NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MODULE CP12427 CỦA SIEMENS TRONG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP BẰNG GPRS

27 2.3K 24
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MODULE CP12427 CỦA SIEMENS TRONG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP BẰNG GPRS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn và từng chứng kiến các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nó không những giải phóng sức lao động mà còn giúp việc sản xuất được tiến triển nhanh chóng, số lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng được tăng lên, phục vụ cho đời sống con người. Xã hội và con người phát triển, tất yếu mọi thứ đều phải phát triển theo, trong đó nền công nghiệp cũng không ngoài xu thế đó. Một đất nước, một dân tộc muốn mạnh mẽ phát triển thì ngành công nghiệp không được phép dậm chân tại chỗ. Trong nền công nghiệp phát triển không ngừng đó thì các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hơn đòi hỏi các yếu tố hỗ trợ cũng phức tạp hơn, tuy nhiên việc phức tạp đó không cho phép sự tiêu hao về kinh phí lớn. Nhu cầu thu thập và xử lý dữ liệu ngày càng tăng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như thu thập thông tin các cảm biến trong dự báo cháy nổ, nhiệt độ và độ ẩm trong nông nghiệp, trong dự báo thời tiết, an ninh giám sát, trong hệ thống điều khiển giám sát trạm bơm… Chúng ta chủ yếu sử dụng các hệ thống có dây để truyền thông dữ liệu qua RS232, 485 hay mạng LAN, internet hoặc các hệ thống không dây như sóng vô tuyến RF, hồng ngoại nhưng nhược điểm là cự ly truyền thông ngắn mà lại phức tạp. Mạng di động thế hệ thứ hai GSM ra đời với các dịch vụ tin nhắn ngắn SMS, thoại, GPRS đã phủ sóng khắp mọi nơi. Nhận thấy khả năng có thể truyền các thông tin như các thông tin đo lường, thông tin điều khiển, giám sát đi xa với khoảng cách không giới hạn... các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp đã cho ra đời các thiết bị chuyên dụng thu phát GSM với các giao tiếp dữ liệu với PLC, máy tính cho phép người dùng có thể khai thác thông tin từ SMS, DTMF, GPRS vào những ứng dụng khác nhau. Một trong thiết bị đó là module truyền thông GPRS CP12427 của Siemens.

LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn và từng chứng kiến các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Nó không những giải phóng sức lao động mà còn giúp việc sản xuất được tiến triển nhanh chóng, số lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng được tăng lên, phục vụ cho đời sống con người. Xã hội và con người phát triển, tất yếu mọi thứ đều phải phát triển theo, trong đó nền công nghiệp cũng không ngoài xu thế đó. Một đất nước, một dân tộc muốn mạnh mẽ phát triển thì ngành công nghiệp không được phép dậm chân tại chỗ. Trong nền công nghiệp phát triển không ngừng đó thì các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hơn đòi hỏi các yếu tố hỗ trợ cũng phức tạp hơn, tuy nhiên việc phức tạp đó không cho phép sự tiêu hao về kinh phí lớn. Nhu cầu thu thập và xử lý dữ liệu ngày càng tăng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như thu thập thông tin các cảm biến trong dự báo cháy nổ, nhiệt độ và độ ẩm trong nông nghiệp, trong dự báo thời tiết, an ninh giám sát, trong hệ thống điều khiển giám sát trạm bơm… Chúng ta chủ yếu sử dụng các hệ thống có dây để truyền thông dữ liệu qua RS232, 485 hay mạng LAN, internet hoặc các hệ thống không dây như sóng vô tuyến RF, hồng ngoại nhưng nhược điểm là cự ly truyền thông ngắn mà lại phức tạp. Mạng di động thế hệ thứ hai GSM ra đời với các dịch vụ tin nhắn ngắn SMS, thoại, GPRS đã phủ sóng khắp mọi nơi. Nhận thấy khả năng có thể truyền các thông tin như các thông tin đo lường, thông tin điều khiển, giám sát đi xa với khoảng cách không giới hạn các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp đã cho ra đời các thiết bị chuyên dụng thu phát GSM với các giao tiếp dữ liệu với PLC, máy tính cho phép người dùng có thể khai thác thông tin từ SMS, DTMF, GPRS vào những ứng dụng khác nhau. Một trong thiết bị đó là module truyền thông GPRS CP1242-7 của Siemens. Là một kỹ sư muốn hòa nhập vào sự phát triển của xã hội đòi hỏi phải có những kiến thức cơ bản để làm chủ máy móc thiết bị hiện đại. tôi mạnh dạn làm đề tài “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MODULE CP1242-7 CỦA SIEMENS TRONG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP BẰNG GPRS”, hy vọng giới thiệu cho độc giả những áp dụng thực tế trong sản xuất giám sát hệ thống. Ngoài việc cố gắng nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để hoàn thành tốt đề tài được giao. Tuy nhiên việc sơ suất và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn. Người thực hiện đề tài Trần Thị Thu Hằng CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tự động hóa trong những năm gần đây đã trở nên quen thuộc chứ không còn là khái niệm chỉ được sử dụng trong những lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật đặc thù. Tự động hóa đã góp mặt trong mọi lĩnh vực từ sản xuất cho đến phục vụ cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu của công nghệ tự động hóa là xây dựng một hệ thống mà trung tâm là con người, ở đó con người thực hiện việc đặt ra các yêu cầu còn mọi thao tác thực hiện yêu cầu đó, tùy theo từng lĩnh vực, từng quá trình, được đảm nhận bởi những hệ thống kỹ thuật đặc trưng. Trong đó, truyền thông trong tự động hóa là một vấn đề vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua và truyền thông không dây lại là vấn đề ta cần phải lưu tâm trong quá trình hội nhập với nền khoa học nói chung và ngành công nghiệp nói riêng của thế giới. Từ lâu, truyền thông công nghiệp, đặc biệt là truyền thông PLC đã là lĩnh vực được mọi người biết đến và ứng dụng rất nhiều trong hệ thống tự động hóa công nghiệp tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Truyền thông giữa các PLC hay truyền thông trong công nghiệp giúp cho các PLC có thể liên kết với nhau thành một khối thống nhất, truyền - nhận dữ liệu cho nhau để có thể bắt tay thực hiện các nhiệm vụ và chức năng cụ thể do con người đề ra. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, ta có rất nhiều phương pháp truyền thông công nghiệp khác nhau, mỗi phương pháp truyền thông đều có một ưu điểm khác nhau, lực chọn phương pháp truyền thông sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của công nghệ mà phải đáp ứng về yêu cầu kinh tế không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với người kỹ sư. Ta có thể kể đến các phương pháp truyền thông khác nhau được sử dụng rộng rãi như Profibus, Profinet, Ethernet …Tuy nhiên, khi đã có các mạng truyền thông trên thì lại nảy sinh vấn đề mới, đó là vấn đề về khoảng cách. Nếu ta cần điều khiển, truyền thông, thu thập dữ liệu từ các trạm có khoảng cách xa so với trung tâm điều khiển và vấn đề về việc kéo dây là việc bất khả thi như các trạm bơm nước, các trạm quan trắc, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong lĩnh vực khí tượng thủy văn thì lúc này, mạng truyền thông không dây sẽ giúp ta giải quyết các vấn đề phát sinh do không thể kéo dây tới mà cụ thể hơn trong luận văn này , mạng truyền thông không dây mà tôi đề cập là mạng GPRS (dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp: General Packet Radio Service) Sự lôi cuốn bởi vấn đề mới trong hệ thống tự động hóa, bởi những lợi ích nó mang lại cho con người, đã khiến tôi bị cuốn hút vào những vấn đề ấy. Chính vì vậy, tôi thực hiện chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MODULE CP1242-7 CỦA SIEMENS TRONG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP BẰNG GPRS”. Khi thiết kế xong đề tài này, ta sẽ đáp ứng được nhu cầu truyền thông cho công nghiệp, giảm chi phí công trình, giúp đơn giản hóa các dự án hơn. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Mục tiêu chính của đề tài là thiết lập việc truyền thông không dây qua mạng GPRS giữa PLC S7 – 1200 với trạm trung tâm là máy tính cá nhân. Từ đó, tôi thực hiện đề tài có thể ứng dụng mạng truyền thông này để chẩn đoán và sửa chữa dữ liệu của trạm từ xa. Để thực hiện đề tài này, cần tìm hiểu các phần sau: • Tìm hiểu về phần cứng PLC S7 – 1200 và module CP 1242 – 7. • Tìm hiểu về phần mềm SIMATIC STEP7 V.13 trên nền TIA Portal, Telecontrol Server Basic. • Sử dụng gói dịch vụ TeleService để chuẩn đoán và sửa chữa dữ liệu trạm từ xa 1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Trong thực tế, để thành lập việc truyền thông từ xa thông qua mạng không dây GPRS là cả một công trình, với thời gian và kiến thức hạn hẹp tôi chỉ có thể thực hiện 1 bộ demo về việc truyền thông giữa 1 trạm trung tâm và 1 trạm từ xa, trong đó trạm từ xa (Remote Station) là bộ S7 1200, module CP 1242-7 và nguồn cung cấp, trạm trung tâm (Central Station) là máy tính cá nhân (PC). Ngoài ra còn một số phần mềm cần thiết cho quá trình làm đồ án. Các thiết bị được tài trợ bởi SIEMENS Việt Nam. 1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Việc ứng dụng mạng truyền thông không dây cho các công trình đã giúp cho các nhà đầu tư có thêm một giải pháp mới, thuận lợi hơn cho mạng truyền thông nói chung ở Việt Nam. Thực ra việc truyền thông không dây mà cụ thể ở đây là GPRS không phải là đề tài mới mẻ với các nước phát triển trên thế giới, nhưng đối với nền công nghiệp của Việt Nam đây thực sự là vấn đề khá thú vị. Ngoài những thuận lợi trên, việc tính toán kinh tế trong các công trình hiện nay luôn là một vấn đề nhức nhối đối với các nhà đầu tư, do đó việc truyền thông không dây bằng GPRS sẽ một phần giúp các nhà đầu tư giải quyết vấn đề trên. Qua bộ demo, chúng ta sẽ tìm hiểu được cách thiết lập truyền thông và chương trình để giám sát, điều khiển, quản lý một trạm từ xa, hay một hệ thống, cách sửa lỗi chương trình trạm từ xa…Thiết lập sự liên kết mạng giữa trạm từ xa và trạm trung tâm. Đây cũng chính là một nhu cầu thực tiễn mà nhiều nhà đầu tư nên tham khảo để có thể phát triển công nghệ đồng thời cũng làm giảm chi phí. 1.5. BỐ CỤC ĐỀ TÀI - Chương I: Mở đầu - Chương II: Vấn đề truyền thông không dây qua mạng GPRS - Chương III: Thiết kế ứng dụng hệ thống điều khiển giám sát truyền thông không dây qua mạng GPRS CHƯƠNG II VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY QUA MẠNG GPRS 2.1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG KHÔNG DÂY GPRS Hệ thống thông tin di động toàn cầu (tiếng Pháp: Groupe Spécial Mobile tiếng Anh: Global System for Mobile Communications; viết tắt GSM) là một công nghệ dùng cho mạng thông tin di động. Dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể roaming với nhau do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau ở có thể sử dụng được nhiều nơi trên thế giới. GSM là chuẩn phổ biến nhất cho điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới. Khả năng phú sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới, cho phép người sử dụng có thể sử dụng ĐTDĐ của họ ở nhiều vùng trên thế giới. GSM khác với các chuẩn tiền thân của nó về cả tín hiệu và tốc độ, chất lượng cuộc gọi. Nó được xem như là một hệ thống ĐTDĐ thế hệ thứ hai (second generation, 2G). GSM là một chuẩn mở, hiện tại nó được phát triển bởi 3rd Generation Partnership Project (3GPP). Đứng về phía quan điểm khách hàng, lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn. Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể kết hợp chuyển vùng với nhau do vậy mà người sử dụng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới. 2.1.1. Đặc điểm của công nghệ GSM - Cho phép gửi, nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng kí tự dài đến 160 kí tự. - Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, FAX giữa các mạng GSM với tốc độ hiện hành lên đến 9.600 bps. - Tính phủ sóng cao: Công nghệ GSM không chỉ cho phép chuyển giao trong toàn mạng mà còn chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu mà không có một sự thay đổi, điều chỉnh nào. Đây là một tính năng nổi bật nhất của công nghệ GSM (dịch vụ roaming). - Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (Time division multiplexing) để chia ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate. - Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watts đối với băng tần GSM 850/900Mhz và tối đa là 1 watts đối với băng tần GSM 1800/1900Mhz. - Mạng GSM sử dụng 2 kiểu mã hoá âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3,1khz đó là mã hoá 6 và 13kbps gọi là Full rate (13kbps) và haft rate (6kbps). 2.1.2. Cấu trúc của mạng GSM Hình 2.1: Cấu trúc của mạng GSM Bảng 2.1: Các kí hiệu trong cấu trúc mạng GSM OSS Phân hệ khai thác và hỗ trợ BTS Trạm vô tuyến gốc AUC Trung tâm nhận thực MS Trạm di động HLR Bộ ghi định vị thường trú ISDN Mạng số liên kết đa dịch vụ MSC Tổng đài di động PSTN (Public Switched Telephone Network) BSS Phân hệ trạm gốc Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng BSC Bộ điều khiển trạm gốc PSPDN Mạng chuyển mạch gói công cộng OMC Trung tâm khai thác và bảo dưỡng CSPDN (Circuit Switched Public Data Network) SS Phân hệ chuyển mạch Mạng số liệu chuyển mạch kênh công cộng VLR Bộ ghi định vị tạm trú PLMN Mạng di động mặt đất công cộng EIR Thanh ghi nhận dạng thiết bị 2.2. DỊCH VỤ GPRS Cùng với dịch vụ thoại và dịch vụ tin nhắn ngắn SMS truyền thống được đưa vào khai thác trên mạng GSM đầu những năm 80, trong thời gian từ đó đến nay, các nhà khai thác cũng như người sử dụng đều nhận thấy các dịch vụ chuyển mạch kênh hiện nay trên thực tế không hoàn toàn phù hợp với một số những ứng dụng. Các dịch vụ số liệu đã ra đời và từng bước đưa ra áp dụng cho hệ thống GSM. Đó là hai dịch vụ: - Dịch vụ số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD. - Dịch vụ số liệu chuyển mạch gói GPRS. Dịch vụ HSCSD truyền số liệu vẫn dựa trên nguyên tắc chuyển mạch kênh của hệ thống GSM hiện nay, chỉ nâng cấp thêm một số phần mềm mới và hoàn toàn không có thay đổi lớn nào về thiết bị phần cứng. Dịch vụ GPRS ra đời dựa trên nền mạng GSM nhưng cơ chế truyền trong mạng dựa trên nguyên tắc chuyển mạch gói, phù hợp với các ứng dụng trong đó lưu lượng truyền đi dưới dạng burst. Sau đây ta chỉ nghiên cứu về dịch vụ chuyển mạch gói GPRS. 2.2.1. GPRS là gì? GPRS (General Packet Radio Service) là