Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
147,5 KB
Nội dung
Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học:09 – 10 Lớp: 9A Môn: Ngữ văn (TRUYỆN TRUNG ĐẠI) Họ và tên: …………………. Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 đ) (Khoanh tròn chữ cái đầu câu cho câu trả lời đúng.) Câu 1: Tác giả văn bản “Hoàng lê nhất thống chí” là ai ? a. Ngô Gia Văn Phái b. Phạm Đênh Hổ c. Nguyễn Du. d. Nguyễn Dữ. Câu 2: Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nằm ở phần nào của tác phẩm? a. Phần mở đầu. b. Phần thứ hai. c. Phần thứ ba. d. Phần cuối. Câu 3: Vì sau Thuý Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh? a. Thuý Kiều muốn vào lầu xanh. b. Thuý Kiều muốn quên Kim Trọng. c. Thuý Kiều muốn làm tròn chữ hiếu. Câu 4: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết của Vũ Nương là? a. Do lời nói vô tình của bé Đản. b. Do sự hồ đồ, thất học, ghen tuông của Trương Sinh. c.Sự can thiếp bất lực của xóm giềng. Câu 5: Truyện “Lục Vân Tiên” được viết bằng chữ gì? a. Chữ Hán. b. Chữ Quốc ngữ. c. Chữ Pháp. d. Chữ Nôm. Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Nguyễn Du đã sử dụng để tả chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều chính là? a. Nhân hoá, ẩn dụ, sóng đôi và đoàn bẩy. b. Ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê. c. Thán dụ, so sánh, ẩn dụ. d. So sánh, nhân hoá, liệt kê. Câu 7: Thủ đoạn mà quan lại hầu cận trong phủ Chúa Trịnh nhũng nhiễu dân chúng là? a. Vừa dụ dỗ, vừa ăn cướp. b. Vừa thu mua, vừa cướp giật. c. Vừa ăn cướp, vừa la làng. d. Vừa cướp giật, vừa thương hại. Câu 8: Cảm nhận nào chưa rõ về nhân vật Quang Trung trong đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh”? a. Người chỉ huy tối cao mưu mẹo giỏi. b. Dũng cảm, bách chiến, bách thắng. c. Tầm nhìn xa, trông rộng, vì nước, vì dân. d. Không mong sự đền đáp, khiêm tốn giản dị. Câu 9: Nghệ thuật chủ yếu trong đoạn trích “Thuý kiều ở lầu Ngưng Bích”. a. Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả mọc mạc. b. Nghệ thuật ước lệ, lấy thiên nhiên để ta vẽ đẹp của con người. c. Tả cảnh thiên nhiên từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình. d. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Câu10: Ý kiến nào đúng trong các câu sau? a. Nguyễn Du đã dịch Kim Vân Kiều truyện thành truyện Kiều. b. Nguyễn Du đã hoàn toàn sáng tạo ra truyện Kiều. c. Nguyễn Du đã phỏng dịch tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân thành truyện Kiều. d. Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tạo truyện kiều. II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) Câu 1: (2,5đ) Chép lại 10 câu thơ trong “Truyện Kiều” đã học mà em thích nhất và nêu nội dung của những câu thơ đó? Câu 2: (2,5 đ) Tìm những điểm giống nhau về nghệ thuật xây dựng nhân vật của 02 tác phẩm “Truyện Kiều” và “Truyện Lục Vân Tiên” ? Câu 3: (2,0 đ) Hãy nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ==== Hết ==== ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án a a c b d a c d d d II. PHẦN TỰ LUẬN(7.0 đ) Câu 1: - Có thể chọn những câu thơ trong các đoạn trích “Chị em Thuý Kiều, cảnh ngày xuân, Mã Giáng Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Nêu nội dung những câu thơ đó. Câu 2: Những điểm giống nhau: - Với nhân vật chính diện, nghiêng về ước lệ: Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực.(1,5 đ) - Với nhân vật phản diện, nghiêng về tả thực: “Mã Giám Sinh, Tú Bà, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm”. (1,0 đ). Câu 3: - Nội dung tác giả phơi bày vẽ lên án thực trạng xã hội xấu xa, con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả (1,5 đ). - Nghệ thuật bằng bút pháp thực hiện khắc hoạ tính cách nhân vật qua dáng vẻ cử chỉ. ==== Hết ==== Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học:09 – 10 Lớp: 9A Môn: Ngữ văn (TIẾNG VIỆT) Họ và tên: …………………. Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 đ) (Khoanh tròn chữ cái đầu câu cho câu trả lời đúng). Câu 1: Có bao nhiêu phương châm hội thoại? a. 5 b. 4 c. 3 d. 6 Câu 2: Phương châm về lượng đòi hỏi người tham gia giao tiếp phải tuân thủ điều gì? a. Nói tất cả những điều mình biết. b. Nói những điều mình cho là quan trọng. c. Nói đúng yêu cầu cuộc giao tiếp. d. Nói thật nhiều thông tin. Câu 3: Dòng nào không nêu đúng xu thế phát triển vốn từ vựng tiếng việt? a. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng. b. Cấu tạo từ ngữ mới. c. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. d. Mượn các biến cố Hán học trong các bài thơ đường. Câu 4: Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào? a. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học. b. Từ ngữ biểu thị các tính chất. c. Từ ngữ biểu thị các thái độ tình cảm. d. Từ ngữ biểu thị các hành động. Câu 5: Câu “Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” là định nghĩa cho phương châm hội thoại nào dưới đây? a. Phương châm về lượng. b. Phương châm về chất. c. Phương châm về quan hệ. d. Cả a và c. Câu 6: Câu văn “Một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? a. Ẩn dụ. b. So sánh. c. Hoán dụ. d. Nhân hoá. Câu 7: Từ “nó” trong câu “Nó dài dài, nâu nâu hay nhép lại như chói nắng” là từ loại gì? a. Quan hện từ. b. Đại từ. c. Tình thái từ. d. Chi từ. Câu 8: Những từ dưới đây là từ tượng thanh? a. Kiêu hãnh. b. Xa xăm. c. Khe khẽ. d. Lộn xộn. Câu 9: Cụm từ được gạch chân trong câu: “Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá” là thành phần nào? a. Trạng ngữ. b. Chủ ngữ. c. Biệt lập. Câu 10: Từ nào sau đây không phải là từ Hán việt? a. Tản cư. b. Đè nén. c. Kháng chiến. d. Lầm than. Câu 11: Việc thay thế từ “xuân” cho từ “tuổi” trong câu: “khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp” (Hồ Chí Minh) có tác dụng gì? a. Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. b. Tránh lập lại với từ tuổi tác. c. Cả 2 tác dụng trên. Câu 12: Phần trích “tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát” sử dụng phương pháp liên kết vào dưới đây? a. Dùng từ đồng nghĩa. b. Dùng từ trái nghĩa. c. Dùng từ gần nghĩa. d. Dùng phép lặp từ ngữ. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 đ) Câu 1: Thế nào là phương châm lịch sự? cho ví dụ? (2.0đ) Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa trường từ vựng và biệt ngữ xã hội? cho ví dụ? (2,5 đ) Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy. Em hãy xác định từ láy và tác dụng của nó trong đoạn thơ sau: “Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) ====Hết==== ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án a c d a c b b c c d c d II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) Câu 1: - Nêu đúng định nghĩa phương châm lịch sự, cho ví dụ? (2,5 đ) Câu 2: - Phân biệt sự khác nhau giữa trường từ vựng và biệt ngữ xã hội? cho ví dụ ? (2,5 đ). Câu 3: - Định đúng từ láy (nao nao, nho nhỏ, sè sè, dầu dầu), (1.0 đ) - Nêu đúng tác dụng của từ láy trong đoạn thơ. (1.0đ) ==== Hết ==== Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học:09 – 10 Lớp: 9A Môn: Ngữ văn (Thơ và truyện hiện đai) Họ và tên: …………………. Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 đ) (Khoanh tròn chữ cái đầu câu cho câu trả lời đúng.) Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” là sáng tác của tác giả nào? a.Chính Hữu b.Phạm Tiến Duật c.Huy Cận d.Tố Hữu Câu 2: Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm nào? a.1945 b.1946 c.1947 d.1948 Câu 3: Hình ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt mang ý nghĩa nào? a.Ý nghĩa tả thực. b.Ý nghĩa biểu tượng. c.Cả 2 ý nghĩa trên. Câu 4: Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ phong trào “thơ mới”. a. Chính Hữu. b. Huy Cận. c. Phạm Tiến Duật. d. Bằng Việt. Câu 5: Ông Hai có tâm trạng gì khi bất ngờ nghe tin Làng theo giặc? a. Sững sờ và đau đớn. b. Bình thản, dửng dưng. c. Cảm động, nghẹn ngào. Câu 6: Ông Hai tâm sự với đứa con để làm gì? a. Để tỏ lòng yêu thương con và yêu mến con. b. Để thổ lộ nổi lòng, sự giải bày, sự minh oan và làm vơi bớt nổi buồn khổ. c. Để đỡ cô đơn và tuyệt vọng. Câu 7: Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được kể từ ngôi nào? a. Ngôi thứ nhất. b. Ngôi thứ hai. c. Ngôi thứ ba. Câu 8: Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” được khắc hoạ bằng cách nào? a. Được tác giả miêu tả trực tiếp và qua lời kể của bác lái xe. b. Được miêu tả qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác. c. Được tác giả miêu tả trực tiếp và qua những lời tự giới thiệu về mình của anh thanh niên, đồng thời qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác. Câu 9: Hình ảnh người lính hiện lên trong bài thơ “Đồng chí” gắn với vẽ đẹp chủ yếu nào ? a. Vẻ đẹp anh hùng. b. Vẻ đẹp hồn nhiên. c. Vẻ đẹp lãng mạng. d. Vẻ đẹp trong cái giản dị, bình thường, chân thật. Câu 10: Sáng tạo hình ảnh độc đáo “Những chiếc xe không kính” tác giả nhằm mục đích chủ yếu nào? a. Nói về sự khốc liệt của chiến tranh. b. Nói về nổi gian lao, khó khăn của người lính. c. Làm nổi bật khí phách của những chiến sỹ lái xe. d. Tố cáo tội ác của giặc Mỹ. Câu 11: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có âm hưởng, giọng điệu như thế nào? a. Ngọt ngào trìu mến. b. Tâm tình, tự nhiên. c. Khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. d. Ngang tàng, tinh nghịch, tự nhiên. Câu 12: Tư tưởng chính mà tác già Nguyễn Duy gửi gắm qua “Ánh Trăng” là gì? a. Yêu quý và gắn bó với thiên nhiên. b. Đừng vô tình trong cuộc sống. c. Phải biết “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) Câu 1: Nhớ và ghi lại 02 khổ thơ đầu của bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy? Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu. Câu 3: Hãy phân tích hình ảnh Bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà? ==== Hết ==== ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án a d c b a b c c c d c c II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ) Câu 1: (2.0 đ) Ghi lại đầy đủ và đảm bảo đúng chính xác hai khổ thơ đầu của bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy. Câu 2: (2.0 đ) - Nêu đúng nội dung (1.0 đ) - Nêu đúng nghệ thuật (1.0 đ) Câu 3: (3.0 đ) - Phân tích được hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà (3.0 đ) + Phân tích diễn biến tâm trang của bé Thu trước nhận anh Sáu là cha (1.5 đ) + Phân tích diễn biến tâm trang của bé Thu sau khi bé Thu nhận anh Sáu là cha (1.5 đ) Trường THCS Khánh Hải ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học:09 – 10 Lớp: 9A Môn: Tập làm văn số 1 Họ và tên: …………………. Thời gian: 90 phút Đề: Thuyết minh bài “ Cây dừa ở quê em” [...]... H i Lớp: 9A Họ và tên: ………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Tập làm văn số 2 Th i gian: 90 phút Năm học: 09 – 10 Đề: Đã có lần em cùng bố, mẹ hoặc anh, chị … i thăm mộ ngư i thân trong lễ, tết Hãy viết một b i văn kể i thăm đáng nhớ đó? ==== Hết ==== ĐÁP ÁN VÀ BIỀU I M 1 Mở b i (1,5 đ) - Nêu được lý do mà em ph i i thăm mộ ngư i thân 2 Thân b i (6.0 đ) - Viết b i theo các tình tự sau - Th i i m i. .. M i ngư i có rất nhiều kỷ niệm v i thầy (cô) giáo nhưng ph i lựa chọn một Kỷ niệm đáng nhớ, đó là kỷ niệm i n hình (1.0 đ) - Kỷ niệm về việc gì, th i gian, diễn biến ? (1.0 đ) - T i sao ph i đáng nhớ (1.0 đ) - B i học về tình cảm, đạo lý (miêu tả n i tâm) (2.0 đ) - Vai trò của đạo lý thầy trò trong cuộc sống trong cuộc sống (nghị luận) (2.0 đ) 3 Kết b i (1,5 đ) Nêu cảm nghĩ chung về tình cảm đ i v i. .. sai l i chính tả (1.0 đ ) ==== Hết ==== Trường THCS Khánh H i Lớp: 9A Họ và tên: ………………… ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Tập làm văn số 3 Th i gian: 90 phút Năm học: 09 – 10 Đề: Nhân ngày 20 tháng 11 em hãy cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ? ==== Hết ==== ĐÁP ÁN VÀ BIỂU I M 1 Mở b i (1,5 đ) - Nêu được lý do vì sa mà em ph i kể cho các bạn nghe về kỷ niệm đó 2 Thân b i. ..ĐÁP ÁN VÀ BIỀU I M 1 Mở b i (1.0 đ) - Gi i thiệu chung về cây dừa 2 Thân b i (7.0 đ) - Về n i dung: Gi i thiệu cây Dừa: + Nguồn gốc (1.0 đ) + Đặc i m (1.0 đ) + Công dung (2.0 đ) + Giá trị kinh tế (1.0 đ) * Cây Dừa có ý nghĩa như thế nào đ i v i đ i sống ngư i dân - Sử dụng yếu tố miêu tả (2.0 đ) 3 Kết b i (1.0 đ) - Nêu cảm nhận của em về cây dừa Hình thức... cụ thể (sáng, trưa hay chiều)? (1.0 đ) - i v i ai, mang theo những gì? (1.0 đ) - Đến khu mộ bắt đầu làm gì?(1.0 đ) - Kết thúc chuyến i thăm như thế nào? (1.0 đ) - Trong quá trình kể, kết hợp tả quan cảnh trên đường i từ nhà đế khu mộ, quang cảnh khu mộ, cảnh lúc thắp hương, đến vàng bạc (2.0 đ) 3 Kết b i (1,5 đ) - Nêu cảm nghĩ của em trong chuyến i thăm khu mô của ngư i thân đó (0,5 đ) - Trình... học về tình cảm, đạo lý (miêu tả n i tâm) (2.0 đ) - Vai trò của đạo lý thầy trò trong cuộc sống trong cuộc sống (nghị luận) (2.0 đ) 3 Kết b i (1,5 đ) Nêu cảm nghĩ chung về tình cảm đ i v i thầy (cô), giáo ==== Hết ==== . ngư i có rất nhiều kỷ niệm v i thầy (cô) giáo nhưng ph i lựa chọn một Kỷ niệm đáng nhớ, đó là kỷ niệm i n hình (1.0 đ) - Kỷ niệm về việc gì, th i gian, diễn biến ? (1.0 đ) - T i sao ph i đáng. bao nhiêu phương châm h i tho i? a. 5 b. 4 c. 3 d. 6 Câu 2: Phương châm về lượng đ i h i ngư i tham gia giao tiếp ph i tuân thủ i u gì? a. N i tất cả những i u mình biết. b. N i những i u mình. biểu thị các th i độ tình cảm. d. Từ ngữ biểu thị các hành động. Câu 5: Câu “Khi giao tiếp cần n i đúng vào đề t i giao tiếp, tránh n i lạc đề là định nghĩa cho phương châm h i tho i nào dưới