Huyện Văn Giang

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên (Trang 30)

Văn Gianglà một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hưng Yên, phía bắc giáp huyện Đông Hưng, phía Đông và phía Nam giáp Tiền Hải, phía Tây giáp thành phố Hưng Yên, là địa bàn cư trú của 240.000 người.

TLH Tại chức

Trên địa bàn huyện Văn Giangcó 39 xã, thị trấn đó là: Lê Lợi, Nam Cao, Hồng Thái, Vũ Thư, Vũ Lạc, Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Lễ, Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Trà Giang, Bình Minh, Bình Thanh, Quang Lịch, Đinh Phùng… và thị trấn Kiến Xương. Cũng như các huyện khác thuộc tỉnh Hưng Yên, hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện Văn Gianglà trồng lúa nước. Toàn huyện có 13.000 ha lúa canh tác. Sản lượng lương thực đáp ứng được nhu cầu toàn huyện và các nơi khác. Đó là do việc huyện Văn Giang đã tích cực áp dụngcác thành tựu khoa học kỹ thuật tiến tiến (giống mới, thuốc trừ sâu, kỹ thuật canh tác) vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhắc đến huyện Văn Giangta không thể không nhắc tới một huyện có sự phát triển mạnh mẽ về các ngành nghề thủ công truyền thống. Trong toàn huyện Văn Giangcó tất cả 65 làng nghề truyền thống được nhiều người biết đến như chạm bạc - Đồng Xâm, mây tre đan – Thượng Hiền, dệt đũi – Nam Cao, dệt chiếu – Quang Lịch. Những ngành nghề thủ công truyền thống này đã tạo ra việc làm cho một bộ phận lớn nhân dân trong huyện vào những thời gian nhàn rỗi, từ đó góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân. Cùng với đó trong những năm qua, nhờ sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân điạ phương, huyện Văn Giangđã đạt được nhiều thành tựu mới trên toàn bộ các lĩnh vực thuộc đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đó là cơ sở quan trọng quá trình đổi mới theo số liệu điều tra, mức tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân qua 5 năm từ 2000 – 2005 là 7.84% - một con số khá cao. Cơ cấu kinh tế cũng có sự biến chuyển theo hướng ngày càng trở nên hợp lý hơn, theo xu thế chung của đất nước và của thế giới. Cũng theo số liệu điều tra trên, cơ cấu kinh tế của huyện Văn Giangtrong thời gian qua như sau: 52% nông nghiệp, 28% tiểu thủ công nghiệp, và 20% dịch vụ. Về giáo dục, huyện Văn Giangcũng đã được những tựu to lớn. Trên địa bàn toàn huyện có khoảng 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, nền giáo dục của huyện đang tiến tới phổ cập trung học trong độ tuổi. Tỷ lệ học sinh cấp 3 của huyện là khoảng 70% trong đó hàng năm có khoảng 50% trong số đó vào học tại các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn quốc. Đó là sự nỗ lực lớn của ngành giáo dục huyện Kiến Xương.

TLH Tại chức

Về y tế, huyện Văn Giangcũng đã có những thành tựu đáng kể như tất cả 39 xã, thị trấn trong huyện đều có cơ sở y tế (trạm xá) trong đó có 45% cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm chỉ còn khoảng 22%, tỷ lệ sinh là 1.1%.

Rõ ràng, chúng ta có thể thấy rằng trong những năm qua huyện Văn Giangđã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể huyện Văn Giangvẫn còn là một huyện nghèo, còn nhiều khó khăn, thử thách ở phía trước. Nhưng từ những thành tựu đã đạt được cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân địa phương, chúng ta có quyền tin vào một tương lai tốt đẹp của huyện Kiến Xương.

Trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tại huyện Văn Giangchúng tôi đã phát ra 120 phiếu và thu về 102 phiếu.

Một phần của tài liệu tiểu luận Bước đầu tìm hiểu thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ huyện Văn Giang– tỉnh Hưng Yên (Trang 30)