THÍ NGHIỆM VẬT LÍ DỄ LÀM

5 1.3K 18
THÍ NGHIỆM VẬT LÍ DỄ LÀM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài: Làm và sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lý đơn giản, rẻ tiền A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các hiện tượng và quá trình vật lý được đề cập trong sách giáo khoa vật lý THCS thường rất gần gủi với chúng ta và luôn xảy ra trong đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta. Vì thế để tái tạo lại hoặc kiểm chứng lại chúng, không đòi hỏi cần có những dụng cụ phức tạp tinh vi. Trái lại, với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm, những dụng cụ được dùng trong đời sống hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những thí nghiệm có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Chẳng hạn để tiến hành thí nghiệm về sự nổi của vật và minh họa định luật Ác-si- mét, chúng ta chỉ cần các dụng cụ thí nghiệm sau: - 3 cốc thủy tinh. - 3 quả chanh. - một ít nước và một ít muối hạt. Với những dụng cụ thí nghiệm này, chúng ta có thể bố trí và tiến hành thí nghiệm minh họa cho học sinh về điều kiện của sự nổi, cũng như sự phụ thuộc của lực đẩy Ác- si-mét vào khối lượng riêng của chất lỏng. Nhờ những ưu điểm nổi trội, nên các thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền thực sự phát huy tác dụng đối với những nơi, những vùng đang khó khăn về CSVC, thí bị thí nghiệm. B/ NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, việc khai thác và sử dụng những thí nghiệm đơn giản, rẻ riền có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó góp phần làm phong phú thêm khả năng khai thác và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý; làm cho dạy học vật lý trở nên trực quan hơn, khắc phục lối dạy học có tính giáo điều sách vở, thoát ly thực tế. Những ưu điểm nổi bật của thí nghiệm đơn giảng rẻ tiền là: 1. Dụng cụ cần cho thí nghiệm là những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm trong đời sống hàng ngày, có thể kiếm ở mọi nơi. Đó có thể là những lon bia, lon nước ngọt hoặc chai nước khoáng đã dùng, có thể là những đồ chơi của trẻ con, như xe nhựa, búp bê nhựa, quả bóng bay … 2. Dễ thao tác và dễ thành công, vì những thí nghiệm này do chính giáo viên tự thiết kế, chế tạo và khai thác để sử dụng trong giảng dạy. 3. Thí nghiệm cho kết quả rõ ràng, thuyết phục (thường là những thí nghiệm gắn với những hiện tượng vật lý trong đời sống hàng ngày) 4. Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền không đòi hỏi ở người sử dụng những kỹ năng thực hành đặc biệt, nên giáo viên nào cũng có thể tiến hành được. Trái lại, khi sử dụng các thí nghiệm hiện đại, giáo viên phải biết cách sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị, phải có những kỹ năng thực hành nhất định mới có thể tiến hành được những thí nghiệm này. Nếu giáo viên không có kỹ năng sử dụng máy tính, không nắm được các phần mềm sử dụng trong thí nghiệm thì không thể tiến hành được những thí nghiệm có sử dụng máy tính, hay những thí nghiệm hiện đại khác. 1 Đề tài: Làm và sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lý đơn giản, rẻ tiền 5. Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền không đòi hỏi khắt khe các điều kiện CSVC như phòng bộ môn, mạng điện, thiết bị … nên ở đâu cũng có thể tiến hành thí nghiệm được. 6. Hiện tượng và kết quả thí nghiệm có sức hấp dẫn lôi cuốn, vì vậy nó có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh. 7. Thí nghiệm đơn giản, rẻ riền là những thí nghiệm ngắn gọn, mất ít thời gian nên có thể sử dụng rất thuận tiện trong quá trình dạy học. Đặc biệt trong khâu mở bài hay củng cố bài, sử dụng để tạo tình huống học tập rất có hiệu quả. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền cũng có những hạn chế nhất định. Hầu hết là những thí nghiệm định tính, ít có thí nghiệm định lượng, dụng cụ thí nghiệm không bền. C/ NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN. Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền được tiến hành với những dụng cụ đơn giản, tự tạo, tự kiếm (như lon bia, chai nước khoáng đã dùng …). Do vậy, ngoài những yêu cầu chung, khi khai thác và sử dụng thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền cần chú ý các yêu cầu sau: 1. Phải bảo đảm tính khoa học: Kết quả rõ ràng, chính xác và thuyết phục. 2. Phải đảm bảo tính sư phạm: Các thí nghiệm không được phản giáo dục, chẳng hạn khônng nên làm những thí nghiệm liên quan đến súng đạn, cung nỏ … 3. Phải đảm bảo tính thẩm mỹ: Do các dụng cụ của thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền là những dụng cụ tận dụng, tự kiếm, tự tạo, vì vậy yếu tố thẩm mỹ được đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu. Dụng cụ phải được gia công chu đáo, cẩn thận để làm tăng tính thẩm mỹ của nó. 4. Phải đảm bảo tính khả thi: Các thí nghiệm được sử dụng phải là những thí nghiệm dễ thao tác, dễ tiến hành và cho kết quả thuyết phục. IV/ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN, RẺ TIỀN. 1/ Thí nghiệm 1: Kim nổi trong nước. a/ Dụng cụ: - 1 kim khâu. - 5 miếng giấy lau dễ thấm nước 3x6cm - 1 khay nhỏ đựng nước. - 1 que nhỏ. b/ Tiến hành: Đặt kim lên giữa tờ giấy, sau đó dùng 2 tay nâng nhẹ tờ giấy có cả kim rồi thả nhẹ lên mặt nước và dùng que nhỏ đẩy nhẹ nhàng cho tờ giấy chìm hẳn, ta sẽ thấy kim nối trên mặt nước. Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và giải thích kết quả. 2/ Thí nghiệm 2: Lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi của vật. a/ Dụng cụ: - 3 cốc thủy tinh chứa 2/3 nước. 2 Đề tài: Làm và sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lý đơn giản, rẻ tiền - 3 quả chanh. - một ít muối ăn. b/ Tiến hành: - Cho 3 quả chanh vào 3 cốc nước cho học sinh quan sát và nhận xét. - Cho một ít muối vào một trong 3 cốc, khuấy đều cho đến khi quả chanh nổi lơ lững. - Cho một ít muối vào vào một trong 2 cốc còn lại và khuấy đều, vừa khuấy vừa thêm muối cho đến khi quả chanh nổi hẳn. - Cho học sinh quan sát trạng thái của 3 quả chanh ở trong 3 cốc. Từ đó cho học sinh phân tích lực tác dụng lên từng quả chanh để đi đến kết luận về điều kiện của vật chìm và vật nổi. 3/ Thí nghiệm 3: Áp suất khí quyển. 3.1/ Phương án 1: Cho trứng chui vào chai. a/ Dụng cụ: - 1 quả trứng. - 1 chai thủy tinh. - 1 bật lửa - một ít bông. - một ít cồn. b/ Chuẩn bị dụng cụ: - Gia công trứng: Cách 1: Luộc trứng lòng đào và bóc vỏ. Cách 2: Ngâm trứng vào dấm ăn cho đến khi phần vỏ trứng mất đi. - Chọn chai thủy tinh: Chọn chai có đường kính miệng chai nhỏ hơn một chút so với đường kính quả trứng. c/ Tiến hành: - Tẩm cồn vào bông, dùng bật lữa ga đốt rồi thả vào chai. Đợi cho bông cháy một lúc, sau đó ta bỏ quả trứng vào miệng chai (cho đầu nhỏ xuống dưới). - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và giải thích. 3.2/ Phương án 2: a/ Dụng cụ: - 1 ly thủy tinh. - 1 tờ giấy có đường kính lớn hơn miệng ly. - 1 ca nước. b/ Tiến hành: - Đổ nước vào ly thủy tinh cho đến khi đầy tràn. Đặt tờ giấy lên miệng ly, dùng bàn tay giữ chặt. 3 Đề tài: Làm và sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lý đơn giản, rẻ tiền - Dốc ngược ly cho miệng quay xuống dưới rồi từ từ thả thay ra. - Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và giải thích. 