Hiện nay trên địa bàn thị xã có 02 dự án về phát triển mạng lưới và cung cấp các dịch vụ viễn thông – CNTT đang được Trung tâm viễn thông Bỉm Sơn triển khai thực hiện; Đầu tư cơ sở hạ tầ
Trang 1Giới thiệu chung về Thị xã Bỉm Sơn
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
1 Vị trí địa lý: Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 theo Quyết định số157/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Thị
trấn Bỉm Sơn (Thành lập ngày 29/7/1977 theo Quyết định 140/BT-TTg của Bộ trưởng phủ thủ tướng), Thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung
và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là Huyện Hà Trung – Thanh Hoá) Là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam và nằm ở toạ độ 22018’ – 20020’ vĩ độ Bắc và 105055’ –
115005’ kinh độ Đông Có phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp huyện Thạch Thành
(Tỉnh Thanh Hoá)
Diện tích tự nhiên: 6.681 ha Dân số: 58.433 người; Mật độ dân số: 856 người/km2 Đơn vị hành chính có 7 đơn vị hành chính gồm: Phường Ba Đình, Phường Ngọc Trạo, Phường Bắc Sơn, Phường Lam Sơn, Phường Đông Sơn, Xã Quang
Trung, Xã Hà Lan
2 Đặc điểm địa hình: Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông Đặc điểm địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới
Ninh Bình; đất đá của vùng được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát, cách ngày nay khoảng trên 300 triệu năm Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha; núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vôi chìm nổi, vùng
đồng bằng thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đô thị
3 Khí hậu: Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc – Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ Nhiệt độ trung bình hằng
năm là 23,60, lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80%, chế độ gió biến chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều…
4 Tài nguyên thiên nhiên:
2.1 Tài nguyên đất: Thị xã Bỉm Sơn có 2 nhóm đất chính là đất phù sa, đất xám, cụ thể: Đất phù sa: 999,22 ha, trong đó:
+ Đất phù sa chua Glây nặng: nằm 6 vùng địa hình thấp trũng; diện tích: 126,26 ha, phân bố tập trung ở các xã: Hà Lan, Quang Trung, phù hợp với phát
triển trồng lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản
+ Đất phù sa biến đổi Glây nặng diện tích: 872,96 ha, phân bố ở các địa hình vàn, vàn cao, thuận lợi cho việc trồng lúa, màu và cây công nghiệp hàng
năm, khả năng tăng vụ khá cao
+ Diện tích đất xám: 4.193,93 ha, gồm các loại đất xám Feralit đá lẫn nông 3.535,86 ha và đất xám Feralit đá lẫn sâu: 658,07 ha Độ dày tầng đất khá
thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày phát triển
2.2 Tài nguyên khoáng sản:
Bỉm Sơn khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đá sét Trong đó Đá vôi mỏ Yên Duyên: 3.000 triệu tấn, diện tích phân bố: 1000 ha; đá phiến sét mỏ Cổ Đam, trữ lượng 60 triệu tấn, diện tích phân bố: 200 ha; Sét xi măng (mỏ Tam Diên) trữ lượng 240 triệu tấn, diện tích phân bố: 200 ha; đất san lấp (Thung Cớn) trữ
lượng: 3,5 triệu tấn, diện tích: 100 ha, 2 mỏ sét để sản xuất gạch ngói tại xã Hà Lan trữ lượng 19 triệu tấn, diện tích 30 ha
2.3 Tài nguyên nước:
+ Hệ hống sông ngòi, ao, hồ của Bỉm Sơn, sông suối ngắn và nhỏ nguồn nước mặt nghèo nàn biến động thất thường theo mùa: mùa mưa ngập úng, mùa
khô thiếu nước
Các suối: suối Sòng, Chín Giếng, Cổ Đam, khe Gỗ, 3 voi, Khe cạn đều đổ ra sông Hoạt, qua kênh Tam Điệp
Tổng lưu lượng nước về mùa lũ: 1.685.000 m3/ngày đêm, về mùa kiệt: 9.513m3/ngày đêm
+ Nước ngầm khá phong phú, do địa hình đá vôi, Bỉm Sơn có nhiều hang động, sông suối ngầm có thể cung cấp nước cho cả Thị xã, kết quả thăm dò 56km2 khu vực thị xã Bỉm Sơn (đoàn địa chất 47) được Hội đồng trữ lượng nước quốc gia thông qua khẳng định: Khu vực nước Bỉm Sơn có trữ lượng nước
ngầm thuộc cấp A + B = 41.300m3/ngày, đêm
2.4 Tài nguyên rừng:
Rừng Bỉm Sơn chủ yếu là rừng trồng, thực vật tự nhiên trên núi đá chủ yếu là cây lùm bụi, cây gỗ mọc rải rác không có trữ lượng, diện tích: 1.141,57 ha
Động vật rừng nghèo nàn, chủ yếu là một vài loài bò sát và chồn, cáo trên núi đá
5 Nguồn nhân lực:
3.1 Dân số: Dân số thị xã Bỉm Sơn đến 31/12/2008 là: 59.747 người, trong đó nam chiếm 51%, nữ chiếm 49%.
3.2Lao động:
Trang 2+ Lao động trong độ tuổi là: 36.867
+ Lao động đang làm việc trong các ngành Kinh tế quốc dân: 33.440
6 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
6.1 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có tuyến QL1A đi qua với chiều dài là 8,9 km (từ Dốc Xây cho đến hết cầu Tống Giang),
- Hệ thống giao thông đô thị tương đối phát triển với tổng chiều dài mạng lưới đường đô thị là: 77,4km Trong đó:
Đường trục chính đô thị có chiều dài là: 21,0 km; với 5,4 km là đường Bêtông nhựa, và 8,3km là đường BTXM còn lại là mặt đường láng nhựa
Hệ thống đường trục và đường khu dân cư là: 56,4 km với 40,44 km đường nhựa, còn lại là đường cấp phối và đường đất tập trung chủ yếu ở phường Bắc
Sơn là phường miền núi và phường Đông Sơn là phương ở cách xa khu trung tâm
- Đường xã gồm 15,55km trong đó đường nhựa chiếm 11,5km và BTXM là 1km, còn lại là đường đất (Chưa tính hết các loại ngõ thôn xóm trong xã) Hiện nay trên 03 trục đường chính đã có hệ thống điện chiếu sáng công cộng gồm: Đường Trần Phú, đường Nguyễn Văn Cừ và đường Nguyễn Huệ (QL1A)
6.2 Hệ thống điện:
Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ trạm 110KV qua lộ 376 Hiện nay thị xã có 3 trạm trung gian 35/6KV và 45 trạm hạ thế 6/0,4KV; toàn thị xã có 101,92 km đường dây hạ thế; tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn là 292.658.856 KW/h/năm, bình quân sử dụng điện năng sinh hoạt đạt 275
KWh/người/năm, Số hộ sử dụng điện trực tiếp với chi nhánh điện đạt 9.790 hộ, bằng 71,3%
6.3 Hệ thống Bưu chính viễn thông:
Hệ thống Bưu chính Viễn thông trên địa bàn thị xã được phân cấp như sau: công tác chuyển phát công văn, báo chí được Bưu điện thị xã bố trí 7 đường thư trong đó 5 đường thư nội thị và 2 đường thư xuống xã Tổng số đầu báo phát hành 190 đầu báo Hiện nay trên địa bàn thị xã có 02 dự án về phát triển mạng lưới và cung cấp các dịch vụ viễn thông – CNTT đang được Trung tâm viễn thông Bỉm Sơn triển khai thực hiện; Đầu tư cơ sở hạ tầng VT-CNTT tại các khu dân cư mới (Nam tiểu học Ba Đình, Khu cơ giới 15) và ngầm hoá mạng cáp viễn thông các đường chính và khu dân cư nam Trần Phú Tổng số thuê bao Internet 1485 thuê bao đạt 2,47 thuê bao/100 dân Trong đó: Cơ quan HCSN 43 thuê bao, Doanh nghiệp SXKD: 147 thuê bao; Hộ cá
thể, tư nhân: 1.315 thuê bao:
Số điện thoại đạt 19.000 thuê bao các loại đạt 31,6 thuê bao/100 dân Trong đó: Số điện thoại cố định: 11.621 thuê bao, giảm 15% thuê bao do các đơn
vị, cá nhân chủ yếu dùng sang các dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định; Điện thoại vô tuyến cố định Gphone: 886 thuê bao Tổng số điện thoại di động của
các đoanh nghiệp viễn thông trên địa bàn là: 7.493 thuê bao
6.4 Hệ thống cấp nước:
Hiện nay trên địa bàn thị xã có 02 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt với công suất 16.000m3/ngày đêm do Xí nghiệp nước Bỉm Sơn quản lý; tỷ lệ dân số
đô thị được cấp nước sạch: 60,81%
II – CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA UBND THỊ XÃ:
Hiện tại UBND thị xã Bỉm Sơn có các phòng ban sau:
1.Văn phòng HĐND&UBND Thị xã; ĐT: 0373.824.205
2 Phòng Nội vụ; ĐT: 0373824940
3 Phòng LĐTB&XH; ĐT 0373825463
4 Phòng Kinh Tế; ĐT: 0373.824.939
5 Phòng QLĐT; ĐT 0373824934
6 Phòng TC-KH; ĐT 0373824802
7 Phòng TN-MT; ĐT 0373825979
8 Thanh Tra Thị xã; ĐT.0373824362
9 Phòng Tư pháp; ĐT 0373825018
10 Phòng VH-TT; ĐT 0373824941
11 Phòng Y Tế; ĐT 0373825024
12 Phòng GD&ĐT; ĐT 0373824878
13 Phòng Thống Kê; ĐT 0373824466
Trang 314 Ban QLDA; ĐT 0373824944
15 Đài TT Thị xã; ĐT 0373824943
16 Văn phòng đăng ký đất đai;
III – DI TÍCH – DANH THẮNG
1 Đền Sòng Sơn - Đền Chín Giếng (Di tích Quốc gia).
Đền Sòng Sơn được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh hay Thánh
mẫu Liễu Hạnh
Đền Sòng Sơn xưa thuộc trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống, Thanh Hoá, nay thuộc Phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá
Khách du lịch theo đường Quốc lộ từ Hà Nội hết hết địa phận Ninh Bình qua dốc Xây đi tiếp 3 km là đến Đền Sòng Sơn - một ngôi đền nổi tiêng “thiêng
nhất Xứ Thanh” gắn liền với văn hoá tâm linh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sờng Sơn ở ngay cạnh đường quốc lộ, thuận tiện cho khách thập phương vãn cảnh, dâng hương
Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ cá Thần, tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (từ ngày 1 đến ngày 26 tháng 2 AL) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về
hầu Tiên chúa Thánh Mâu Liễu Hạnh…
Từ hồ cá Thần có hai con suối nhỏ chảy lượn quanh khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ bồng bềnh giữa mây trời non nước
Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng (1772) Cầu được bắc qua con suối trong veo chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục của ngôi đền Hai suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín - cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh Đền Chín Giếng là một công trình nằm trong quần thể của di tích Đền Sòng Sơn; cách đền Sòng 1Km về phía Đông du khách sau khi vãn cảnh dâng hương Đền Sòng bao giờ
cũng cũng đến dâng hương vãn cảnh Đền Chín Giếng
Cấu trúc Đền Sòng Sơn: Đền Sòng Sơn có lịch sử gần 300 năm, qua nắng gió, thời gian, bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con
người Đến năm 1998 được trùng tu tôn tạo gần như nguyên vẹn dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa…
Bước qua cổng Tam Quan, sau khi thắp hương trước tượng Phật bà Quam âm Bồ tát; du khách vào dâng hương cung Đệ Tam, là cung thờ Hội đồng Thánh Quan, trong đó thờ các ông Hoàng và các Cô đệ tử, nổi bật là ông Hoàng Bơ (Ba), Ông Hoàng Bảy Tại cung này phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo
Qua cung đệ tam du khách vào dâng hương cung Đệ Nhị: Nơi đây thờ Ngọc Hoàng (Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh) và các Quan
Qua cung Đệ Nhị là cung Đệ Nhất, đây là cung thâm nghiêm, ít khi được mở cửa trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu hàng năm vào tháng Hai âm lịch Gian chính có tượng thờ Thánh Mẫu, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương, Nhị Nương, vốn là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng Vua cha cho theo hầu tiên chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ 3; Quế Nương trong trang phục màu hồng,
Nhị Nương trong trang phục màu xanh; Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải (Thần nước) và Mẫu Thượng Ngàn (Thần Núi rừng)
Trên các cột và xà ngang trong Đền được trang trí 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn, ca ngợi công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Liễu Hạnh
2 Đường Thiên lý
Du khách sau khi dâng hương Đền Sòng - Chín Giếng có dịp đi theo con đường Thiên lý để đến với cảnh đẹp của Đèo Ba Dội
Với chiều dài gần 4 Km, con đường quanh co uốn lượn qua bãi lau lách, hai bên đường là dãy núi đá sừng sững thâm nghiêm, vượt qua ba ngọn núi đất du
khách đến với Nhà Bia Ba dội trên đỉnh Đèo
Con đường Thiên lý hiện nay nằm trên địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn gắn liền với sự kiện lịch sử cách đây hơn hai trăm năm
Với nước cờ Tam Điệp- Biện Sơn, Cuối năm 1787 để bảo toàn lực lượng, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Ninh Tốn đã cho lui quân từ Thăng Long về đây lập phòng tuyến thuỷ bộ Tam Điệp- Biện Sơn, chờ đại binh của Quang Trung - Nguyễn Huệ ra hội quân, tích trữ quân lương, chỉnh đốn quân
bị, rèn dũa quân binh, họp bàn kế sách
Chính trên con đường này Đại binh Tây Sơn đã thần tốc hành quân tiến ra Bắc Hà giải phóng Thăng Long một cách nhanh chóng
3 Đèo Ba dội - Di tích Quốc gia
Di tích lịch sử danh thắng gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu Liễu Hạnh, gắn với sự hiện diện của các bậc quân vương Triều Nguyễn và các danh nhân
Trang 4văn hoá Chính nơi đây Thánh mẫu Liễu Hạnh đã biến thành cô gái bán hàng, để cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu
tao nhân mặc khách Đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao
Ăn trầu nhớ miếng cau khô Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng Đứng trên đỉnh đèo, nơi phân giới giữa hai tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình, ở độ cao 110m, du khách được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non tầng tầng được mây trời ôm ấp, cỏ cây hoa lá đua chen Vào những ngày trời quang mây tạnh đứng trên đỉnh đèo du khách có thể nhìn thấy cả biển khơi xa
Cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú nơi đây đã được thi hào Nguyễn Du mô tả:
Đạp mây núi Ba Dội
Kẻ lãng khách lại qua Trong mắt thu đất lớn Ngoài khơi thấy biển xa
Có thể nói, vẻ kỳ thú sơn thuỷ hữu tình nơi đây đã tạo thi hứng cho biết bao thi nhân làm nên những bài thơ tuyệt tác Nữ sĩ Hồ xuân Hương đã từng qua
đây và đã để lại bài thơ không ai là không nhớ không thuộc:
Một đèo, một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
Và điều đáng nói là, cũng chính trên đỉnh đèo Ba Dội này, vào mùa hạ năm 1842, trong chuyến tuần du phía Bắc, Vua Thiệu Trị một vị vua lãng mạn cũng
đã từng qua đây và đã đề thơ vào bia đá Bài thơ ấy đến nay được bảo vệ bằng một lầu bia cao 4m giữa đỉnh đèo
Giữa lối xanh um núi chất chồng Tầng tầng phóng bước cưỡi Cầu Long Chẳng như Vương Ôc chừa lối tắt Còn giống La Phù biệt lối thông Đón gặp thẳm xa xuôi một ngọn Vươn cao trùng điệp biết bao vòng Thanh, Ninh hai trấn đây ranh giới Đúc diệu kỳ quan, lượn khắp vùng
4 Hồ Cánh Chim- Một Danh thắng được xếp hạng Cấp Quốc gia
Đứng trên đỉnh Đèo Ba Dội, phóng tầm mắt về phía Đông Bắc, du khách ngỡ ngàng đến sửng sốt trước một vùng hồ tự nhiên mặt nước mênh mang giừa 4 ngọn núi với một hệ thực vật, động vật phong phú; với diện tích 201.000m2 và 33.000m3 nước trữ lượng Thiên nhiên kiến tạo thật kỳ thú Hai nhánh suối phía Tây Băc và Đông Bắc tháng năm mải miết đưa nước vào lòng hồ Đứng trên cao nhìn xuống, cả mặt Hồ như dáng hình một con chim đại bàng
tung cánh bay cao, lay thức trong mỗi du khách một khát vọng bay cao, vươn tới
Cảnh quan Hồ Cánh Chim – một tiềm năng to lớn cho lĩnh vực Du lịch sinh thái của Bỉm Sơn và Thanh Hoá
5 Động Cửa buồng (Đào nguyên Động)- Di tích Danh thắng đã được xếp hạng cấp Quốc gia.
Men theo con đường mòn ngày xưa các tiều phu lấy củi, ngày nay các chủ trang trại thường đi, vượt qua ngọn nui đất với độ cao 80 m ; Du khách bắt gặp
2 dãy núi đá vôi phía Đông Bắc và phía Tây Bắc Một dãy núi có dáng hình con voi dân quanh vùng quen gọi là Tượng Sơn, một dãy núi có hình con chim, dân gian gọi là Điểu Sơn, khoảng giữa vách đá dựng đứng của hai dãy núi là một thung sâu, khiến cho du khách cảm như phía trong giữa 2 dãy núi còn
chứa đựng bao điều bí ẩn cần khám phá Trong lòng hai dãy núi đá vôi được thiên nhiên kiến tạo nên một hệ thống hang động đa dạng…
… Vào Động người xưa, du khách có thể tìm lại vết tích của một số mộ cổ được táng trên vách hang động- một tục táng của thời nguyên thuỷ, Lội qua khe nước nhỏ, du khách bám đá leo lên để vào Động Cô Tiên, dài sâu hun hút, trên nền hang còn in hằn nhiều vết hài nhỏ xinh trên mặt đá, khiến
du khách liên tưởng phải chăng đây là nơi tiên ở
Từ Động Cô Tiên trở ra du khách được cụ già 70 tuổi hướng dẫn vào Động Đào Nguyên- Động có hai cửa vào (Cửa Tả,Cửa Hữu) Đi sâu vào động, đầu tiên
du khách có thể thấy một phiến đá to rộng và cao như một ban thờ, phía trên là các nhũ đá như hình các vị La Hán, và trong nữa là các nhũ đá giống như
Trang 5những cái chuông, cái khánh như mâm ngũ quả đủ sắc màu và còn nhiều nhũ đá với nhiều dáng vẻ tuỳ theo sự liên tưởng của du khách
Tại nơi đây vào năm 1408 trên đường vào Thanh Hoá tìm minh chủ Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã để lại trên phiến đá trước cửa động một chữ Trãi viết theo lối
chữ triện đến nay vẫn còn
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác một lần đi tìm cây thuốc nơi đây đã có bài thơ ngợi ca cảnh sắc của Động Đào Nguyên:
Đào Nguyên vân vũ vãn mơ hồ Thuỷ sắc thiên quang bán hữu vô Vạn cổ càn khôn Thanh cảnh trí Hải sơn vi ngã bất tâm đồ.Rời động Đào Nguyên, du khách bước tới Động Cửa Buồng, đây là một động lớn nhất, đẹp nhất và lưu giữ nhiều huyền thoại nhất trong hệ thống hang động của Bỉm Sơn Nằm cách Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn gần 1km về phía Đông Bắc
Vào động chúng ta được chưng kiến nhiều nhũ đá mang nhiều dáng vẻ độc đáo, đẹp đẽ như hình tán lộng, như sập ngự đài, như chiếc quạt lông v v Ngồi trên phiến đá trước cửa động, du khách được tận hưởng làn gió Đông Nam mát rượi thổi nhẹ làm xua tan bao mệt mỏi của chặng đường xa, ngắm
nhìn các hình thù được tạo hoá trong động và liên tưởng: phải chăng đây là nơi các tiên chúa nghỉ ngơi
Trong dân gian còn lưu truyền về Nguyễn Huệ khi đưa đại binh ra Bắc đã cho tổ chức các cuộc nghị bàn kế sách giải phóng Thăng Long tại đây và cũng chính nơi đây Nguyễn Huệ đã được thần báo mộng phải tiến quân nhanh ra Bắc mới mong thắng trận Khi trở về Phú Xuân, qua vùng đất này, Nguyễn Huệ đã có hai câu đối để cảm ơn thánh nhân, hiện nay hai câu đối đó vẫn còn lưu giữ tại Đền Cây Vải hay còn gọi là Đền Bà Giếng Tiên, (Thuộc Làng
Nghĩa Môn, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn)
III TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI:
1 Kết quả phát triển kinh tế- xã hội:
Đến hết năm 2008, Tổng giá trị sản xuất địa bàn thị xã Bỉm Sơn đạt 4.050 tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,8%; GDP bình quân đầu người 1.500 USD người/năm; Thu ngân sách địa bàn 185 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 20 triệu USD; cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng 79,4%, Thương mại -
Dịch vụ 15%, Nông – Lâm nghiệp 5,6%;
Giáo dục – Đào tạo Bỉm Sơn phát triển ổn định, hiện nay thị xã có 29 trường học Trong đó: Trường Mầm Non 8 trường, Trường Tiểu học 08 trường, THCS
08 trường, Trung học phổ thông 02 trường, 01 trường TTGDTX&DN, 02 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 2 trường cao đẳng Thị xã duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh Bỉm Sơn đỗ vào các trường ĐH đạt cao, riêng năm 2008 đạt 71,5% Hoạt động văn hoá thông tin - TDTT chuyển biến tích cực, đến nay có 49/64 làng, khu phố đạt danh hiệu đơn vị văn hoá; có 47/67 Cơ quan đơn vị văn hoá; gia
đình văn hoá đạt 78,1 %, gia đình thể thao 33,2% và 38,2% số người thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.
a Các chỉ tiêu về kinh tế:
- Tổng giá trị sản xuất (giá cố định 1994): 9.840 tỷ.đồng, tăng bình quân 27,1% / năm, gấp 3,3 lần năm 2005.
- Tốc độ tăng trưởng phân theo ngành:
+ Công nghiệp-Xây dựng: 26,6 %;
+ Dịch vụ - Thương mại 35,8%, + Nông - Lâm Nghiệp: 6,9 %,
- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm 25,9 %
- Cơ cấu theo GDP địa bàn: CN-XD 76,0%; TM-DV 21,6%; N-LN 2,4 %
- GDP bình quân đầu người 2.450 USD, tăng bình quân 17,7%/ năm
- Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 10.000 tấn
- Tổng giá trị xuất khẩu 27 triệu USD, tăng bình quân 40,1 %/năm
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện đến năm 2010 đạt 6.000 tỷ.đ, gấp 3,1 lần so với thời kỳ 2001-2005, trong đó vốn các doanh nghiệp Nhà nước 5.000 tỷ.đ, chiếm 84 %; vốn ngân sách 180 tỷ.đ, chiếm 3 %; vốn của nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân 820 tỷ.đ, chiếm 13 %; tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 917 tỷ
đ, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư
- Thu Ngân sách đạt 540 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 26% trở lên
Trang 6b Các chỉ tiêu về xã hội:
- Tỷ lệ phát triển dân số 7,4% trở lên, trong đó tăng dân số tự nhiên dưới 1%
- Nâng cao chất lượng phổ cập GD đúng độ tuổi và phổ cập THCS 100% xã phường, thực hiện phổ cập GD THPT; xây dựng 80% trường chuẩn quốc gia
Xây dựng 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
- Giải quyết việc làm 10.000 người trở lên
- Tỷ lệ lao động được đào tạo 70%, trong đó CĐ, ĐH 25%, TC, nghề 75%
- Hộ nghèo giảm còn dưới dưới 4% (theo tiêu chí mới)
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 8%
- 100% số dân được nghe truyền thanh và xem truyền hình,
- Tỷ lệ hộ gia đình dùng nước sạch 97% trở lên
- 80% làng, khu phố, 90% cơ quan văn hoá được Tỉnh và thị xã cấp bằng công nhận; 90% gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá; 37% người thường
xuyên hoạt động TDTT và 40% Gia đình Thể thao
3- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1 Về phát triển kinh tế.
a - Đẩy mạnh phát triển CN-TTCN với tốc độ cao, tạo bước chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế
Tập trung xây dựng khu công nghiệp Bỉm Sơn để thu hút các nhà đầu tư, tạo ra bước đột phá, mở đường Trên cơ sở quy hoạch khu công nghiệp tập trung
540 ha được UBND Tỉnh duyệt, thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Tỉnh đối với các khu công nghiệp, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để kêu
gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều dự án đầu tư có giá trị lớn
Tổng giá trị sản xuất CN-XD địa bàn năm 2010 đạt 8.660 tỷ.đ Hướng phát triển công nghiệp tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất chính sau đây:
- Sản xuất VLXD:Cải tạo nâng công suất, đầu tư chiều sâu các nhà máy đã có như: Xi măng, nhà máy gạch nung các loại, tấm lợp Fibro xi măng Khai
thác tài nguyên, thị trường đầu tư sản xuất bột nhẹ, đá xẻ xuất khẩu, đá xây dựng để phục vụ các công trình xây dựng và nguyên liệu công nghiệp khác
Xây dựng mới nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Công nghiệp cơ khíđược xác định là khâu đột phá để phát triển khu công nghiệp Bỉm Sơn Trước mắt phối hợp và tạo điều kiện để Tổng Công ty máy
động lực và máy Nông nghiệp đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô nhẹ và ô tô chuyên dụng Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy vệ tinh sản xuất phụ tùng ô tô Xây dựng nhà máy chế tạo và sửa chữa toa xe Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm, công xuất nhà máy chế tạo kết cấu thép hiện có đủ điều kiện đảm bảo yêu cầu phục vụ thị trường Nắm bắt thị trường vận tải để đầu tư các cơ sở cơ khí chế tạo máy công cụ cỡ nhỏ và sữa chữa
ô tô các loại đủ điều kiện phục vụ cho cả khu vực
- Công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến:Phát triển mạnhCông nghiệp nhẹ theo hướng đầu tư vào các ngành thu hút được nhiều lao động như: Dệt
may, da-dày, lắp ráp điện tử, sản xuất bao bì PP và sản xuất giấy bao bì đóng gói sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường Khai thác sản phẩm nông nghiệp của địa phương và trong vùng để thu hút đầu tư các cơ sở chế biến nông,lâm, hải sản Khai thác thị trường để nâng công suất sản xuất các sản phẩm tham gia xuất khẩu hàng Sơn mài mỹ nghệ, mây- tre đan, Đồ mộc dân dụng Tạo cơ chế, môi trường thông thoáng để tiêu thụ sản phẩm hàng thủ công
mỹ nghệ trong nước
b - Nâng cao chất lượng các hoạt động Dịch vụ thương mại; khai thác tiềm năng du lịch, từng bước phát triển thị trường vốn, lao động, khoa học công
nghệ
Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, mở rộng mạng lưới DV- TM phát triển các trung tâm thương mại, các chợ, siêu thị đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống Quy hoạch mạng lưới dịch vụ phải đảm bảo yêu cầu vừa phục vụ nhân dân trên địa bàn, vừa là trung tâm thương mại vùng Bắc Thanh Hoá Nâng cao chất lượng và khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch tâm linh, du lịch sinh thái Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, tin học và các dịch vụ về y tế, giáo dục, thể thao Phấn đấu đến năm 2010 đạttổng giá trị DV-TM đạt 1.072 tỷ đ, tăng bình quân
35,8 %/năm Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt 980 tỷ.đ, tăng bình quân hàng năm 10,7 %
Phát triển dịch vụ vận tải trên tất cả các loại hình, nâng cao chất lượng, tăng khối lượng vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải vật tư, hàng hoá và lưu chuyển hành khách trên địa bàn Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng nhanh phương tiện vận tải và hạ tầng kỹ thuật nhà ga, cảng và kho, bãi: Nâng cấp Ga Bỉm Sơn (cả mở rộng ga công nghiệp); xây dựng Cảng Lèn, Bến xe khách khu vực Bắc Thanh Hoá để đáp ứng yêu cầu vận chuyển sản phẩm của khu công
nghiệp; đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Khuyến khích thành lập các HTX kinh doanh vận tải
Tiếp tục hiện đại hoá Bưu chính viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ truyền hình cáp, Internet mở rộng hoạt động của các Bưu cục Đến năm 2010
Trang 7tổng máy điện thoại trên mạng là 25.000 máy, tăng bình quân 24% /năm, đạt 25 máy/100 dân.
Quy hoạch bổ sung các trạm biến áp trung gian và biến áp khu vực, mở rộng mạng cao thế, hiện đại hoá lưới điện bằng các hành lang kỹ thuật ngầm; nâng cấp lưới điện hiện nay thành lưới 35 KV để đáp ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt; lắp đặt hệ thống đền chiếu sáng ở tất cả các tuyến đường
chính Phấn đấu đến năm 2010 đạt 117.000 KWh; 100% số hộ nội thị và 90% số hộ nông thôn được dùng điện trực tiếp
Các Ngân hàng thương mại đảm bảo tốt khả năng huy động vốn và nguồn vốn vay cho phát triển sản xuất; huy động tối đa nguồn vốn dôi dư trong nhân
dân và của các doanh nghiệp Năm 2010 Vốn huy động đạt 1.464 tỷ đ, Vốn cho vay đạt 1.743 tỷ đ Phấn đấu có đầy đủ các loại hình dịch vụ tín dụng cho
việc thanh toán trong nước và quốc tế
c - Chuyển mạnh Nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, gắn liền sản xuất với chế biến và tiêu thụ
Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp; tập trung xây dựng cánh đồng 50 tr.đ/ha Phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 109 tỷ
đ, tăng bình quân 6,9 %/ năm
Giảm diện tích gieo trồng năm 2010 xuống còn 70% so với năm 2005, chuyển dịch một phần diện tích sang trồng các loại cây có giá trị hàng hoá cao và diện tích cho chăn nuôi Năng suất lúa hằng năm đạt bình quân 65 tạ/ha; sản lượng lương thực ổn định 10.000 tấn Lương thực bình quân đầu người khu vực nông nghiệp đạt 800 kg/ng/năm Từng bước đưa sản xuất vụ Đông thành vụ sản xuất chính, tăng diện tích lúa lai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng Giảm diện tích trồng mía còn 80% so với năm 2005 để chuyển sang trồng cỏ nuôi bò và cây công nghiệp khác,
nhưng sản lượng mía nguyên liệu vẫn ổn định 80.000 đến 100.000 tấn
Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hình thành các trang trại tâp trung có quy mô lớn Chăn nuôi gia súc chủ yếu bò lai sin (cả bò thịt và bò sữa), lợn hướng nạc và dê Bách thảo Thuỷ sản tập trung nuôi các loại cá, tôm có giá trị kinh tế cao Phát triển đàn gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp Phấn đấu đến năm 2010 có tổng đàn bò đạt 2.800 con, đàn lợn 14.000 con, gia cầm 200.000 con; sản lượng thuỷ sản đạt 688 tấn
Bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng đảm bảo diện tích rừng che phủ đất trống, đồìi núi trọc, ổn định trên 1.000 ha tạo môi trường sinh thái cho đô thị công nghiệp
phát triển
Phát triển ngành nghề TTCN tạo thêm việc làm cho nông dân, tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn; phân bố lại ruộng đất và lao động nhằm da
dạng hóa sản phẩm nông nghiệp-lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến và tham gia xuất khẩu
d - Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội kết hợp với chỉnh trang đô thị, đặc biệt trong thời gian đầu phải
tập trung cho đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Ưu tiên xây dựng hoàn chỉnh khu Trung tâm hành chính của Thị xã và các phường, xã Xây dựng các Trung tâm Thương mại và Dịch vụ, các công trình văn hoá, thể thao Thu hút đầu xây dựng khu đô thị mới phía Nam, kết hợp với việc Quy hoạch cải tạo chỉnh trang các khu dân cư đã có
Trên cơ sở phát triển đô thị, huy động mọi nguồn vốn xây dựng cơ bản hệ thống giao thông với tổng chiều dài 81,5 km, mật độ giao thông 5 km/ km2. Các tuyến đường giao thông trong đô thị phải được xây dựng có đủ các yêu cầu về hệ thống thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng
Đầu tư cải tạo 4 hồ chứa nước có chức năng điều hoà kiêm hồ sinh thái với tổng diện tích 49 ha Khai thác triệt để hệ thống sông suối đã có, xây mới 59
km hệ thống tiêu bằng cống ngầm, mương nắp đan, mương hở dẫn nước vào các suối về hồ điều hoà ra sông Tam Điệp Xây dựng các trạm xử lý nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có công xuất 136.000 m3/ ngày/ đêm
Nâng cấp Nhà máy cấp nước hiện tại lên công suất 14.000 m3/ ngày đêm, xây dựng dự án Nhà máy mới; đồng thời xây dựng tuyến đường ống cấp nước
đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất công nghiệp của thị xã
Tiếp tục hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc, tăng thêm dung lượng tổng đài đáp ứng nhu cầu thông tin và các dịch vụ trên địa bàn Các đường thoại
chính chuyển tải bằng hệ thống cáp quang được bố trí ngầm Các bưu cục được quy hoạch lại để đảm bảo phục vụ nhân dân tốt hơn
Nâng cấp trạm trung gian hiện có, bổ sung thêm 1 trạm trung gian, cải tạo lưới điện trung thế hiện nay thành lưới 35 KV để đủ điện phục vụ cho nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
đ - Thực hiện tốt thu ngân sách trên địa bàn Tạo nguồn vốn đầu tư bằng cách khai thác và huy động tốt các nguồn vốn trên địa bàn và nguồn vốn từ bên ngoài; tranh thủ sự hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách cấp trên, nguồn đầu tư của các ngành Trung ương, nguồn vốn từ quỹ đất để có đủ kinh phí đầu
tư phát triển khu công nghiệp và hạ tầng đô thị.
Tiếp tục đổi mới hoạt động tài chính, có chính sách bồi dưỡng nguồn thu và khuyến khích sản xuất phát triển; thực hiện nghiêm các Luật thuế, thu đúng, thu đủ, tăng cường công tác quản lý chống gian lận trong kê khai nộp thuế và trốn thuế Phấn đấu thu ngân sách địa bàn đến năm 2010 đạt 540 tỷ.đ,
tăng bình quân 26%/năm Thu ngân sách địa phương đạt 53 tỷ đồng, tăng bình quân 15 %/năm
Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách theo Luật, thực hiện chi đúng mục tiêu và dự toán được duyệt, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, triệt để thực
Trang 8hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí trong chi tiêu ngân sách Nhà nước Phấn đấu chi ngân sách địa phương đến năm 2010 đạt 60 tỷ.đ, tăng bình quân
11,5%/năm
Tăng cường khai thác các nguồn vốn huy động từ các ngành như: Điện lực, Bưu chính viễn thông, Giao thông vận tải để đầu tư theo chương trình của ngành tại địa phương Khai thác tốt nguồn vốn từ quỹ đất của thị xã được đưa vào xây dựng các khu đô thị mới thông qua các nhà đầu tư Khai thác các nguồn vốn thông qua các dự án theo phương thức BT và BOT cho các công trình dịch vụ du lịch, các công trình văn hoá thể thao, các công trình giao thông
được phép thu hồi vốn Tranh thủ nguồn vốn xin cấp ngân sách xây dựng cơ bản hàng năm
Để khai thác triệt để các nguồn vốn trên, UBND Thị xã cần xây dựng các dự án cụ thể tranh thủ sự chỉ dạo của cấp trên, của các ngành chức năng phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm; xây dựng các cơ chế huy động vốn trong dân phù hợp và thu hút các nhà đầu tư trong, ngoài Tỉnh; thực hiện
quy chế công khai dân chủ, mở rộng trong việc huy động vốn để tạo niềm tin cho nhân dân và các nhà đầu tư
2- Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội:
Thực hiện các mục tiêu về VH-XH hướng vào việc đào tạo bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi
trường đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
- Giữ vững và phát huy kết quả giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tăng tỷ lệ học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học,
Cao đẳng Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp tại các trường dạy nghề và THCN Nâng dần tỷ lệ người lao động có nghề trên địa bàn đáp ứng nhân lực được đào tạo nghề cho các ngành kinh tế và cho xuất khẩu lao động Có chính sách khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ và thu hút nguồn nhân lực, nhất là đối với các chuyên gia kinh tế giỏi về Bỉm Sơn Phát triển quy mô giáo dục đào tạo phù hợp với dân số của đô thị loại 3 Xây dựng 80% trường học đạt chuẩn Quốc gia Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Từng bước thực hiện phổ cập THPT Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, làm tốt công tác khuyến học, phát huy hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học
tập Tăng cường công tác quản lý nhà nước vè giáo dục, đặc biệt trong việc quản lý dạy thêm học thêm
- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan thông tin, tuyên truyền và hoạt
động văn hoá văn nghệ theo hướng hiện đại hóa, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” Để được cấp thị xã và tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá, gia đình văn hoá; cần tập trung làm tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục; thực hiện chương trình hành động theo kết luận TW 10 (Khóa IX) về "Xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" Thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế để xây dựng một số công trình: Nhà Thiếu nhi, Trung tâm VH-TDTT, công viên cây xanh, sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu thể thao Nâng cao chất lượng phong trào hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng; tăng cường quản lý dịch vụ văn hoá, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động dịch vụ văn hoá như: karaokê, Internet v.v , tạo môi trường văn hoá lành mạnh Thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
- Nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân để mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản; làm tốt công tác y tế dự phòng, chủ
động kiểm soát dịch bệnh Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động y dược tư nhân và kinh doanh thuốc Đông-Tây y Nâng cấp Bệnh viện thị xã, nâng cao chất lượng phục vụ khám và chữa bệnh cho nhân dân; chuẩn bị điều kiện để xây dựng thêm một bệnh viện đa khoa tại khu đô thị mới phía Nam Tiếp tục thực hiện chủ trương mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con để có điều kiện nuôi dạy tốt Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em,
quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và trẻ bị nhiễm chất độc da cam
- Về giải quyết việc làm và đời sống xã hội: Quan tâm chỉ đạo giải quyết việc làm, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Trên cơ sở phát triển công nghiệp, dịch vụ chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động để năm 2010 tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp còn 20%, lao động CN-TTCN, dịch vụ 80% Hằng năm giải quyết trên 2.000 lao động có việc làm mới Xuất khẩu lao động và chuyên gia ổn định 250 LĐ/năm đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài Chăm lo đời sống của các đối tượng chính sách và đảm bảo các chính sách xã hội khác
IV- Tiềm năng và cơ hội đầu tư:
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
Trang 9TT Tên dự án Sản phẩm chủ yếu Địa điểm
1
DA sản xuất sản phẩm từ nhựa Găng tay, ống, đệm mút KCN Bắc Sơn
2 XD nhà máy bê tông đúc sẵn Các sản phẩm bê tông đúc sẵn KCN Bắc Sơn
3 XD nhà máy sản xuất bột nhẹ Sản phẩm bột nhẹ KCN Bắc Sơn 4
XD nhà máy sản xuất phụ tùng Ô
Tô Phụ tùng ô tô các loại cung cấp cho nhà máy sx ô tô KCN Bắc Sơn
5 XD nhà máy sản xuất thép hình Thép hình, thép ống các loại KCN Bắc Sơn
6 XD nhà máy giày da xuất khẩu Giầy da xuất khẩu KCN Bắc Sơn
7 XD nhà máy Liên hợp Dệt - May Vải các loại, sản phẩm may các loại KCN Bắc Sơn 8
XD nhà máy chế biến các sản
10
XD nhà máy chế biến thức ăn gia
11 Xây dựng nhà máy đồ gỗ mỹ nghệ SX hàng thủ công mỹ nghệ KCN Bắc Sơn 12
DA sản xuất sản phẩm tái chế
13 Nhà máy sản xuất thức ăn nhanh,
ăn liền sản xuất đồ hộp, thực phẩm ăn liền KCN Bắc Sơn
Các tin đã đăng:
Qui hoạch chung xây dựng Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 (điều chỉnh)(26/01/2005)
Welcome to Thanh Hoá Portal | Ðăng nhập
Trang 10@ Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa - Cơ quan thường trực: Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá
Tổng biên tập: Nguyễn Trọng Quỳnh - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Địa chỉ: 35 Đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá; Điện thoại: (0373)852.246; Fax: (0373)851255; E-mail: webadmin@thanhhoa.gov.vn Bản quyền thuộc về UBND tỉnh Thanh Hóa Ghi rõ nguồn tin "Thanh Hóa Portal" hoặc "www.thanhoa.gov.vn" khi phát hành lại các thông tin từ Cổng
TTĐT tỉnh Thanh Hoá Đơn vị xây dựng: Công ty TNHH một thành viên Công nghệ truyền thông Viettel-MaiLinh