1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hệ thống canh tác

24 387 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 727,35 KB

Nội dung

Bài giảng Hệ thống canh tác 1 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG CANH TÁC .1 Vị trí, vai trò của môn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp Việt Nam .1.1 Bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Giai đoạn 1975 – 1985: Sau thống nhất đất nước, chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ theo học thuyết phát triển kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, nông dân phải làm ăn theo phương thức tập thể với sự ra đời hàng loạt tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp. Mục tiêu của sản xuất là tự túc lương thực và cố gắng xóa bỏ tầng lớp bóc lột trong nông thôn, thông qua bình quân ruộng đất rồi tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phương án sản xuất được xây dựng dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế tập trung có sự chỉ đạo từ cấp trên giao xuống. Khái niêm về nông dân cá thể không được công nhận lúc bấy giờ. Theo chiến lược này, sản xuất lúa có tăng nhưng không theo kịp đà tăng dân số (khoảng 2,3% mỗi năm). Thêm vào đó, vai trò chủ đạo của nông dân không còn, nông dân tiên tiến không còn phát huy được khả năng của mình. Giai đoạn 1986 đến nay: Qua thực tiễn quan hệ sản xuất lúc bấy giờ bộc lộ yếu kém, nền kinh tế trì trệ. Nhận thức được vấn đề này, từ Đại hội ĐSC Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đảng và Chính phủ bắt đầu có những thay đổi về chính sách quản lý nông nghiệp. Nghị quyết 10 về khoán hộ, giao quyền sử dụng đất lâu dài, kinh tế nhiều thành phần, công nhận vai trò của nông dân cá thể, cho vay tín dụng, chính sách thị trường hóa mua bán nông sản phẩm vật tư nông nghiệp, chính sách giá cả, chính sách xuất khẩu cùng các yếu tố khác như nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi giúp tăng diện tích tưới tiêu chủ động, khai hoang phục hóa các diện tích đất chưa sử dụng đưa vào canh tác. Chính các yếu tố này, nhất là việc thay đổi nhanh chóng và cơ bản về các chính sách nông nghiệp phù hợp đã giúp Việt Nam tăng nhanh sản lượng lương thực, nhất là lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí bắt đầu xuất khẩu gạo từ năm 1989 với số lượng hơn 1,6 triệu tấn. Giải quyết cơ bản được bài toán lương thực tồn tại từ nhiều năm trước đó và trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Thành tựu này đã làm kinh ngạc và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về Việt Nam của cả thế giới. Tuy có nhiều thành tự trong nông nghiệp nhưng đến nay vẫn có khoảng 70-80% dân số Việt Nam sống nhờ vào cây lúa. Ở Miền Bắc, hướng nghiên cứu chú trọng cho nông dân sản xuất lúa phải chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như nhiệt độ thấp, hạn và bão, diện tích canh tác thấp. Sản xuất lương thực ở Tây Nguyên và Duyên hải Trung bộ cũng thường gặp trở ngại lớn về nước tưới và các đầu tư khác. Cố gắng để mở rộng sản xuất lúa ở những vùng này thường đi đôi với các tác hại môi trường như tàn phá rừng, tồn Bài giảng Hệ thống canh tác 2 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh dư các loại hóa chất và thuốc trừ sâu, suy thoái nguồn tài nguyên nước, đất bị xóa mòn và suy kiệt… Ở vùng đồng gằng sông Cửu Long, điều kiện sản xuất có thuận lợi hơn. Nhưng độc canh cây lúa của nông dân ở đồng gằng sông Cửu Long chỉ không đói chứ không giàu. Nông dân ở Miền Băc và Miền Trung độc canh cây lúa có xu hướng nghèo đi, những nông dân biết đa dạng hóa trong sản xuất thì có thu nhập khá hơn. .1.2 Vị trí, vai trò của môn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp Việt Nam Hệ thống canh tác thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống nông nghiệp hiện đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu hệ thống canh tác hợp lý cho từng vùng sản xuất nông nghiệp đã có vai trò tích cực trong việc tận dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, khí hậu, đất đai, cây trồng và các nguồn lực kinh tế xã hội: lao động, vật tư, kỹ thuật, tập quán sản xuất… nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân tăng sản lượng nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và kinh tế hộ gia đình. Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam theo quan điểm mới, đặt vấn đề nâng cao thu nhập ở nông thôn bằng cách sử dụng đất đai có hiệu quả theo lợi thế so sánh tương đối từng vùng sinh thái. Nông nghiệp phải được đa dạng hóa để vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Mỗi vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta có những đặc điểm về điều kiện sinh thái khác nhau và thích hợp với những hệ thống sản xuất, cây trồng vật nuôi khác nhau. Mỗi vùng có thể chia thành những tiểu vùng nhỏ. Chính sách mới của nước ta hiện nay đã chấp nhận đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp và chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam là đặt trọng tâm vào phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập nông hộ và nông thôn, bằng cách sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tùy theo lợi thế tương đối của từng vùng sinh thái trên cơ sở phát triển bền vững. Nông nghiệp phải được đa dạng hóa để vừa thoả mãn nhu cầu trong nước vừa đáp ứng được thị trường xuất khẩu. Như vậy, nghiên cứu hệ thống canh tác thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường được bền vững. Việc nghiên cứu này không thực hiện theo kiểu đơn ngành mà đòi hỏi phải nghiên cứu liên ngành – đa ngành dựa trên quan điểm hệ thống. Môn học hệ thống canh tác sẽ trang bị phương pháp nghiên cứu theo quan điểm liên ngành, phân tích nông hộ trong mối quan hệ vận động để thiết kế hệ thống canh tác bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, vừa tính đến hiệu quả xã hội và môi trường nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái bền vững trong xu thế hội nhập toàn cầu. .2 Hệ thống và một số khái niệm cơ bản Bài giảng Hệ thống canh tác 3 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh .2.1 Các khái niệm cơ bản: Hệ thống là tổng thể bao gồm các thành phần (phần tử) có tác động qua lại với nhau, hoạt động cùng chung mục đích, có ranh giới rõ rệt và chịu sự thúc đẩy của môi trường. Phần tử là tế bào nhỏ nhất tạo nên hệ thống, nó có tính độc lập tương đối và thực hiện một chức năng khá hoàn chỉnh. Ví dụ: hệ sinh thái rừng là một hệ thống gồm 3 phần tử: nhóm sản xuất, nhó tiêu thụ và nhóm phân hủy. Sinh vật sản xuất là những cây cỏ, lá xanh chứa diệp lục, qua quá trình quang hợp đã sử dụng năng lượng mặt trời, chất dinh dưỡng (khoáng, nước, CO 2 …) tổng hợp các chất hữu cơ (sinh khối) làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ và là nguyên liệu cho sinh vật phân hủy. Sinh vật tiêu thụ là các động vật sinh sống bằng các sản phẩm của sinh vật sản xuất một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sinh vật phân hủy là sinh vật (nấm, vi khuẩn…) sống bằng cách phân hủy các chất hữu cơ như chất thải của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho sinh vật sản suất. Môi trường là tập hợp các phần tử không nằm trong hệ thống nhưng có tác động qua lại với hệ thống. Một hệ thống chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi ó có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Môi trường phải đồng nhất với hệ thống. Ví dụ: nếu xem hoạt động sản xuất của một nông hộ là một hệ thống thì điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng là môi trường của hệ thống. Đầu vào: là tác động của môi trường lên hệ thống. Với một nông hộ thì đầu vào là máy móc, nguyên vật liệu, lao động, thông tin công nghệ, giá thị trường, nhu cầu tị trường… Đầu ra: là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường. Với một nông hộ thì đầu ra là sản phẩm, chất lượng, giá thành, phế thải… Sự tác động qua lại của hệ thống với môi trường được biểu thị qua sơ đồ sau: Trong đó: S: hệ thống X: đầu vào Y: đầu ra .2.2 Các đặc điểm xác định hệ thống Bất kỳ hệ thống nào cũng có những đặc điểm sau: S X Y Bài giảng Hệ thống canh tác 4 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh - Có mục tiêu chung: các thành phần trong hệ thống có cùng chung mục tiêu, từ đó chức năng hoạt động của từng thành phần được xác định rõ hơn. - Có ranh giới rõ rệt: ranh giới của hệ thống cho biết quy mô và nôi dung hệ thống. Nó giúp xác định cái bên trong (thành phần) và các bên ngoài của hệ thống. - Có đầu vào – đầu ra và các mối quan hệ: hệ thống có đầu vào đầu ra, các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ lần nhau, hệ thống lại có mối quan hệ với môi trường. Tất cả quy định cách vận hành của hệ thống. - Có thuộc tính: thuộc tính xác định tính chất của hệ thống, phân biệt giữa các hệ thống với nhau. Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung này và có các đặc điểm riêng. - Có thứ bậc: thứ bậc có được là do ranh giời của hệ thống. Mỗi hệ thống bao giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ bên trong (thành phần) và nằm trong một hệ thống lớn hơn. - Thay đổi: hệ thống có tính ổn định tương đối, nó thay đổi theo thời gian và không gian do bị tác động của môi trường. Khi các thành phần thay đổi, hệ thống cũng thay đổi theo. .3 Hệ thống canh tác .3.1 Khái niệm và thứ bậc của hệ thống canh tác Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt động của con người (nông dân) sử dụng tài nguyên (tự nhiên, kinh tế, xã hội) trong một phạm vi nhất định để tạo ra sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người (bản thân, gia đình, cộng động đồng và xã hội). Hệ thống canh tác gồm 3 thành phần (hệ thống phụ): hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi và hệ thống thủy sản. Mô hình trên cho ta thấy, ba hệ thống phụ có tác động qua lại lẫn nhau: trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản, chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân hữu cơ cho trồng trọt, thủy sản cung cấp nước tưới, phân bùn ao cho trồng trọt… Ngoài ra, còn có những khái niệm khác, xem hệ thống canh tác đồng nhất với hệ thống tranh trại, hệ thống nông nghiệp, như: Hệ thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, Hệ thống trồng trọt Hệ thống chăn nuôi Hệ thống thủy sản Bài giảng Hệ thống canh tác 5 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hộ. Hay hệ thống canh tác là một tập hợp các đơn vị có chức năng riêng biệt là: hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối liên hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn lực nhận từ môi trường. Những khái niệm trên cho thấy hệ thống canh tác là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống thành phần: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế được bố trí một cách hệ thống và ổn định phù hợp với mục tiêu trong từng trang trại hay từng vùng nông nghiệp. Thứ bậc của hệ thống canh tác: Hệ thống canh tác vừa là thành phần của một hệ thống lớn hơn vừa bao gồm những hệ thống phụ khác nhau. - Hệ thống nông nghiệp (Agricultural system): là kết hợp của nhiều hệ thống khác nhau ảnh hưởng lên hệ thống canh tác như chính sách, tín dụng, chế biến, thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xã hội chính trị… - Hệ thống canh tác (Famringsystem): là hệ thống phụ của hệ thống nông nghiệp. Hệ thống phụ của hệ thống canh tác (Sub system): là hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi và hệ thống thủy sản. - Thành phần kỹ thuật trong hệ thống phụ: những hệ thống phụ của hệ thống canh tác hình thành do các thành phần kỹ thuật (technical components) khác nhau với những mối quan hệ của chúng. Như hệ thống cây trồng sẽ phụ thuộc những đặc tính về đất, nước, cỏ dại, sâu bệnh, tập quán canh tác, bảo quản, thị trường… Thứ bậc của hệ thống canh tác Một hệ thống canh tác bền vững: Hệ thống nông nghiệp Hệ thống canh tác ……… Hệ thống trồng trọt Hệ thống chăn nuôi Hệ thống thủy sản Phân bón ……… Bảo vệ thực vật Quản lý nước Giống Đất … Bài giảng Hệ thống canh tác 6 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh - Duy trì tính toàn vẹn về sinh học và sinh thái trong dài hạn của tài nguyên thiên nhiên; - Duy trì một mức hỗ trợ mong muốn cho đời sống kinh tế của một nông hộ, một cộng đồng, hay khu vực theo chính sách xã hội; - Tăng cường chất lượng cuộc sống. .3.2 Thuộc tính của hệ thống canh tác Sức sản xuất: là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị tài nguyên (đất, lao động, năng lượng, tiền vốn…). Đơn vị đo lường có thể là tấn/ha, kg/ngày công, kg/đồng… Sức sản xuất của 1 hệ thống canh tác có thể tăng, có thể giảm hay cân bằng theo thời gian. Hệ thống canh tác A có sức sản xuất cao hơn hệ thống canh tác B khi tính trên đơn vị tài nguyên này nhưng có thể thấp hơn khi tính trên đơn vị tài nguyên khác. Khả năng sinh lợi nhuận: là hiệu quả kinh tế (cho người sản xuất và xã hội) của một hệ thống canh tác. Tính ổn định: của một hệ thống canh tác là khả năng duy trì sức sản xuất khi có rủi ro như thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế thị trường… Tính bền vững: của một hệ thống canh tác là khả năng duy trì sức sản xuất của hệ thống trong một thời gian dài khi chịu tác động của môi trường. Một hệ thống được xem là bền vững nếu khi bị tác động của môi trường, sức sản xuất có thể giảm nghiêm trọng nhưng sau đó sức sản xuất được phục hồi và duy trì ổn định. Bài giảng Hệ thống canh tác 7 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Chƣơng 2: MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC 2.1 Hệ thống canh tác du canh 2.1.1 Khái niệm Hệ thống canh tác du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng khác, từ khu đất này sang khu đất khác sau khi độ phì của đất đã bị nghèo kiệt. Trong hệ thống canh tác du canh, nông hộ thường không xác lập quyền đất đai của mình, biên giới giữa các cánh đồng không rõ ràng. Hệ thống này gắn với kiểu định cư du canh và du cư du canh. 2.1.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác du canh Trong hình thái nông nghiệp du canh, người nông dân chỉ biết lợi dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có để làm ra các sản phẩm mình mong muốn, khi các điều kiện đã bị khai thác hết họ lại đi tìm chỗ khác có điều kiện tốt hơn (chủ yếu là dinh dưỡng của đất). Trước hết, việc thay đổi nơi sản xuất này xảy ra ở những mảnh ruộng, những khu rừng quanh nơi họ sống, đến khi những khu quanh đấy đều bị cạn kiệt dinh dưỡng thì họ lại chuyển cả nhà đến định cư tại một nơi mới. Sau đó, tùy thuộc khả năng phục hồi dinh dưỡng của đất nhanh hay chậm mà người ta có thể quay về nơi ở cũ. Thông thường, hình thái nông nghiệp du canh chỉ xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Nếu mật độ dân cư càng thưa thì chu kỳ du canh càng thưa và ngược lại thì chu kỳ sẽ rút ngắn hơn. Do tình trạng du canh như vậy nên người nông dân ít (hầu như không) quan tâm tới việc phục hồi, trả lại dinh dưỡng cho đất và cũng không có biện pháp bảo vệ đất nên thường làm cho đất bị thoái hóa, các khu rừng biến thành đồi trọc. Nạn phá rừng hiện nay rảy ra ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta chính là hậu quả của nền nông nghiệp du canh. Đầu tư trong hệ thống canh tác du canh thấp, chủ yếu là đầu tư trong giai đoạn đầu (mua cây giống, con giống), còn đầu tư cho chăm sóc hầu như không có. Lao động trong hệ thống này thường là lao động giản đơn, chủ yếu là lao động chân tay. 2.1.3 Những vấn đề của hệ thống D D u u y y t t r r ì ì đ đ ộ ộ p p h h ì ì đ đ ấ ấ t t S S u u y y g g i i ả ả m m v v ề ề h h i i ệ ệ u u q q u u ả ả c c h h ă ă n n n n u u ô ô i i T T h h i i ế ế u u l l a a o o đ đ ộ ộ n n g g v v à à o o l l ú ú c c t t h h ờ ờ i i v v ụ ụ v v à à d d ư ư t t h h ừ ừ a a l l a a o o đ đ ộ ộ n n g g v v à à o o l l ú ú c c n n ô ô n n g g n n h h à à n n R R ủ ủ i i r r o o d d o o h h ạ ạ n n h h á á n n 2.1.4 Hướng phát triển của hệ thống. Bài giảng Hệ thống canh tác 8 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh 2.2 Hệ thống canh tác bỏ hóa 2.2.1 Khái niệm Hệ thống canh tác bỏ hoá là một hệ thống có sự luân phiên giữa trồng trọt và bỏ hoá trong đó hệ số sử dụng đất R = 33 - 66%, trung bình = 50%. Đặc trưng của canh tác bỏ hoá là các hộ nông dân có mảnh vườn trồng lâu dài, nhà ở hầu như định cư. Các nông hộ thường làm chủ đất đai còn trong hệ thống canh tác du canh nông hộ thường không xác lập quyền đất đai của mình, biên giới giữa các cánh đồng không rõ ràng. Hầu hết nông dân trong hệ thống canh tác bỏ hoá dùng cuốc để canh tác. Họ đã chú ý đến vấn đề bảo vệ đất nhằm duy trì và nâng cao năng suất. Họ cũng canh tác trên một diện tích lớn hơn so với trồng trọt du canh trong cùng môi trường. Cây trồng trong hệ thống bỏ hoá chủ yếu là cây công nghiệp, chiếm đến 1/2 diện tích trồng trọt. Hệ thống bỏ hoá thay đổi theo điều kiện tự nhiên và xã hội nhưng nguyên nhân cơ bản hình thành nên hệ thống bỏ hoá là do mở rộng diện tích cây công nghiệp và tăng nhu cầu lương thực đã dần dần chuyển từ hệ thống canh tác du canh sang hệ thống canh tác bỏ hoá. Người ta chưa chuyển sang hệ thống thâm canh hơn vì thấy chưa cần thiết và chưa có lợi nhuận. Khi trồng nhiều các cây công nghiệp và cây lương thực thì càng ít đất cho bỏ hoá. Canh tác ở nơi xa tốn công vận chuyển do vậy tăng cường canh tác ở nơi gần dẫn đến độ phì đất giảm để khắc phục tình trạng này đã hình thành phương thức sản xuất phát triển các cây hàng hoá trên đất cao và thâm canh lúa ở vùng đất thấp. 2.2.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác bỏ hóa - Sự phân bố cây trồng theo không gian Loại đất Loại hình sử dụng dất Vùng lẫn đá Chăn thả trong mùa mưa Đất cát Trồng ngô, cao lương … Đất thịt nhẹ Lúa, ngô, bông… Đất phù sa Lúa nước, ngô, bông… Nguyên tắc để bố trí cây trồng theo không gian là:  Điều kiện địa hình và tính chất đất đai,  Yêu cầu sinh thái của cây trồng. - Được thực hiện theo những phương thức trồng trọt nhất định. Trồng thuần và trồng xen Trồng thuần là hình thức trồng trọt trên cùng một cánh đồng trong cùng một thời gian chỉ trồng một loại cây. Bài giảng Hệ thống canh tác 9 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Trồng xen: là hình thức trồng trọt trên cùng một cánh đồng trong cùng một thời gian trồng từ hai loại cây trở lên. Trồng xen là một dạng của trồng lẫn trong đó cây trồng được trồng theo hàng theo hướng. Trồng xen sẽ giảm được rủi ro vì nông dân có một số các mảnh đất được trồng ở các thời gian khác nhau. Trong hệ thống bỏ hoá, trồng xen là một biện pháp truyền thống và thường có hiệu quả hơn trong việc giảm rủi ro so với hệ thống canh tác du canh. Trồng theo thời kỳ/mùa vụ Trồng trọt theo mùa vụ là một biện pháp mà một loại hay nhiều loại cây trồng được trồng trên cùng một mảnh đất ở các thời gian khác nhau có thể kéo dài trong một vài tháng để đảm bảo được sự phân bố lao động điều hoà hơn, giảm rủi ro và để đảm bảo tốt hơn việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình. Trồng kết hợp: giữa cây hàng hoá và cây tự cung, tự cấp Luân canh: Tổ chức bỏ hoá  Bỏ hoá lâu dài (sử dụng như đồng cỏ)  Bỏ hoá dài (5-20 năm)  Bỏ hoá trung bình (2-5 năm)  Bỏ hoá ngắn (1-2 năm) - Phương thức canh tác chủ yếu vẫn là khai thác đất: Trồng trọt có tiếp tục trên đất bỏ hoá phụ thuộc vào:  Độ phì của đất  Khả năng tái tạo độ phì trong thời kì bỏ hoá  Mức độ ổn định năng suất ở mức thấp Các hình thức để khôi phục độ phì  Di chuyển lều ở  Di chuyển chuồng trại gia súc (systematic folding)  Bỏ hoá thảm thực vật  Bỏ hoá cỏ  Bỏ hoá với việc trồng cây phân xanh  Bón phân khoáng - C C h h ă ă n n n n u u ô ô i i v v ẫ ẫ n n l l à à n n g g à à n n h h s s ả ả n n x x u u ấ ấ t t t t h h ứ ứ y y ế ế u u . . Mục đích của chăn nuôi  Hỗ trợ cho khi mùa màng thất bát, ốm đau, hỗ trợ tuổi già.  Khẳng định vai trò trong xã hội (càng có nhiều gia súc càng có uy tín trong cộng đồng)  Cung cấp thịt và sữa cho nông hộ  Cung cấp sức kéo  Cung cấp phân bón (có ở rất ít nông hộ) Bài giảng Hệ thống canh tác 10 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh 2.2.3 Những vấn đề của hệ thống - - D D u u y y t t r r ì ì đ đ ộ ộ p p h h ì ì đ đ ấ ấ t t - - S S u u y y g g i i ả ả m m v v ề ề h h i i ệ ệ u u q q u u ả ả c c h h ă ă n n n n u u ô ô i i - - T T h h i i ế ế u u l l a a o o đ đ ộ ộ n n g g v v à à o o l l ú ú c c t t h h ờ ờ i i v v ụ ụ v v à à d d ư ư t t h h ừ ừ a a l l a a o o đ đ ộ ộ n n g g v v à à o o l l ú ú c c n n ô ô n n g g n n h h à à n n - - R R ủ ủ i i r r o o d d o o h h ạ ạ n n h h á á n n 2.2.4 Hướng phát triển của hệ thống. - Cải tiến hệ thống  Cải tiến thời gian gieo trồng  Cải tiến mật độ gieo trồng  Chú trọng đến công tác trừ cỏ (chứ không phải mở rộng diện tích)  Chọn giống mới phù hợp  Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng (trước hết là giao thông)  Hỗ trợ giá và cước  Xem xét vấn đề cơ giới hoá  Chú trọng công tác thú y trong phát triển chăn nuôi - Chuyển sang các loại hình canh tác thâm canh hơn  Hệ thống canh tác bỏ hoá có điều chỉnh  Chuyển sang canh tác ổn định  Xây dựng các đồng cỏ nhân tạo. Nếu không chú ý cải tiến hệ thống thì tình trạng thoái hóa đất là hậu quả tất yếu. 2.3 Hệ thống canh tác cố định trên đất cao 2.3.1 Khái niệm Hệ thống canh tác cố định (hay lâu dài) trên đất cao là một hệ thống nông nghiệp với việc canh tác cố định và định cư lâu dài và có hệ số sử dụng đất R > 70%. Trong nhiều năm gần đây, do sức ép gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu mở rộng diện tích đất sản xuất nên người dân vẫn phải khai thác và sản xuất trên diện tích đất dốc. Tuy nhiên, với loại hình đất nhạy cảm này, việc canh tác không đúng kỹ thuật, không quan tâm tới việc duy trì và cải thiện môi trường đất khiến cho nguồn tài nguyên này lại tiếp tục rơi vào tình trạng thoái hoá. Khác với hệ thống canh tác bỏ hoá, hệ thống canh tác này được đặc trưng bởi: - Sự phân chia lâu dài diện tích đất nông nghiệp và đất đồng cỏ giữa các hộ gia đình. - Các cánh đồng được phân ranh giới một cách rõ ràng và - Cây hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống. [...]...Bài giảng Hệ thống canh tác 11 Canh tác lâu dài trên đất cao là một hoạt động bổ trợ cho canh tác có tưới và canh tác cây lâu năm, đặc biệt là canh tác lúa nước ở thung lũng Những nơi trồng cây ăn quả thường dẫn đến canh tác lâu dài và ở những nơi thiếu đất gần với những khu vực cây lâu năm thân gỗ cũng dẫn đến canh tác lâu dài Mở rộng canh tác có tưới, đặc biệt là trồng lúa... vậy hệ thống canh tác lâu dài không có khả năng để hạn chế xói mòn mà hệ thống canh tác du canh đã tạo ra trong nhiều năm 2.3.4 Hướng phát triển của hệ thống - Tiếp tục hướng dẫn, hổ trợ nông hộ trong chăn nuôi Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh Bài giảng Hệ thống canh tác 13 - Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất nhằ m cải tạo đất và nâng cao độ phì cho đất Các biện pháp canh. .. chăn thả quảng canh còn nhiều, chăn nuôi thường được tổ chức theo cách như trong hệ thống canh tác bỏ hoá Các biện pháp chăn nuôi ít hoặc nhiều giống như trong hệ thống canh tác bỏ hoá 2.3.3 Những vấn đề của hệ thống - Chăn nuôi trong hệ thống thâm canh còn hạn chế Để phát triển chăn nuôi ngoài yếu tố giống và dịch vụ thú y, yếu tố thức ăn đóng vai trò rất quan trọng Để đảm bảo có một hệ thống sản xuất... dân an tâm sản xuất và cải thiện điều kiện sản xuất Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh Bài giảng Hệ thống canh tác 22 Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC 3.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác Tiến trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác gồm 6 bước: - Chọn vùng chiến lược và điểm nghiên cứu, - Mô tả điểm nghiên cứu và nhận biết khó khăn, trở ngại, -... của đất thấp vì việc chuyển đổi từ hệ thống canh tác bỏ hoá sang canh tác lâu dài xảy ra đã lâu Mặc dù canh tác truyền thống không cần sử dụng nhiều lao động để phát quang Đốt nương để để lại một lượng tro và chất dinh dưỡng nhất định (K, Ca) có tác dụng làm giảm độ chua của đất, với phương thức chọc lỗ bỏ hạt có tác dụng hạn chế xói mòn Tuy nhiên canh tác truyền thống không đi cùng với bảo vệ đất... các hợp tác xã, các hiệp hội theo phương pháp dần dần để tránh sự đổ vỡ và trùng lặp chức năng và nhiệm vụ Có lẽ là nên bắt đầu từ việc kinh doanh ví dụ kinh doanh đầu ra và đầu vào 2.5 Hệ thống canh tác lúa cá 2.5.1 Khái niệm Hệ thống kết hợp giữa việc sản xuất lúa và nuôi cá Hệ thống này có thể hiểu nghĩa rộng, việc nuôi cá có thể là các hình thức nuôi trồng thuỷ sản khác như tôm Hệ thống canh tác lúa... hạn chế và cũng do canh tác lâu dài đi đôi với đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân Việc cung cấp thức ăn gia súc quyết định loại hình chăn nuôi nào là chủ yếu và mở rộng chăn nuôi đến mức độ nào trong hệ thống canh tác lâu dài Có hai loại hình chăn nuôi cơ bản Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh Bài giảng Hệ thống canh tác 12 Chăn nuôi trong hệ thống chăn thả quảng canh: ở những nơi... tưới nước Tập trung canh tác trên đất thấp là xu hướng tất yếu ở những nơi có mật độ dân số cao Nhưng canh tác có tưới yêu cầu đầu tư cao và phải có nguồn nước, hơn nữa canh tác có tưới cần nhiều lao động do vậy thu nhập của người lao động có thể là không cao Vì vậy việc canh tác lâu dài trên đất cao trong những năm gần đây được mở rộng rất nhanh 2.3.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cố định - Bố... hóa 2.4 Hệ thống canh tác cây lâu năm 2.4.1 Khái niệm Hệ thống canh tác cây lâu năm là một dạng sử dụng đất trong đó cây thân gỗ và cây bụi được trồng trong vòng vài thập kỉ Các cây trồng như mía, dứa, cây lấy sợi thường được trồng trong vòng một vài năm nhưng không dài bằng cây bụi hoặc cây thân gỗ, trên quan điểm quản lí trang trại chúng được coi như là những cây nông nghiệp So với canh tác cây hàng... các cây hàng hoá - Các cây lâu năm ít biến động về năng suất so với canh tác cây hàng năm trong điều kiện canh tác tương tự Sự ổn định về năng suất của các cây lâu năm là yếu tố quan trọng đối với các hộ nông dân sản xuất nhỏ nhất trong điều kiện canh tác nhờ nước trời năng suất không ổn định 2.4.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cây lâu năm - Yêu cầu lao động cao nhưng lại có thu nhập tương đối . quán canh tác, bảo quản, thị trường… Thứ bậc của hệ thống canh tác Một hệ thống canh tác bền vững: Hệ thống nông nghiệp Hệ thống canh tác ……… Hệ thống trồng trọt Hệ. là hệ thống phụ của hệ thống nông nghiệp. Hệ thống phụ của hệ thống canh tác (Sub system): là hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi và hệ thống thủy sản. - Thành phần kỹ thuật trong hệ thống. giảng Hệ thống canh tác 7 Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Chƣơng 2: MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC 2.1 Hệ thống canh tác du canh 2.1.1 Khái niệm Hệ thống canh tác du canh

Ngày đăng: 27/04/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w