một chuẩn dữ liệu gói trong hệ thống GSM do uỷ ban truyền thông Châu Âu (ETSI) đưa ra. GPRS cung cấp một nguyên tắc truyền dần các gói tin trong truyền thông vô tuyến giữa các thiết bị di động của GSM với các mạng chuyển mạch gói khác. GPRS được triển khai trên nền mạng GSM là mạng chuyển mạch kênh. Chuyển mạch gói cắt dữ liệu thành các gói tin rồi truyền độc lập đến người sử dụng. GPRS được hình thành theo hai phase và ta sẽ đề cập tới mạng GPRS phase 2. • Phase 1 (giai đoạn 1) bao gồm: - Các dịch vụ điểm - điểm - Hạ tầng mạng GPRS - Giao diện vô tuyến - Quản lý di động - Bảo mật - Chất lượng dịch vụ QoS - Dịch vụ SMS (dịch vụ bản tin ngắn) - Các nút hỗ trợ GPRS và các mạng backbone GPRS. • Phase 2 (giai đoạn 2) bao gồm: - Các dịch vụ điểm - đa điểm - Các dịch vụ hỗ trợ. Bằng cách thêm chức năng GPRS vào mạng PLMN, các thuê bao có thể sử dụng hiệu quả các tài nguyên vô tuyến để truy nhập trực tiếp vào các mạng công cộng dựa trên giao thức Internet (IP, X.25). Người sử dụng dịch vụ GPRS đăng kí vào một APN (tên một điểm truy nhập) và được cấp một địa chỉ giao thức tiêu chuẩn (IP, X.25). Thiết bị di động của GPRS có thể dùng từ một đến 8 kênh trên giao diện không gian tuỳ thuộc vào kiểu thiết bị MS GPRS, các kênh này được cấp phát động cho MS khi tiến hành thu phát các gói tin. Trong mạng GPRS, các kênh đường lên và đường xuống được phục vụ tách riêng nên MS có thể sử dụng được nhiều khe thời gian đồng thời. Do đó dung lượng đường lên và đường xuống có thể thay đổi khác nhau. Việc ấn định nguồn kênh trong mạng GPRS linh hoạt tuỳ theo nhu cầu sử dụng và khả năng cho phép của nguồn kênh. Các gói tin có thể được gửi trên các khoảng thời gian rỗi giữa hai lần hội thoại. Mạng GPRS cũng hỗ trợ dịch vụ bản tin ngắn SMS và các truy nhập ngầm định. Hình 2.2: Mạng GPRS 2.2.2. Các đặc điểm của GPRS • Tốc độ truyền dữ liệu cao hơn Tốc độ của GPRS có giới hạn tới 14,4 kbps (sử dụng một khe thời gian) đến 115 kbps (sử dụng tổng hợp các khe thời gian). Tuy nhiên tốc độ cực đại theo lý thuyết có thể đạt được là 171, 2 kbps khi sử dụng đồng thời 8 khe thời gian cho một thiết bị di động. Tốc độ này lớn gấp ba lần tốc độ truyền dữ liệu qua các mạng cố định và mười lần so với các mạng GSM hiện nay. Bằng cách gán chức năng GPRS cho phép thông tin được truyền nhanh hơn, hiệu quả hơn, cước phí sử dụng dịch vụ GPRS sẽ ít hơn. Nhưng trung bình tốc độ chỉ khoảng 56 kbps, phụ thuộc vào việc cấp phát tài nguyên cho từng thuê bao. Tốc độ dữ liệu cao hơn cho phép thuê bao sử dụng thêm nhiều dịch vụ. • Luôn luôn kết nối Không giống như các dịch vụ số liệu chuyển mạch kênh, truy nhập mạng GPRS không cần thủ tục thiết lập kết nối mạng trước khi gửi và nhận dữ liệu. Đặc tính này cho phép dữ liệu được gửi và nhận ngay khi có nhu cầu. Kiến trúc Publich /Subcriber là một mô hình ứng dụng hoàn hảo cho môi trường GPRS, cho phép các ứng dụng tự động đưa thông tin tới người sử dụng. Ví dụ như ứng dụng trong thị trường chứng khoán, người sử dụng di động yêu cầu được thông báo ngay khi nào cổ phiếu lên tới một giá cổ phần xác định. Server sẽ đưa thông tin này tới [...]... trường chứng khoán, thời tiết, mua vé xem phim, ), truyền file GPRS cung cấp chức năng Internet di động bằng cách phối hợp hoạt động giữa mạng Internet và mạng GPRS 2.2.3 Một số ứng dụng của GPRS Chat: cho phép người sử dụng di động sử dụng ngay các nhóm chat Internet hiện có mà không cần thiết lập một nhóm chat của riêng mình Các dịch vụ thông tin về văn bản và đồ họa: nội dung thông tin trong các... kỳ để check mail Tuy nhiên bằng cách kết nối Internet sử dụng cơ chế cảnh báo như SMS hay GPRS, người sử dụng sẽ được thông báo khi có thư mới Xác định vị trí: ứng dụng tích hợp trong hệ thống vệ tinh để xác định vị trí bằng dịch vụ di động phi thoại Truyền file: download dữ liệu qua mạng di động hoặc download các phần mềm ứng dụng 2.3 VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY QUA MẠNG GPRS 2.3.1 Đặt ra bài toán...người sử dụng mà không cần thiết lập