Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam - Trần Văn Thọ 08:46:44 05/11/2005 Kỳ 1: Biến động Đông Á và lợi thế so sánh của Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hóa của Việt Nam đang mở ra trong một bối cảnh khu vực và quốc tế như thế nào? Để thành công trên con đường này Việt Nam cần một chiến lược như thế nào? Những biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược đó là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hóa của Việt Nam đang mở ra trong một bối cảnh khu vực và quốc tế như thế nào? Để thành công trên con đường này Việt Nam cần một chiến lược như thế nào? Những biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược đó là gì? Thách thức và cơ hội ở Đông Á Trong nửa sau thế kỷ XX, dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng tại Đông Á và các nước trong vùng này nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Vì điều kiện lịch sử, Việt Nam đã mất phần lớn của nửa sau thế kỷ này về phương diện phát triển kinh tế. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam hội nhập vào làn sóng công nghiệp trong khu vực từ đầu thập niên 1990 nhưng vào đầu thế kỷ XXI, giữa Việt Nam và các nước lân cận còn một khoảng cách lớn về trình độ phát triển. Mặt khác, hiện nay vẫn còn hơn 60% lực lượng lao động còn trong nông nghiệp, công nghiệp mới thu hút chỉ hơn 10% số lao động có việc làm trên toàn quốc. Ngoài ra còn có hơn 400.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó nhiều người làm việc trong những điều kiện khó khăn nên nếu trong nước có nhiều cơ hội làm việc, đa số họ sẽ không chọn con đường lao động ở xứ người. Như vậy, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa để phát triển nhanh hơn, để thu hút lao động nhiều hơn, tạo tiền đề rút ngắn khoảng cách với các nước. Công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên tạo ra công ăn việc làm còn góp phần lớn vào việc thực hiện công bằng xã hội. Nhưng công nghiệp hóa Việt Nam sẽ trực diện những thách thức nào và cơ hội nếu có sẽ đến từ đâu? Thương trường của Việt Nam đang mở rộng ra khắp thế giới. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khuynh hướng này sẽ càng mạnh hơn. Tuy nhiên, có thể nói trong giai đoạn trước mắt, thách thức trực tiếp và cũng là cơ hội đối với công nghiệp Việt Nam là ở vùng Đông Á. Tại đây, hai trào lưu đang nổi cộm và sẽ tác động đến sự phát triển của công nghiệp Việt Nam, đó là sự biến động trong làn sóng công nghiệp Đông Á và khuynh hướng tự do thương mại trong vùng. Hiểu đúng tính chất và tác động của hai trào lưu này để xác định được phương hướng chiến lược cho công nghiệp hoá trong giai đoạn tới là vấn đề tối quan trọng của kinh tế Việt Nam hiện nay. Phân tích bản đồ kinh tế Đông Á cho thấy Việt Nam đang đi sau khá xa các nước chung quanh về trình độ phát triển công nghiệp, thể hiện trong sự cách biệt về tỷ lệ hàng công nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ sản phẩm máy móc các loại trong tổng xuất khẩu, thể hiện trong chỉ số cạnh tranh của những ngành công nghiệp chủ yếu và trong cơ cấu phân công lao động giữa Việt Nam với các nước này. Ngoài ra, Việt Nam phải nhập siêu nhiều với hầu hết các nước đó. Không kể một số nước mới gia nhập ASEAN, Việt Nam là nước đi sau cùng trong quá trình công nghiệp hóa ở vùng Đông Á. Nhưng chiến lược đuổi bắt của Việt Nam trong quá trình đó đang trực diện hai thách thức lớn: Thứ nhất là ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vừa lớn về quy mô vừa nhanh về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn phát triển và cơ cấu tài nguyên, cơ cấu kinh tế lại tương đối gần với Việt Nam. Trung Quốc ngày càng cạnh tranh mạnh trong hầu hết các loại hàng công nghiệp. Thách thức thứ hai là mặc dù cơ cấu và sức cạnh tranh của công nghiệp còn yếu, Việt Nam phải sớm thực hiện tự do hóa thương mại với các nước trong khu vực. Đến nửa sau của năm 2006 về căn bản phải hoàn thành chương trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và chậm lắm là năm 2015 phải hoàn thành chương trình tự do thương mại với Trung Quốc trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này với khối ASEAN. Đối với Việt Nam, sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc đang trở thành một thách thức lớn và Vấn đề khẩn cấp đối với Việt Nam hiện nay là xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng đồng thời xét ra Việt Nam có lợi thế so sánh động như đồ điện, điện tử gia dụng và các loại máy móc liên quan công nghệ thông tin như máy tính cá nhân, điện thoại di động và từ đó đưa ra các chính sách tạo ra các tiền đề, các điều kiện để tiềm năng biến thành hiện thực. FTA Trung Quốc-ASEAN sẽ làm cho thách thức đó càng mạnh hơn. Mặt khác, AFTA và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc không phải chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho thị trường của hàng xuất khẩu Việt Nam (năm 2004, ASEAN nhập khẩu hơn 450 tỷ và Trung Quốc nhập khẩu 561 tỷ USD), nhất là trong thể chế tự do thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN đã phát triển là những nước chủ yếu tận dụng được cơ hội của thị trường Trung Quốc. ASEAN thì là nơi tranh giành thị phần giữa Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan Việt Nam mới chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN hàng nguyên liệu và nông phẩm; hàng công nghiệp thì rất ít. Để giảm thách thức và tận dụng được cơ hội do Trung Quốc và ASEAN mang lại, Việt Nam phải chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất khẩu sang các nước này, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng công nghiệp cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy phải xác định được những ngành có lợi thê so sánh, chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình mới va tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh. Tìm lợi thế so sánh động và chuyển hướng chiến lược Lợi thế so sánh tĩnh là lợi thế có ngay bây giờ, có ngành đã được phát huy, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế nhưng cũng có ngành chưa được phát huy do môi trường hoạt động của Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lợi thế so sánh động là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, về nguồn nhân lực và khả năng tích lũy tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh các điều kiện đó sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực. Để dễ phân tích, ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm nhóm: Nhóm A là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, v.v Nhóm B là những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thủy sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v Nhóm C là những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hóa dầu, luyện nhôm Nhóm D là những ngành có hàm Việt Nam cần chuyển chiến lược từ thay thế nhập khẩu sang xúc tiến xuất khẩu những sản phẩm nguyên chiếc mà biện pháp cụ thể là giảm giá thành những sản phẩm đó bằng cách bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện, bộ phận. lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện, điện tử gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, các loại bộ phận, linh kiện điện tử, v.v Nhóm E là những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp v.v Mỗi ngành lại có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn (up-stream) gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn (mid-stream) là công đoạn lắp ráp, gia công; hạ nguồn (down-stream) là tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. Ba giai đoạn này kết hợp thành một chuỗi giá trị (value-chain) của một sản phẩm. Trên thị trường thế giới, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh trong nhóm A và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Thái Lan và các nước ASEAN đã phát triển có lợi thế trong nhóm B và các sản phẩm lắp ráp trong nhóm D. Cả Trung Quốc và các nước ASEAN phát triển đang tiến lên khá cao ở thượng nguồn của chuỗi giá trị trong các ngành thuộc nhóm D. Nhật và các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NIEs) như Hàn Quốc, Đài Loan còn duy trì lợi thế so sánh trong nhóm E nhưng tăng cường mạng lưới sản xuất khắp cả vùng Đông Á, do đó Trung Quốc và các nước ASEAN cũng tham gia ngày càng sâu vào các ngành trong nhóm này. Nói chung, các nhóm D và E gồm những ngành liên quan đến các loại máy móc, và đang ngày càng đóng vai trò chủ đạo trong sự phân công ở khu vực Đông Á. Nhóm A và nhóm B là những ngành Việt Nam đang có lợi thế so sánh. Nhưng trong hai ngành chủ lực là may mặc và giày dép, hiện nay Việt Nam mới tập trung ở trung nguồn của chuỗi giá trị và chủ yếu dựa vào lao động giản đơn. Các giai đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị phần lớn phụ thuộc nước ngoài. Việt Nam cần nỗ lực tiến về thượng và hạ nguồn mà việc liên kết chiến lược với các công ty nước ngoài như sẽ nói dưới đây là một trong những biện pháp hữu hiệu. Nhưng dù sao các ngành này vẫn là nhóm thuộc các ngành Việt Nam có lợi thế so sánh tĩnh. Vấn đề quan trọng hơn là Việt Nam phải xác định được những lĩnh vực mà nhu cầu thế giới đang tăng đồng thời xét ra Việt Nam có lợi thế so sánh động. Phát triển các ngành này sẽ làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và xuất khẩu trong tương lai không xa. Vấn đề khẩn cấp đối với Việt Nam hiện nay là xác định được những ngành hội đủ hai điều kiện đó và từ đó đưa ra các chính sách tạo ra các tiền đề, các điều kiện để tiềm năng biến thành hiện thực. Phân tích nhu cầu thế giới và tham khảo sự đánh giá của các công ty đa quốc gia về tiềm năng của Việt Nam, tôi cho rằng các ngành thuộc nhóm D và một phần trong nhóm E, đặc biệt là đồ điện, điện tử gia dụng và các loại máy móc liên quan công nghệ thông tin như máy tính cá nhân, điện thoại di động là những ngành có đủ hai điều kiện nêu trên. Nhưng để đẩy mạnh phát triển các ngành này, Việt Nam phải giải quyết vấn đề cơ bản hiện nay là sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ. Phải xem đây là mũi đột phá chiến lược và dồn tất cả các năng lực về chính sách cho mũi đột phá này. Chẳng hạn, rà soát lại các doanh nghiệp nhà nước để tìm ra các đơn vị sản xuất có tiềm năng cung cấp các bộ phận, linh kiện, phụ kiện với chất lượng và giá thành cạnh tranh, từ đó tăng cường hỗ trợ về vốn, công nghệ, v.v., để tiềm năng trở thành hiện thực; xây dựng chế độ tưởng thưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp có vốn nước ngoài, thành công trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ, v.v Nhưng quan trọng hơn cả là phải chuyển hướng chiến lược lien quan đến các ngành nhóm D và E. Chính sách hiện nay của Việt Nam là bảo hộ các sản phẩm nguyên chiếc (tivi, tủ lạnh, xe máy, xe hơi, v.v. ) với thuế quan cao và buộc các công ty lắp ráp tăng dần tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Nói chung, đây là chiến lược thay thế nhập khẩu mà biện pháp là thiết lập hàng rào quan thuế khá cao ở cả sản phẩm nguyên chiếc và bộ phận, linh kiện. Nhưng với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA, Việt 53 Nam sẽ phải thực hiện tự do hóa thương mại với ASEAN từ nửa sau năm 2006. Tại các nước ASEAN đã phát triển, đặc biệt là Thái Lan và Malaixia, quy mô sản xuất của các loại hàng công nghiệp đó rất lớn nên giá thành rẻ hơn Việt Nam nhiều. Một khi được tự do nhập khẩu vào Việt Nam, sản phẩm cùng loại của ta sẽ bị đẩy lùi. Bộ phận, linh kiện nhập từ ASEAN cũng sẽ rẻ vì được miễn thuế nhưng những linh kiện, bộ phận nhập từ các nước khác vẫn chịu phí tổn cao nếu chính sách của Việt Nam không thay đổi. Tình hình này có hể đưa đến khả năng các công ty đa quốc gia di chuyển những cơ sở ắp ráp tại Việt Nam sang các nước ASEAN khác. Để tránh trường hợp này, Việt Nam cần chuyển ngay hiến lược từ thay thế nhập khẩu ang xúc tiến xuất khẩu những sản phẩm nguyên chiếc mà biện pháp cụ thể là giảm giá thành những sản phẩm đó bằng cách bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện, bộ phận. Nói cách khác, nên dùng cơ chế thị trường hay cho chính sách cưỡng chế nội địa hoá để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ. Tại sao như vậy? Để xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, trong quá khứ cũng có nhiều nước đã áp dụng biện pháp nâng cao thuế suất linh kiện nhập khẩu, nhưng chính sách này phải đồng thời đi liền với chính sách bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc. Việt Nam ngày nay không thể bảo hộ sản phẩm nguyên chiếc thì phải theo một chiến lược khác. Chính sách tối ưu hiện nay là phải nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh để xuất khẩu được sản phẩm nguyên chiếc, từ đó quy mô sản xuất trong nước tăng nhanh, tạo điều kiện để các công ty cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ đầu tư lớn. Đồ điện, điện tử gia dụng là những loại máy móc gồm nhiều công đoạn nên có sự phân công hàng ngang giữa các nước trong việc sản xuất và cung cấp cho nhau các linh kiện, bộ phận. Tuy nhiên, phần đông công nghệ sản xuất đã tiêu chuẩn hóa và ít sai biệt về độ sâu lao động hay tư bản. Do đó, các doanh nghiệp có khuynh hướng tích cực nội địa hóa linh kiện, bộ phận khi lượng sản xuất đạt quy mô kinh tế. Thêm vào đó, khi sản phẩm nguyên chiếc sản xuất cả cho thị trường thế giới thì các công ty lắp ráp phải thường xuyên thay đổ cơ năng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm. Điều này buộc họ phải luôn bảo đảm một sự cơ động, nhu nhuyến trong việc quản lý dây chuyền cung cấp các sản phẩm phụ trợ và do đó phải tăng tỷ lệ nội địa hóa, chủ động tham gia xây dựng các cụm công nghiệp. Tóm lại, ngay từ bây giờ Việt Nam phải chủ động chuyển sang chiến lược hướng ngoại, cho tự do nhập khẩu linh kiện, bộ phận và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc. Sau khi hoàn thành chương trình thực hiện AFTA, chính sách thay thế nhập khẩu hiện nay sẽ phả thay đổi nhưng đó là thay đổi thu động và chỉ áp dụng với các nước ASEAN. Gia nhập WTO cũng không bắt buộc Việt Nam thay đổ chính sách bảo hộ bằng thuế. Va như đã phân tích, chính sách bảo hộ hiện nay sẽ không đối phó được với thách thức AFTA. Chỉ có con đường là chủ động thay đổi chính sách từ bây giờ. Trong thời đại toàn cầu hoá và khu vực hoá, phải co chiến lược mới và chính sách, biện pháp thích hợp. Trần Văn Thọ, GS Đại học Waseda, Tokyo (Kỳ tới: Chiến lược công nghiệp hóa trong bối cảnh Đông Á hiện nay) Thứ sáu, ngày 21 tháng chín năm 2007 LỢI THẾ SO SÁNH CỦA NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM SO VỚI MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC Các nước được so sánh dưới đây là những nước có ngành công nghiệp sản xuất da giày cạnh tranh với Việt Nam gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ðài Loan, Hồng Kông, Indonesia. Lợi thế so sánh được tính theo điểm, lấy chuẩn Việt Nam là 100 điểm, nước nào trên 100 điểm sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam và ngược lại. 1. Nguyên liệu và phụ liệu Nguyên liệu để sản xuất da giày gồm 3 loại chủ yếu là chất liệu da và giả da; đế; các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót . Tuy nhiên có tới 70- 80% là phải nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc Riêng đế giày, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung. Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị da giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng KôngIndonesia Da 100 100 110 100 100 100 Vải 100 100 140 140 130 110 Giả da 100 110 120 140 140 110 Cao su 100 80 70 70 70 120 Ðế giày 100 120 100 140 80 100 Phụ liệu 100 110 130 150 150 100 So với các nước trong khu vực, nhìn chung lợi thế so sánh về nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa cao, do đó trước mắt Chính phủ cần xem xét lại quy định miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên phụ liệu tạm nhập tái xuất, vốn đã làm khó cho nguyên phụ liệu trong nước về đầu tư và cạnh tranh giá thành, vì một phần lớn nguyên phụ liệu tạm nhập đã được tuồn ra ngoài thị trường. Đó cũng là rào cản khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu vào Việt Nam đã phải chuyển hướng đầu tư sang Trung Quốc. 2. Máy móc thiết bị Phần lớn máy móc thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất giày dép, thuộc da, sản xuất nguyên liệu nhân tạo đều được nhập khẩu từ Ðài Loan, Hàn Quốc, Ý, Pháp, và Trung Quốc Hiện nay một số nhà máy cơ khí trong nước và đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực sản xuất được những thiết bị giản đơn cho ngành da giày. Tuy nhiên những nhà máy này chỉ có trình độ công nghệ ở mức trung bình hoặc thấp. Thiết bị sản xuất trong nước có giá bán chỉ bằng 50-70% so với giá nhập khẩu nhưng chất lượng của chúng thiếu ổn định và tuổi thọ không cao. Tuy vậy, có thể chấp nhận được khi so sánh các mặt tác dụng qua lại với nhau. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài LoanHồng Kông Indonesia Thiết bị đơn giản, công nghệ thấp, so sánh các mặt 100 90 120 80 80 100 Thiết bị phức tạp công nghệ cao 100 110 100 150 150 100 3. Công nghệ - Kỹ thuật Ðây là khâu yếu nhất của ngành da giày Việt Nam do tuổi đời của ngành chưa cao, thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó nếu so với những nước trong khu vực thì họ đã có quá trình phát triển khá lâu. Việc sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên nghiệp, giày y tế yêu cầu công nghệ cao đều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp Việt Nam. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Ðối với công nghệ sản xuất thấp, chủ yếu là dùng sức lao động 100 90 110 80 80 100 Công nghệ trung bình, kết hợp thủ công và cơ khí 100 110 110 100 100 100 Công nghệ cao 100 110 110 1500 150 100 4. Lao động và năng suất Hiện nay, trên cả nước chưa có một trường dạy nghề chuyên nghiệp để cung ứng cho ngành giày dù hiện nay đây là ngành có sức thu hút trên 500.000 lao động trong cả nước. Việc dạy nghề chủ yếu do các công ty tự đào tạo lấy, do vậy hầu hết là thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm chứ chưa có bài bản. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Giá nhân công 100 80 100 50 50 100 Năng suất 100 120 110 120 120 110 Khéo léo 100 90 100 90 90 100 Chất lượng sản phẩm 100 100 90 100 100 90 5. Tiếp thị - Tổ chức kinh doanh Ðây cũng là một mặt yếu kém của ngành da giày Việt Nam. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp giày đều có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, thiếu năng lực để có thể tạo ra những mẫu mã mới, kiểu dáng mới. bên cạnh đó uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực giày dép trên thế giới là chưa cao, không thâm nhập vào được các kênh kinh doanh, phân phối của các tập đoàn lớn và doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin về thị trường, cả nước chưa có một đơn vị nào đảm trách việc thông tin chuyên cho ngành giày. Tiêu chí so sánh Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Công tác tiếp thị 100 120 120 150 150 100 Sáng tác mẫu mới 100 120 120 150 150 100 Quan hệ với những thị trường xuất khẩu lớn 100 120 110 150 150 100 Tổ chức công cuộc làm ăn 100 110 150 150 150 90 Tổ chức thông tin chuyên ngành 100 120 150 150 150 100 "Việt Nam phải tìm cho bằng được chỗ đứng của mình ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu" . Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam - Trần Văn Thọ 08:46:44 05/11/2005 Kỳ 1: Biến động Đông Á và lợi thế so sánh của Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt. công nghiệp hiện đại. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, con đường công nghiệp hóa của Việt Nam đang mở ra trong một bối cảnh khu vực và quốc tế như thế nào? Để thành công trên con đường này Việt. thành công trên con đường này Việt Nam cần một chiến lược như thế nào? Những biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược đó là gì? Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam