Nếu như tài sản được nhìn dưới con mắt của các nhà kinh tế thì tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng.Còn xét dưới góc độ của môn khoa học luật dân sự mà n
Trang 1TÀI SẢN ẢO CÓ ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ TÀI SẢN KHÔNG?
I PHẦN MỞ ĐẦU.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, kể cả
về vật chất lẫn tinh thần.Do đó, tài sản của mỗi người cũng phải được cải thiện để thỏa mãn những nhu cầu hiện tại và đáp ứng trong tương lai.Và như ta được biết, C.Mác đã từng nói: “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Hay nói cách khác, để có thể tồn tại được, mỗi người đều phải tham gia vào các mối quan hệ khác nhau, tạo nên mối dây liên kết với thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của bản thân Một trong những hoạt động tích cực và hiệu quả nhất của con người nhằm hướng tới mục đích đó là việc tham gia vào cải thiện cuộc sống của mỗi người.Và việc tạo ra tài sản riêng cho mỗi người là mục đích chính của con người Nếu như tài sản được nhìn dưới con mắt của các nhà kinh tế thì tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng.Còn xét dưới góc độ của môn khoa học luật dân sự mà nhìn nhận tài sản với tư cách là đối tượng của sở hữu được đề cập lần đầu tiên trong các quy định về tài sản và quyền sở hữu của Bộ luật dân sự Việt Nam.Bộ luật dân sự năm 1995 trước đây cũng như Bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành dựa vào tiêu chí tài sản là đối tượng của quyền sở hữu phải trị giá được bằng tiền và có thể đưa vào giao lưu dân sự.Và những năm gần đây,khi công nghệ thông tin phát triển nói chung và mạng internet nói riêng xâm nhập vào nước ta như vũ bão, để từ đó,Website và trang Web không còn là khái niệm xa lạ nữa, và ngày càng trở thông dụng và không thể thiếu trong cuộc sống,các trò chơi, game online phổ biến rộng để từ
đó sinh ra vấn đề tài sản ảo (ví dụ như tên miền internet, địa chỉ hộp thư điện tử, các loại tài khoản game online…) cũng được quan tâm nhiều hơn Trong khi Bộ luật Dân
sự đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, tài sản “ảo” có nên được công nhận là một loại tài sản được luật dân sự bảo hộ hay không ? Đó là vấn đề đang nhận được nhiều quan điểm trái chiều.Do tính cần thiết và đang được quan tâm nhiều nên em chọn đề tài: “
Tài sản và tài sản ảo có được công nhận là tài sản hay không?”
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Nhận thức chung và khái niệm về tài sản.
Trang 2Tài sản - với tính cách là khách thể quyền sở hữu - đã được Điều 163 BLDS xác
định như sau: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản".
Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật,
thực vật, vật với ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí) Với ý nghĩa là một
phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở
dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật Ví dụ:
Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển không được coi là vật nhưng nếu đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh lại được coi là vật Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở
thành đối tượng của giao lưu dân sự Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái
niệm vật trong khoa học pháp lí cũng được mở rộng Ví dụ: Phần mềm trong máy tính
hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật nhưng bình thường
không được coi là vật Nhưnh vật có thực là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện
hữu mà còn bao gồm cả những vật (hay tài sản) chắc chắn sẽ có Điều 175 BLDS đã xác định loại tài sản này là hoa lợi và lợi tức - đây chính là sự gia tăng của tài sản trong những điều kiện nhất định Song cần phân biệt tài sản với khái niệm hàng hóa trong khoa học chính trị - kinh tế học Tài sản là sản phẩm do con người tạo ra có giá trị và giá trị sử dụng) Giá trị của hàng hóa được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa đó Đất đai, tài nguyên thiên nhiên là vật (tài sản) nhưng không phải hàng hóa vì không gắn với lao động xã hội Vì vậy, khái niệm tài sản có phạm vi ngoại diên rộng hơn khái niệm hàng hóa Tương tự, tiền và những loại giấy tờ trị giá được bằng tiền cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt Tiền là loại tài sản
mang yếu tố giá trị, do nhà nước ban hành Và giấy tờ có giá trị là loại giấy tờ đó ghi giá trị bằng tiền(cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ) Ngoài những vật có thực, tiền tài sản
còn được xác định là quyền tài sản theo quy định tại Điều 181 BLDS: "Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền
Trang 3sở hữu trí tuệ" Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được
pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình Xét theo ý nghĩa này thì quyền sở hữu cũng là quyền tài sản (vật quyền) Quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản (trái quyền) cũng là quyền tài sản Trên cơ sở quan niệm như vậy, Luật La Mã phân loại quyền tài sản (quyền dân sự) thành vật quyền và trái quyền mà không phân thành quyền tài sản và quyền sở hữu vì suy cho cùng quyền sở
hữu tài sản cũng là quyền tài sản Điều 181 BLDS quy định quyền tài sản là quyền trị
giá được bằng tiền Theo quy định này, nhà lập pháp muốn nói tới quyền đối nhân, tức
là quyền của một chủ thể đối với một chủ thể khác và quyền này trị giá bằng tiền Vậy, theo quy định tại Điều 181 thì quyền tài sản là quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ có giá trị bằng một khoản tiền nhất định như trả nợ, bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu người khác chuyển giao giá trị của một vật Ví dụ quyền yêu cầu
thanh toán giá trị tài sản chung Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nhất là
trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phạm vi tài sản với tính cách là khách thể của quyền sở hữu là không hạn chế Chúng bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội Nghĩa là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất kì loại tài sản nào, miễn là pháp luật
không cấm lưu thông dân sự Để mở rộng giao lưu dân sự trong điều kiện nền kinh tế
thị trường, riêng đối với loại tài sản đặc biệt là đất đai, Luật đất đai và luật dân sự cho phép những người không phải là chủ sở hữu nhưng cũng có một số quyền năng nhất định theo quy định tại Phần thứ năm BLDS
Trong cơ chế thị trường, tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khoa học - kĩ thuật, sản xuất hàng hoá, bảo vệ an ninh quốc phòng của một quốc gia Vì vậy pháp luật bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể đối với các sản phẩm trí tuệ
do con người tạo ra - một loại tài sản vô hình Trong BLDS Phần thứ sáu quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ Đây là những quy định có tính nguyên tắc trong việc bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể tham gia quan hệ sở hữu trí tuệ Theo nguyên tắc chung, tác giả các tác phẩm văn học nghệ
Trang 4thuật, các đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các đối tượng sở hữu trí tuệ và được pháp luật về sở hữu bảo hộ các quyền
đó
1.2 Nhận thức về tài sản ảo.
1.2.1 Nhận thức chung và các khái niệm về tài sản ảo.
Tài sản ảo là một thuật ngữ xuất hiện cùng với sự phát triển của trò chơi trực tuyến Đối chiếu với pháp luật hiện hành của nước ta hiện nay, tài sản ảo không phải là thuật ngữ pháp lý mà nó chỉ là cách gọi thông dụng của những người tham gia online games và các nhà nghiên cứu.Ngay cả trong TTLT số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 về quản lý trò chơi trực tuyến vẫn chưa đề cập đến thuật ngữ này Về cơ bản, theo nghĩa hẹp tài sản ảo là đối tượng trong thế giới
ảo bao gồm những đồ vật, vật phẩm trong game trực tuyến Hiểu theo nghĩa rộng, tài sản ảo bao gồm tên miền, địa chỉ e-mail, các đối tượng ảo trong thế giới ảo Về thực chất xét theo đúng bản chất tự nhiên, tài sản ảo trong game là dữ liệu máy tính có giá trị mà người chơi có được qua một quá trình tìm kiếm khó khăn trong game hay nói cách khác tài sản ảo trong online games là những đoạn mã lập trình thể hiện hình ảnh
và công dụng của một vật phẩm trong trò chơi online games Vấn đề đang có nhiều vướng mắc hiện nay là: có nên thừa nhận tài sản ảo là một loại tài sản hay không và cơ chế pháp lý điều chỉnh những giao dịch phát sinh từ đối tượng này như thế nào Hiện
có hai luồn quan điểm trái ngược nhau:
a Quan điểm thứ nhất
Quan điểm này cho rằng tài sản ảo thực chất là một loại tài sản bởi vì: trước hết,
nó cũng là sản phẩm do người chơi game bỏ công sức, thời gian, tiền của mới có được cho nên chúng cũng có giá trị và trị giá được bằng tiền; thứ hai, loại tài này hiện tại vẫn được những người chơi game trao đổi, mua bán trên thực tế nghĩa là nó là đối tượng trong gao dịch dân sự.Thực chất tài sản ảo là quyền về tài sản Trên thực tế, giá trị của những tài sản trong game được cộng đồng “gamer” thừa nhận Cho dù pháp luật chưa chấp nhận, thậm chí một số nhà cung cấp vẫn tuyên bố cấm việc mua bán bằng
Trang 5tiền mặt, nhưng vì bản thân là một loại tài sản nên những đồ vật trong game vẫn được người ta trao đổi, mua bán Chính vì vậy, không nên dùng thuật ngữ tài sản ảo để chỉ các đồ vật mà người chơi game có được trong các trò chơi trực tuyến Bởi vì, nếu tiếp tục sử dụng thuật ngữ tài sản ảo, việc tìm kiếm các văn bản pháp lý liên quan để áp dụng sẽ rất khó khăn, dẫn tới sự lúng túng trong việc công nhận hay không công nhận thứ tài sản đặc biệt xuất hiện trong thời đại thông tin
b Quan điểm thứ hai
Quan điểm này cho rằng tài sản ảo chỉ là một đoạn mã trong game, nó thuộc về game, nhà phát hành chỉ mua bản quyền phát hành game chứ không mua code Vì thế không thể công nhận tài sản ảo là tài sản và bảo hộ nó được Mặc khác, tài sản ảo cũng không có đầy đủ những dấu hiệu của một loại tài sản theo quy định của luật dân sự hiện hành (BLDS 2005) Do đó, không thể áp dụng các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự liên quan đến tài sản để điều chỉnh các giao dịch liên quan đến tài sản ảo
Vì vậy, để làm rõ vấn đề này chúng ta cần phân tích khái niệm tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành
Theo quy định tại điều 163 BLDS 2005: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” Vật được coi là tài sản phải là vật hữu hình, con người có thể tri giác được và chiếm giữ một phần trong không gian đồng thời phải đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật chất hoặc tinh thần của con người Tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí Giấy tờ có giá được xem là tài sản khi đáp ứng được các yêu cầu sau: do nhà nước phát hành, có mệnh giá ghi trên giấy và có thể thay thế tiền trong giao lưu dân sự Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ Đối với tài sản ảo, chúng ta không thể nhận biết được bằng giác quan cảm giác, chúng không tồn tại trong thế giới thực, những đồ vật ấy chỉ có giá trị trong trò chơi, không có giá trị ở nơi khác Với những đặc điểm như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy rằng tài sản ảo trong online games không thể là tài sản theo nghĩa nó là vật, tiền hay giấy tờ có giá Tài sản ảo có những đặc điểm giống quyền tài sản được quy định tại Điều 181 BLDS 2005 Chúng cũng trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự Tuy nhiên,
Trang 6nếu coi tài sản ảo là một quyền tài sản theo điều 181 BLDS thì người chơi lại không có quyền sở hữu hoàn chỉnh Quyền sở hữu đối với một tài sản bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản Trong đó, quyền chiếm hữu không thuộc về người chơi game vì những tài sản ảo đều nằm trên máy chủ của nhà cung cấp trò chơi game Người chơi game cũng không có quyền định đoạt vì tuổi thọ của phần mềm trò chơi thuộc về nhà sản xuất và nhà cung cấp, dựa trên hợp đồng bản quyền cung cấp trò chơi ký kết giữa hai bên Trong ba quyền cấu thành nên quyền sở hữu, chỉ
có quyền sử dụng thuộc về người chơi game và thế thì không thể coi tài sản ảo thuộc
sở hữu của họ Mặc khác, chúng ta cần nhận thức rằng, không phải những gì trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự đều là quyền tài sản Như vậy, do thiếu thuộc tính sở hữu cho nên tài sản ảo dù giá trị được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự, cũng khó có thể quy tài sản ảo vào một loại quyền tài sản
Như vậy, xét theo góc độ pháp luật hiện hành tài sản ảo không phải là tài sản Vấn đề thực tiễn đặt ra là về lâu dài có nên thừa nhận tài sản ảo là tài sản hay không; nếu không thừa nhận chúng là tài sản thì phải áp dụng quy định nào để điều chỉnh các giao dịch liên quan đến đối tượng này Việc pháp luật qui định chế độ pháp lí với tài sản ảo như thế nào đang được dư luận quan tâm Có nhiều ý kiến cho rằng không nên ghi nhận tài sản ảo là một loại tài sản Lập luận làm căn cứ cho quan điểm này là về khả năng bảo vệ quyền sở hữu đối với các sản phẩm này là chưa có một quyền năng hay một vật thể, để được gọi là tài sản thì phải nằm trong hệ quy chiếu bởi ít nhất là một quyền tương ứng (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) và chủ thể tương ứng (tổ chức,
cá nhân hay Nhà nước ) Thoạt xem qua thì các sản phẩm ảo trong game đáp ứng được những điều này Nhưng cơ sở để đảm bảo sự tồn tại của quyền sở hữu là khả năng bảo vệ và thực thi nó, đặt giả thiết đến cả mức độ cao nhất là cưỡng chế để thực thi hoặc bảo vệ nó bằng các công cụ pháp lý (Tòa án, cảnh sát ) thì chúng ta lại chưa
đủ khả năng Cho nên, quan điểm đưa ra là không nên công nhận là tài sản đối với những thứ mà chúng ta chưa có khả năng thực thi và bảo vệ quyền sở hữu Vì vậy, chỉ nên đặt các sản phẩm trong game ở mức độ là "quyền lợi" để thuận tiện hơn cho quản
Trang 7lý cũng như bảo vệ lợi ích của người chơi Quan điểm thứ hai cho rằng về lâu dài nên ghi nhận tài sản ảo là một loại tài sản để đáp ứng với nhu cầu thực tế đang đặt ra Quan điểm này khá hợp lý Bởi lẽ Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định thế nào là tài sản.Song luật chỉ liệt kê những đối tượng có thể được coi là tài sản mà không đưa ra khái niệm cụ thể về tài sản, cũng không đưa ra tiêu chí chung để làm căn cứ xác định đối tượng nào đó có phải là tài sản hay không? Thật vậy tài sản là một phạm trù pháp
lý chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố lịch sử, chính trị và kinh tế của một quốc gia; với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và sự đa dạng hóa đời sống, phạm vi của những thứ được xem là tài sản ngày càng được mở rộng Vì vậy, việc thừa nhận tài sản ảo là một loại tài sản và ghi nhận trong luật là một vấn đề cũng mang tính tất yếu Mặc khác, trên thực tế dù có được pháp luật cho phép hay không thì việc giao dịch mua bán trao đổi tài sản ảo vẫn đang diễn ra với giá trị ngày một lớn, thậm chí có
cả những sàn đấu giá tài sản ảo Trong khi đó Thông tư liên tịch 60 về quản lý online games lại chưa đề cập tới vấn đề này Chính vì chưa có cơ chế quản lý nên thị trường tài sản ảo phát triển theo kiểu “chợ đen” kéo theo những tranh chấp xảy ra hàng ngày Hơn nữa gần đây cũng đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí là phạm tội có liên quan đến tài sản ảo Bên cạnh đó chúng ta cũng phải thừa nhân rằng giá trị của các tài sản ảo được tạo nên từ những yếu tố: công sức của người chơi, tính ổn định, phổ biến của game và sự quý hiếm của món đồ Trong đó, công sức của người chơi được tính bằng chi phí thời gian và tiền bạc bỏ ra để có được một nhân vật có cấp độ cao, lên điểm (phân phối các chỉ số tiềm năng) Tiền trả cho cửa hàng Internet, trả cho nhà cung cấp game là tiền thật Vậy những gì thu được từ số tiền thật đó không hoàn toàn
ảo Nếu không công nhận tài sản ảo là tài sản và quyền mua bán tài sản trong game, chúng ta sẽ không thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người chơi game đồng thời không thể kiểm soát được mâu thuẫn và những tranh chấp xung quanh các giao dịch liên quan đến loại “tài sản” đặt biệt này
Tuy nhiên, để luật pháp công nhận tài sản ảo chắc chắn sẽ còn rất nhiều vấn đề vướng mắc gặp phải do bản chất của chính đối tượng
Trang 8Thứ nhất do bản chất tự nhiên của tài sản ảo mà sự tồn tại của nó rất mong manh, việc tồn tại nó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống máy tính Và khi có một lỗi nào đó làm mất mát tài sản ảo thì việc qui kết trách nhiệm trở nên vô cùng khó khăn
Thứ hai nếu ghi nhận tài sản ảo là tài sản thì việc chứng minh nó thuộc quyền sở hữu của ai sẽ căn cứ vào chứng cứ pháp lý nào là phù hợp
Thứ ba tính có giá trị trao đổi của loại tài sản này cũng rất chông chênh không định hiện tại giá cả của nó phụ thuộc vào quy ước cua các game thủ Nếu như qui định bảo hộ cho tài sản ảo thì có thể hình dung rằng đến một ngày nào đó lượng tiền thực cũng không đủ để dùng cho việc trao đổi tài sản ảo
Thứ tư nếu được công nhận bảo hộ, tài sản ảo sẽ trở thành tài sản, như vậy sẽ phát sinh rất nhiều quan hệ tài sản như quan hệ thừa kế, quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân… nó còn liên quan cả đến việc quản lí tài sản của người chưa thành niên, đến năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên … rất nhiều các quan hệ pháp luật khác kéo theo mà do bản chất tự nhiên của tài sản ảo thì các quan hệ này sẽ trở nên rất rắc rối
1.2.2.Thực trạng của tài sản ảo diễn ra trong cuộc sống hằng ngày
Những năm gần đây, việc kinh doanh “đồ ảo” tồn tại dưới rất nhiều hình thức và khá “nhộn nhịp” trên các diễn đàn game, các website trực tuyến được các công ty kinh doanh đồ ảo lập ra Mặc dù pháp luật không chính thức thừa nhận và bảo hộ loại tài sản này là đối tượng của giao dịch dân sự nhưng giá trị của các loại tài sản ảo này là rất lớn Việc mua bán đồ ảo trong game diễn ra công khai, có những giao dịch có giá trị hàng trăm triệu đồng, thậm chí không ít những phiên đấu giá được tổ chức với giá trị lên tới hàng tỷ đồng Để trở thành cao thủ, có những game thủ đã bỏ vài trăm triệu đồng để mua một chiếc nhẫn ảo, mua sắm đồ hoàng kim, nạp thẻ, hoặc chi cả tỷ đồng
để mua một nhân vật game… đã trở thành bình thường trong giới game thủ Cũng không ít doanh nghiệp, doanh nhân đã chi tiền tỷ để mua lại các tên miền internet, phục vụ cho giao dịch, kinh doanh của mình
Trong suốt thời kì “chợ đen” việc trao đổi giữa cácgame thủ diễn ra rất phức tạp
và rắc rối.Đối với các món đồ và vật dụng, việc trao đổi từ tài khoản này sang tài
Trang 9khoản khác khá đơn giản.chỉ cần “tiền trao” bên ngoài nà “cháo múc” trong game là xong.Còn khi mua luôn các nhân vật thì phải mua luôn tài khoản nhân vật đó.Việc chuyển các thông tin thì lại rât khó khăn.Đặc biệt là địa chỉ email để thông báo chính xác nhận đổi mật khẩu hiện không thể thay đổi được.Đây cũng chính là hoàn loạt các khúc mắc giữa người bán và người mua và gây khó khăn cho nhà cung cấp game.Và
sự thiệt thòi cho những người mua sau khi trả tiền bị cướp trắng, vì email không đổi được Và hàng loạt sự xâm nhập trái phép vào máy game thủ để ăn cắp đồ ảo, thậm chí
từ “ảo” tới thật ngoài đời Không hiếm cuộc mua bán tài sản ảo đã trở thành vụ “cướp” tài sản, thế nhưng khổ chủ bị cướp có trình báo công an, thì cũng chỉ được ghi nhận là
có xô xát xảy ra, chứ không giải quyết vấn đề tài sản ảo bị mất
