2. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng
2.3. Thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh
Văn Giang– tỉnh Hưng Yên xét về mặt mức độ tham gia vào các hoạt
động đó:
Hành vi là biểu hiện rõ nhất của thái độ. chẳng hạn như một tự xưng là người yêu văn chương nhưng lại không có cuốn sách văn học nào thì không thể nói là người ấy thực sự yêu thích môn Văn. Vì vậy, khi đánh giá, tìm hiểu thực trạng ván đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên không thể bỏ qua việc nghiên cứu mức độ tham gia vào hoạt động này của cá bậc cha mẹ địa phương. Nội dung được thể hiện trong các câu hỏi 8, 9, 10, 11, 12, 14 trong bảng hỏi.
Để nắm bắt được thực trạng tham gia hoạt động hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Ông (bà) đã có hoạt động cụ thể nào khi hướng nghiệp cho con”?, cùng với 5 hoạt động cụ thể. Kết quả cụ thể thu được như sau:
TLH Tại chức
Bảng 8: Các hoạt động các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã tham gia để hướng nghiệp cho con cái
STT Hoạt động Số phiếu Tỷ lệ84%)
1 Trao đổi, bàn bạc và gợi ý
giúp con lựa chọn 95 93.13
2 Để con tự tìm hiểu và lựa
chọn ngành nghề cho tương lai của mình, sau đó đưa ra lời khuyên giúp con lựa chọn
46 45.10
3 Tìm hiểu và cung cấp các
thông tin về nghề cho con 78 76.47
4 Khuyên bảo con lựa chọn
nghề mà cha mẹ cho là phù hợp
38 37.25
5 Cố phân tích để con theo
sự lựa chọn của mình 5 4.90
6 Không quan tâm tới sự lựa
chọn nghề của con 2 1.96
5 hoạt động chúng tôi đưa ra ở trên đề biểu hiện mức độ tích cực, đúng đắn khác nhau khi các bậc cha mẹ tham gia vào việc định hướng nghề nghệp cho con cái. Trong đó có cả những biểu hiện mà theo chúng tôi các bậc cha mẹ không nên làm khi hướng nghiệp cho con cái, đó là biểu hiên thứ 5 và thứ 6. Sở
TLH Tại chức
dĩ chúng tôi đưa ra hai biểu hiện này là do chúng tôi muốn tìm hiểu các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã nhận thức được những việc không nên làm khi giúp con chọn nghề chưa. Số liệu thu được ở bảng 11 cho thấy: hoạt động mà đa số các bậc cha mẹ đã làm trrong khi hướng nghiệp cho con cái là hoạt động thứ nhất chúng tôi đưa ra với nội dung: trao đổi, bàn bạc và gợi ý giúp con lựa chọn, chiếm tỷ lệ 93.13% bậc cha mẹ được hỏi. Cha mẹ là những người gần gũi nhất với con cái. Họ luôn có những cuộc trò chuyện cởi mở với con cái. Từ đó họ có thể hiểu hơn về nguyện vọng, sở thích của con em mình. Đây là một cơ sở quan trọng để các bậc cha mẹ có sự hướng nghiệp cho con một cách đúng đắn. Điều này chứng tỏ các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có sự quan tâm nhất định tới con cái mình. Hoạt động này cần được các bậc cha mẹ thực hiện thường xuyên hơn nữa.
Một hoạt động nữa cũng được các bậc cha mẹ lựa chọn làm ý kiến của mình là việc tìm kiếm và cung cấp thông tin về nghề cho con, với 76.47% số cha mẹ lựa chọn. Hàng năm, cứ vào thời gian học sinh lớp 12 sắp tốt nghiệp, chuẩn bị bước vào giai đoạn đầy quyết định cho tương lai của mình, thì không những các em mà các bậc cha mẹ cũng luôn tìm kiếm thông tin liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, sách, báo, ti vi...cũng như nhiều nguồn thông tin khác để cung cấp cho con. Đây là biểu hiện thể hiện sự tích cực của các bậc cha mẹ trong việc giúp con lựa chọn ngành nghề cho tương lai sau này. Tuy nhiên, số bậc cha mẹ có hoạt động này với con mình là chưa thực sự lớn, các bậc cha mẹ nên chủ động hơn nữa trong hoạt động này.
Biểu hiện: để con tự tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai cho mình, sau đó đưa ra lời khuyên giúp con lựa chọn được 45.10% các bậc cha mẹ lựa chọn. Việc để con tự xác định nghề nghiệp tương lai của mình sau này ở đây không phải là sự phó mặc, thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ trước sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Điều mà chúng tôi muốn đề cập ở đây là trước khi đưa ra lời khuyên giúp con chọn nghề, các bậc cha mẹ cũng khuyến khích việc con cái tự lựa chọn cho mình một nghề mà mình yêu thích và phù hợp với khả năng của mình, sau đó cùng con bàn bạc, cân nhắc xem sự lựa chọn đó của con có gì
TLH Tại chức
đúng và cái gì chưa đúng. Từ đó có thể cùng con lựa chọn một nghề cho con một cách đúng đắn nhất. Điều này chứng tỏ, các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcũng đã có sự tôn trọng ý kiến của con, không quá ép buộc con theo ý của mình.
Có những trường hợp cha ẹm định trước cho con về ngành nghề trong tương lai mà cha mẹ cho là phù hợp với con, sau đó khuyên bảo con chọn nghề đó nhưng không ép buộc. Số lượng có hoạt động này ở các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglà 37.25%. Đây không hẳn là một biểu hiện sai, tiêu cực của các bậc cha mẹ khi hướng nghiệp cho con. Nó khác với biểu hiện thứ 5 mà chúng tôi đưa ra là cha mẹ cố phân tích để con theo sự lựa chọn của họ. Nói là cố phân tích nhưng thực chất ở đây là cha mẹ đã cố ép buộc con theo sự lựa chọn của mình mặc dù con không muốn. Biểu hiện này vẫn được 4.90% cha mẹ được hỏi lựa chọn. Chứng tỏ, một số bậc cha mẹ địa phương vẫn có biểu hiện sai trái khi hướng nghiệp cho con. Thậm chí vẫn còn 1.96% cha mẹ không quan tâm gì đến sự lựa chọn nghề của con, phó mặc cho con lựa chọn. Rõ ràng, vẫn còn một bộ phận cha mẹ huyện Văn Giangvẫn chưa thực sự có biểu hiện đúng đắn và tích cực khi hướng nghiệp cho con.
Theo kết quả điều tra ở bảng 8 trên, hoạt động được đông đảo các bậc cha mẹ huyện Văn Gianglàm khi hướng nghiệp cho con là trao đổi, bàn bạc và gợi ý giúp con lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Nhưng việc chủ động trong việc này là ở phía các bậc cha mẹ hay ỏ phía con cái, và sự chủ động đó xãy ra với mức độ như thế nào, và khi con cái trao đổi về những dự định tương lai của con sau này với bố mẹ thì bố mẹ phản ứng hay có biểu hiện như thế nào. Nội dung này được chúng tôi tìm hiểu trong câu 9 và câu 10 trong bảng hỏi.
Để biết được mức độ quan tâm của cá bậc cha mẹ đến nghề nghiệp của con cái, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 9 với nội dung: “ Ông bà có bao giờ trao đổi với con về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của con hay không”?, cùng với 3 mức độ chúng tôi đưa ra: thường xuyên, thỉnh thoảng và chưa bao giờ. Điều tra thực tế cho thấy kết quả như sau:
TLH Tại chức
Bảng 9: Mức độ thường xuyên trao đổi với con về dự định nghề nghiệp tương lai của của các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương
STT Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Thường xuyên 67 65.69
2 Thỉnh thoảng 34 33.33
3 Chưa bao giờ 1 0.98
Chú thích : 1- Thường xuyên 2- Thỉnh thoảng 3- Không bao giờ
Kết quả thu được cho thấy, hầu hết các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có hành động trao đổi với con về dự định nghề nghiệp tương lai sau này của con. Trong đó, số cha mẹ thường xuyên có biểu hiện này là 65.67% và số cha mẹ trả lời là họ có thỉnh thoảng trao đổi với con về vấn đề này chiếm 33.33% tổng số cha mẹ được hỏi. Còn lại chỉ có một số rất ít (chỉ một trường hợp duy nhất trong tổng số 102 người được hỏi, chiếm 0.98%) là chưa bao giờ có biểu hiện này đối với con cái. Rõ ràng, thực trạng về mức độ trao đổi với con về đự định nghề nghiệp tương lai sau này của các bậc cha mẹ cho thấy: Đa số các bậc cha mẹ huyện Văn Giangđã có biểu hiện tích cực trong vấn đề này. Đây là một việc nên làm và cần phải được các bậc cha mẹ phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ vẫn còn thụ động, chưa tích cưc, chưa tự giác trong việc trao đổi với con về dự định tương lai sau này của con. Họ chưa có sự quan tâm đúng mức tới
TLH Tại chức
nguyện vọng, dự định của con. Đây là một hạn chế trong hành vi của một bộ phận cha mẹ huyện Kiến Xương.
