Kế hoạch quản lý nhân sự

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà an giang (Trang 41)

5.2.1 Kế hoạch nhân sự trong công ty

Do đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước nên cơ cấu tổ chức công ty Phà An Giang được phân ra như sau : hạt nhân lãnh đạo là Đảng bộ công ty bao gồm Ban giám đốc và một số cán bộ Đảng chủ chốt là trưởng, phó các phòng ban, dưới đó là các chi bộ như : đoàn thanh niên, công đoàn, hội cụ chiến binh…

Ban Giám đốc gồm : 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu công ty, vừa đại diện cho nhà nước vừa đại diện cho toàn thể cán bộ công ty. Thực hiện quản lý công ty theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và của nhà nước. 2 phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc trong công tác quản lý và điều hành các xí nghiệp trực thuộc công ty. Ban giám đốc là đội ngũ các cán bộ lâu năm nên rất có kinh nghiệm trong công tác quản lý và điều hành công ty, luôn đề ra những chiến lược phù hợp với từng gia đoạn phát triển của công ty, có sự chỉ đạo kịp thời và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhân viên làm việc.

Bên cạnh đó, đội ngũ lao động trong công ty rất đông. Có hơn 485 nhân viên, trong đó gồm 392 nam và 93 nữ, cơ cấu lao động được phân theo trình độ như sau :

Bảng 5-9 : Cơ cấu lao động phân theo trình độ Trình Độ Số Lượng LĐ(người) Tỉ Trọng(%)

Đại học 64 13,20

Trung cấp 31 6,39

Sơ cấp 34 7,01

Lao động phổ thông 136 28,04 Công nhân kỹ thuật 220 45,36

Tổng 485 100

(Nguồn từ phòng tổ chức hành chính)

Hiện tại đội ngũ nhân sự trong công ty đủ đáp ứng nhu cầu và phù hợp với qui mô hoạt động của công ty. Hàng năm phòng tổ chức hành chính đề lên kế hoạch đưa nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể trong những tháng đầu năm 2006 đã đưa 4 nhân viên đi học bằng đại học, 20 người học nâng bậc thuyền trưởng, 10 người học nâng bậc máy trưởng. Nhằm giảm bớt tỷ lệ lao động phổ thông, tăng dần tỷ lệ công nhân kỹ thuật.

Do yếu tố lao động là ưu điểm của công ty nên công ty luôn đặt mục tiêu chăm lo đời sống cán bộ nhân viên lên hàng đầu. Trong năm 2006, kế hoạch tiền lương được công ty phân bổ như sau :

(Bảng số liệu ở trang 35)

Trong đó tiền lương được lấy theo số liệu do phòng do phòng tổ chức hành chính cung cấp. Trích 15% cho BHXH, 2% theo lương cơ bản cho BHYT, 2% theo lương thực lãnh cho KPCĐ.

Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy

Bảng 5-10 : Bảng kế hoạch tiền lương của công ty Phà An Giang năm 2006

ĐVT : Tr.đ

STT Đơn Vị Tổng số LĐ(người) Lương+PC BHXH BHYT KPCĐ Tổng chi phínhân công I Vận Chuyển Phà

1 XN Phà An Hòa 130 3.825 186 19 38 4.068

2 XN Phà Năng Gù 36 1.082 55 5 11 1.153

3 XN Phà Châu Giang 120 3.229 161 16 32 3.438

4 Bến Phà Thuận Giang 44 1.329 69 7 13 1.418

II TTP Cầu Ông Chưởng 18 470 23 2 5 500

III TTP TL941 30 809 42 4 8 863

IV XN Cơ Khí Giao Thông

1 Bộ phận trực tiếp 32 640 56 8 13 717

2 Bộ phận gián tiếp (quản lý) 13 275 24 3 6 308

V XN Vận Tải Sông Biển 1 Bộ phận trực tiếp

2 Bộ phận gián tiếp (quản lý) 8 221 17,5 2,5 4 245

VI Văn Phòng Công Ty

1 Giám Đốc 1 100 3 1 104

2 Cán bộ quản lý văn phòng 53 1.403 77 8 14 1.502

Tổng Cộng 485 13.383 713,5 74,5 145 14.316

5.2.2 Về chi phí quản lý

Đối với các xí nghiệp phà, chi phí quản lý được công ty phân bổ theo % doanh thu, điều đó có nghĩa là trong năm 2006, công ty bỏ ra 4.325 tỷ đồng để phân bổ chi phí quản lý cho 4 xí nghiệp phà. Số liệu cụ thể đựơc tính trong bảng sau :

Bảng 5-11: Bảng phân bổ chi phí quản lý cho các xí nghiệp Phà Chỉ Tiêu ĐVT Doanh Thu Tỷ lệ % CPQLtrong DT Tổng CPQL

Vận Chuyển Phà Tr.đ 46.175,59 4.325

An Hòa Tr.đ 21.795,52 47,2% 2.041

Năng Gù Tr.đ 4.151,93 8,99% 389

Châu Giang Tr.đ 15.898,79 34,43% 1.489

Thuận Giang Tr.đ 4.329,35 9,38% 406

Bảng 5-12 : Bảng tính chi phí quản lý tại xí nghiệp Cơ Khí, xí nghiệp VTSB ĐVT : Tr.đ

STT Chỉ Tiêu Kế Hoạch 2006

XN Cơ Khí XN VTSB

1 CP nhân viên quản lí 308 245

2 CP vật liệu quản lí 24 6

3 CP đồ dùng văn phòng 16 13 4 CP khấu hao TSCĐ (văn phòng) 17 43

5 Thuế, phí và lệ phí 3 4

6 CP dịch vụ mua ngoài 58 62

7 CP bằng tiền khác 169 62

Tổng CP QLDN 595 435

5.3 Các Dự Báo Tài Chính

*Các giả định về tài chính : các giả định này là cơ sở tính toán trong kế hoạch tài chính của công ty năm 2006.

- Tốc độ tăng sản lượng của vận chuyển phà và của 2 trạm thu phí là 8%

- Doanh thucủa TTPTL941 là 4.900 tỷ, trích nộp ngân sách nhà nước 80%

- Doanh thu của TTP Cầu Ông Chưởng là 2.330 tỷ đồng, trích nộp ngân sách 67%

- Mức trích khấu hao TSCĐ toàn công ty là 10.200 tỷ đồng trong đó bao gồm : XN An Hòa 3.508 tỷ, Năng Gù 1.480 tỷ, Châu Giang 1.481 tỷ, Thuận giang 1.545 tỷ, XN CKGT 298 tỷ, XN VTSB 1.535 tỷ và văn phòng công ty 353 tỷ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp toàn công ty là 4.324 tỷ đồng - Chi phí lãi vay phải trả trong năm là 1.446 tỷ đồng

- Dự kiến chi phí NVLTT của XN VTSB năm nay là 73 triệu đồng - Chi phí bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, phương tiện là 931 triệu đồng

Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy

- Chi phí sửa chữa lớn là 3.304 tỷ đồng - Chi phí khác dự trù là 8.809 tỷ

- Dự kiến tổng tài sản vào cuối kỳ là 149.866,242 tỷ đồng - Dự kiến nguồn vốn chủ sở hữu là 108.293,982 tỷ

*Dự Kiến thu nhập và chi phí :

Bảng 5-13 : Bảng dự kiến kết quả hoạt động Vận chuyển phà năm 2006

ĐVT : Tr.đ STT Chỉ Tiêu Vận Chuyển Phà AH NG CG TG I Doanh Thu 20.634,81 3.930,24 15.027,98 4.097,64 II CP HĐSXKD 16.773,0 3.947,4 8.586,0 3.781,5 1 CP NVL trực tiếp 4.850,95 610,43 1.318,98 493,50 2 CP nhân công 4.068 1.153 3.438 1.418 3 CP sản xuất chung 7.854 2.184 3.829 1.870 - Khấu hao TSCĐ sản xuất 3.508 1.480 1.481 1.545

- Sửa chữa lớn 2.222 262 564 86

- Sửa chữa thường xuyên 221 41 115 41 - CP bảo dưỡng, bảo trì 403 101 169 98

- CP khác 1.500 300 1.500 100

III Lãi Gộp 3.861,86 -17,19 6.442,00 316,14

IV CP QLDN 2.041 389 1.489 406

V LN trước thuế 1.820,86 -406,19 4.953,00 -89,86 VI Thuế TNDN (28%) 509,84 -113,73 1.386,84 -25,16

VII LN sau thuế 1.311,02 -292,45 3.566,16 -64,70

(Các số liệu về chi phí sản xuất chung được lấy từ phòng kế hoạch tổng hợp) Dựa vào bảng số liệu, ta thấy trong năm 2006 tình hình vận chuyển phà tại xí nghiệp phà Năng Gù, phà Thuận Giang là không có hiệu quả. Do trong năm nay, chi phí khấu hao tài sản ở các xí nghiệp này phát sinh quá lớn chiếm 1/3 trong tổng chi phí hoạt động của xí nghiệp. Trong khi doanh thu tăng không đáng kể so với năm 2005, vì thế mà hoạt động kinh doanh ở 2 xí nghiệp này sẽ bị lỗ trong năm nay.

Bênh cạnh đó, lợi nhuận đem về từ xí nghiệp phà An Hòa, phà Châu Giang là khá cao. Đảm bảo sau khi bù lỗ cho 2 xí nghiệp kia thì tổng lợi nhuận vận chuyển phà của công ty trong năm nay vẫn đạt được mức cao nhất định.

Bảng 5-14 : Bảng dự kiến kết quả SXKD của xí Cơ Khí và VTSB

ĐVT : triệu đồng STT Chỉ Tiêu KH 2006 Cơ Khí VTSB I Doanh Thu 10.174 5.169,72 II CP HĐSXKD 7.686 4.087 1 CP NVL trực tiếp 5.673 73 2 CP nhân công 717 0 3 CP sản xuất chung 1.296 4.014 - Khấu hao TSCĐ 357 1.499 - Sửa chữa lớn 170

- Sửa chữa thường xuyên 128 85 - CP bảo dưỡng, bảo trì 160

- CP khác 811 2.100

III Lãi Gộp 2.488 1.083

IV CP QLDN 595 435

V LN trước thuế 1.893 648

VI Thuế TNDN (28%) 530,04 181,36

VII LN sau thuế 1.362,96 466,36

(các số liệu về chi phí sản xuất chung có nguồn từ phòng kế hoạch tổng hợp) Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy, doanh thu từ hoạt động cơ khí cao gấp đôi so với hoạt động vận tải sông và lợi nhuận đem về cao gần như gấp 3 lần. Nguyên nhân là do : đối với xí nghiệp VTSB do hoạt động theo hình thức “khoán % chi phí trên doanh thu” nên trong khoản mục chi phí khác bao gồm : chi phí phí khác + chi phí khoán cho phương tiện xí nghiệp. Trong đó, chi phí khoán là 2.074 tỷ đồng, chiếm 2/3 trong tổng doanh thu của xí nghiệp. Dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm mạnh.

Bảng 5-15 : Bảng dự kiến kết quả SXKD của công ty Phà An Giang năm 2006 ĐVT : Tr.đ

Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy

STT Chỉ Tiêu Kế Hoạch Năm 2006

I Doanh Thu 66.264,39

1 Vận chuyển phà 43.690,67

2 TTP TL941 4.900

3 TTP Cầu Ông Chưởng 2.330

4 XN Cơ khí giao thông 10.174

5 XN Vận tải sông biển 5.169,72

II CP HĐSXKD 55.154,86

A Hoạt động dịch vụ & sản xuất 47.911,86

1 CP NVL trực tiếp 13.019,86

2 CP nhân công trực tiếp 10.794

3 CP sản xuất chung 24.098

- Khấu hao TSCĐ sản xuất 9.794

- Sửa chữa lớn 3.304

- Sửa chữa thường xuyên 533

- CP bảo dưỡng, bảo trì 931

- Trả tiền lãi vay 1.446

- CP khác 8.090

B Hoạt động thu phí 7.243

- Nộp ngân sách 5.481

- Dự toán chi phí hoạt động 1.762

III Lãi Gộp 11.109,53

IV CP QLDN 4.324

V LN trước thuế 6.785,53

VI Tỷ suất LN/DT 10,24%

Dựa vào bảng kết quả tổng hợp ta thấy tỷ suất lợi nhuận dự kiến của công ty trong năm nay sẽ thấp hơn 1,41 lần so với năm trước đó. Nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm 2006 giảm 21,87 lần so với năm 2005, yếu tố làm giảm lợi nhuận chính là chi phí nguyên vật liệu trong năm 2006 phát sinh quá lớn, nó cao gấp 9,68 lần năm 2005.

Nhìn chung thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn đạt vượt mức kế hoạch mà công ty đã đề ra là 10%.

*Dự đoán các tỷ số tài chính năm 2006

Bảng 5-16 : Các tỷ số tài chính dự kiến của công ty Phà An Giang năm 2006 ĐVT : Tr.đ

Chỉ Tiêu TH 2005 KH 2006 Tỷ lệ tăng 06/05 Doanh thu 60.191 66.264,39 10,09% LN trước thuế 8.685 6.785,53 -21,87% Tổng tài sản 136.620,29 149.866,24 9,69% Vốn chủ sở hữu 104.371,23 108.293,98 3,76% Tổng nợ 32.249,06 41.572,26 28,91% Tỷ suất LN/DT 14,43% 10,24% -29,04% Tỷ suất LN/TTS 6,36% 4,53% -28,77% Tỷ suất LN/VCSH 8,32% 6,27% -24,46%

5.4 Một Số Giải Pháp Cho Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh5.4.1 Giải pháp về quản trị 5.4.1 Giải pháp về quản trị

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Bằng các giải pháp : không ngừng tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, luân chuyển cán bộ phù hợp với sở trường công tác, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và tạo mọi nổ lực trong công tác của cán bộ. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát nội bộ.

Các phòng ban cần tập trung chuyên sâu vào công tác quản lý của mình. Cụ thể như: -Phòng tổ chức-hành chánh : trong công tác đào tạo cán bộ cần đào tạo đúng hướng, đúng mục đích và dự kiến được nhu cầu cho tương lai, tránh đào tạo tràn lan, tập trung vào một ngành nghề nào đó quá nhiều trong khi nhu cầu chưa thật sự cần thiết.

-Phòng kế hoạch-tổng hợp : thực hiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh cần có chiến lược dài hạn, đúng thực tế. Xây dựng kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Thường xuyên có đánh giá, so sánh, báo cáo kịp thời cho ban lãnh đạo.

-Phòng kỹ thuật và phòng vật tư : cần quản lý chất lượng phương tiên sâu sát hơn, theo dõi định kì việc duy tu, bảo dưỡng, đăng kiểm phương tiện. Nguyên vật liệu cần tăng cường quản lý, cung ứng kịp thời, không thể để tồn kho quá nhiều nhưng cũng không thể thiếu khi cần sử dụng.

-Phòng kế toán-tài vụ : tăng cường công tác kế toán quản trị, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đến từng khoản nhỏ nhất, có phân tích, đánh giá, đề xuất đúng đắn trong quản lý.

5.4.2 Giải pháp về Marketing

Hoạt động cơ khí rất yếu trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm, khả năng nắm bắt, khai thác và đáp ứng nhu cầu thị trường còn yếu. Vì vậy mà xí nghiệp Cơ Khí cần xây dựng riêng cho mình phòng marketing, để tìm hiểu những thông tin về thị trường, về khách hàng, sản xuất cái mà thị trường cần. Tạo được sự năng động, thích ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường.

5.4.3 Giải pháp về sản xuất-tác nghiệp

Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà An Giang GVHD : Nguyễn Vũ Duy

-Định mức tiêu hao nhiên liệu phải được cập nhật, đánh giá lại hàng năm. Với tình hình giá dầu luôn tăng như hiện nay thì các nhà cung cấp nhiên liệu cần chọn là các đại lí cấp I để giảm chi phí do không phải thông qua nhiều khâu trung gian.

-Thay đổi phương tiện máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

-Về công tác chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh : để có thể chủ động đối với những thay đổi của thị trường, cần phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, chi tiết cho từng xí nghiệp trong công ty.

-Tăng doanh thu đồng thời giảm thiểu chi phí quản lý : đánh giá hoạt động của công ty trong thời gian gần đây cho thấy các chi phí đều tăng tuyệt đối, trong đó chi phí quản lý chiếm hơn 7% doanh thu . Do đó cần có những giải pháp để giảm bớt chi phí quản lý như : tăng cường kiểm soát nội bộ để tránh xảy ra tiêu cực, cải tiến quản lý lao động, bố trí hài hòa cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, hạn chế nhận thêm lao động…

Ngoài các giải pháp trên, để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả công ty cần phải có kế hoạch sắp xếp lại hoạt động của các xí nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng liên kết, liên doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong nền kinh tế thị trường với cạnh tranh gay gắt thì hoạt động kinh doanh luôn phải đối đầu với những khó khăn. Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh là một công cụ giúp công ty đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của mình, đồng thời đề ra chiến lược kịp thời, phù hợp, thích ứng với sự thay đổi của môi trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Có thể nói, công ty Phà An Giang là một đơn vị làm ăn kinh doanh có hiệu quả với doanh thu ngày một tăng. Tuy vậy, muốn duy trì được sự phát triển ổn định và bền vững thì cần phải có những giải pháp thiết thực. Vì vậy mà việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty phải là việc làm thường xuyên, lâu dài.

Công ty cần có những chiến lược, giải pháp cụ thể để nắm bắt kịp thời những thông tin, tận dụng mọi cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm từng bước đưa

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty phà an giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)