1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NV9. Tuan 25 CKTKN

10 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 191 KB

Nội dung

- Thể hiện những suy nghĩ , cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.. Sự chuyển đổi của thiên nhiên sự biến chuyển của không gian lúc vào thu được nhà thơ cảm nhận v

Trang 1

TUẦN 25

Tiết : 121 + 122

NS: 20/2/2011

ND:

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

1 Kiến thức: Củng cố kiến thức văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) xây dựng bố

cục, trình bày luận điểm, diễn đạt, …

3 Thái độ: Nghiêm túc, khách quan, tích cực trong học tập, trung thực trong kiểm tra.

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* GV: Đề bài – Đáp án - Biểu điểm * HS: Giấy bút

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định tổ chức lớp:

2 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút làm bài của HS

3 Tiến trình dạy học bài mới:

Hoạt động 1: GV ghi đề bài lên bảng – Nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài viết.

Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của

Nguyễn Dữ.

 GV lưu ý HS lập dàn ý trước khi viết thành văn

Hoạt động 2: HS ghi đề bài vào giấy kiểm tra và làm bài – GV quan sát lớp.

Hoạt động 3: GV thu bài – Nhận xét giờ kiểm tra.

Đáp án + Biểu điểm

* Yêu cầu bài viết đủ ba phần: MB – TB – KB theo dàn bài chung của bài nghị luận về một tác phẩm

truyện (hoặc đoạn trích) DÀN BÀI

1) Mở bài: (1,5 điểm)

- Giới thiệu thời đại và tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương; nêu suy nghĩ: Nàng là người phụ nữ mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nhưng số phận lại vô cùng bi thảm

2) Thân bài: (7 điểm)

- Vũ Nương, người phụ nữ có đầy đủ phẩm giá trong sạch ; thiết tha với hạnh phúc gia đình

+ Vợ hiền, dâu thảo

+ Hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình êm ấm

- Nhưng lại chẳng được hưởng hạnh phúc gia đình cho xứng với sự tận tuỵ, mà bị đẩy vào những bất hạnh, khổ đau

+ Bị nỗi oan tày trời mà không được thanh minh

+ Bị đẩy đến cái chết oan khuất

+ Tuy cuối cùng được giải oan, nhưng niềm ao ước hạnh phúc giữa trần gian vẫn không được thực hiện 3) Kết bài: (1,5 điểm)

- Nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh

- Với cái nhìn nhân văn khá sâu sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một nhân vật tiêu biểu cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn

V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1/ Bài vừa học:

- Ôn lại kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Làm dàn ý chi tiết cho đề bài trên vào vở

2/ Bài sắp học: Văn bản: SANG THU

- Đọc thuộc lòng bài thơ – Đọc kĩ phần chú thích (SGK/71)

- Soạn phần Đọc – Hiểu văn bản (SGK/71).

 RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC )

Trang 2

Tiết : 123

NS: 20/2/2011

ND:

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

1 Kiến thức:

Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả

2 Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ , cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ

3 Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, biết cảm nhận được những nét đẹp của thiên nhiên

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* GV: SGK, bài soạn * HS: Vở soạn bài, SGK NV9 -Tập 2

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não

IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định tổ chức lớp:

2 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

Kiểm tra 15 phút

1) Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác ( 3 điểm )

( Viết đúng tên tác giả Viễn Phương: 1 điểm Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 2 điểm )

2) Ghi lại và phân tích một khổ thơ em thích nhất trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.(7 điểm) ( Viết chính xác một khổ thơ: 2 điểm Phân tích đúng về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ: 5 điểm )

3 Tiến trình dạy học bài mới:

CỦA HỌC SINH

NỘI DUNG

 Giới thiệu bài: Gọi một HS đọc phần chú thích* (SGK/71) GV nhấn mạnh: Hữu Thỉnh là nhà thơ

viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng Bài thơ

Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977 Bài thơ ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc

sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.

 HS đọc phần chú thích* trong

SGK/71 để nắm vài nét về tác giả và

tác phẩm

 GV nhắc lại những nét chính về tác

giả Hữu Thỉnh

 GV cho HS nêu cách đọc bài thơ

(Âm điệu êm ái, chậm rãi – Giọng nhẹ,

nhịp chậm, khoan thai, trầm lắng và

thoáng suy tư).

 HS đọc bài thơ – Tham gia nhận xét

cách đọc

 GV lưu ý HS đọc kĩ chú thích (1) và

(2)-SGK/71

? Hãy xác định thể loại của văn bản.

Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chi

tiết về văn bản.

 Cho HS đọc lại bài thơ

Hoạt động 1:

Hoạt động 2:

 HS đọc lại bài thơ

I.Tìm hiểu chung:

1) Tác giả: Hữu Thỉnh (1942) , quê ở

Vĩnh Phúc Ông là nhà thơ trưởng thành

trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, viết

nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.

2) Tác phẩm:

* Bài thơ được sáng tác năm 1977

* Thơ trữ tình, thể thơ năm chữ

II.Đọc - Tìm hiểu văn bản:

1 Nội dung:

a) Cảm nhận của nhà thơ trước vẻ đẹp

Văn bản: SANG THU Hữu Thỉnh

Trang 3

? Sự chuyển đổi của thiên nhiên (sự

biến chuyển của không gian lúc vào

thu) được nhà thơ cảm nhận và miêu tả

qua những hình ảnh, hiện tượng gì ?

Qua đó cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì

của nhà thơ ?

(Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se

- Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng nơi đầu

thôn ngõ xóm - Dòng sông trôi thanh thản,

những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng

hôn - Những đám mây mùa hạ vắt nửa mình

sang thu – Nắng cuối hạ còn nồng, những cơn

mưa mùa hạ đã vơi dần và cũng bớt đi những

tiếng sấm bất ngờ)

? Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà

thơ về giây phút thu đã về trong khổ

thơ thứ nhất ?

+ Từ phả có thể thay thế bằng những từ

nào ?(thổi, đưa, bay, lan).

→ Theo em tác giả dùng từ phả thì có

gì hay hơn? (phả vào: toả vào, trộn lẫn

– Những từ khác không thể hiện sự đột

ngột, bất ngờ).

+ Từ chùng chình có thể thay bằng từ

nào ? (dềnh dàng, đủng đỉnh, chầm

chậm, lững thững…) Với từ chùng

chình, hình ảnh thơ trở nên như thế nào

trong việc biểu hiện thiên nhiên? (nhân

hoá làn sương qua ngõ như cố ý chậm

hơn mọi ngày…).

+ Từ bỗng đặt đầu bài thơ có ý nghĩa

thể hiện điều gì? (sự đột ngột, bất ngờ

→ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng của

nhà thơ ).

+ Vì sao nhà thơ lại viết “Hình như thu

đã về” ? Từ hình như thể hiện điều gì?

(còn có chút chưa thật rõ ràng trong

cảm nhận vì còn ngỡ ngàng, ngạc

nhiên).

+ Hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa

mình sang thu” nên hiểu ntn ? Có thật

một đám mây như thế hay không? (liên

tưởng – sự cảm nhận tinh tế, miêu tả

độc đáo).

? Qua đó, em thấy nhà thơ có sự cảm

nhận và có tâm trạng, cảm xúc như thế

nào trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ

sang thu ?

 Cho HS đọc lại khổ thơ cuối

? Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ

đầu trong khổ thơ này (ý nghĩa tả thực

và ý nghĩa ẩn dụ) ?

(Hai câu thơ không chỉ tả cảnh sang thu mà đã

chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc

- Chia thành ba nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một khổ thơ, phát hiện và giải thích những hình ảnh, hiện tượng báo hiệu sự biến chuyển trong không gian từ hạ sang thu

- Thảo luận nhóm theo bàn

(phả vào: toả vào, trộn lẫn – Những từ khác không thể hiện sự đột ngột, bất ngờ).

(chùng chình: dềnh

dàng, đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững… nhân hoá làn sương qua ngõ như cố ý chậm hơn mọi ngày…)

(sự đột ngột, bất ngờ → diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ ).

(còn có chút chưa thật rõ ràng trong cảm nhận vì còn ngỡ ngàng, ngạc nhiên).

(liên tưởng – sự cảm nhận tinh tế, miêu tả độc đáo).

- Trình bày ý kiến

cá nhân

 Đọc lại khổ thơ cuối

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa:

* Tín hiệu của sự chuyển mùa:

- Hương ổi - phả vào trong gió se.

- Sương - chùng chình qua ngõ.

- Dòng sông - dềnh dàng trôi thanh thản

- Cánh chim - vội vã ở buổi hoàng hôn

- Đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu.

- Nắng cuối hạ còn nồng.

- Cơn mưa mùa hạ đã vơi dần và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.

+ Từ bỗng, hình như : tâm trạng ngỡ

ngàng, cảm xúc bâng khuâng

 Sự cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang

b) Những suy nghĩ sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc sống của tác giả lúc sang thu:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

- Ý nghĩa tả thực: Hàng cây lâu năm

Trang 4

sống: Khi con người đã từng trải thì cũng vững

vàng hơn trước những tác động bất thường của

ngoại cảnh, của cuộc đời.).

Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết

? Khái quát nét nổi bật về nghệ thuật

của bài thơ ? (Hình ảnh giàu sức biểu

cảm, liên tưởng độc đáo,…).

? Bài thơ Sang thu đã thể hiện được

điều gì ?

 GV chốt ý – Nhắc HS về nhà đọc

tham khảo thêm phần ghi nhớ SGK/71

 Cho HS đọc thuộc lịng và diễn cảm

bài thơ

Hoạt động 3:

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Lắng nghe

 Đọc thuộc lịng

và diễn cảm bài thơ

khơng cịn bị bất ngờ vì tiếng sấm.

- Ý nghĩa ẩn dụ: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

2 Nghệ thuật:

- Khắc họa được những hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nơng thơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Sáng tạo trong sử dụng từ ngữ (bỗng, phả, hình như,…), phép nhân hĩa (sương chùng chình, sơng dềnh dàng,

…), phép ẩn dụ (hàng cây dứng tuổi)

3 Ý nghĩa văn bản:

* Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh

tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

 Ghi nhớ: ( SGK/71 )

V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1/ Bài vừa học:

- Học thuộc lịng bài thơ Nắm kĩ phần nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong bài

- Sưu tầm thêm một vài đoạn tho, bài thơ viết về mùa thu, cảm nhận để thấy được nét đặc sắc của mỗi bài

2/ Bài sắp học: Văn bản: NĨI VỚI CON.

- Đọc kĩ bài thơ và phần chú thích

- Soạn phần “Đọc – Hiểu văn bản” trong SGK/73,74.

 RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Thu điếu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Tiếng thu

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức

Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ

Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạïc

Thu

Đơn sơ thu đã đến cùng ta Một sắc trời trong, một ít hoa Một ánh trăng thanh…yêu đến mức Muốn lẫn vào thu để khỏi xa…

(Phạm Hổ)

Trang 5

Tiết : 124

NS: 22/2/2011

ND:

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự hào về sức sống

mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng mình” và mong mỏi của một người cha với con qua cách diễn tả độc

đáo của nhà thơ Y Phương

1 Kiến thức:

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái

- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương

- Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ

2 Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi

3 Thái độ:

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* GV: SGK, bài soạn * HS: Vở soạn bài, SGK NV9 -Tập 2

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Vấn đáp ; Thuyết trình ; Bình giảng ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não

IV TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định tổ chức lớp:

2 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Nêu cảm nhận của em về một khổ thơ

mà em thích nhất

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Giải thích ý nghĩa tả thực và tính ẩn dụ trong hai câu thơ cuối: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.

3 Tiến trình dạy học bài mới:

 Giới thiệu bài: Tình yêu thương con cái, mơ ước thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền

thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay Bài

thơ Nói với con của Y Phương, nhà thơ dân tộc Tày, là một trong những bài thơ hướng về đề tài ấy với

cách nói riêng, xúc động và chân tình bằng hình thức người cha nói với con, tâm tình, dặn dò trìu mến,

ấm áp và tin cậy.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.

 Cho HS đọc phần chú thích* trong

SGK/73 để nắm vài nét về t/g và t/p

 GV nhấn mạnh về đặc điểm của hồn

thơ Y Phương (chân thật, mạnh mẽ và

trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh

của người miền núi) và đề tài của bài thơ

Nói với con.

 GV cho HS nêu cách đọc bài thơ

(Giọng ấm áp, yêu thương thiết tha, trìu

mến)

 GV cho HS đọc bài thơ – Tham gia

nhận xét cách đọc

Hoạt động 1:

 Đọc phần chú thích* SGK/73

- Lắng nghe

- Nêu cách đọc bài thơ – tham gia đọc và nhận xét

về cách đọc

I.Tìm hiểu chung:

1) Tác giả: (chú thích* SGK/73)

Y Phương (tên thật là Hứa Vĩnh Sước) là nhà thơ người dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở tỉnh Cao Bằng Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách

tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

2) Tác phẩm:

Văn bản: NÓI VỚI CON

Y Phương

Trang 6

 GV lưu ý HS đọc kĩ chú thích (1),(2),

(3),(4) - SGK/73

? Hãy xác định thể thơ của văn bản (thơ

tự do, câu, vần, nhịp theo dòng cảm xúc).

Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản

? Ý tưởng của bài thơ được thể hiện

trong bố cục như thế nào?

- Đoạn 1: “Chân phải… trên đời” : Con lớn lên

trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm

bọc, che chở của quê hương.

- Đoạn 2: (phần còn lại) : Lòng tự hào về sức

sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp

của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục

xứng đáng truyền thống ấy.

 Cho HS đọc lại đoạn thơ đầu:“Chân

phải bước…đẹp nhất trên đời”.

? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt

trong bốn câu thơ đầu ?(diễn đạt bằng hình

ảnh cụ thể - cách tư duy của người miền núi)

một gia đình ấm áp, quấn quýt – từng bước

đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều

được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận

 Gia đình là cái nôi êm, cái tổ ấm để con

sống, lớn khôn và trưởng thành trong bình

yên và tình yêu, niềm mơ ước của cha mẹ)

? Em hiểu “người đồng mình” là gì ? Có

thể thay thế ngữ người đồng mình bằng

những từ ngữ nào khác ?

(người bản làng, buôn, quê mình – Cách nói

riêng mộc mạc, mang tính địa phương của

người dân tộc Tày).

? Các hình ảnh: “Đan lờ cài nan hoa -

Vách nhà ken câu hát” thể hiện cuộc

sống quê hương như thế nào ? (cần cù,

tươi vui, đoàn kết bên nhau).

? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

“Rừng cho hoa - Con đường cho những

tấm lòng” ?

? Qua đó, em hiểu ngoài tình yêu thương

của cha mẹ, còn điều gì giúp con được

trưởng thành ?

(Cuộc sống lao động, thiên nhiên thơ mộng

và nghĩa tình của “người đồng mình” - của

quê hương đã nuôi dưỡng con người cả về

tâm hồn, lối sống).

 Cho HS đọc thầm đoạn thơ: “Người

đồng mình thương lắm…Nghe con”.

? Người cha nói với con về những đức

tính cao đẹp gì của người đồng mình ?

Trong cách nói ấy, em thấy người cha

muốn truyền cho đứa con tình cảm gì với

quê hương và nhắc nhở con trên đường

đời cần phải như thế nào ?

 GV chia 2 nhóm HS thảo luận:

+ Nhóm1: Phân tích đoạn“Người đồng

- Trả lời theo sự chỉ định của GV

Hoạt động 2:

- Thảo luận nhóm theo bàn

 Đọc lại đoạn

thơ đầu.

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Trình bày cảm nhận của cá nhân

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Thảo luận nhóm theo bàn

- Thảo luận nhóm theo bàn

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

 Đọc thầm đoạn thơ

 Chia nhóm thảo luận:

+ Nhóm1: Phân

* Thơ trữ tình, thể thơ tự do.

II Đọc – hiểu văn bản:

1 Nội dung:

a) Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người:

- “Chân phải bước…tới tiếng cười”

 Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của cha mẹ.

- “Đan lờ cài nan hoa…ken câu hát”

Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, gắn bó, quấn quýt bên nhau

- “Rừng cho hoa… những tấm lòng”

Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình

 Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

b) Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con:

- “Người đồng mình…lo cực nhọc”: Người đồng mình sống vất vả mà mạnh

Trang 7

mình…không lo cực nhọc”

- Giải thích các câu thơ:

* Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung

nghèo đói.

+ Nhóm2: Phân tích đoạn “Người đồng

mình…Nghe con”

- Giải thích các câu thơ:

* Người đồng mình thô sơ da thịt.

Người đồng mình tự đục đá…quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm

của người cha đối với con trong bài thơ ?

(yêu thương trìu mến, thiết tha và cả niềm tin

tưởng đối với con).

? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn

truyền cho con qua những lời này là gì ?

(lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về

truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm

tự tin khi bước vào đời).

Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết

? Khái quát nét nổi bật về nghệ thuật của

bài thơ ?(giọng điệu, hình ảnh thơ, bố cục)

? Bài thơ đã thể hiện được điều gì ?

? Bài thơ giúp em hiểu thêm được những

gì ?

 GV chốt ý – Cho HS đọc ghi nhớ

SGK/74

tích đoạn“Người đồng mình…không

lo cực nhọc”

+ Nhóm2: Phân

tích đoạn “Người đồng mình…Nghe con”

- Trả lời theo sự chỉ định của GV

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

Hoạt động 3:

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Trả lời theo sự chỉ định của GV

 Đọc ghi nhớ

mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương

 Con phải sống có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niếm tin.

- “Người đồng mình…Nghe con” : Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu

chí khí, niếm tin, đã làm nên quê hương với truyền thống tốt đẹp

 Con biết tự hào, kế tục xứng đáng với truyến thống quê hương; cần tự tin mà vững bước trên đường đời

2 Nghệ thuật:

- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình tha thiết, trìu mến.

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

3 Ý nghĩa văn bản:

* Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái ; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

 Ghi nhớ: ( SGK/74 )

V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1/ Bài vừa học:

- Học thuộc lòng bài thơ và tập đọc diễn cảm bài thơ

- Cảm thụ, phân tích nhữn hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa trong bài

2/ Bài sắp học: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

- Soạn mục I (SGK/74)

- Đọc và chuẩn bị phần Luyện tập mục II (SGK/75,76)

 RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Trang 8

Tiết : 125

NS: 22/2/2011

ND:

I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý

- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu

- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hằng ngày

1 Kiến thức:

- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý

- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hằng ngày

2 Kĩ năng:

- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu

- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể

- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp

3 Thái độ:

- Sử dụng linh hoạt hàm ý trong giao tiếp Có ý thức nói đúng và viết đúng

II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* GV: SGK, bài soạn, bảng phụ * HS: Vở soạn bài, SGK

III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Vấn đáp ; Thuyết trình ; Thảo luận nhóm ; Kĩ thuật động não

IV - TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Ổn định tổ chức lớp:

2 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:

- Chỉ ra và sửa chữa các lỗi liên kết hình thức giữa các câu sau:

“Thuý Kiều và Thuý Vân là hai chị em Nhưng Thuý Kiều là chị, còn Thuý Vân là em Họ đều là những người con gái có nhan sắc.” (Dùng từ nhưng không đúng vì quan hệ giữa hai câu không có gì là đối lập).

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà

3 Tiến trình dạy học bài mới:

 Giới thiệu bài: Trong lời nói, có những nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ và cũng

có phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

Người ta gọi đó là Nghĩa tường minh và hàm ý mà các em tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

Hoạt động 1: Phân biệt nghĩa tường

minh và hàm ý.

 GV cho HS đọc đoạn trích nêu ở

mục I-SGK/74 và trả lời câu hỏi:

? Câu nói thứ hai của anh thanh niên:

“Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa

đây này!” có nội dung thông báo điều

gì ? Ngoài ra còn có ẩn ý gì không ?

? Phần thông báo trong câu nói của anh

thanh niên có được diễn đạt trực tiếp

bằng những từ ngữ trong câu không ?

 GV chốt ý: Câu nói không chứa ẩn

Hoạt động 1:

 Đọc đoạn trích nêu ở SGK/74

- Thảo luận nhóm theo bàn

- Trả lời theo sự chỉ định của GV

- Độc lập suy nghĩ,

I Tìm hiểu chung về nghĩa tường minh và hàm ý:

1) Nghĩa tường minh:

 Ví dụ ( Mục I-SGK/74 )

- Câu: “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !” không chứa hàm ý.

(nghĩa tường minh)

 Nghĩa tường minh là phần thông báo

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

Trang 9

ý, mang nghĩa tường minh Vậy em

hiểu như thế nào là nghĩa tường minh ?

? Qua câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm

phút !”, em hiểu anh thanh niên muốn

nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng

điều đó với người hoạ sĩ và cô gái ?

+ Câu nói đó muốn nói điều gì về mặt

thời gian ? (thời gian trôi qua nhanh,

chỉ còn lại có năm phút)

+ Đặt vào hoàn cảnh sắp chia tay với

các khách đến thăm, câu nói đó còn

muốn nói điều gì khác ? Dựa vào đâu

mà em biết ? (Anh thanh niên còn

muốn nói “Anh rất tiếc”, nhưng anh

không muốn nói ra có thể vì ngại

ngùng, vì muốn che dấu tình cảm của

mình).

 GV chốt ý: Câu nói có chứa hàm ý

Vậy em hiểu như thế nào là hàm ý ?

 GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK/75)

Hoạt động 2: Luyện tập – Củng cố.

BT1/75: HS đọc đoạn trích ở mục I

(SGK/74) – Trả lời các câu hỏi trong

BT1

a) Câu “Nhà hoạ sĩ…đứng dậy”; cụm

từ “tặc lưỡi” : Cách dùng hình ảnh để

diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật.

b) Qua các hình ảnh này, có thể thấy

cô gái đang bối rối đến vụng về vì

ngượng Cô ngượng vì định kín đáo để

khăn lại làm kỉ vật cho anh thanh niên,

nhưng anh lại quá thật thà, tưởng cô

bỏ quên, nên gọi cô để trả lại.

BT2/75: (BTVN) Đọc đoạn trích và

cho biết hàm ý của câu in đậm trong

đoạn trích

BT3/75: HS đọc BT – Tìm câu chứa

hàm ý trong đoạn trích và cho biết nội

dung của hàm ý

BT4/76: HS đọc đoạn trích – Cho biết

những câu in đậm có chứa hàm ý không

? Vì sao ?

+ Câu thứ nhất là câu nói lảng để đánh

trống lảng.

+ Câu thứ hai là câu nói dở dang.

BT5: Đặt câu văn có chứa hàm ý và

cho biết hàm ý trong câu nói đó là gì

trả lời

- Thảo luận nhóm theo bàn

- Trả lời theo phần gợi ý

- Trả lời theo phần gợi ý

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

 Đọc ghi nhớ (SGK/75)

Hoạt động 2:

 Đọc đoạn trích

- Thảo luận nhóm theo bàn

 Làm BT ở nhà theo hướng dẫn của GV

 Đọc đoạn trích - Trả lời theo sự chỉ định của GV

 Đọc đoạn trích

- Độc lập suy nghĩ, trả lời

- Làm trên giấy, nộp lại cho GV về nhà chấm

được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

2) Hàm ý:

 Ví dụ ( Mục I-SGK/74 )

- Câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”

có hàm ý: Anh rất tiếc.

 Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những

từ ngữ ấy.

 Ghi nhớ: ( SGK/75 )

II Luyện tập:

BT1/75:

a) Câu: “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.”

cho thấy ông hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên

b) Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái:

- mặt ửng đỏ (ngượng).

- nhận lại chiếc khăn (không tránh

được)

- quay mặt vội vã (quá ngượng).

BT2/75: Hàm ý của câu: “Tuổi già cần nước chè: Ở Lào Cai đi sớm quá.” là:

“Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy.”

BT3/75: Câu có chứa hàm ý:

- Cơm chín rồi! (Ông vô ăn cơm đi!)

BT4/76: Những câu in đậm không chứa hàm ý

BT5: Đặt câu văn có chứa hàm ý

V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:

1/ Bài vừa học:

- Nắm kĩ nội dung bài học Học thuộc ghi nhớ

Trang 10

- Tìm trong các văn bản đã học những câu nói có chứa hàm ý và nói rõ nội dung của hàm ý

2/ Bài sắp học: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

- Đọc kĩ văn bản Khát vọng hoà nhập, dâng hiến cho đời” (Mục I-SGK/77) và trả lời các câu hỏi.

- Đọc kĩ lại bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

 RÚT KINH NGHIÊM VÀ BỔ SUNG:

Ngày đăng: 27/04/2015, 11:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w