Trong khi tìm hiểu mức độ trao đổi giữa các bậc cha mẹ với con cái về nghề nghiệp tương lai sau này của con, ngoài việc đề cập ở sự chủ động từ phía cha mẹ mà chúng tôi còn muốn xem xét vấn đề từ phía con cái. Để tìm hiểu xem con cái có bao giờ chủ động trao đổi với các bậc cha mẹ về dự định nghề nghiệp
của mình trong tương lai hay không, và khi đó họ có phản ứng như thế nào, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi thứ 10 với nội dung như trên. Kết quả nghiên cứu
thực tiễn là:
Bảng 10: Thực trạng việc chủ động trao đổi dự định nghề nghiệp tương lai với các bậc cha mẹ của con cái
Có Không
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
93 91.18 9 8.82
Bảng 10A Phản ứng của các bậc cha mẹ khi con cái có hoặc chủ động trao đổi dự định nghề nghiệp của con.
STT Phản ứng Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Tán thành, ủng hộ 84 90.32
2 Không tán thành 6 6.45
3 Không quan tâm 3 3.23
Bảng 10B: Phản ứng của các bậc cha mẹ khi con cái không chủ động trao đổi dự định nghề nghiệp của con.
STT Phản ứng Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Chủ động tìm cách chủ
động trao đổi với con
8 88.89
TLH Tại chức
Mặc dù, ở câu hỏi trên chúng tôi muốn tìm hiểu sự chủ động xuất phát từ phía con cái, nhưng xét cho cùng mục đích mà chúng tôi hướng tới là nhằm tìm hiểu thái độ từ phía cha mẹ, tìm hiểu xem những biểu hiện của họ có phù hợp với nhận thức của họ hay không.
Từ kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các bậc cha mẹ trả lời rằng con cái họ cũng đã có sự trao đổi với họ về những dự định nghề nghiệp của con sau này (thể hiện ở bảng 10). Trong tổng số 102 bậc cha mẹ được hỏi thì có tới 93 cha mẹ lựa chọn phương án này (chiếm 91.18% tổng số cha mẹ được hỏi). Chứng tỏ một điều là con cái cũng rất cần từ phía các bậc cha mẹ những lời khuyên bổ ích. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có biểu hiện như nhau khi con cái trao đổi dự định nghề nghiệp với mình. Mỗi người có một phản ứng khác nhau. Người có biểu hiện tích cực người lại không. Khi tìm hiểu vấn đề này đối với các bậc cha mẹ huyện Kiến Xương, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự (thể hiện trong bảng 10A). Trong tổng số bậc cha mẹ trả lời là con cái họ có trao đổi với họ về dự định nghề nghiệp sau này thì 90.32% có biểu hiện tán thành, ủng hộ, 6.45% không tán thành và 3.23% không qua tâm (không có ý kiến gì). Rõ ràng các bậc cha mẹ cũng rất tôn trọng ý kiến của con và phần đông dự định của con phù hợp với ý kiến của các bậc cha mẹ.
Bên cạnh đa số các bậc cha mẹ huyện Văn Giangtrả lời rằng con cái họ có chủ động trao đổi với họ về dự định nghề nghiệp tương lai của con sau này thì theo ý kiến của một số bậc cha mẹ thì con cái họ đã không có biểu hiện này (thể hiện trong bảng 10B). Trong trường hợp này thì 88.89% bậc cha mẹ sẽ tìm cách trao đổi với con, còn lại 11.11% cha mẹ có thái độ thờ ơ, mặc kệ, không quan tâm. Như vậy, một bộ phận bậc cha mẹ vẫn còn thờ ơ trước sự lựa chọn nghề của con, trước tương lai của con.
Trên đây là những biểu hiện của cha mẹ khi con cái trao đổi dự định nghề nghiệp của mình với họ. Trong trường hợp này, đa số các bậc cha mẹ có thái độ sẵn sàng tán thành, ủng hộ. Nhưng đó chỉ là khi con cái nói về dự định nghề nghiệp của mình, còn trước việc con cái đã quyết định lựa chọn riêng cho mình một nghề nghiệp, một hướng đi cụ thể mà lựa chọn đó không phù hợp với ý kiến
TLH Tại chức
của cá bậc cha mẹ thì không phải cha mẹ nào cũng có biểu hiện như vậy. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi thứ 10 với nội dung : Khi con ông (bà) lựa chọn nghề mà ông (bà) không muốn ông bà sẽ... Kết quả thu được như sau:
Bảng 11: Thái độ của các bậc cha mẹ khi con cái lựa chọn nghề trái với ý muốn của các bậc cha mẹ.
STT Biểu hiện Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Sẵn sàng ủng hộ 48 47.10
2 ủng hộ nhưng vẫn muốn con
thay đổi lựa chọn
55 53.92
3 Phân tích cho con hiểu để con
lựa chọn lại nghề như dự định của ông (bà)
8 7.84
4 Không chấp nhận 2 1.96
5 Khó trả lời 4 3.92
Kết qủa điều tra cho thấy, không phải cha mẹ nào cũng tán thành ủng hộ với ý kiến riêng của con cái khi ý kiến đó trái với sự mong muốn của các bậc cha mẹ. Số cha mẹ có biểu hiện này chiếm tỷ lệ không lớn, không phải là đa số, chỉ là 47.10% tổng cha mẹ được hỏi. Chiếm vị trí cao hơn cả vẫn là các bậc cha mẹ có biểu hiện: ủng hộ nhưng vẫn muốn con thay đổi lựa chọn theo ý kiến của cha mẹ. Con số này chiếm 53.92% số cha mẹ được hỏi. Thậm chí vẫn còn 7.84% bậc cha mẹ cố thuyết phục con theo sự lựa chọn của mình và 1.96% bậc cha mẹ kiên quyết không chấp nhận sự lựa chọn đó của con mà buộc con phải theo sự lựa chọn của mình. Điều này liệu có gì mâu thuẫn với điều chúng ta vừa đề cập trên trong trường hợp con cái trao đổi dự định nghề nghiệp với cha mẹ thì có tới 90.32% bậc cha mẹ có thái độ sẵn sàng ủng hộ? Rõ ràng, từ lời nói đến việc làm, từ trường hợp chung chung đến trường hợp cụ thể thì biểu hiện, hành vi của các bậc cha mẹ huyện Văn Giangcòn là một khoảng cách.
Khi xem xét trường hợp này, ngoài những điều nói trên chúng tôi còn muốn so sánh mối tương quan giữa hành vi, biểu hiện của các bậc cha mẹ có
TLH Tại chức
những hoàn cảnh kinh tế khác nhau. Theo kết quả điều tra chúng tôi thấy, những bậc cha mẹ có thái độ sẵn sàng ủng hộ con cái mình trong trường hợp trên hầu hết lại là các bậc cha mẹ là những người nông dân, hoàn cảnh gia đình bình thuờng (chiếm 87.56%). Còn những bậc cha mẹ làm nghề buôn bán, hoàn cảnh gia đình khá giả thì phần lớn lại có biểu hiện là ủng hộ nhưng vẫn muốn con thay đổi lựa chọn thậm chí còn không chấp nhận, buộc con theo nghề mà cha mẹ chọn. Rõ ràng, đối với những bậc cha mẹ làm nghề nông, hoàn cảnh không mấy khá giả, quyết định lựa chọn nghề cho con sau này phần lớn vẫn là do con quyết định. Còn những gia đình khá giả yếu tố gia đình vẫn có sự ảnh hưởng nhất định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái.
Trong quá trình hướng nghiệp cho con, giúp con chọn một nghề nghiệp tương lai sau này phù hợp với bản thân con và nhu cầu của xã hội, các bậc cha mẹ không thể bỏ qua việc tìm kiếm và cung cấp thông tin về các ngành nghề trong xã hội cho con. Theo số liệu điều tra thể hiện ở bảng 8, số cha mẹ huyện