bằng Diên Khánh. .. Rạn, khu du lịch thế giới biển Một tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông nam Á được hoàn tất vào năm 2007 nối khu du lịch VinPearl với cảng Cầu Đá của Nha Trang - Khu Đầm Bấy Dự án Đầm Bấy với hai dự án cơ bản chính là Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy Đây sẽ là làng du lịch sinh thái với các khu nghỉ dưỡng và trung tâm văn hóa và thương mại Dựa trên yếu tố du lịch sinh... trên bờ, vùng biển trước mặt của Dốc Lết đều hấp dẫn du khách Nơi đây cũng rất gần vịnh Vân Phong nổi tiếng, một trong những điểm du lịch quốc tế (OMT) đã tiến hành khảo sát và đánh giá rất cao về tương lai phát triển du lịch của vùng này Đến Dốc Lết, ngoài khu du lịch bờ biển, du khách có thể đi thăm làng chài, đồng muối Hòn Khói, vùng Hòn Hèo Khu du lịch đa dạng với các loại hình giải trí như hồ bơi... nằm bí đỏ Từ thành cổ Diên Khánh, theo đường liên huyện lên phía tây Khánh Vĩnh tới ngã ba xã Sông Cầu rẽ trái khoảng 14km là đến công viên du lịch Yang Bay thuộc xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh Hiện nay, hàng ngày đã có tuyến xe buýt Khách sạn Khatoco – Yang Bay xuất bến lúc 8h15 và trở về lúc 16h00 Tuyến xe cố định này chỉ đưa đón khách du lịch đi tham quan Yang Bay và hoàn toàn miễn phí Trong tương... Sau một thời gian dài được xây dựng, bãi biển Trần Phú đến nay đã hoàn thiện với cả hệ thống khách sạn cũng như các khu giải trí và du lịch Bãi biển này đẹp và sống động bởi sự đa sắc về hình thái du lịch: thuyền buồm, lặn biển, nhảy dù trên biển, du thuyền, thám hiểm lặn biển Thậm chí chỉ tắm nắng thôi cũng đủ làm hài lòng khách du lịch Du khách sẽ cảm nhận được những điều rất thú vị khi được lang thang... điểm du lịch mà Tổ chức Du lịch thế giới đã tiến hành khảo sát và đánh giá rất cao Ở đây có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên tối ưu cho sự phát triển du lịch sinh thái: khí hậu, bờ biển, rừng núi, cảnh quan, môi trường sinh thái, cảng biển, nguồn cung cấp hải sản Các điểm tham quan du lịch mà khách có thể tham quan và nghĩ dưỡng bao gồm : - Làng Đầm Môn Con đường dẩn đến làng Đầm Môn kéo dài 18,5km được hoàn... du lịch Ninh Thủy mở cửa đón khách sẽ góp phần phong phú thêm chương trình tham quan nghỉ dưỡng cho du khách đến với dải đất miền TrungGVHD: Châu Hoàng Trung SVTH: Lê Hữu Hiệp 30 Dốc Lết Dốc Lết thuộc xã Ninh Hải, huyện Ninh Hòa là một bãi biển trải dài với bãi cát trắng, cao phía trên hàng dương, ngăn cách đất liền với biển Khu du lịch Dốc Lết hiện nay là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn ở Khánh. .. được bảo vệ để duy trì sự sống cho đàn chim yến, từ lâu nay, quần đảo yến được đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước do Công ty Yến Sào Khánh Hòa đảm trách Du khách gần xa chỉ có thể thỏa mãn hiếu kỳ qua những hình ảnh và thông tin hiếm hoi từ xa về đảo yến và cuộc sống của loài chim yến Được sự cho phép của UBND Tỉnh Khánh Hòa, Công ty Yến Sào đã xây dựng dự án về Tour du lịch đảo yến Đây... - Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn Bao gồm 07 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân gôn Vinpearl và 01 dự án đề xuất Hiện trên đảo có khu du lịch Vinpearl Land Hòn Ngọc Việt và Con Sẻ Tre Vinpearl là một dự án quy... trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh Được xây dựng theo truyền thống nho giáo trước đây, nhằm ghi nhận công lao của những người có tài, học giỏi, đã được đỗ đạt Năm 1803, vua Gia Long ra chỉ dụ lập Văn Miếu tại xã Phú Lộc, huyện Hoà Châu thị trấn Bình Hoà, nay thuộc khóm Phú Lộc Tây - thị trấn Diên Khánh - tỉnh Khánh Hoà Văn Miếu được xây dựng với quy mô lớn từ năm 1853 và đến năm sau thì cơ bản hoàn thành: . giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cho khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thế mạnh du lịch tỉnh Khánh Hoà còn giúp em. hơn về thế mạnh du lịch của tỉnh Khánh Hoà. 5. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ Như em đã nói ở trên, qua những lần đi thực tế em đã thấy được tiềm năng về du lịch