4/ Thí nghiệm 4: Áp suất chất lỏng. 4.1/ Phương án 1: áp suất chất lỏng phụ thuộc độ sâu. a/ Dụng cụ: - 1 chai nước khoáng nhựa lớn. - 1 khay nước. - 1 ca nước màu. - 1 cái phiểu. b/ Chuẩn bị dụng cụ: - Dùi 3 lỗ nhỏ trên thành chai ở các độ cao khác nhau. - Dùng ca nhựa rót nước màu vào chai (trước khi rót dùng băng keo dán kính lỗ). c/ Tiến hành: - Gỡ băng keo từ các lỗ cho nước chảy ra. - Yêu cầu học sinh quan sát và rút ra kết luận. 4.2/ Phương án 2: áp suất chất lỏng tác dụng lên cả phía trên. a/ Dụng cụ: - 1 cốc đựng nước lớn. - 1 cái thông phong đèn. - 1 sợi chỉ. - 1 tấm bìa có đường kính lớn hơn đường kính thông phong đèn, có 1 lỗ nhỏ ở giữa. b/ Tiến hành. - Sợi chỉ được buộc vào điểm giữa của tấm bìa và luồn vào thông đèn để giữ cho tấm bìa không rơi. - Khi chưa nhúng vào nước, nếu ta thả tay thì tấm bìa sẽ rơi xuống. - Giữ chặt sợi chỉ và nhúng thông đèn vào cốc đựng nước. Sau đó buông sợi chỉ ra, ta thấy tấm bìa không rơi khỏi thông đèn. 5/ Thí nghiệm 5: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. a/ Dụng cụ: - 1 vỏ chai đựng cồn hoặc oxi già - 1 ruột bút bi chữ A đã dùng, mực còn khoảng 5mm. b/ Chuẩn bị dụng cụ:` - Tháo viên bi ở đầu ruột bút. - Cắm đầu ruột bút vào miệng chai đựng, ta được dụng cụ như hình vẽ. c/ Tiến hành: - Xoa 2 tay vào nhau, sau đó áp nhẹ vào chai. - Quan sát hiện tượng và nhận xét. - Sau đó bỏ tay ra, quan sát hiện tượng và nhận xét. 6/ Thí nghiệm 6: Thấu kính a/ Dụng cụ: - 1 bóng đèn tròn sợi đốt (đã hỏng) - 1 hộp nhựa kích thước (20x25x30)cm. - 1 đồng xu bằng kim loại. 4 Đề tài: Làm và sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lý đơn giản, rẻ tiền b/ Tiến hành: - Cho nước vào hộp nhựa (khoảng 2/3 hộp). Thả đồng xu xuống đáy hộp. - Đặt bóng đèn nằm ngang và phía trên đồng tiền, sau đó dìm cho nó ngập trong nước khoảng nữa so với độ dày của bóng đèn. - Nhìn đồng tiền kim loại qua bóng đèn, nhận xét và giải thích hiện tượng quan sát thấy. 7/ Thí nghiệm 7: Áp suất a/ Dụng cụ: - 1 ống cao su có 2 nhánh - Nước xà phòng. - 2 cái bóng bay (1 nhỏ, 1 to) - 2 cái kẹp. b/ Tiến hành: - Lấy ống cao su có 2 nhánh, nhúng miệng 2 nhánh vào nước xà phòng. Kẹp bớt nhánh A lại rồi thổi 1 bóng ở nhánh B, sau đó kẹp nhánh B lại và mở nhánh A, thổi bong bóng khác ở nhánh A to hơn bong bóng nhánh B. Bây giờ bạn bịt đầu ống thổi lại và mở kẹp cho không khí 2 bong bóng thông với nhau. - Học sinh quan sát hiện tượng, giải thích. V/ KẾT LUẬN. Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền có ưu điểm là rất đơn giản, tiện lợi, dễ tiến hành và cho kết quả thuyết phục, do đó có tác dụng tốt trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh. Trên đây là một số ví dụ về các phương án thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền, chúng ta hoàn toàn có thể tự đề xuất các phương án thí nghiệm và tự tạo các thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền khác nhau nhằm sử dụng trong quá trình dạy học vật lý. Kính mong được sự góp ý của các đồng chí để đề tài hoàn thiện hơn. Trung Giang, ngày tháng năm 2009 Người thực hiện Võ Xuân Lộc 5 A B  . sử dụng trong thí nghiệm thì không thể tiến hành được những thí nghiệm có sử dụng máy tính, hay những thí nghiệm hiện đại khác. 1 Đề tài: Làm và sử dụng các đồ dùng thí nghiệm vật lý đơn giản,. thì thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền cũng có những hạn chế nhất định. Hầu hết là những thí nghiệm định tính, ít có thí nghiệm định lượng, dụng cụ thí nghiệm không bền. C/ NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÍ NGHIỆM. để làm tăng tính thẩm mỹ của nó. 4. Phải đảm bảo tính khả thi: Các thí nghiệm được sử dụng phải là những thí nghiệm dễ thao tác, dễ tiến hành và cho kết quả thuyết phục. IV/ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM

Ngày đăng: 28/04/2015, 03:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan