1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

12 696 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 112,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I / ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam . Bởi thế, dạy tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội văn hoá giáo dục đòi hỏi những yêu cầu mới trong dạy môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Làm thế nào để tiếng Việt ngày càng trở thành công cụ đắt lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kì đổi mới, cho sự phát triển giáo dục . Việc dạy tiếng được tiến hành song song với hai chức năng của ngôn ngữ vừa là công cụ của tư duy vừa là công cụ của giao tiếp thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong các phân môn . Đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Trong nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt được phản ánh rõ nét nhất ở phân môn Tập Làm Văn . Bản thân hoạt động Tập Làm Văn là một hoạt động tích hợp, tích hợp các tri thức của các phân môn khác. Theo quan điểm dạy-học mới , quan điểm tích hợp thì ranh giới rạch ròi giữa các phân môn lớp 5 không còn nữa . 2. Trong những năm gần đây khi thực hiện nghị quyết 40/2000 của quốc hội, chỉ thị 14/2001 của Thủ Tướng CP và quyết định 16/2006 của Bộ GD-ĐT chất lượng giáo dục đào tạo đang từng bước ổn định và đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Song khi tiến hành giảng dạy môn tiếng Việt nhất là phân môn Tập Làm Văn, học sinh vận dụng các kiến thức tiếng Việt để tạo lập văn bản mới còn rất hạn chế, kĩ năng sữ dụng từ, lập câu, lập đoạn chưa tốt, các ý chưa gắn kết với nhau ; câu văn thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc . Chất lượng bài văn còn thấp so với yêu cầu . 3. Làm thế nào để một học sinh làm tốt một bài văn miêu tả, tiết học Tập làm văn nhẹ nhàng đối với học sinh và cả giáo viên mà hiệu quả, chất lượng . Tôi nhận thấy điều hết sức cần thiết là phải có biện pháp cụ thể để giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng Tiếng Việt, vận dụng vào việc lập một văn bản bài Tập làm văn miêu tả theo yêu cầu tối thiểu sau khi hoàn thành chương trình tiểu học . 4. Qua nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, các hướng dẫn chỉ đạo của ngành và từ kinh nghiệm thực tế nhiều năm dạy một lớp, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng ở lớp chủ nhiệm . Được sự giúp đỡ, góp ý trao đổi của đồng nghiệp ở tổ chuyên môn qua sinh hoạt chuyên đề . Đề tài chỉ tập trung một số biện pháp cụ 1 thể nhằm giúp học sinh một số kĩ năng thực hành lập một văn bản của thể loại văn miêu tả ở lớp 5. II / CƠ SỎ LÍ LUẬN : Nội dung kiến thức và kĩ năng trong chương trình Tập Làm Văn được trang bị cho học sinh lớp 5 cả năm học gồm 62 tiết được thực hiện trong 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập giữa kì và cuối kì) . Trong đó thể loại văn miêu tả chiếm 46 tiết, các loại văn bản khác 16 tiết . Các kiến thức làm văn trang bị cho học sinh lớp 5 cũng thông qua các bài luyện tập thực hành nhằm giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn miêu tả, có một số hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để thực hành vận dụng các kĩ năng làm văn như : kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp; kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp; kĩ năng hiện thực hoá hoạt động giao tiếp và kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp được thông qua các biện pháp daỵ học như : hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm loại văn và hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành . Với việc hình thành kiến thức mới cho học sinh, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy tập làm văn và các hình thức tổ chức giờ dạy tích cực hướng vào học sinh. Riêng việc hướng dẫn học sinh thực hành giáo viên thường gặp những khó khăn như : học sinh chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài, hạn chế về vốn sống thực tế nên chưa có cơ sở để tạo lập một số văn bản cụ thể . Trong bài “chữ nghĩa trong văn miêu tả” nhà văn Phạm Hồ đã viết “Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc . Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng,… Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học . Cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát” (STV 5 Tập 1/T160) . Quan sát để tìm ra được những chi tiết nổi bật của mỗi cảnh vật, con người thì mới có cái “xương sống” của một bài văn miêu tả . Từ cái sườn ấy, khi miêu tả thường ta phải so sánh, nhân hoá bằng các biện pháp tu từ để có một bài văn miêu tả hoàn chỉnh . III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN : Hiện nay ở các bậc học nói chung, bậc tiểu học nói riêng việc hình thành cho học sinh những kiến thức chuẩn tiếp cận được với nền giáo dục hiện đại của thế giới . Trong nhiều năm trở lại đây, ở các trường tiểu học đã triển khai sâu rộng các phương pháp dạy học mới, nhất là phương pháp Dạy-học lấy học sinhlàm trọng tâm . Khi tiến hành kế hoạch daỵ học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm giáo viên tổ chức các hoạt động dạy-học sao cho học sinh học thông qua hoạt động thực hành tương tác, trao đổi rút kinh nghiệm, là giáo viên đã tạo cơ hội cho học sinh được “Trải nghiệm, tương tác giao tiếp, rút kinh nghiệm” . Với việc tổ chức giờ 2 dạy theo phương pháp này dựa trên sự gợi mở, tổ chức hướng dẫn của giáo viên để học sinh bằng kinh nghiệm vốn sống thực tế của bản thân các em giải quyết các vấn đề của bài học đặt ra, tự trang bị cho mình những kiến thức mới và tự đánh giá bản thân . Do vậy, việc giảng dạy của giáo viên thường gặp rất nhiều khó khăn mà cơ bản nhất vẫn là vốn sống, kinh nghiệm của bản thân các em còn rất hạn chế . Rất nhiều học sinh không thể trình bày ý kiến riêng của mình . Qua dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy phần hoạt động cá nhân hay hợp tác trong nhóm chỉ tập trung vào đối tượng một vài em khá, giỏi của lớp . Đa số học sinh thụ động, ít tham gia . Điểm cần thiết nhất hiện nay là thiết bị dạy học dành cho môn tiếng Việt nói chung và phân môn Tập Làm Văn còn thiếu rất nhiều, gần như chưa có gì nhiều nên giáo viên chỉ tập trung khai thác chủ yếu ở phần kênh chữ nên việc thực hiện cho đạt kết quả “Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi biết, tôi làm và tôi hiểu” (Khổng Tử) gặp không ít khó khăn cho thầy cô giáo . Khi kiểm tra đánh giá giữa kì, cuối kì kết quả bài làm của học sinh không cao, phần điểm của Tập Làm Văn rất thấp . Chỉ khoảng vài em có bài viết đạt yêu cầu đề ra. Làm thế nào để các em hoạt động tích cực, chủ động trong giờ học Tập làm văn ? Làm thế nào để các em có kĩ năng viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh đạt được yêu cầu như mong muốn ? . Từ thực trạng nêu trên, tôi nhận thấy điều hết sức bức xúc đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải suy nghĩ để tìm ra biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để học tốt giờ Tập làm văn, nhất là văn miêu tả . IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : Để góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc của thực trạng đã nêu chúng ta cần thực hiện những biện pháp, giải pháp sau : 1. Làm tốt công tác chuẩn bị : a. Giáo viên : Tập trung nghiên cứu nội dung chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt của từng bài học, từ đó xây dựng kế hoạch bài dạychi tiết cho từng tiết học theo phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” sao cho trong mỗi hoạt động học, học sinh được cùng nhau trải nghiệm, tương tác. Kế hoạch bài dạy cần xây dựng kĩ ở phần nào ? Kiến thức trọng tâm nào nên thể hiện ở trò chơi ? Trong mỗi tiết học cần có những đồ dung dạy học nào để hỗ trợ, có đáp án, thang điểm đánh giá thi đua ở từng hoạt động . Chuẩn bị trước gợi ý và hướng quan sát, ghi chép cho học sinh ở bài hcọ tiếp theo . b. Học sinh : Xây dựng nề nếp, thói quen hợp tác trong nhóm để cùng nhóm giải quyết các yêu cầu đề ra một cách chủ động . Xây dựng sẵn các 3 phương án cơ cấu nhóm học tập linh hoạt, luân phiên và ưu tiên cho những em yếu, trung bình là nhóm trưởng, là người báo cáo . Những em khá giỏi làm nhiệm vụ gợi ý, hướng dẫn . 2. Ngay từ đầu năm học giáo viên tập trung xây dựngvà hình thành cho học sinh kĩ năng, thói quen quan sát và ghi chép . Học sinh tự mình đề ra được nhiệm vụ quan sát và ghi chép, quan sát và ghi chép trên cơ sở nào ? Quan sát thế nào cho có ý nghĩa ? Vì vốn sống thực tế gắn liền với quan sát . Đây cũng chính là mục tiêu của mỗi giáo viên phải đạt được . Khi có kĩ năng quan sát, biết chọn lọc những chi tiết mới mẽ, đặt sắc của cảnh vật, con người thì học sinh sẽ dần ham thích ghi chép. Qua mỗi tiết học, giáo viên cần gợi ý hướng cho học sinh cách quan sát và ghi chép những gì diễn ra xung quanh các em . Quan sát dính liền với ghi chép là một việc làm thường xuyên sẽ làm giàu vốn sống thực tế của các em vừa hình thành kĩ năng viết . Ban đầu, trong giờ học Tập làm văn, sau khi giáo viên tổ chức cho các em phân tích những văn cảnh cụ thể để hình thành kiến thức bài học như cấu tạo, trình tự miêu tả . Cuối tiết học giáo viên giao nhiệm vụ cho các em về nhà quan sát và ghi chép một cảnh vật cụ thể nơi em ở thông qua phiếu gợi ý trình tự quan sát giao cho mỗi nhóm học sinh . 3. Luyện cách dùng từ trong văn miêu tả : Công việc dầu tiên là tập trung củng cố kiến thức của học sinh về các loại từ và các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng bằng công việc cụ thể : - Rèn luyện kĩ năng phân biệt các loại từ thông qua tất cả các phân môn trong môn tiếng Việt . Nội dung này được tích hợp hầu hết các phân môn . Tập trung chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghĩa của từ . Định hướng cho học sinh để các em nhận biết rõ tác dụng của việc diễn đạt bằng từ ngữ gợi tả, gợi cảm . - Rèn kĩ năng nhận biết các biện pháp tu từ qua từng bài văn, văn cảnh cụ thể . Học sinh thường xuyên nhận biết và tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của phép so sánh, nhân hoá trong các bài tập đọc, trong các bài văn gợi ý để học sinh tự khám phá cái hay, cái đẹp từ đó các em thuộc lòng các đoạn văn, đoạn thơ .Tập trung giúp các em nhạy bén hơn trong việc phát hiện và nhận biết, từ đó rèn luện thực hành thông qua các hệ thống bài tập sắp xếp các câu văn thành đoạn văn, tạo cơ hội cho học sinh được nói những câu mình thích . Ví dụ : 4 -Dòng sông chảy . -Cánh đồng lúa đương thời con gái . -Gió thổi mạnh . -Luỹ tre như bức tường thành che chở cho Làng . - Dòng sông lặng lẽ trôi . -Cánh đồng lúa xanh non . -Gió gào thét . -Luỹ tre bao bọc quanh cho Làng. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm và so sánh, nhân hoá trong khi viết bài văn cụ thể . Bằng biện pháp cải tiến tiết dạy-học, trả bài viết . Cụ thể là trong phần chữa bài tôi không chỉ tập trung chữa các câu sai ngữ pháp, sai lỗi diễn đạt mà còn chú ý chọn những câu sai,câu văn thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc . Từ đó hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung . Ví dụ: Các ý văn được chọn từ bài viết học sinh : Ý văn Dự kiến cho học sinh bổ sung - Con sông chảy ngang qua cánh đồng - Nước sông tràn hai bên bờ . - Ánh nắng chiếu xuống mặt sông . - Hai bên bờ có những hàng tre xanh . - Dòng sông uốn khúc trườn vắt ngang qua cánh đồng . - Nước sông dâng tràn lênh láng hai bên bờ . - Nắng nhuộm cả dòng sông, mặt sông lấp lánh ánh bạc . - Hai bên bờ sông, những hàng tre nghiêng mình soi bóng xuống dòng nước gương trong. 4. Tập trung xác định lỗi từ vựng và cách khắc phục lỗi cho học sinh : Mỗi con người nói chung và mỗi học sinh nói riêng có vốn từ vựng tích cực thường được các em sử dụng trong giao tiếp hằng ngày thì mỗi em còn có khả năng sở hữu trong trí nhớ mình nhiều từ khác được gọi là vốn từ vựng tiêu cực hay còn gọi là vốn từ vựng sống của các em . Nguyên nhân các em hay mắc lỗi từ vựng một phần do chủ quan vì cẩu thả hoặc không cẩn thận trong việc chọn từ ngữ và nhất là chưa xác định được nghĩa, lẫn lộn về nghĩa . Để giúp học sinh khắc phục, giáo viên cần thực hiện các thao tác sau : - Phân tích lỗi : Ví dụ: Đi khuyên tiền (lầm quyên thành khuyên) hay “mỗi buổi sáng, em thức dạy, đánh răng, rửa mặt rồi cắp sách đến trường (thức dậy) - Xác định đúng nghĩa của từng đơn vị từ. 5 - Tăng cường các bài tập sửa lỗi từ vựng và rèn luyện dùng từ trong câu . 5. Tạo mọi cơ hội cho tất cả học sinh trong lớp mình phụ trách được tự thể hiện mình bằng cách luân phiên được trình bày, được nói, được góp ý và được bạn góp ý đánh giá bản thân thông qua các hình thức dạy học mới, nhất là tổ chức dạy học theo nhóm . Khi xây dựng kế hoạch dạy học cần dự kiến các cách chia nhóm phù hợp cho từng hoạt động học, từng đơn vị kiến thức kĩ năng . Hình thành cơ cấu nhóm phải linh hoạt phù hợp với tất cả mọi đối tượng học sinh nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho những em yếu, trung bình được hoạt động . Từ đó, vừa vun đắp cho các em khả năng thích nghi giao tiếp trong mọi hoàn cảnh , vừa bồi đắp tình yêu, lòng say mê văn học, lòng tự hào về tiềng Việt . Xây dựng được lòng ham thích đọc sách báo cho học sinh . V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này ở lớp phụ trách, qua theo dõi việc thống kê chất lượng môn tiếng Việt nói chung và phần bài tập làm văn nói riêng đã thu được những kết quả như sau : a. Phát huy được tính tích cực hoạt động, chủ động trong giờ học của học sinh . Học sinh tập trung hơn vào bài học, kĩ năng tạo lập văn bản miêu tả của hcọ sinh được nâng cao lên rõ rệt . Bài văn của học sinh xác định đúng yêu cầu nội dung của đề bài, bố cục chặt chẽ, trình tự miêu tả hợp lí hơn không còn tình trạng bài dạng liệt kê, câu ý đoạn không phù hợp . b. Giờ học tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái đối với các em . Không khí lớp học luôn luôn sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo . c. Chất lượng môn tiếng Việt của lớp được nâng lên rõ rệt . Cụ thể : Lớ p Điều kiện Năm học T S H S Giỏi Khá T bình yếu S l T l S l T l S l T l S l T l 5/1 Khi chưa áp dụng 2007- 2008 38 10 26,32 % 12 31,58 % 11 28,9 5% 5 13,1 6% 5/2 Khi đã áp dụng 2008- 2009 31 12 38,8 % 16 51,65 % 2 6,4 % 1 3,2 % 5/4 Khi đã áp dụng 2009- 2010 (HKI) 30 11 36,7 % 15 50% 4 13,3 % / / 6 VI/ KẾT LUẬN : Sau khi nghiên cứu áp dụng một số biện pháp : Làm tốt công tác chuẩn bị . Ngay từ đầu năm học giáo viên tập trung xây dựngvà hình thành cho học sinh kĩ năng, thói quen quan sát và ghi chép . Luyện cách dùng từ trong văn miêu tả . Tập trung xác định lỗi từ vựng và cách khắc phục lỗi cho học sinh . Tạo mọi cơ hội cho tất cả học sinh trong lớp mình phụ trách được tự thể hiện mình bằng cách luân phiên được trình bày, được nói, được góp ý và được bạn góp ý đánh giá bản thân thông qua các hình thức dạy học mới, nhất là tổ chức dạy học theo nhóm, đã tạo nhiều cơ hội mới cho cả học sinh và cả giáo viên trong việc triển khai hoạt động dạy-học theo hướng tích cực . Đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới phương pháp, tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh .Từng bước tiếp cận với những hình thức, phương pháp dạy học hiện đại. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ THUẬN LỢI –KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG: Điều kiện rất quan trọng vừa hình thành những cơ sở ban đầu và lâu dài về vốn sống vốn thực tế đời sông của học sinh là xây dựng được nề nếp, thói quen ghi chép và phát huy tác dụng của sổ tay văn học .vận dụng linh hoạt sáng tạo các bài tập ,các câu lệnh gợi ý để học sinh thực hiện nhằm phát huy tối đa khả năng của từng học sinh thì chắc chắn chất lượng dạy -học sẽ không ngừng được cải thiện . -Để áp dụng được đề tài nàyvào công việc giảng dạy giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức ,kỹ năng sư phạm. Đặc biệt phải nắm chắt bản chất của miêu tả là quan sát,từ quan sát mới hình thành cái sườn của ý tưởng. -Hệ thống hoá kiến thức ,hệ thống bài tập phải từ dể đến khó,từ đơn giản đến phức tạp. -Đối với học sinh phải nắm được chuẩn kiến thức,những yêu cầu tối thiểu phải đạt được trong mỗi tiết học,phải có tính tự giác ,không ngừng học hỏi ở thày ở bạn học ở sách vở. -Trong quá trình dạy học trên lớp,bên cạnh những kiến thức cơ bản trong SGK giáo viên cần quan tâm tạo điều kiện để học sinh phát huy những kinh nghiệm ,vốn sống thực tế của từng em,từ đó nâng cao kỹ năng quan sát cho học sinh khá giỏi. -Kiến thức của học sinh chỉ bền vững khi kĩ năngđược thiết lậpmà để hình thành kĩ năng cho học sinh thì không có gì khác ngoài quá trình rèn luyện ,bồi dưỡng thường xuyên cho các em. VII/ .ĐỀ NGHỊ : 7 Những giải pháp ,biện pháp tích cực nêu ra trong phạm vi đề tài này cho phép và tạo điều kiện cho các thành viên trong cặp ,nhóm ,tổ lớp chia sẻ các suy nghĩ ,băn khoăn ,kinh nghiệm hiểu biết bản thân ,cùng nhau xây dựng kiến thức ,thái độ mới bằng cách trình bày những điều đang nghĩ ,mỗi người nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra .Thành công của đề tài phụ thuộc vào sự nhiệt tình của học sinh . -Đối với g.v:Thành công hiệu quả mang lại từ đề tài phụ thuộc chủ yếu ở công tác chuẩn bị ,xây dựng những công việc cụ thể để tổ chức hướng dẫn ,gợi ý ,giao việc trong mỗi tiết học,trong suốt quá trình cả năm học .Phải xây dựng mục tiêu cho từng giai đoạn dạy -học cụ thể ,dự kiến những tồn tại có thể xảy ra và cách khắc phục . -Đối với các cấp quản lý giáo dục cần đầu tư hơn nữa vào việc đáp ứng các điều kiện dạy học :cơ sở vật chất ,cơ cấu số lượng học sinh trên một lớp ,thiết bị đồ dùng dạy học ,cập nhật thông tin về các phương pháp dạy học mới ,tài liệu tham khảo dành cho giáo viên và để cho đề tài ứng dụng rộng hơn trong phạm vi trường ,cần tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm ,chia sẻ học hỏi lẫn nhau qua từng chuyên đề chuyên môn cụ thể. Đối với trường phải xây dựng cho được thư viện tiên tiến,có số lượng sách báo tài liệu phong phú , đa dạng .Có kế hoạch phục vụ bạn đọc khoa học ,nhất là xây dựng nề nếp đọc sách báo của học sinh thành thói quen. 8 VIV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO TT TÁC GIẢ TÊN VĂN BẢN NHÀ XUẤT BẢN/NĂM 1 2 3 4 5 6 7 BỘ GD-ĐT Tô Hoài Phạm Hồ Phạm Đức Diệu Lâm PGS Hồ Lê Tô Đình Nghĩa Trần Thị Ngọc Lang Trần Thị Minh Phượng Phòng GD ĐT Núi Thành - Phương pháp dạy học các môn hoc lớp 5 - Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả - Chữ nghĩa trong văn miêu tả -Dạy học theo quan điểm tích hợp trong môm Tiến Việt - Lỗi từ vựng và cách khắc phục - Dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình SGK mới - Chuyên đề :”Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm - NXB GD/2007 - NXB GD/2004 - TV5 Tập 1 NXB GD/2004 - NXB GD/2003 -NXB K Khoa hoc- Xã hội - SGD Quảng Nam 9 X/ MỤC LỤC TT TIÊU ĐỀ TRANG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Tầm quan trọng của đề tài 2 Thực trạng liên quan 3 Lí do chọn đề tài 4 Giới hạn nghiên cứu II CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 III CƠ SỞ THỰC TIỂN 2& 3 IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3;4&5 V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 VI KẾT LUẬN 6&7 VII ĐỀ NGHỊ 7&8 VIII TƯ LIỆU THAM KHẢO 9 VIV MỤC LỤC 10 X PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SKKN 10 [...]...11 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NÚI THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ 12 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP NĂM NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN VIẾT LƯU GIÁO VIÊN TỔ : NĂM NĂM HỌC 2009-2010 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I / ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính. ở tổ chuyên môn qua sinh hoạt chuyên đề . Đề tài chỉ tập trung một số biện pháp cụ 1 thể nhằm giúp học sinh một số kĩ năng thực hành lập một văn bản của thể loại văn miêu tả ở lớp 5. II / CƠ SỎ. THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN MIÊU TẢ 11 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP NĂM NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN VIẾT LƯU GIÁO VIÊN TỔ : NĂM NĂM HỌC 2009-2010 12

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w