một cuộc gọi chuyển mạch kênh yêu cầu có thông báo đi Giải pháp kết nối liên tục này của GPRS đã làm tăng lợi ích của các ứng dụng và làm phong phú thêm nhiều nhu cầu của người sử dụng Tuy nhiên cũng có một vấn đề khi thực hiện kết nối liên tục là MS không ở trạng thái truyền nhận dữ liệu gói trong khi server muốn truyền bản tin Chẳng hạn như một MS đang ở trong trạng... chất lượng cao (ví dụ để phục vụ cảnh sát làm bằng chứng), yêu cầu kích thước file lớn cần có tốc độ truyền cao Email tập thể: cho phép các nhân viên có thể truy nhập hệ thống email cục bộ từ LAN của họ trong một cơ quan LAN: cho phép mọi nhân viên ứng dụng bằng máy tính cá nhân trong toàn công ty Internet email: hầu hết người sử dụng Internet email không được thông báo có thư mới trên máy di động Họ phải... không ở trạng thái kết nối dữ liệu Trong trường hợp này, phải có một đường truyền dữ liệu đan xen Có thể dịch vụ SMS được sử dụng để thông báo cho người sử dụng di động biết rằng họ sẽ nhận một bản tin Khi nhận được thông báo, người sử dụng sẽ chuyển MS từ trạng thái thoại sang trạng thái dữ liệu để nhận bản tin ứng dụng • Tính trực tiếp Các phương tiện GPRS kết nối khi thông tin được gửi và nhận trực... Telecontrol Server Basic Bảng 2.10: Mô tả các kết nối Mô tả Module CP 1242-7 sẽ tự động kết nối mạng GMS của nhà cung cấp dịch vụ bằng mã PIN của SIM Module CP 1242-7 sẽ tự động kết nối mạng GPRS nhờ vào APN address, APN user name và APN user password Một địa chỉ IP sẽ được gán vào module CP Từ đó, module CP có thể truy cấp Internet thông qua mạng GPRS Module CP 1242-7 sẽ gửi yêu cầu kết nối tới Trạm trung... trong Telecontrol Server Basic và được chứa ở trạm từ xa • Slot Number được xác định nhờ phần cứng của Trạm từ xa (Remote 2.3.6 station) và được chứa trong phần mềm Telecontrol Server Basic Tổng quan về chế độ TeleService trong việc truyền thông GPRS Nếu mạng truyền thông GPRS đang hoạt động, các giao thức kết nối của chế độ TeleService sẽ được chuyển tới cơ sở giao tiếp TCP/IP hiện đang tồn tại giữa Trạm... nhiều loại ứng dụng được hỗ trợ Tốc độ của mạng chuyển mạch kênh GSM là 9, 6 kbps với thời gian thiết lập cuộc gọi lớn và độ dài bản tin nhắn bị giới hạn là 160 kí tự, không đáp ứng được nhiều ứng dụng không dây cần tốc độ cao Mạng GPRS dựa trên IP cho phép thuê bao truy nhập tất cả các ứng dụng Internet như các dịch vụ email, chat qua mạng di động, các dịch vụ hình ảnh động các dịch vụ cung cấp thông tin... hình Đặc điểm và chức năng của ứng dụng điển hình sẽ được làm rõ thông qua 1 ví dụ về trạm phân phối nước sinh hoạt Hình 2.3: Cấu trúc mạng truyền thông giữa các trạm Trong một trạm phân phối nước, nước sinh hoạt sẽ được bơm tới khu dân cư cách xa vài cây số để cung cấp nước Trong trường hợp xảy ra lỗi, nhân viên kỹ thuật cần phải truy cập được từ xa để • • Kiểm tra lỗi dữ liệu của trạm từ xa Đổ chương... GPRS, không cần modem kết nối quay số vẫn có thể truy nhập vào các mạng công cộng và các mạng cơ vụ • Đánh địa chỉ IP động Trong hệ thống GSM, mục tiêu thiết kế để phục vụ thoại di động là chính Còn đối với GPRS, mục tiêu chính của nó là tạo ra khả năng truy nhập tới các mạng dữ liệu tiêu chuẩn (IP, X.25) Các mạng này coi GPRS là chỉ là một thành phần mạng con thông thường Do đó mạng GPRS cũng sử dụng . chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MODULE CP1242-7 CỦA SIEMENS TRONG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP BẰNG GPRS . Khi thiết kế xong đề tài này, ta sẽ đáp ứng được nhu cầu truyền thông cho công nghiệp, giảm. tôi mạnh dạn làm đề tài “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MODULE CP1242-7 CỦA SIEMENS TRONG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP BẰNG GPRS , hy vọng giới thiệu cho độc giả những áp dụng thực tế trong sản xuất giám sát. ngành công nghiệp nói riêng của thế giới. Từ lâu, truyền thông công nghiệp, đặc biệt là truyền thông PLC đã là lĩnh vực được mọi người biết đến và ứng dụng rất nhiều trong hệ thống tự động hóa công nghiệp

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cùng với dịch vụ thoại và dịch vụ tin nhắn ngắn SMS truyền thống được đưa vào khai thác trên mạng GSM đầu những năm 80, trong thời gian từ đó đến nay, các nhà khai thác cũng như người sử dụng đều nhận thấy các dịch vụ chuyển mạch kênh hiện nay trên thực tế không hoàn toàn phù hợp với một số những ứng dụng. Các dịch vụ số liệu đã ra đời và từng bước đưa ra áp dụng cho hệ thống GSM. Đó là hai dịch vụ:

  • - Dịch vụ số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao HSCSD.

  • - Dịch vụ số liệu chuyển mạch gói GPRS.

  • Dịch vụ HSCSD truyền số liệu vẫn dựa trên nguyên tắc chuyển mạch kênh của hệ thống GSM hiện nay, chỉ nâng cấp thêm một số phần mềm mới và hoàn toàn không có thay đổi lớn nào về thiết bị phần cứng.

  • Dịch vụ GPRS ra đời dựa trên nền mạng GSM nhưng cơ chế truyền trong mạng dựa trên nguyên tắc chuyển mạch gói, phù hợp với các ứng dụng trong đó lưu lượng truyền đi dưới dạng burst.

  • Sau đây ta chỉ nghiên cứu về dịch vụ chuyển mạch gói GPRS.

  • 2.2.1. GPRS là gì?

  • GPRS (General Packet Radio Service) là một chuẩn dữ liệu gói trong hệ thống GSM do uỷ ban truyền thông Châu Âu (ETSI) đưa ra. GPRS cung cấp một nguyên tắc truyền dần các gói tin trong truyền thông vô tuyến giữa các thiết bị di động của GSM với các mạng chuyển mạch gói khác. GPRS được triển khai trên nền mạng GSM là mạng chuyển mạch kênh. Chuyển mạch gói cắt dữ liệu thành các gói tin rồi truyền độc lập đến người sử dụng. GPRS được hình thành theo hai phase và ta sẽ đề cập tới mạng GPRS phase 2.

  • Phase 1 (giai đoạn 1) bao gồm:

  • Các dịch vụ điểm - điểm

  • Hạ tầng mạng GPRS

  • Giao diện vô tuyến

  • Quản lý di động

  • Bảo mật

  • Chất lượng dịch vụ QoS

  • Dịch vụ SMS (dịch vụ bản tin ngắn)

  • Các nút hỗ trợ GPRS và các mạng backbone GPRS.

  • Phase 2 (giai đoạn 2) bao gồm:

  • Các dịch vụ điểm - đa điểm

  • Các dịch vụ hỗ trợ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan