Trường Tiểu học Hải Dương TuÇn 25 Lớp 2 Ngày soạn: 26 / 02/ 2011 Tiết : 25 Ngày giảng: Thứ 2 - Ngày 28 / 02 / 2011 Thứ 3 - Ngày 01 / 03 / 2011 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết vỗ tay hoặc gõ đệmt heo bài hát. - Tham gia tập biểu diễn bài hát. * Nơi có điều kiện: - Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc. - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách ) - Tranh ảnh minh họa Truyện Thạch Sanh. - Tập truyện kể lớp 2. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Gv nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Tiến hành trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới: *Hoạt động 1: Ôn tập 2 bài hát. + Ôn bài hát Trên con đường đến trường - Gv hướng dẫn Hs luyện thanh. Ma . . . . . . . - GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Tác giả bài hát? - HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. - Hs luyện thanh. - HS nghe và trả lời: + Bài hát Trên con đường đến trường. + Tác giả: Ngô Mạnh Thu. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 74 Trường Tiểu học Hải Dương - Hướng dẫn HS ôn hát lại bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách. - Gv yêu cầu Hs trình bày trước lớp. - Gv nhận xét và ghi điểm. + Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân. - GV đó HS biết bài hát nào có tên của một trong các mùa (xuân, hạ, thu, đông)? Ai là tác giả bài hát? - Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS nghe theo. - Yêu cầu HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp. - GV nhận xét. *Hoạt động 2: Kể chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh. - GV kể tóm tắt toàn bộ câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh. - GV nhấn mạnh 2 tình tiết trong câu chuyện có liên quan đến tiếng đàn (đoạn Thạch Sanh bị Lý Thông vu oan và bị nhốt vào ngục, Thạch Sanh đêm đàn ra gảy; đoạn Thạch Sanh dùng đàn đẩy lui quân giặc,…) - Gv đặt câu hỏi: + Vì sao công chúa đang bị câm lại bật nói? + Tại sao quân giặc chưa kịp đánh lại rút lui về nước? - GV kết luận: Tiếng đàn, tiếng hát có tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên 2 bài hát vừa ôn tập. - Yêu cầu cả lớp hát lại 2 bài hát vừa ôn. - Dặn hs về nhà hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục hơn nữa. - Gv nhận xét tiết học. - HS hát theo hướng dẫn của GV: + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, tổ. + Hát cá nhân. - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách (sử dụng các nhạc cụ gõ). - Hs trình bày trước lớp. - HS đoán tên bài hát Hoa lá mùa xuân. + Tác giả: Hoàng Hà. - HS ôn bài hát theo hướng dẫn. - HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp vận động - HS lên biểu diễn trước lớp. - HS tập trung, trật tự lắng nghe câu chuyện. - HS trả lời. - HS trả lời: + Vì nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh như đang kể về nỗi oan của mình. + Vì tiếng đàn của Thạch Sanh làm quân giặc thấy nhớ quê hương, gia đình, không muốn đánh nhau nữa. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS trả lời - Cả lớp hát. - HS lắng nghe, ghi nhớ. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 75 Trường Tiểu học Hải Dương Lớp 3 Ngày soạn: 26 / 02 / 2011 Tiết : 25 Ngày giảng: Thứ 2 - Ngày 28 / 02 / 2011 Thứ 3 - Ngày 01 / 03 / 2011 HỌC BÀI HÁT: Chị ong Nâu và em bé I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. * Nơi có điều kiện: - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn, thanh gõ phách. - Đàn và hát thuần thục bài hát Chị Ong nâu và em bé. - Bảng phụ bài hát. - Tranh minh họa bài hát. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: - Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv gọi một số Hs lên bảng tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông. - Gv nhận xét. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy hát Bài hát: Chị Ong Nâu và em bé. Nhạc và lời: Tân Huyền - GV treo tranh minh họa. - Gv treo bảng phụ. - Gv giới thiệu: Hình ảnh cho Ong Nâu biết vâng lời bố mẹ,chăm chỉ lao động kiếm mật là nội dung trong bài hát Chị Ong nâu và em bé.Bài hát nhắc nhở chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện, không nên sống lười nhác,ích kỉ.Muốn được mọi người yêu mến phải biết chăm chỉ học tập,lao động, đem lại niềm vui cho cuộc sống. - Gv hát mẫu. - HS trật tự ổn định chỗ ngồi - Hs nhận biết nốt nhạc. - Hs xem tranh. - HS quan sát bảng phụ. - Hs lắng nghe Gv giới thiệu. - Nghe Gv hát mẫu. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 76 Trường Tiểu học Hải Dương - Yêu cầu Hs đọc lời ca. - Gv cho Hs nêu cảm nhận ban đầu về bài hát. - Gv hướng dẫn Hs luyện thanh. Ma . . . . . . . - Gv dạy hát từng câu ngắn, mỗi câu Gv đàn 2 – 3 lân và bắt nhịp cho Hs thực hiện. - Hướng dẫn hs hát cả bài nhiều lần, nhắc Hs hát thể hiện được sự vui tươi và nhí nhảnh. - Gọi Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét và sửa những chỗ Hs hát chưa đúng. - Hướng dẫn Hs hát có nhạc đệm. - Gv nhận xét. - Gv hỏi Hs tính giáo dục của bài hát? - Gv chốt: Bài hát giáo dục chúng ta phải biết yêu quý cuộc sống lao động, chăm học,chăm làm,không ích kỷ và biết đem lại niềm vui cho người khác. * Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. Chị Ong Nâu nâu nâu nâu,chị bay đi đâu… x x xx x x - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Chị Ong Nâu nâu nâu nâu,chị bay đi đâu… x x x x x x x x x x - Hướng dẫn HS vận động nhịp nhàng theo nhịp. - Gv chia lớp thành 2 nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết bài sau đố đổi ngược lại. - Gv cử 1 Hs hát 3 câu đầu, cả lớp hòa giọng 3 câu sau. - Gv chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV cho hs đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Dặn hs về nhà hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục. - Tìm các động tác vận động phụ họa. - Gv nhận xét tiết học. - Hs đọc lời ca. - Hs nêu cảm nhận ban đầu của mình về bài hát. - Hs luyện thanh. - Hs tập hát theo hướng dẫn. - HS cả bài. - Hs hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hs hát có nhạc đệm. - Hs trả lời. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - HS hát theo đàn kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. - HS hát và vận động. - Hs tập hát đối đáp. - Hs tập hát lĩnh xướng và hòa giọng. - Hs tập hát nối tiếp. - Cả lớp hát. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 77 Trường Tiểu học Hải Dương Lớp 1 Ngày soạn : 26 / 02 / 2011 Tiết : 25 Ngày giảng : Thứ 3 - Ngày 01 / 03 / 2011 ÔN TẬP BÀI HÁT: Quả I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. * Nơi có điều kiện: Hs thuộc lời ca và tập biểu diễn bài hát. II. Chuẩn bị của giáo viên: - Đàn, thanh gõ phách. - Máy nghe, băng nhạc. - Hát chuẩn xác bài Quả ( Lời 3,4) - Tranh minh họa các loại Quả: Quả Khế,quả trứng,quả bóng,quả mít. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gv cho cả lớp ôn lại lời 1 và lời 2 bài Quả. - Gv nhận xét. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Dạy bài hát Quả ( Lời 3,Lời 4) Bài hát: Quả Nhạc và lời: Xanh Xanh - Gv hướng dẫn Hs luyện thanh. Ma . . . . . . . - Gv hát mẫu cho hs nghe lời 3 và lời 4. - Yêu cầu Hs đọc lời ca. - Gv tập hát từng câu,mỗi câu yêu cầu Hs hát 2 -3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. + Gv nhắc Hs biết lấy hơi giữa mỗi câu hát. - Yêu cầu Hs hát lời 3,lời 4 nhiều lần. - HS trật tự ổn định chỗ ngồi - Cả lớp ôn lời 1 và lời 2. - Hs luyện thanh. - Hs lắng nghe Gv hát mẫu. - Hs đọc lời ca. - Hs tập hát theo hướng dẫn của Gv. - Hs hát lời 3 và 4. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 78 Trường Tiểu học Hải Dương - Yêu cầu Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách. + Gv gõ mẫu: Quả gì mà lăn lông lốc,xin thưa rằng quả bóng x x x x x xx + Yêu cầu Hs hát và gõ phách. - Cho Hs hát cả lời 1, 2, 3, 4.Gv kết hợp dùng tranh minh họa để Hs nhận biết tên và hình dáng các loại quả trong bài hát. - Gv mời Hs hát theo tổ,nhóm,cá nhân. - Gv nhận xét và sửa những chỗ Hs hát chưa đúng. * Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. - Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp vận động phụ họa.Chân nhún nhịp nhàng bên trái,bên phải theo nhịp. - Gọi Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - Gv yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát,tác giả bài hát. + Trong bài hát có những loại quả gì? - GV cho Hs trình bày lại bài hát kết hợp gõ đệm. - Dặn hs về nhà tiếp tục ôn tập bài hát để biểu diễn thần thục hơn. - Gv nhận xét tiết học. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hs hát cả bài. - Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hs hát và phụ họa. - Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hs trả lời: + Bài Quả,tác giả Xanh Xanh. +Quả khế, quả trứng, quả bóng, quả mít. - Hs hát và gõ đệm. - Hs lắng nghe và ghi nhớ. Lớp 4 Ngày soạn: 01 / 03/ 2011 Tiết : 25 Ngày giảng: Thứ 5 - Ngày 03 / 03 / 2011 Thứ 6 - Ngày 04 / 03 / 2011 ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: Chúc mừng, Bàn tay mẹ,Chim sáo NGHE NHẠC I. Mục tiêu: - Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát. - Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. * Học sinh khá giỏi: Hs biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca của 3 bài hát. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 79 Trường Tiểu học Hải Dương Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. II. Chuẩn bị của giáo viên - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…). - Máy nghe, băng nhạc. - Băng đĩa bài hát Lí cây bông. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát Ôn bài hát Chúc mừng - Gv hướng dẫn Hs luyện thanh. Ma . . . . . . . - Gv đàn giai điệu một câu trong bài hát Chúc mừng và đố Hs đó là giai điệu của bài hát gì? + Nhạc nước nào? + Lời việt do ai viết? - Yêu cầu cả lớp ôn bài hát nhiều lần,thể hiện được tính chất nhịp nhàng,uyển chuyển của bài hát. - Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Gv nhận xét và sửa những chỗ Hs hát chưa đúng. - Yêu cầu Hs trình bày bài hát bằng cách hát lĩnh xướng,đối đáp và hòa giọng. - Yêu cầu Hs hát kết hợp vận động phụ họa. - Gọi Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét và ghi điểm. Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ. - Gv hỏi Hs: + Bài hát nào nói lên công ơn to lớn của người mẹ? + Nhạc sĩ nào viết nên bài hát đó? - Gv tiến hành các bước ôn tập như trên. Ôn tập bài hát Chim sáo - Gv hỏi Hs: + Bài hát Chim sáo thuộc dân ca nào? + Tác giả nào sưu tầm. - Gv tiến hành các bước ôn tập như trên. - HS trật tự ổn định chỗ ngồi - Hs luyện thanh. - Hs nghe lại giai điệu bài hát Khi tóc thầy bạc trắng. - Hs trả lời: Nhạc Nga + Lời việt Hoàng Lân. - Cả lớp ôn bài hát. - HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - HS tập hát lĩnh xướng,đối đáp và hòa giọng. - Hs hát và phụ họa. - Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hs trả lời. + Bài hát Bàn tay mẹ. + Nhạc Bùi Đình Thảo,lời Tạ Hữu Yên. - Hs ôn tập. - Hs trả lời. + Dân ca Khơ – me ( Nam Bộ) + Sưu tầm: Đặng Nguyễn - Hs ôn tập theo hướng dẫn. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 80 Trường Tiểu học Hải Dương * Hoạt động 2: Nghe nhạc Bài hát Lý cây bông - Gv hát 1 câu trong bài hát Lý cây bông rồi hỏi HS: + Các em có biết đó là bài hát gì không? - Gv giới thiệu: Bài hát Lý cây bông là một bài dân ca Nam Bộ có giai điệu thật giản dị và dễ thương.Bài hát được hình thành từ 2 câu thơ lục bát: Bông xanh bông trắng bông vàng Bông lê bông lựu đố nàng mấy bông Bài hát Lý cây bông có thể phù hợp với hình thức trình bày đơn ca,song ca và tốp ca…Bài hát thể hiện niềm lạc quan,tin yêu trong cuộc sống.Chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe bài hát này. - Gv mở băng cho Hs nghe. - Gv hỏi Hs cảm nhận của mình khi nghe bài hát. - Gv mở băng cho Hs nghe lần 2 và yêu cầu HS gõ đệm theo. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV cho Hs trình bày lại các bài hát kết hợp gõ đệm. - Dặn hs về nhà tiếp tục ôn tập lại các bài hát để biểu diễn thần thục hơn. - Gv nhận xét tiết học. - Hs lắng nghe và trả lời. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe. - Hs nêu cảm nhận của mình. - Hs trình bày. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Lớp 5 Ngày soạn: 01 / 03/ 2011 Tiết : 25 Ngày giảng: Thứ 5 - Ngày 03 / 03 / 2011 Thứ 6 - Ngày 04 / 03 / 2011 ÔN TẬP BÀI HÁT: Khi tóc thầy bạc trắng TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7 I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. * Hs khá giỏi: Biết đọc bài tập đọc nhạc số 7. II. Chuẩn bị của giáo viên Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 81 Trường Tiểu học Hải Dương - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ đệm ( song loan, thanh phách……) - Bảng phụ bài hát. - Tranh minh họa người thầy giáo. - Một số động tác vận động phụ họa đơn giản. - Bảng phụ bài Tập đọc nhạc số 7. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: - Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Ôn bài hát Bài hát: Khi tóc thầy bạc trắng Nhạc và lời: Trần Đức - GV treo tranh minh họa. - Gv treo bảng phụ. - Gv hướng dẫn Hs luyện thanh. Ma . . . . . . . - Gv mở băng cho hs nghe lại giai điệu bài hát Khi tóc thầy bạc trắng. - Yêu cầu cả lớp ôn bài hát nhiều lần,thể hiện được tính chất thiết tha, trìu mến của bài hát. - Gọi Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét và sửa những chỗ Hs hát chưa đúng. - Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS vận động nhịp nhàng theo nhịp. - Mời Hs trình bày bài hát theo tổ,nhóm, cá nhân. - Gv nhận xét - Gv hỏi Hs tính giáo dục của bài hát? - Gv chốt: Bài hát giáo dục chúng ta biết yêu quý và kính trọng các thầy cô giáo, những người đã dành hết bao công sức và tâm huyết để dạy dỗ chúng ta nên người. * Hoạt động 2: Tập đọc nhạc TĐN số 7: Em tập lái ô tô - GV treo bài TĐN số 7 lên bảng. - Gv hỏi Hs: + Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? - HS trật tự ổn định chỗ ngồi - Hs xem tranh. - HS quan sát bảng phụ. - Hs luyện thanh. - Hs nghe lại giai điệu bài hát Khi tóc thầy bạc trắng. - Hs ôn bài hát nhiều lần. - Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân. - Hs hát và gõ đệm. - Hs tập hát và vận động. - Hs biểu diễn. - Hs trả lời. - Hs quan sát - Hs trả lời.: + Nhịp 2/4 Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 82 Trường Tiểu học Hải Dương + Bài TĐN gồm có những nốt gì ? + Có những hình nốt nào? + Trong bài TĐN số 7 có dấu lặng gì ? - GV giới thiệu lại dấu lặng đen, có độ nghỉ bằng một nốt đen. - Gv yêu cầu Hs đọc cao độ của bài tập đọc nhạc. - Yêu cầu Hs tập gõ tiết tấu của bài tập đọc nhạc. - Gv yêu cầu cả lớp đọc tên nốt toàn bài. - Gv tập từng câu bài Tập đọc nhạc. - Yêu cầu cả lớp đọc nhạc toàn bài hòa theo tiếng đàn. - Yêu cầu Hs vừa đọc vừa kết hợp gõ đệm. - Gv nhận xét và sửa sai ( nếu có) - Gv đàn giai điệu,yêu cầu nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả kết hợp gõ đệm theo phách. - Gọi 1 Hs đọc nhạc, 1 Hs ghép lời. - Gv nhận xét. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV cho Hs đứng tại chỗ trình bày bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. - Dặn hs về nhà đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm thuần thục bài tập đọc nhạc số 7. - Tập chép bài Tập đọc nhạc số 7 vào vở. - Gv nhận xét tiết học. +Gồm các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son,La + Nốt đen,nốt đơn. + Dấu lặng đen. - Hs đọc cao độ bài TĐN. - Hs tập gõ tiết tấu. - Hs đọc tên nốt. - Hs tập từng câu. - Hs đọc toàn bài. - Hs đọc nhạc và gõ đệm. - Hs đọc nhạc và ghep lời ca. - 2 Hs thực hiện. - Hs trình bày. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 83 . Lý Thông vu oan và bị nhốt vào ngục, Thạch Sanh đêm đàn ra g y; đoạn Thạch Sanh dùng đàn đẩy lui quân giặc,…) - Gv đặt câu hỏi: + Vì sao công ch a đang bị câm lại bật nói? + Tại sao quân giặc ch a. c a Thạch Sanh như đang kể về nỗi oan c a mình. + Vì tiếng đàn c a Thạch Sanh làm quân giặc thấy nhớ quê hương, gia đình, không muốn đánh nhau n a. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS trả lời - Cả lớp hát. -. c a giáo viên - Nhạc cụ đệm, g (song loan, thanh phách,…). - Máy nghe, băng nhạc. - Băng đ a bài hát Lí cây bông. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động c a giáo viên Hoạt động của