1.2.3 Ý kiến và cách giải quyết vấn đề từ phía cơ quan chức năng và những nhà chuyên môn
“Phải cần 1 thời gian nữa để xem xét và xây dựng 1 văn bản khác cao hơn Thông
tư 6o về việc quản lý game online, lúc đó sẽ xem xét tài sản ảo”.Đó là ý kiến của ông
Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi với báo chí trong
hội thảo về sự phát triển của dịch vụ trò chơi trực tuyến Việt Nam: Thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, được tổ chức vào chiều ngày
20/02/2009.Tại buổi hội thảo này, vấn đề công nhận tài sản ảo trong game online đã trở thành chủ đề được bàn cãi nhiều nhất và có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau
Báo cáo của ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương thì cho rằng: “Với việc công nghệ thay đổi thì khái niệm tài sản cũng thay đổi: từ hữu hình tới vô hình Tài sản ảo lúc đó cũng
là tài sản và những tài sản ảo có được do lao động hợp pháp, trao đổi, mua bán thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ phát triển thế giới ảo với nhiều lợi ích to lớn Trong game online cũng vậy, người chơi bỏ công sức ra để luyện game và nhận được những vật phẩm có giá trị, đó là lao động chính đáng và người chơi mua bán, trao đổi những vật phẩm này với nhau Vì thế những tài sản ảo cần được công nhận” Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vân, thuộc Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế của Bộ Tư Pháp, lại đưa ra ý kiến hoàn toàn trái ngược Theo bà, tài sản ảo chỉ là thuật ngữ mà
Trang 10các phương tiện thông tin đại chúng dùng để chỉ hình ảnh đồ vật, nhân vật, vũ khí,… trong trò chơi Chúng không nhận biết được bằng giác quan cảm giác, không tồn tại trong thế giới thực, những đồ vật ấy chỉ có giá trị trong trò chơi ấy, không có giá trị ở nơi khác Với những đặc điểm như trên thì theo điều 163 Bộ luật dân sự 2005, thì tài sản ảo không phải là tài sản Bà Vân còn phân tích tài sản ảo ở khía cạnh quyền tài sản theo điều 181 Bộ luật dân sự 2005, nhưng cũng đi đến kết luận do tiếu thuộc tính sở hữu, dù giá trị được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự, cũng khó có thể quy tài sản ảo vào một loại quyền tài sản
Đại diện các nhà phát hành game cũng cho biết họ cũng không công nhận tài sản
ảo trong game Ông Lê Hồng Minh, Giám đốc công ty VinaGame cũng luôn khẳng định rằng: “Tài sản ảo chỉ là một đoạn mã trong game, nó thuộc về game, nhà phát hành chỉ mua bản quyền phát hành game chứ không mua code Vì thế không thể công nhận tài sản ảo là tài sản và bảo hộ nó được” Điều đó có nghĩa là game thủ mặc dù bỏ đến cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để mua vật phẩm ảo trong game, nhưng nó vẫn không thuộc quyền sở hữu của họ Ngay cả ông Jeong II - Young, Giám đốc công ty Nexon của Hàn Quốc cũng cho biết: “ Ở Hàn Quốc vấn đề tài sản ảo cũng rất mơ hồ,
vì thế nó cũng chỉ được xét ở khía cạnh quyền sử dụng của người này hay người kia Vật phẩm trong game của Nexon được chia thành 2 loại, loại thứ nhất do người chơi thu lượm được trong quá trình đi luyện game thì nó thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành nên không được bảo hộ Loại thứ hai là do người chơi bỏ tiền mua thẻ nạp vào để mua các vật phẩm trong game, cái này thuộc qyền sở hữu của người sử dụng và khi gặp sự cố sẽ được bồi thường” Như vậy, ở Hàn Quốc, mặc dù nền công nghiệp game online phát triển thuộc vào loại nhất nhì Châu Á, nhưng vấn đề tài sản ảo vẫn chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng Cho nên ở Việt Nam cũng rất khó có thể học hỏi được vấn đề này từ nước bạn
Thực tế cho thấy, dù pháp luật chưa công nhận, nhưng các giao dịch liên quan đến tài sản ảo vẫn diễn ra và ngày càng nhiều LS Trương Văn Hải, Đoàn LS Hà Nội cho rằng, việc thừa nhận tài sản ảo là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi không phải “chốc chốc lại mang luật ra