Thu hút và sử dụng vốn ODA

7 144 0
Thu hút và sử dụng vốn ODA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kết quả thu hút và sử dụng ODA của vùng trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách nhất quán chú trọng và ưu tiên hỗ trợ các vùng nghèo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để đảm bảo công bằng trong việc chia sẻ lợi ích tăng trưởng giữa các dân tộc, giữa các vùng trên cả nước. Trong số các nguồn lực được huy động cho phát triển, nguồn vốn ODA trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam nói chung và các vùng nghèo, vùng có nhiều khó khăn, trong đó có vùng TDMNPB. Riêng vùng TDMNPB, tổng vốn ODA được ký kết từ năm 1993 tới tháng 5 năm 2008 đạt khoảng 1.355,10 triệu USD, trong đó cơ cấu vốn của các chương trình, dự án ODA chia theo phương thức quản lý và thụ hưởng nêu tại Bảng 1. Cơ cấu trên cho thấy các tỉnh đã được thụ hưởng trực tiếp hơn 73,9 % số vốn ODA thông qua các chương trình, dự án, đồng thời được thụ hưởng lợi ích của các chương trình, dự án của Trung ương thực hiện trên địa bàn các tỉnh trong vùng. Nhìn chung nguồn vốn ODA đã được trải đều cho các tỉnh trong vùng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA theo chính sách của Chính phủ như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo, giao thông vận tải(chủ yếu là giao thông nông thôn), y tế, cấp nước sinh hoạt, thoát nước và vệ sinh môi trường, xử lý rác thải Một số công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã đưa vào sử dụng được Chính phủ và các nhà tài trợ đánh giá đạt được mục tiêu phát triển và có hiệu quả. Cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực sử dụng của vùng TDMNBB thời kỳ 1993 đến tháng 5/2008 được thể hiện trong Bảng 2. Cơ cấu sử dụng ODA trong thời gian tại vùng TDMNBB cho thấy lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo được ưu tiên cao nhất, đạt 457,7 triệu USD, chiếm 33,78 tổng vốn ODA. Một số sự án ODA quy mô vốn lớn trong lĩnh vực này gồm Dự án giảm nghèo miền núi phía Bắc do WB tài trợ với tổng trị giá 110 triệu USD cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu; Dự án Hạ tầng cơ sở nông thôn do ADB và AFD đồng tài trợ với tổng trị giá 150 triệu USD dành cho các tỉnh nghèo Việt Nam, trong đó đa phần các tỉnh miền núi phía Bắc thụ hưởng, Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang do FIAD tài trợ với trị giá 22 triệu USD. Ngoài ra, các nhà tài trợ khác như Nhật Bản, Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, EC, IFD, các tổ chức của Liên hợp Quốc cũng đã và đang đồng tài trợ hoặc tài trợ trực tiếp cho nhiều chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm nghèo tại vùng TDMNBB. Nguồn vốn ODA hỗ trợ các tỉnh trong vùng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo cung cấp các dịch vụ cơ bản nhằm nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số. Là vùng giàu tiềm năng về năng lượng và công nghiệp nên vốn ODA được huy động vào lĩnh vực này đạt 325,27 triệu USD, chiếm trên 24% tổng vốn ODA của vùng. Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này sử dụng để đầu tư phát triển các nhà máy thuỷ điện, các cơ sở khai thác và tuyển luyện khoáng sản với mục đích phát huy thế mạnh của các tỉnh như Thái Nguyên, Lào Cai(tài nguyên khoáng sản), Hoà Bình (thuỷ điện ). Công nghiệp có các dự án cải tạo Công ty gang thép Thái Nguyên, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, Dự án mỏ đồng Sinh Quyền do Trung Quốc tài trợ, Dự án Công ty giấy Bãi Bằng do Thuỵ Điển tài trợ Năng lượng có các dự án ODA của Nhật Bản, Trung Quốc, Phần Lan hỗ trợ phát triển một số nhà máy thuỷ điện quy mô nhỏ Vốn ODA dành cho Giao thông vận tải và Bưu chính viễn thông cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số ODA cho vùng (21,13%). Thông qua các dự án hỗ trợ trợ trực tiếp hoặc hỗ trợ lồng ghép trong các dự án phát triển nông thôn tổng hợp, vốn ODA đã hỗ trợ tăng cường và phát triển giao thông nông thôn như các chương trình giao thông nông thôn do WB tài trợ, Dự án tín dụng ngành của JBIC và của một số nhà tài trợ khác như ADB, EC, Trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, ngoài dự án viễn thông nông thôn vốn vay JBIC, vốn ODA cung cấp cho các lĩnh vực này chưa nhiều. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường là vấn đề bức xúc của các tỉnh TDMNBB, nhất là cấp nước sinh hoạt tại các khu vực đá vôi thuộc một số tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn Trong thời gian qua, nguồn vốn ODA đã được huy động để ưu tiên cho lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt thông qua các chương trình và dự án (9,1% tổng nguồn vốn ODA cho vùng) như Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do nhiều nhà tài trợ đồng tài trợ, Chương trình nước sạch nông thôn của UNICEF Y tế, Giáo dục và Đào tạo: phần lớn ODA được cung cấp theo các chương trình, dự án do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục đào tạo đảm trách như Chương trình sức khoẻ sinh sản UNFPA, Dự án Y tế nông thông của WB; Dự án nâng cấp và tăng cường trang thiết bị các bệnh viện tuyến tỉnh của JBIC. Hiệu quả và một số hạn chế trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA thời gian qua Trong thời gian vừa qua ODA đã được sử dụng có hiệu quả để hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của vùng TDMNPB, đặc biệt là các chương trình, dự án ODA hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo. Thông qua các chương trình, dự án ODA thực hiện tại vùng trung du, miền núi phía Bắc đã góp phần thu hẹp khoảng cách trong phát triển giữa các vùng. ODA đã hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo vùng trung du, miền núi phía Bắc nhằm thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (MDGs) và của Việt Nam (VDGs). ODA đã hỗ trợ nguồn vôn có ý nghĩa cho đầu tư phát triển của các tỉnh trong bối cảnh ngân sách địa phương hạn hẹp và sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương còn hạn chế. Thông qua việc tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA, năng lực cán bộ của các tỉnh trong vùng, nhất là cấp huyện, xã, thôn, bản đã được cải thiện. Bên cạnh những “cái được” do ODA mang lại thì việc thu hút và sử dựng ODA của khu vực TDMNPB thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, tồn tại làm hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn lực này: Ngoài những chính sách chung về thu hút và sử dụng ODA của Chính phủ áp dụng trên phạm vi cả nước, các địa phương vùng TDMNBB chưa chủ động phối kết hợp nhằm đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể thu hút nguồn vốn ODA cho toàn vùng và cho từng địa phương. Điều này gây khó khăn cho các Bộ, ngành và các nhà tài trợ nắm bắt các nhu cầu cấp bách, ưu tiên của vùng và của các tỉnh trong vùng để có những bước đi phù hợp nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất. Trên địa bàn các tỉnh trong vùng đồng thời thực hiện nhiều chương trình và dự án thuộc nhiều nguồn hỗ trợ của Chính phủ cũng như của các nhà tài trợ khác nhau cho cùng một lĩnh vực, song thiếu sự lồng ghép và phối hợp tốt giữa các nguồn này, có nơi, có lúc còn trùng lặp về nội dung chương trình, dự án, do vậy làm tăng chi phí giao dịch, gây quá tải cho năng lực quản lý và thực hiện của một số tỉnh và hạn chế hiệu quả sử dụng ODA. Do ngân sách hạn hẹp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên khả năng bảo đảm nguồn vốn đối ứng của các chương tỉnh trong vùng cho các chương trình, dự án ODA có nhiều khó khăn. Năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp huyện, thôn bản còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sác phân cấp trong quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ, hạn chế hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực công nói chung và ODA nói riêng. Thông tin về nguồn ODA, chính sách viện trợ và quy trình thủ tục ODA của các nhà tài trợ, các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA và phản hồi thông tin từ phía các cơ quan Trung ương trước những yêu cầu bức xúc của các tỉnh chưa được thực hiện một cách có hệ thống và bài bản. Một số quy định và thủ tục của nhà tài trợ còn phức tạp và đôi khi quá cứng nhắc khi áp dụng, chưa tính đến tính đặc thù và hoàn cảnh cụ thể của vùng đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình, dự án ODA và hạn chế hiệu quả viện trợ. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả viện trợ Cần xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo để phát triển kinh tế - xã hội cho vùng trung du, miền núi phía Bắc. Các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin về nguồn cung ODA, chính sách ưu tiên ODA của Chính phủ và của từng nhà tài trợ cụ thể, phản hổi kịp thời các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng nguồn ODA của địa phương. Các cơ quản quản lý nhà nước về ODA cần có những hướng dẫn cụ thể có tính đến đặc thù và điều kiện cụ thể của các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc để định hướng các nhà tài trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tổng hợp và cân đối nhu cầu hỗ trợ 100% vốn đối ứng năm 2008 cho các chương trình và dự án ODA do các địa phương trực tiếp quản lý và thụ hưởng. Khẩn trương xây dựng Chiến lược trung hạn về tăng cường quản lý đầu tư công, bao gồm cả vốn ODA cho các địa phương trong đó có tính đến đặc thù và điều kiện cụ thể của các tỉnh miền núi phía Bắc. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý và sử dụng ODA ở cấp địa phương, nâng cao năng lực chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án, kỹ năng quản lý dự án, theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA. Riêng hiệu quả viện trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã có những đánh giá và nhấn mạnh một số vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả viện trợ như sau: Tuy đã đạt tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, song các vùng dân tộc thiểu số nói chung và các vùng núi phía Bắc nói riêng vẫn bị tụt hậu so với trung bình cả nước về tất cả các mục tiêu phát triển (MDG và VDG). Ví dụ, tỷ lệ trường học có nhà xí hợp vệ sinh ở vùng Tây Bắc là thấp nhất(3,3%). Tỷ lệ này ở các dân tộc thiểu số là thấp nhất (dưới 4%), thậm chí là (0%) đối với các đồng bào dân tộc Hmông, Gia Rai và Ba Na, so với 34,5% ở cộng đồng người Hoa và 20,6% ở cộng đồng người Kinh. Chỉ có 15,6% hộ nông thôn Việt Nam có nước sạch sinh hoạt. Chỉ có 58% phụ nữ ở vùng Tây Bắc sinh con với sự giúp đỡ của nhân viên y tế được đào tạo, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước là 88%. Trong giáo dục, các nỗ lực nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng giới và tạo quyền năng cho phụ nữ trong các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các vùng núi, vùng xa và vùng khó khăn cũng mang lại những kết quả không đồng đều, thể hiện ở tỷ lệ bỏ học cao của các trẻ em gái trong thời kỳ chuyển cấp từ tiểu học lên THCS. Từ thực trạng đó đòi hỏi phải tăng cường hành động, sử dụng các cách tiếp cận mang tính sáng tạo nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực trong nước và nước ngoài. Cần chú trọng nhấn mạnh 4 vấn đề sau: Thứ nhất, khi đề cập đến chất lượng và chi tiêu của đầu tư công, cần quan tâm ưư tiên đến những lĩnh vực ưu tiên. Thứ hai, cần xác định đối tượng hỗ trợ phù hợp hơn và phối hợp tốt hơn các biện pháp can thiệp. Do có những chênh lệch lớn tồn tại từ bao lâu nay cần tập trung nhiều hơn cho các vùng dân tộc thiểu số cũng như chú trọng hơn vào các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em. Vẫn cần tiếp tục nghiên cứu thêm mặc dù kinh nghiệm hài hoà giữa Chính phủ và các nhà tài trợ ODA trong quá trình hỗ trợ cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và các chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia/địa phương cho thấy những ví dụ về triển vọng của xu thế hài hoà trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ. Thứ ba, để đảm bảo rằng hiệu quả viện trợ phát triển được sử dụng có hiệu quả, cần phải áp dụng các cách tiếp cận mang tính sáng tạo được thiết kế cho phù hợp với đặc điểm truyền thống văn hoá và tình hình của các dân tộc thiểu số, ví dụ như cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số, giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ, giáo dục bằng song ngữ hay các các phương pgháp khuyến nông có tính đến tri thức, văn hoá và truyền thông bản địa cũng như phù hợp với các tập quán sản xuất và hệ sinh thái địa phương. Một các tiếp cận đã thực hiện thành công ở nhiều nước là trao quyền và tăng cường năng lực cho đồng bào các dân tộc thiểu số để họ có thể tham gia hiệu quả trong tất cả các công đoạn từ xây dựng, thực hiện, quản lý và theo dõi các chính sách, chương trình liên quan tới cuộc sống. Cuối cùng để đảm bảo rằng viện trợ phát triển đạt được đúng các mục tiêu có hiệu quả cũng cần phải tăng cường công tác theo dõi và đánh giá, có nghĩa là phải thu thập những dữ liệu chính thường xuyên hơn cũng như tăng cường sử dụng và phổ biến các dữ liệu được phân tách theo dân tộc thiểu số, giới và độ tuổi./. Đại lộ Đông Tây - Dự án từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản Thu hút nguồn vốn ODA có sự bứt phá Trong 3 năm 2006-2008, tình hình vận động và thu hút ODA có sự bứt phá mạnh mẽ. Với đặc trưng là Hội nghị CG cho Việt Nam thường tổ chức vào cuối năm, do vậy Hội nghị CG năm nay đưa ra cam kết ODA cho năm sau. Cam kết ODA tại Hội nghị CG năm 2005: 3,74 tỷ USD, năm 2006: 4,45 tỷ USD, năm 2007: 5,43 tỷ USD và năm 2008: 5,0146 tỷ USD. Riêng ODA cho năm 2009 có khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào ngày 23 tháng 2 năm 2009. Như vậy, nếu bao gồm cả khoản cam kết mới trị giá 83,2 tỷ yên (tương đương 900 triệu USD) của Chính phủ Nhật Bản khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam vào đầu tháng 3 vừa qua thì tổng giá trị ODA cam kết cho năm 2009 đạt 5,914 tỷ USD và như vậy tổng giá trị ODA cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế trong 3 năm (2006-2008) đạt khoảng 18,635 tỷ USD (nếu tính cả số vốn cam kết cho năm 2009 thì tổng vốn cam kết đạt khoảng 19.535 tỷ USD). So với chỉ tiêu đề ra trong Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg (19-21 tỷ USD ODA cam kết) thì đã đạt và vượt cận dưới. Việc đạt chỉ tiêu cam kết ODA ở cận trên trong 02 năm còn lại (2009-2010) sẽ không khó khăn. Ký kết các hiệp định gia tăng qua các năm Với nỗ lực cải thiện về khung pháp lý, thủ tục hành chính và những tích cực của Tổ công tác ODA của Chính phủ tình hình ký kết hiệp định đã có được những kết quả rất tốt. Năm 2006, tổng giá trị ODA ký kết đạt khoảng 2,95 triệu USD, năm 2007 đạt 3.795,90 triệu USD trong đó vốn vay: 3.598,63 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 197,27 triệu USD), tăng 30% so với năm 2006. Trong năm 2008 nhờ sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương và các nhà tài trợ, số lượng các điều ước quốc tế cụ thể về ODA được ký kết đã tăng đáng kể. Tổng giá trị ODA ký kết trong năm 2008 đạt 4.332,33 triệu USD (trong đó, vốn vay: 4.023,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 309,05 triệu USD), tăng 14% so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhật Bản là những nhà tài trợ có giá trị các hiệp định ký kết lớn nhất, đạt 3.590,35 triệu USD, chiếm trên 82% tổng giá trị vốn ODA ký kết. Những chương trình, dự án ODA quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng được ký kết trong năm 2008 bao gồm: Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (1.096 triệu USD), Dự án Thủy điện sông Bung 4 (196 triệu USD) do ADB tài trợ, Dự án Tài chính Nông thôn giai đoạn III (200 triệu USD), Dự án Phát triển Giao thông vận tải Đồng bằng Bắc bộ (170 triệu USD), Dự án Đầu tư Cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng (152 triệu USD) do WB tài trợ; Dự án Xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội (245,27 triệu USD), Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (182,48 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ, Ngoài ra còn có các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo kết hợp với việc khuyến khích thực hiện các chính sách phát triển cũng đã được ký trong năm 2008, trong đó đáng chú ý là Chương trình khoản vay thể thức giảm nghèo (PRSC7) do WB và một số nhà tài trợ khác đồng tài trợ. Tổng vốn ODA đã ký trong ba năm 2006-2008 đạt 11,070 tỷ USD (trong đó, vốn vay: 10,143 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại: 0,927 tỷ USD). So với chỉ tiêu đề ra trong định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010 (12,35 - 15,75 tỷ USD ký kết mới) thì trong 2 năm 2009-2010 Việt Nam sẽ phải ký mới các hiệp định với tổng trị giá từ 1,28 - 4,68 tỷ USD. Nhìn vào thực tế, chỉ tiêu này Việt Nam có khả năng đạt được với điều kiện các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ trong quá trình xây dựng văn kiện chương trình, dự án để có thể tiến tới đàm phán và ký kết. Bên cạnh sự gia tăng về vốn cam kết, cơ cấu vốn ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2006 - 2008 cũng có những chuyển biến tích cực và điều này được thể hiện trong Bảng. Có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết theo ngành và lĩnh vực trong thời gian qua phù hợp với định hướng cơ cấu sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006-2010, trong đó tập trung nguồn vốn này cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xoá đói giảm nghèo, phát triển năng lượng và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nước đô thị, phát triển các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, trong 2 năm tới cần tích cực chuẩn bị các chương trình, dự án trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng KT-XH đã được cam kết để nâng tỷ trọng ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng xã hội đã được đề ra Giải ngân đều đạt và vượt kế hoạch Giải ngân ODA năm 2008 về cơ bản có bước chuyển biến tích cực. Kế hoạch giải ngân (KHGN) vốn ODA năm 2008 được giao với tổng mức 1.900 triệu USD, trong đó vốn vay là 1.690 triệu USD và viện trợ không hoàn lại là 210 triệu USD. Và thực tế giải ngân ODA năm 2008 đã đạt mức 2.253 triệu USD, vượt KHGN năm 2008 khoảng 18%, trong đó vốn vay đạt 1.937 triệu USD và viện trợ không hoàn lại đạt 316 triệu USD. Trong khi đó, năm 2006 giải ngân đạt 1.785 triệu USD (kế hoạch là 1.750 triệu USD); năm 2007 đạt 2.176 triệu USD (kế hoạch là 1.900 triệu USD). Như vậy tính chung cả 3 năm giải ngân vốn ODA trong 3 năm qua đạt khoảng 6.213 triệu USD. Có thể thấy, mức giải ngân vốn ODA đã được cải thiện rõ rệt và có sự tăng lên mạnh mẽ qua 3 năm. Trong 10 Bộ, ngành và 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì trong năm 2008 số lượng các dự án được xếp hạng từ trung bình trở lên (đối với cả dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật) chiếm tỷ lệ khá cao (từ 90%-92%), số dự án đạt mức giải ngân từ 60% trở lên so với kế hoạch chiếm 73%. Các Bộ, ngành, địa phương cũng đạt được những tiến bộ nhất định về giải ngân ODA. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập đoàn điện lực Việt Nam là các đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao nhất. Năm 2008, Bộ Giao thông vận tải giải ngân đạt 100% kế hoạch, có những dự án có mức giải ngân đặc biệt cao như Dự án Đường hành lang ven biển phía Nam (375%), Dự án mạng lưới đường bộ - hợp phần bảo trì (WB) (134%), Dự án Tỉnh lộ (ADB4) (124%) ; năm 2008, các dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao là Thành phố Hồ Chí Minh với 8 dự án có mức giải ngân trên 80% so với kế hoạch, 2 dự án có mức giải ngân khoảng từ 40%-80% và có 4 dự án giải ngân dưới mức 40%; Hà Nội trong năm 2008 đạt kết quả khả quan, vượt 142% kế hoạch giao; Thành phố Đà Nẵng, trong năm 2008, 6 dự án có mức giải ngân trên 80% so với kế hoạch, 5 dự án có mức giải ngân trong khoảng từ 40%-80% và có 1 dự án giải ngân dưới mức 40%. Có thể nói, những kết quả đạt được trong thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong các năm qua đã cho thấy cộng đồng tài trợ quốc tế đã khẳng định sự đồng tình và ủng hộ chính sách ngoại giao mở rộng, đa dạng hoá, đa phương hoá của Việt Nam. Đồng thời, việc tiếp nhận và sử dụng ODA đã góp phần tăng cường và củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Mặt khác góp phần quan trọng cho tổng đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 12-13%. Song điều quan trọng hơn cả là nguồn vốn ODA đã được tập trung để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH, góp phần tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực tư nhân nhằm xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh những kết quả khả quan trong thu hút và sử dụng ODA thì vẫn còn một số yếu kém: Thứ nhất, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nêu trên song có thể thấy tỷ lệ giải ngân ODA của Việt Nam còn thấp so với mức trung bình của khu vực. Chẳng hạn, với vốn của WB, tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt 11,6% so với mức 19,4% của khu vực hay với vốn của JBIC, tỷ lệ giải ngân của ta chỉ đạt 13,6% so với mức 16,6% của quốc tế. Việc chậm trễ trong việc thực hiện các chương trình, dự án đã làm giảm hiệu quả đầu tư. Thứ hai, các văn bản pháp quy về ODA chưa được thực hiện đầy đủ; Chất lượng văn kiện chương trình, dự án chưa cao; Năng lực nhà thầu/tư vấn không đáp ứng được yêu cầu công việc; Cơ chế bố trí vốn đối ứng giữa Trung ương và địa phương chưa phù hợp; Năng lực tổ chức và quản lý ODA ở cấp địa phương còn nhiều hạn chế; Cơ chế phối hợp giữa Ban QLDA Trung ương và Ban QLDA của địa phương chưa chặt chẽ; Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án của các Sở, ngành, Ban QLDA địa phương thường chậm và bị động; Sự khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu, chính sách về an sinh xã hội làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân; Thay đổi quy hoạch ở địa bàn nơi thực hiện dự án là một trong những nhân tố đã tác động không nhỏ đến tiến độ của dự án Giải pháp trong thời gian tới Để tăng cường giải ngân mạnh mẽ nguồn vốn ODA như chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2009 từ 2.200 triệu USD lên 2.300 - 2.400 triệu USD và tập trung vào những dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn thì trước mắt, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp: Một là, tháo gỡ những vướng mắc trong việc quán triệt và đưa các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA vào cuộc sống để bảo đảm việc thực hiện các văn bản này đạt hiệu quả cao. Hai là, cải cách hành chính và tinh giản quy trình, thủ tục trong việc tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA ở các cấp. Ba là, thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA cấp quốc gia, làm cơ sở để đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân. Bốn là, tổ công tác ODA của Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chương trình, dự án có nhiều vướng mắc, đặc biệt ở tình trạng “báo động”. Năm là, các cơ quan được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2008 - 2009 (ban hành theo Quyết định 883/2008/QĐ-BKH ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp chặt chẽ với Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển hoàn thành đúng tiến độ các công việc đề ra nhằm tạo ra bước đột phá về giải ngân cho các năm tiếp theo Sáu là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các nhà tài trợ EU-UN sớm hoàn thiện Hướng dẫn định mức chi chí của EU-UN về chi phí địa phương theo hướng tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Bảy là, Bộ Tài chính sớm xây dựng định mức chi phí về quản lý các chương trình, dự án ODA theo hướng linh hoạt và sát với cơ chế thị trường, khuyến khích các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm tham gia thực hiện dự án. Tám là, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xem xét cải tiến và hoàn thiện cơ chế bố trí vốn đối ứng phù hợp và đảm bảo hiệu quả. Chín là, các Bộ, ngành và địa phương tích cực phối hợp với các nhà tài trợ thực hiện Chương trình hành động Accra, tham gia các hoạt động trong chương trình nghị sự về nâng cao hiệu quả viện trợ của Nhóm PGAE nhằm đạt các mục tiêu đề ra trong Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ vào năm 2010. Mười là, các Bộ, ngành Trung ương tăng cường năng lực cho các địa phương về quản lý đầu tư công ở các cấp, đặc biệt kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ tăng cường năng lực hoặc các chương trình, dự án ô do mình làm chủ quản./. . thu hút và sử dựng ODA của khu vực TDMNPB thời gian qua vẫn còn một số khó khăn, tồn tại làm hạn chế hiệu quả sử dụng nguồn lực này: Ngoài những chính sách chung về thu hút và sử dụng ODA. quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ, hạn chế hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực công nói chung và ODA nói riêng. Thông tin về nguồn ODA, chính sách viện trợ và quy trình thủ tục ODA của. năng về năng lượng và công nghiệp nên vốn ODA được huy động vào lĩnh vực này đạt 325,27 triệu USD, chiếm trên 24% tổng vốn ODA của vùng. Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này sử dụng để đầu tư phát

Ngày đăng: 27/04/2015, 00:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan